한국 거주 인구의 인종, 종교, 문화 등 인구 다양성이 최근 5년간 약 8% 확대된 것으로 나타났다. Mức độ đa dạng dân số tại Hàn Quốc, bao gồm chủng tộc, tôn giáo và văn hóa, đã tăng khoảng 8% trong 5 năm gần đây.
2일 한국보건사회연구원의 '지역별 인구 다양성 지수 산출과 활용' 연구보고서에 따르면, 한국 인구 다양성 지수는 지난 2018년 0.0527에서 2022년 0.0568로 7.79% 상승했다.
Theo báo cáo nghiên cứu “Tính toán và ứng dụng chỉ số đa dạng dân số theo khu vực” do Viện Nghiên cứu Y tế và Xã hội Hàn Quốc công bố ngày 2/7, chỉ số đa dạng dân số Hàn Quốc đã tăng từ 0,0527 vào năm 2018 lên 0,0568 vào năm 2022, tức tăng 7,79%.
인구 다양성 지수는 한 지역이나 집단을 구성하는 인구가 완전 동질(0)에서 완전 이질(1) 사이에서 어느 정도에 위치하는지를 수치로 표현한 개념이다. 이번 분석은 지난 2018~2022년 인구총조사 등 행정자료를 바탕으로 블라우 지수(Blau Index)를 활용해 이질성 정도를 산출했다. 블라우 지수는 수치가 1에 가까울수록 다양한 집단이 고르게 분포해 있음을 의미한다.
Chỉ số đa dạng dân số là khái niệm biểu thị mức độ dân số trong một khu vực hoặc nhóm dân cư nằm ở đâu trên thang điểm từ hoàn toàn đồng nhất (0) đến hoàn toàn dị biệt (1). Phân tích lần này sử dụng dữ liệu điều tra dân số và các tài liệu hành chính trong giai đoạn 2018–2022, áp dụng Chỉ số Blau để tính toán mức độ dị biệt. Chỉ số Blau càng gần 1 thì cho thấy các nhóm dân cư đa dạng được phân bổ đồng đều.
지역별로는 인천이 0.0592에서 0.0722로 21.96% 급등하며 가장 큰 증가 폭을 기록했다. 이외에도 대전(17.67%), 전남(17.5%), 전북(16.94%), 강원(13.65%), 대구(13.64%) 등도 10% 이상 상승했다. 반면 세종은 9.49% 감소, 서울도 0.92% 하락했다.
Xét theo khu vực, Incheon ghi nhận mức tăng mạnh nhất, từ 0,0592 lên 0,0722, tăng 21,96%. Tiếp theo là Daejeon (tăng 17,67%), Jeonnam (tăng 17,5%), Jeonbuk (tăng 16,94%), Gangwon (tăng 13,65%) và Daegu (tăng 13,64%), đều tăng trên 10%. Ngược lại, Sejong giảm 9,49% và Seoul giảm 0,92%.
저출생과 이민 정책 등의 영향으로 6세 이하 영유아의 인구 다양성 지수도 2018년 0.0419에서 2022년 0.0609로 약 45% 치솟았다.
Do ảnh hưởng của tỷ lệ sinh thấp và chính sách nhập cư, chỉ số đa dạng dân số của trẻ em dưới 6 tuổi cũng tăng mạnh, từ 0,0419 năm 2018 lên 0,0609 năm 2022, tương đương mức tăng khoảng 45%.
연구진은 "2018년과 2022년 모두 경기도 서남부, 김포, 포천, 서울 서남권의 지수가 가장 높았다"며 "특히 농공단지와 농촌 지역에서 외국인 근로자와 결혼이주자 등이 밀집해 있음을 확인할 수 있었다"고 설명했다.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Trong cả năm 2018 và 2022, chỉ số ở khu vực tây nam tỉnh Gyeonggi, Gimpo, Pocheon và vùng tây nam Seoul là cao nhất,” đồng thời giải thích thêm: “Đặc biệt, tại các khu công nghiệp và vùng nông thôn, có sự tập trung đông đảo của lao động nước ngoài và phụ nữ di trú kết hôn.”
김선아 기자 sofiakim218@korea.kr
0 Comment: