서울 종로구 사직터널 위 언덕에는 커다란 은행나무 아래 빨간 벽돌로 만든 허물어져가는 낡은 주택이 있다. 1923년에 세워진 주춧돌에는 '딜쿠샤'(Dilkusha)라고 새겨져 있다. 오랫동안 누가 이 집을 지었는지 아는 이가 없었지만 분명한 것은 서양사람이 살던 집이었다는 사실이다. 서울시 관계자들의 궁금증을 풀어준 사람은 2007년 방한한 지긋한 나이의 미국인 브루스 테일러(Bruce Taylor)였다. 그는 그의 아버지가 이 집을 짓도록 했으며 어릴 적에 이 집에 살았다고 설명했다. 금광 사업가였던 그의 아버지의 원래 이름은 앨버트 테일러(Albert Taylor)였지만 브루스라고 불리기를 좋아했고 그의 아들도 브루스라고 이름 지었다.
Trên một quả đồi phía trên đường hầm Sajik ở quận Jong ro, Seoul có một ngôi nhà cũ đổ nát được xây bằng gạch đỏ dưới bóng một cây ngân hạnh lớn. Trên phần gạch móng được làm từ những năm 1923 này đã khắc dòng chữ Dilkusha. Trong suốt một thời gian dài không ai biết được rằng ai đã xây ngôi nhà này, nhưng có một điều rõ ràng là đây là nơi mà người phương Tây đã sống. Người đã làm sáng tỏ những thắc mắc này của những cán bộ quản lý của thành phố Seoul chính là Bruce Taylor, một người Mỹ đã từng đến Hàn Quốc năm 2007. Bruce Taylor đã cho biết bố của ông là người đã xây dựng ngôi nhà này và bản thân ông hồi nhỏ đã từng sống ở đó. Bố của Bruce vốn là một nhà doanh nghiệp kinh doanh về quặng khoáng sản, tên thật là Albert Taylor nhưng lại thích được mọi người gọi là Bruce nên đã đặt tên đó cho con trai của mình..
사실 서울에 있는 누군가가 1992년 영국에서 출판된 매리 린리 테일러(Mary Linley Taylor)의 '호박 목걸이'(Chain of Amber)란 책을 읽었다면 이 집에 대해 많은 것을 알 수 있었을 것이다. 영국 태생인 매리는 앨버트의 부인이자 브루스의 어머니였다. 이 책은 그녀의 회고록이다. 그녀는 1차 대전 당시 한 극단의 배우로 아시아에 왔다. 그녀는 인도 북동부 럭나우(Lucknow) 근처의 딜쿠샤 코티(Dilkusha Kothi, 마음의 기쁨)라고 불리는 집의 유적과 주변 공원을 방문한 적이 있다. 매리는 그곳이 너무나 아름다운 나머지 나중에 그녀가 살던 집을 딜쿠샤라고 이름 붙이기로 마음먹었다. 매리는 그녀의 회고록에서 낭만적이었던 남편과의 첫만남을 기록했다. 그의 남편은 일본 요코하마 앞바다에서 물에 빠진 그녀를 구해주었다. 그리고 몇 달 후 그녀를 따라 인도까지 온 그는 그녀에게 청혼했다.
Thực tế, nếu ai đó đã ở Seoul và đã đọc quyển sách có tên là ‘Chain of Amber’ của tác giả Mary Linley Taylor được xuất bản năm 1992 tại Anh thì sẽ có thể biết được nhiều điều về ngôi nhà này. Mary sinh ra lớn lên ở nước Anh, sau đó bà lấy Albert và sinh ra Bruce. Quyển sách này là tập hồi ký của bà. Hồi thế chiến thứ nhất, bà từng đến châu Á với vai trò của một diễn viên trong đoàn kịch. Bà đã từng đến thăm di tích về ngôi nhà được gọi là Dilkusha Kothi (Niềm vui trong tâm hồn) ở gần Lucknow ở Đông Bắc Ấn Độ và công viên cạnh đó. Mary đã mê đắm vẻ đẹp của nơi đó nên đã tâm niệm rằng nhất định sẽ đặt tên cho ngôi nhà mà mình đang sống là “Dilkusha”. Trong hồi ký của mình, Mary đã ghi lại cuộc gặp gỡ đầu tiên vô cùng lãng mạn với chồng bà. Chồng của Mary là người đã cứu sống bà khi bà bị rơi xuống nước ở biển thuộc vùng Yokohama, Nhật Bản. Và sau đó vài tháng ông đã theo bà đến tận Ấn Độ và cầu hôn bà ở đó.
서울 종로구 행촌동의 '딜쿠샤'라는 이름을 가진 서양식 주택 Ngôi nhà với kiểu kiến trúc Châu Âu được đặt tên là Dilkusha ở Phường Haeng chon, quận Jongro, Seoul. (Ảnh: Yonhap news - 연합뉴스)그들의 유일한 자식인 브루스는 1919년 2월 28일 서울 세브란스 병원에서 태어났다. 여기에도 낭만적인 이야기가 숨어있다. 브루스가 태어났을때 그의 아버지는 막 인쇄된 '독립선언서'가 그의 아들 침대에 숨겨져 있는 것을 발견했다. 그날은 한민족이 일본의 식민통치에 항거하여 독립선언서를 발표한 '3.1운동'이 일어나기 바로 전날이었다. 앨버트의 동생인 빌 테일러(Bill Taylor)는 즉시 기사 검열이 없었던 일본으로 건너가 이 소식을 미국언론에 전했다.
Con trai duy nhất của họ, Bruce, được sinh ra tại bệnh viện Seoul Severance ngày 28/2/1919. Điều này cũng chứa đựng một câu chuyện lãng mạn. Khi Bruce mới chào đời, bố của ông đã phát hiện ra có một bản tuyên ngôn độc lập mới in được giấu dưới giường nằm của con trai mình. Ngày hôm đó chính là ngày ngay trước khi xảy ra ‘phong trào 1/3’ nhằm kháng cự lại sự áp bức của thực dân Nhật và tuyên bố độc lập của toàn thể nhân dân Hàn Quốc. Em trai của Albert là Bill Taylor đã lập tức vượt qua Nhật và chuyển thông tin này đến với truyền thông Mỹ bằng một bài phóng sự.
'딜쿠샤'는 1923년 서울성곽 밖의 탁 트인 언덕에 지어졌다. 이곳에는 아주 오래된 은행나무가 있었고 아름다운 정원에 둘러싸여 있었다. 몇 년 지나지 않아 앨버트는 병세가 심해져 치료를 위해 가족과 함께 미국으로 돌아가야 했다. 그들이 미국에 있을 때 집이 벼락에 맞아 지붕과 2층이 불탔고 집의 나머지 부분도 훼손됐다. 당시 창고에는 한국 전통도자기와 골동품들이 다량 보관되어 있었는데 이들 모두 파손됐다. 빌은 지붕을 교체하고 집을 수리했지만 창고에 방을 만들지는 않았다. 1929년 매리는 아들인 브루스를 영국에 있는 기숙학교에 보낸 후 남편과 함께 한국에 돌아왔다. 이들은 집이 폐허가 된 것으로 알고 있었으나 집이 수리된 것을 보고 매우 놀랐다.
‘Dilkusha’ được xây dựng năm 1923 trên ngọn đồi có quang cảnh rất đẹp ở ngoài thành seoul. Ở đây có một cây ngân hạnh rất lớn và được bao quanh bởi một khu vườn tuyệt đẹp. Nhưng chỉ được vài năm thì Albert lâm bệnh nặng và cả gia đình đã phải quay về Mỹ để tìm cách chữa bệnh cho ông. Trong thời gian họ ở lại Mỹ thì ngôi nhà đã bị sét đánh khiến cho toàn bộ phần mái và tầng 2 bốc cháy, phần còn lại của ngôi nhà cũng dần bị phá hủy bởi thời gian. Trong nhà kho của ngôi nhà vốn lưu trữ một lượng lớn các đồ sành sứ truyền thống của Hàn Quốc và đồ cổ nhưng nó đều đã bị hư hại nặng. Về sau Bill đã cho thay phần mái và sửa sang lại ngôi nhà song lại không làm phòng trong nhà kho. Năm 1929 Mary gửi Bruce vào một trường học nội trú ở Anh rồi cùng chồng quay lại Hàn Quốc. Họ đã biết rằng ngôi nhà đã bị tàn phá nhưng khi nhìn nó đã được sửa sang lại thì vô cùng ngạc nhiên.
이들이 미국에 있을 때 빌은 이 집에 세 들어 살 가족을 구했다. 첫 번째 가족은 호주 광산기술자 윌리엄 가이 브로튼 보이델(William Guy Broughton Boydell)과 그의 아내, 두 자녀였다. 그는 오세아니아 성공회의 첫 번째 주교인 윌리엄 그랜트 브로튼(William Grant Broughton)의 증손자다. 그는 평안북도 대유동의 프랑스인 소유의 광산에서 일했다. 1925년 그의 두 번째 아이가 그 광산에서 태어났다. 아직 호주에 살고 있는 그녀는 다음과 같이 기록했다: "나는 프랑스 국기가 달려있는 광산에서 태어났다. 당시 대유동 광산은 중국인 강도들의 공격을 받았다. 당시 그곳은 일본의 지배를 받고 있었다. 나의 부모는 잉글랜드와 스코틀랜드 계였고 나의 출생신고는 주 서울 영국영사관에서 이뤄졌다. 그 기록은 영국 런던의 서머셋하우스(Somerset House)에 보관돼있다." 이들은 1929년 한국을 떠났다. 그녀는 2001년 마지막으로 한국을 찾았고 당시 호레이스 언더우드 박사(Dr. Horace Underwood)와 함께 폐허가 된 딜쿠샤 저택을 둘러보았다.
Hồi cả nhà Mary còn đang ở Mỹ, Bill đã tìm 3 gia đình vào sống trong ngôi nhà này. Gia đình đầu tiên là nhà William Guy Broughton Boydell, một kỹ sư khoáng sản người Úc và vợ cùng 2 con gái của ông ấy. Ông này là hậu duệ của William Grant Broughton, giáo chủ đầu tiên của Thánh công hội Châu đại dương. William đã làm việc ở công ty khoáng sản do một người Pháp làm chủ ở phường DaeYu thuộc Pyong yang bok do. Năm 1925, đứa con thứ 2 của ông được sinh ra ở vùng khai khoáng đó. Khi vẫn còn sống ở Úc, bà đã ghi lại như sau: ‘Tôi đã sinh ra ở mỏ khoáng sản, nơi có treo cờ của nước Pháp. Lúc đó vùng khai thác khoáng sản phường DaeYu bị tấn công bởi bọn trộm cắp người Trung quốc. Đây cũng là địa điểm chịu sự quản thúc của quân Nhật. Bố mẹ tôi là người Anh và Scotlen, còn tôi được khai sinh ở lãnh sự quán Anh tại Seoul. Nội dung ghi chép đó được bảo quản tại Somerset House ở London, Anh.’ Năm 1929 họ rời khỏi Hàn Quốc. Năm 2001, bà đến Hàn Quốc lần cuối cùng và đã đến ngắm lại ngôi nhà Dilkusha nay đã trở thành đống đổ nát cùng với tiến sỹ Horace Underwood..
1929년 그릭스비(Grigsbys) 가족이 '딜쿠샤'의 2층으로 이사를 와서 1년간 그곳에서 지냈다. 그들에게는 11살 정도된 딸 페이스(Faith)가 있었다. 몇 십 년이 지나 그녀 역시 회고록을 집필했다. '다섯 나라의 몽상가'(Dreamer in Five Lands)라는 이 회고록은 그녀의 사망 후 출판됐다. 이 회고록은 사실적 오류가 많지만 분명한 것은 그녀 역시 '딜쿠샤' 정원의 아름다움에 깊은 인상을 받았다는 것이다. 시인이었던 그녀의 어머니 조앤 그릭스비(Joan Grigsby)는 서울에 머무르는 동안 한국 고시의 번역본을 수집해 이 시를 그녀의 스타일로 다시 썼다. 1935년 이 시를 엮은 '난의 문'(The Orchid Door)라는 시집이 일본에서 출간됐다. 이는 한국 고시를 엮은 첫 번째 시집이다. 한국전쟁(1950~1953) 당시 미국 오레곤 주에 살던 페이스는 '딜쿠샤'가 어떻게 되었을까 궁금하던 차에 '김씨 성을 가진 한국 소년'(Kim of Korea)이라는 청소년 도서를 썼다. 이 책에서는 그녀의 상상 속에서 폐허가 된 '딜쿠샤'가 묘사돼 있다. 하지만 물론 그녀는 이 집이 수리된 지 모르고 있었다.
Năm 1929, gia đình Grigsbys chuyển đến ở trên tầng 2 của nhà Dilkusha và sống ở đó trong 1 năm. Họ có một cô con gái tên là Faith chừng 11 tuổi. Sau mấy chục năm con gái của họ cũng lưu lại hồi ký của mình: Quyền hồi ký được gọi là Dreamer in Five Lands được xuất bản sau khi bà qua đời. Trong hồi ý này có nhiều những lỗi về sự thật, nhưng có một điều rõ ràng là bà đã cho thấy những ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khu vườn trong Dilkusha. Mẹ của bà, Joan Grigsby vốn là một nhà thơ nên trong thời gian ở Seoul đã dành thời gian sưu tầm những bản dịch các bài thơ cổ của Hàn Quốc và viết lại theo phong cách của mình. Năm 1935, tập thơ dịch tên là ‘The Orchid Door’(Cánh cửa hoa lan) đã được xuất bản tại Nhật. Đây chính là tập thơ dịch thơ cổ Hàn Quốc đầu tiên được xuất bản. Trong thời kỳ chiến tranh Hàn Quốc (1950-1953), Faith lúc đó đang sống ở bang Oregon của Mỹ đã viết một cuốn sách dành cho thanh thiếu niên với tựa đề ‘Kim of Korea’ (Người thanh niên Hàn Quốc mang họ Kim) nhân những tò mò vì không hiểu ngôi nhà Dilkusha đã thay đổi thế nào. Trong cuốn sách, ngôi nhà Dilkusha đổ nát đã được miêu tả qua trí tưởng tượng của bà. Tất nhiên điều này là do bà đã không biết rằng ngôi nhà đã được tu sửa..
매리 린리 테일러는 '호박 목걸이'에서 그녀와 자신의 남편이 서울에 머무르고 있었던 극소수의 서양사람들이었다고 기록했다. 이들은 일본의 진주만공격 후 태평양전쟁이 발발하기 전까지 이곳에 머물렀다. 전쟁이 일어나면서 이들은 억류됐고 곧 미국으로 되돌려 보내졌다. 그들이 한국에 돌아오기 전인 1948년 남편이 사망했다. 1949년 그녀는 남편의 유골을 가지고 서울에 돌아와 서울 마포구 양화진 외국인묘지의 시아버지 묘소에 합장했다. 그녀는 '딜쿠샤'를 방문했을 때 전쟁 통에 가구가 모두 사라진 것을 보았다. 곧 한국전쟁이 일어났고 몇몇 가족이 이 집으로 이사를 왔다. 현재 이 집은 법적으로 서울시 소유다. 이곳의 역사를 아는 사람들은 이 집이 원래 모습을 되찾기를 기대하지만 많은 비용이 들 것으로 예상된다. 최근 매리 린리 테일러의 '호박 목걸이'가 한국어로 번역 됐다. 이 책이 출판되면 이 집을 복원하는데 다소 도움이 되지 않을까?
Mary Linley Taylor đã ghi lại trong quyển ‘Chain of Amber’ rằng bà và chồng là một trong số rất ít những người châu Âu từng lưu lại ở Seoul hồi đó. Họ đã ở Seoul từ sau trận tấn công ở Chân Trâu Cảng của Nhật cho đến trước khi cuộc chiến ở Thái Bình Dương nổ ra. Trong thời gian xảy ra chiến tranh, họ đã buộc phải ở đây cho đến khi trở lại được Mỹ. Nhưng chồng bà mất vào năm 1948, trước khi họ quay lại Hàn Quốc. Năm 1949 bà quay lại Seoul mang theo di cốt của chồng và tiến hành hợp tác di cốt chồng vào phần mộ của bố chồng ở khu mộ dành cho người nước ngoài ở Yanghwajin, Mapo, Seoul. Trong lần quay lại thăm ‘Dilkusha’, bà đã chứng kiến các phần của ngôi nhà đã bị sụp đổ hoàn toàn do chiến tranh. Khi chiến tranh Hàn Quốc sắp nổ ra cũng đã có vài gia đình chuyển đến sống ở ngôi nhà này. Hiện nay, theo luật, ngôi nhà đã trở thành tài sản do Thành phố Seoul quản lý. Những người biết về lịch sử của nơi này đã rất hi vọng ngôi nhà có lại được hình ảnh vốn có, song dự kiến sẽ phải chi rất nhiều tiền mới có thể làm được. Mới đây quyển ‘Chain of Amber’ đã được chuyển ngữ sang tiếng Hàn. Khi quyển sách được xuất bản, hi vọng sẽ góp thêm những thúc đẩy cho việc phục dựng lại ngôi nhà này?
안토니 수사 (안선재)
왕립아시아학회 회장
Tu sỹ Anthony (Ahn Seon Jae)
Chủ tịch Hiệp hội hoàng gia Châu Á
0 Comment: