서울숲은 성수동에 또 다른 표정을 만들어 내는 공간이다. 2005년 개장한 이곳은 시민들이 직접 참여해 조성한 국내 최초의 공원이다. 35만 평 부지에 문화예술공원, 체험학습원, 생태숲, 습지생태원 등 네 가지 특색 있는 테마로 구성되었으며, 지역의 생태 및 지리적 특성이 잘 반영되어 도심 속 대표적 휴식 공간으로 자리 잡았다.
Công viên Rừng Seoul là không gian tạo nên nét khác biệt cho Seongsu-dong. Đây là công viên đầu tiên ở Hàn Quốc có người dân trực tiếp tham gia xây dựng được khai trương vào năm 2005. Công viên có diện tích 350.000 pyeong (khoảng 116 hecta) bao gồm bốn công viên chủ đề độc đáo là Công viên Văn hóa Nghệ thuật, Công viên Học tập Trải nghiệm, Rừng sinh thái và Vườn sinh thái Đầm lầy. Đồng thời, các đặc trưng sinh thái, địa lý của khu vực được phản ánh rõ nét đã làm cho nơi đây trở thành một không gian thư giãn tiêu biểu trong lòng thành phố.
한강과 중랑천이 합류하는 지점에 조성된 서울숲은 위에서 내려다보면 삼각형 모양이다. 자연 생태계가 잘 보존되어 있으며 문화 시설이 갖추어져 있어, 도심 속 여유로운 휴식처로 각광받고 있다. Công viên Rừng Seoul được tạo thành ở nơi hợp lưu của sông Hán và suối Jungnang, có hình tam giác khi nhìn từ trên cao. Hệ sinh thái tự nhiên được bảo tồn tốt và các cơ sở văn hóa được đáp ứng nên nơi đây trở thành nơi thư giãn nổi tiếng trong thành phố. ⓒ 서울연구원(The Seoul Institute - Viện Seoul)서울숲은 동쪽에서 흘러오는 한강과 북쪽에서 내려오는 중랑천이 만나는 지점에 조성되어 있다. 서울숲을 위에서 내려다보면 한쪽 꼭짓점이 꼬부라진 삼각형 모양이다. 모서리를 따라 흐르는 녹지띠가 주변을 감싼 도로의 소음과 오염 물질을 막아주겠다는 듯 높게 서 있다. 그 삼각 녹지의 내부는 밀도가 각기 다른 숲이 채운다. 도심으로 빠르게 이동할 수 있는 간선도로, 강과 바투 붙은 지리적 특성에서 엿볼 수 있듯 서울숲 부지는 과거부터 활용도가 높은 땅이었다.
Công viên Rừng Seoul được xây dựng tại điểm giao nhau của dòng sông Hán chảy từ phía đông và suối Jungnang chảy xuống từ phía bắc. Nếu nhìn từ trên cao, công viên trông giống như hình tam giác có một góc cong. Vành đai xanh dựng đứng chạy dọc theo rìa công viên như muốn chặn tiếng ồn và chất ô nhiễm từ các tuyến đường xung quanh. Bên trong không gian xanh hình tam giác ấy che phủ những khu rừng có mật độ khác nhau. Có thể thấy công viên Rừng Seoul là một vùng đất đã được sử dụng nhiều từ thuở xưa bởi vị trí địa lý nằm ven sông Hán, có tuyến đường chính có thể nhanh chóng di chuyển vào trung tâm thành phố.
도시형 공원 - CÔNG VIÊN ĐÔ THỊ
서울숲이 자리한 부지는 조선(1392~1910) 시대에는 왕실의 사냥터였다. 1908년에는 국내 최초로 정수장이 설치되어 주민들에게 수돗물을 공급했다. 이후 골프장, 경마장, 체육공원 등 여러 용도로 그 모습을 바꾸었다. 1990년대 들어 이곳을 주거 및 업무 지역으로 개발하려는 움직임이 있었지만, 다른 지역에 비해 공원이 부족한 서울 동북부 지역의 시민들에게 도심 속 휴식 공간을 제공하기 위한 계획이 실행되었다. 2003년, 서울숲 조성을 위한 설계 공모가 시작됐고, 2005년 6월 마침내 35만 평 규모의 서울숲이 시민들에게 개방되었다.
Công viên Rừng Seoul từng là nơi săn bắn của hoàng gia triều đại Joseon (1392-1910). Năm 1908, nhà máy lọc nước đầu tiên của Hàn Quốc được lắp đặt để cung cấp nước máy cho người dân. Về sau, nó được thay đổi diện mạo để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như sân gôn, trường đua ngựa, công viên thể thao. Vào những năm 1990, chính quyền đã có cuộc vận động phát triển khu vực này thành khu dân cư và kinh doanh, nhưng kế hoạch xây dựng công viên đã được tiến hành nhằm tạo không gian thư giãn trong trung tâm thành phố cho cư dân ở phía đông bắc Seoul - nơi còn thiếu công viên so với các khu vực khác. Năm 2003, cuộc thi thiết kế cảnh quan Công viên Rừng Seoul bắt đầu. Đến tháng 6 năm 2005, Công viên Rừng Seoul với quy mô 350.000 pyeong (khoảng 116 hecta) cuối cùng đã được mở cửa cho người dân.
서울숲의 봄 풍경. 지천에 피어 있는 튤립들이 방문객들에게 즐거움을 선사한다. ⓒ 서울시 - Thành phố Seoul
서울숲은 일반적 형태의 근린공원을 넘어 뉴욕 센트럴파크나 런던 하이드파크처럼 서울을 대표하는 세계적인 도시 숲을 건설하는 것이 목표였다. 당시 서울숲 설계 공모에 당선된 동심원(同心圓)조경기술사사무소(Dongsimwon Landscape Design & Constructions)는 이곳이 자연의 영역을 넘어 시민들이 즐길 수 있는 문화예술 장소가 되기를 바랐다. 그 결과 문화예술공원, 자연생태숲, 자연체험학습원, 습지생태원 등 네 개 테마 공간과 한강으로 이어지는 수변공원이 조성됐다.
Công viên Rừng Seoul được xây dựng với mục tiêu là công viên vượt xa các công viên lân cận có thiết kế phổ biến, là một khu rừng đô thị đẳng cấp thế giới đại diện cho Seoul như công viên Trung Tâm (Central Park) của New York hay công viên Hyde của London. Thời điểm đó, Công ty Xây dựng và Thiết kế cảnh quan Dongsimwon - đơn vị đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế công viên Rừng Seoul, hy vọng rằng nơi này sẽ trở thành nơi mà người dân có thể thưởng thức cả văn hóa và nghệ thuật chứ không chỉ dừng lại ở cảnh quan thiên nhiên. Kết quả là bốn không gian chủ đề bao gồm Công viên Văn hóa Nghệ thuật, Rừng sinh thái Tự nhiên, Công viên Học tập Trải nghiệm Thiên nhiên, Vườn sinh thái Đầm lầy cùng với công viên ven bờ sông Hán đã được tạo nên.
휴식의 공간 - KHÔNG GIAN ĐỂ THƯ GIÃN
대중교통을 이용해 서울숲에 가장 빨리 가는 방법은 지하철을 타는 것이다. 서울숲역 4번 출구로 빠져나와 색색의 컨테이너로 구성된 공간 플랫폼 언더스탠드 에비뉴(Understand Avenue) 사이로 들어서면, 서울숲의 중심이라 할 수 있는 문화예술공원이 모습을 드러낸다. 본래 경마장이었던 이곳은 방문객들이 다양하게 이용할 수 있는 공간으로 설계됐다.
Cách nhanh nhất để đến Công viên Rừng Seoul bằng phương tiện công cộng là đi tàu điện ngầm. Nếu bạn ra khỏi cổng số 4 của ga Rừng Seoul và đi vào Understand Avenue - không gian được tạo thành từ những chiếc container đầy màu sắc, bạn sẽ thấy Công viên Văn hóa Nghệ thuật - nơi có thể nói là trung tâm của công viên Rừng Seoul. Nơi này vốn dĩ là một trường đua ngựa đã được thiết kế thành không gian mà du khách có thể tham gia các hoạt động một cách đa dạng.
초입 광장에는 경마장을 기념하는 군마상이 있는데, 역동적인 말의 모습이 뒤편의 활력 넘치는 바닥분수와 잘 어우러진다. 공원 깊숙한 곳에 물놀이터가 따로 마련되어 있지만, 이 바닥분수는 입구와 가까워서인지 여름철 어린아이들의 물놀이 공간으로 사랑받는다. 날이 더워지면 분수 주위로 아이를 동반한 가족 단위의 방문객들이 돗자리를 펴고 둘러앉는다. 본격적인 휴가철이 되면 물놀이객을 위한 간이 탈의실이 설치되기도 한다. 반면 바닥분수 뒤편으로 뻗은 거울연못은 전혀 다른 방식으로 즐거움을 준다. 수심이 얕은 이 연못에는 주변 나무들이 수면에 비쳐 깊은 산중에 온 것 같은 착각을 불러일으킨다. 목마른 새들이 잠시 내려앉아 물을 마시는 모습도 종종 볼 수 있다.
Tại quảng trường ngay cổng chính có tượng những con chiến mã, dáng vẻ năng động của chúng rất hài hòa với đài phun nước tràn đầy sinh khí ở phía sau. Dù có công viên nước riêng nằm sâu phía bên trong công viên, nhưng có lẽ vì nằm gần cổng chính nên đài phun nước này lại được yêu thích khi trở thành nơi nghịch nước cho trẻ em vào mùa hè. Khi trời trở nóng, những gia đình có con nhỏ trải khăn ngồi quanh đài phun nước. Vào kỳ nghỉ, những phòng thay đồ đơn giản cũng được lắp đặt dành cho du khách chơi té nước tại đây. Ngoài ra, chiếc Ao Gương trải dài phía sau đài phun nước lại mang đến cho du khách niềm vui theo một cách hoàn toàn khác. Trong chiếc ao nông này, cây cối xung quanh soi bóng xuống mặt nước, tạo cảm giác như chúng ta đang ở sâu trong núi. Đôi khi, bạn cũng có thể thấy dáng vẻ của những chú chim đang khát hạ cánh xuống ao trong thoáng chốc để uống nước.
서울숲 초입에 위치한 거울연못은 수심 3㎝의 얕은 연못으로, 가장자리를 따라 길게 늘어선 메타세쿼이아 나무들을 비롯해 주변 풍경을 한 폭의 그림처럼 담아낸다. Ao Gương nằm ở lối vào Công viên Rừng Seoul là một cái ao nông với độ sâu 3cm. Khung cảnh xung quanh gồm cả những hàng cây thủy sam chạy dọc bờ ao được in bóng như một bức tranh. ⓒ 서울연구원 - Viện Seoul (The Seoul Institute)
나무의 행렬이 흐트러지고 일직선이었던 길이 부드럽게 휘어지기 시작하면 넓은 녹지가 나타난다. 가족마당이라 불리는 이곳은 단풍나무, 메타세쿼이아 등 키 큰 수목들이 길을 따라 하늘로 쭉쭉 뻗은 산책로에 둘러싸여 있다. 시원하게 펼쳐진 넓은 잔디밭은 도시인들에게 더할 나위 없는 해방감을 느끼게 한다. 이곳에서 사람들은 포장해 온 음식을 펼쳐놓고 먹는가 하면 책을 읽고, 음악을 듣고, 낮잠을 즐기고, 자전거를 타는 등 각자의 방식으로 휴식 시간을 보낸다. 밤이면 미니 스크린을 펼쳐놓고 영화를 보는 사람도 있다. 서울숲에서 강아지들이 가장 많이 뛰노는 공간이기도 하다. 재즈 페스티벌 같은 큰 축제도 주로 이곳에서 열린다.
Khi những hàng cây thưa dần và con đường thẳng bắt đầu uốn lượn nhẹ nhàng, một khoảng xanh rộng lớn hiện ra. Nơi đây là sân chơi gia đình, được bao quanh bởi con đường bộ hành với những loài cây cao lớn như cây lá phong, cây thủy sam vươn thẳng lên trời. Bãi cỏ rộng, mát mẻ mang đến cho người dân thành phố cảm giác tự do tột cùng. Ở nơi đây, mọi người dành thời gian thư giãn theo cách riêng của mình, chẳng hạn như bày biện đồ ăn đem theo ra dùng, đọc sách, nghe nhạc, ngủ trưa hoặc đạp xe. Cũng có một số người xem phim trên màn hình mini vào ban đêm. Đây cũng là không gian mà các chú chó vui chơi nhiều nhất ở công viên Rừng Seoul. Các lễ hội lớn như Lễ hội nhạc Jazz chủ yếu được tổ chức ở đây.
거울연못 대각선 방향에 자리한 야외 무대에서 시민들이 공연을 즐기고 있다. 이곳은 탁 트인 분지 형태의 공간으로 조성되어 있어 문화예술 행사들이 자주 진행된다. Người dân đang xem buổi biểu diễn trên sân khấu ngoài trời nằm đối diện Ao Gương. Vì nó được xây dựng thành không gian mở nên các sự kiện văn hóa nghệ thuật thường xuyên được tổ chức ở đây. ⓒ 윤준환(Yoon Joon-hwan, 尹晙歡)
보존을 위한 노력 - NỖ LỰC ĐỂ BẢO TỒN
자연생태숲은 서울숲의 가장 깊숙한 안쪽 공간에 자리한다. 공원을 설계한 조경가는 서울 근교의 울창한 숲을 본떠 비슷한 수종을 심고 밀도를 조정해 야생의 자연에 가까운 공간을 만들어 냈다. 서울숲 규모가 꽤 크다 보니 입구 부근만 둘러보고 돌아가기 일쑤인데, 자연생태숲에 와본 이들은 서울에서 보기 드문 풍경이 펼쳐져 있는 데 감탄하며 거듭 방문하곤 한다. 이곳에서 사람들의 시선을 가장 잡아끄는 것은 바로 꽃사슴 방사장이다. 긴 철조망 너머의 보호 구역에는 꽃사슴 십여 마리가 자유롭게 뛰놀며 살고 있다. 꽃사슴을 더 자세히 보고 싶은 사람들은 서울숲의 공중을 가로질러 한강 고수부지로 연결되는 전망 보행교에 오른다. 사슴은 물론 오랜 시간 사람의 출입이 금지되어 원시림처럼 울창해진 숲을 볼 수 있다. 주변으로는 벚꽃이 많이 심겨 있어 꽃이 피는 봄에는 사람들이 줄지어 다리를 건넌다. 이 다리가 시작되는 지점은 서울숲에서 가장 높은 공간에 위치해 있는데 ‘바람의 언덕’이라 불리는 이곳의 진가는 가을에 확인할 수 있다. 가득 자란 억새들이 미풍에 이리저리 흔들리며 계절의 고즈넉함을 느끼게 한다.
Rừng sinh thái Tự nhiên nằm ở vị trí sâu nhất của công viên Rừng Seoul. Kiến trúc sư thiết kế công viên đã trồng những loài cây tương tự mô hình khu rừng rậm gần Seoul và điều chỉnh mật độ để tạo ra một không gian gần gũi với thiên nhiên hoang dã. Vì quy mô công viên Rừng Seoul khá lớn nên việc du khách chỉ tham quan quanh khu vực cổng vào rồi quay trở ra là chuyện thường xuyên. Nhưng những ai đã từng đến Rừng sinh thái Tự nhiên đều ấn tượng bởi phong cảnh hiếm có ở Seoul và ghé thăm nhiều lần. Điều khiến mọi người chú ý nhất ở đây chính là khu thả hươu sao. Trong khu vực được bảo vệ bởi hàng rào thép gai dài, có khoảng chục con hươu đi lại tự do. Những ai muốn ngắm nhìn những chú hươu rõ hơn có thể lên cầu bộ hành có đài quan sát bắc ngang qua công viên, nối với vùng gò đất cao của sông Hán. Bạn có thể thấy một khu rừng rậm rạp như rừng nguyên sinh vì từ lâu đã cấm con người cũng như loài hươu ra vào nơi đây. Xung quanh trồng nhiều cây hoa anh đào nên khi mùa xuân đến, du khách nối thành hàng dài để qua cầu ngắm hoa. Điểm bắt đầu của cây cầu nằm ở vị trí cao nhất trong công viên Rừng Seoul được gọi là Đồi Gió và giá trị thực sự của ngọn đồi này có thể được kiểm chứng vào mùa thu. Những ngọn cỏ lau nở đúng mùa lao xao trong gió nhẹ mang đến cảm giác yên bình đầu mùa.
한편 삼각형 모양 부지의 또 다른 모퉁이에는 기존 유수지를 활용해 만든 습지생태원이 있다. 이 유수지는 과거 홍수를 조절하는 기능을 맡았다. 폭우가 내려 한강이 범람하면 유수지가 그 빗물을 흡수해 큰 수해를 방지하며 방파제 역할을 해왔다. 그것을 기념하기 위해 유수지 시설 중 몇몇 기둥을 남겨두었는데, 여름이면 기둥을 타고 오른 덩굴이 장관을 연출한다. 습지생태원은 기존 유수지의 지형을 최대한 살리고 목재 관찰 데크를 놓아 새와 습지 식물을 관찰하게 해놓았다.
Trong khi đó, ở một góc khác cũng trong khu đất hình tam giác, có một khu Vườn sinh thái Đầm lầy được tạo nên do tận dụng hồ chứa nước sẵn có. Hồ chứa này trước đây có chức năng kiểm soát lũ. Nếu sông Hán tràn khi mưa lớn, hồ chứa sẽ tích trữ nước mưa và đóng vai trò vừa phòng ngừa thiệt hại mưa lũ vừa làm đê chắn sóng. Để kỷ niệm điều này, một số cây trụ của công trình hồ chứa nước đã được để lại, và vào mùa hè, những cây dây leo leo lên những cây trụ này tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Ban Quản lý Vườn sinh thái đầm lầy đã tận dụng tối đa địa hình của hồ chứa sẵn có và lắp đặt đài quan sát bằng gỗ để du khách quan sát các loài chim và thực vật vùng đất đầm lầy.
그런가 하면 아이들의 생태 학습을 위한 체험학습원은 폐쇄된 정수장 시설을 개조해 조성되었다. 특히 침전조 구조물을 철거하지 않고 그대로 활용한 갤러리 정원은 매우 아름다워 찬탄을 불러일으킨다. 마치 폐허가 되어버린 건물에서 식물이 자라나고 있는 듯이 보인다. 벽체와 더불어 보존된 U형 수로에 흙을 채우고 덩굴 식물을 심은 덕분인데, 여름이면 잎이 피어나 넉넉한 그늘을 드리운다.
Trong khi đó, Công viên Học tập Trải nghiệm dành cho trẻ em tìm hiểu về sinh thái đã được thành lập bằng cách cải tạo một cơ sở nhà máy lọc nước khép kín. Đặc biệt, vườn triển lãm đẹp đến mức khiến người ta phải trầm trồ là khu vườn tận dụng kết cấu bể lắng của nhà máy lọc nước thay vì phá dỡ đi. Trông như thể cây cối đang mọc lên trên tòa nhà hoang phế. Điều này là nhờ vào việc lấp đầy đất cho con kênh hình chữ U được giữ nguyên cùng với bức tường và trồng cây dây leo để khi mùa hè đến, chúng trổ lá và rủ xuống tạo nhiều bóng mát.
서울숲의 여름 풍경. ⓒ 서울시
시민 참여 공원 - CÔNG VIÊN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
멀리서 보면 비슷해 보이지만, 숲과 공원은 분명히 다르다. 숲이 그대로의 자연이라면, 공원은 자연은 물론 사람들의 다양한 활동도 끌어안을 수 있어야 하는 녹지다. 사람들의 일상, 그리고 주변의 문화 맥락에 따라 유연하게 변화하지 못하는 공원은 도시에서 고립될 수밖에 없다. 서울숲은 그러한 면에서 주목할 지점이 많은 공원이다.
Nếu nhìn từ xa trông giống nhau nhưng rừng và công viên khác nhau một cách rõ ràng. Nếu rừng là thiên nhiên thì công viên là một không gian xanh không chỉ có thiên nhiên mà còn gồm cả các hoạt động đa dạng của con người. Những công viên không thể thay đổi linh hoạt theo đời sống thường nhật của người dân và bối cảnh văn hóa xung quanh chắc chắn sẽ bị tách biệt khỏi thành phố. Công viên Rừng Seoul là một công viên có nhiều điểm đáng chú ý về mặt này.
서울숲은 시민들이 계획, 조성, 관리 및 운영 전 과정에 참여한 국내 최초의 공원이다. 계획 과정에서는 워크숍 및 공청회 등을 통해 전문가들과 각계각층의 의견을 반영했으며, 조성 과정에서는 시민들이 기금을 모으고 수만 그루의 나무들을 직접 심었다. 그 중심에는 2003년 출범한 서울그린트러스트(Seoul Green Trust)가 있다. 이곳은 시민 참여를 바탕으로 서울시 생활권 녹지를 확대 및 보존하고 쾌적한 도시 환경을 만드는 비영리 재단법인이다. 서울그린트러스트는 개장 당시부터 자원봉사자들과 함께 서울숲에서 다양한 프로그램을 진행했으며, 2016년부터 2021년까지는 서울숲을 수탁 운영하기도 했다.
Công viên Rừng Seoul là công viên đầu tiên ở Hàn Quốc có người dân tham gia trong suốt quá trình lập kế hoạch, sáng tạo, quản lý và vận hành. Trong quá trình quy hoạch công viên, ý kiến của các chuyên gia và mọi tầng lớp xã hội đã được phản ánh thông qua các cuộc hội thảo và các buổi trưng cầu dân ý. Đồng thời, trong quá trình xây dựng, người dân đã gây quỹ và trực tiếp trồng hàng chục nghìn cây xanh. Trọng tâm của sáng kiến này là Seoul Green Trust, được thành lập vào năm 2003. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mở rộng và bảo tồn không gian xanh trong các khu vực sinh sống của Seoul và tạo ra môi trường đô thị trong lành dựa trên sự tham gia của người dân. Seoul Green Trust đã thực hiện nhiều chương trình khác nhau tại công viên Rừng Seoul cùng với các tình nguyện viên kể từ khi thành lập và cũng vận hành công viên theo ủy thác từ năm 2016 đến năm 2021.
이 기관이 서울숲에서 벌인 다양한 활동은 시민 참여를 통한 공원 관리의 지속 가능성 확보, 주민 참여 프로그램의 내용과 취지 면에서 좋은 평가를 받아 2020 아시아도시경관상 본상을 받았다. 민간 공원 경영의 첫 모델로 그 성과를 국제적으로 인정받은 셈이다.
Các hoạt động đa dạng do tổ chức này triển khai tại công viên Rừng Seoul đã được đánh giá cao về mặt đảm bảo tính bền vững liên tục trong quản lý công viên thông qua sự tham gia của người dân, cũng như nội dung và mục đích của chương trình tham gia của người dân nên đã được trao Giải thưởng Cảnh quan Đô thị Châu Á (Asian Townscape Awards) năm 2020. Đây xem như là mô hình quản lý công viên có sự tham gia của cộng đồng đầu tiên và những thành quả của nó đã được quốc tế công nhận.
서울숲의 영향력은 공원 내에서 그치지 않는다. 공원이 위치해 있는 성수동의 지역적 특성을 반영하여 지역 사회의 구성원들이 서로 어우러지는 공공의 장으로서 역할을 수행해 왔다. 주민들이 필요로 하는 공원을 만들기 위해 이들의 의견을 적극적으로 수렴하는 한편 소셜벤처가 밀집해 있는 인근의 특징을 고려해 체인지 메이커들이 서울숲을 즐겁게 향유할 기회도 마련했다. 서울숲은 수제화 제작 등 경공업이 몰려 있어 낙후 지대로 불리던 성수동의 표정을 변화시키며, ‘성수동에 가고 싶은 또 다른 이유’로 자신의 존재를 증명하고 있다.
Sức ảnh hưởng của công viên Rừng Seoul không chỉ dừng lại ở công viên. Nó vừa phản ánh đặc điểm khu vực của Seongsu-dong vừa đóng vai trò là không gian công cộng - nơi các thành viên của cộng đồng địa phương cùng nhau tụ họp. Để tạo ra một công viên mà người dân cần, Ban quản lý tích cực thu thập ý kiến của họ, một mặt xem xét các đặc điểm xung quanh - nơi tập trung các doanh nghiệp xã hội, tạo cơ hội cho chính những người làm nên sự thay đổi của khu vực được tận hưởng công viên Rừng Seoul một cách vui vẻ. Công viên Rừng Seoul đang thay đổi bộ mặt của Seongsu-dong - nơi được coi là vùng đất kém phát triển do tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất giày thủ công, và công viên đang chứng minh sự tồn tại của mình như “một lý do khác để mọi người muốn đến Seongsu-dong”.
김모아(Kim Mo A)환경과조경 기자
Kim Mo A – Phóng viên Tạp chí Kiến trúc Cảnh quan Hàn Quốc
Dịch. Trần Thị Như Ngọc
0 Comment: