<Trang 175> Section 1: 조선 후기에는 어떤 변화가 있었을까? Cuối thời kì Joseon có những thay đổi gì?
Từ vựng:
폭탄 : bom
Từ vựng:
침략을 받다: bị xâm lược
농토 : đất nông nghiệp
황폐화되다: bị bỏ hoang, bị bỏ phế
위기: khủng hoảng
커다란: lớn, rất lớn
개혁하다: đổi mới, cải cách
상공업 : công thương nghiệp
백성 : thương dân, bách tính
유학자 : học giả Nho giáo
자명종 : đồng hồ báo thức
Bài dịch:
Máy nâng ròng rọc được tạo bởi Jeong Yak-yong
Jeong Yak-yong, một học giả thực học tiêu biểu của Hàn Quốc có mối quan tâm lớn đến sự phát triển của khoa học. Tiêu biểu là máy nâng ròng rọc được tạo ra để sử dụng khi dựng thành Hwaseong, Suwon. Máy nâng ròng rọc là loại máy được tạo ra để có thể nâng các vật nặng bằng một lực nhỏ. Nhờ sử dụng máy nâng ròng rọc mà trong thời gian xây dựng thành Hwaseong, Suwon, mọi người tốn ít sức hơn và có thể dễ dàng xử lý các vật nặng, từ đó có thể giảm hẳn các vụ tai nản. Vì vậy thành Hwaseong, Suwon đã được hoàn thành trong thời gian ngắn hơn so với các thành khác.
<Trang 176> Section 2: Hàn Quốc đã trải qua những gì trong thời kỳ Nhật chiếm đóng?
Từ vựng:
일제 강점기: Thời kỳ Nhật chiếm đóng
제국 : đế quốc
대한 제국: Đại Hàn Đế Quốc (Tên gọi mới của Joseon được định ra vào năm 1897. Bị diệt vong khi quốc quyền rơi vào tay Nhật Bản năm 1910)
개혁 : cải cách, đổi mới
실학 : phong trào Thực Học (Phong trào học thuật từ nửa cuối thế kỷ 17 đến cuối thời kì Choson, mong muốn nâng cao đời sống thực tế và cải cách chế độ xã hội)
반대하다: phản đối
개선하다: cải tiến, cải thiện
힘 : sức mạnh
기르다: nuôi dưỡng
연구하다: nghiên cứu
주장하다: chủ trương, khẳng định
문물 : sản vật văn hóa
받아들이다: tiếp nhận, tiếp thu
도입되다: được đưa vào
나침반 : la bàn
천리경: một loại kính viễn vọng của phương Tây자명종 : đồng hồ báo thức
농사짓다: làm nông
배외정책 : chính sách bài ngoại
Bài dịch:
Từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, Joseon lần lượt bị Nhật Bản và Trung Quốc (nhà Thanh) xâm chiếm. Điều này đã khiến đất nước gặp phải khủng hoảng, rất nhiều người chết và ruộng vườn bị bỏ hoang ... Trong tình cảnh như vậy, Joseon đã đón nhận sự biến đổi lớn. Theo đó, nền học vấn mới đã ra đời để cải cách chính trị của Joseon trong cơn khủng hoảng và phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp, giúp đỡ cho đời sống của bách tính. Đây được gọi là phong trào Thực Học (실학)
Bài dịch:
Từ cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, Joseon lần lượt bị Nhật Bản và Trung Quốc (nhà Thanh) xâm chiếm. Điều này đã khiến đất nước gặp phải khủng hoảng, rất nhiều người chết và ruộng vườn bị bỏ hoang ... Trong tình cảnh như vậy, Joseon đã đón nhận sự biến đổi lớn. Theo đó, nền học vấn mới đã ra đời để cải cách chính trị của Joseon trong cơn khủng hoảng và phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp, giúp đỡ cho đời sống của bách tính. Đây được gọi là phong trào Thực Học (실학)
Trong thời gian đó, nhiều học giả nho giáo Joseon chỉ chủ yếu quan tâm đến các kiến thức mà không có sự liên quan gì lớn đến thực tế cuộc sống. Những học giả nho giáo Nhật Bản phản đối điều này đã chủ trương rằng phải nghiên cứu nền học vấn có thể giúp nuôi dưỡng sức mạnh quốc gia và cải thiện đời sống bách tính, Ngoài ra, họ cũng chủ trương rằng cần phải trao đổi giao lưu sản vật văn hóa với các nước khác một cách sôi nổi, đồng thời tiếp nhận những thứ cần thiết. Thời kì này, những sản vật văn hóa từ phương Tây như la bàn, kính viễn vọng, đồng hồ báo thức ... đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phong trào Thực học. Để cải tiến xã hội, các học giả thực học đã chủ trương thay đổi sang nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, Jung Yak Yong, một học giả thực học tiêu biểu không chỉ khẳng định rằng đất nông nghiệp phải thuộc sở hữu của nông dân, mà ông còn thể hiện nhiều mối quan tâm đến sự phát triển của khoa học công nghệ và thương mại và công nghiệp.
Mặt khác, vào cuối thế kỉ thứ 19 nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp đòi giao lưu với Joseon nhưng 흥선대원군 đã thực thi chính sách bài ngoại không quan hệ với bất cứ quốc gia nào của phương Tây, ông lập các 척화비 trên toàn quốc để thể hiện chí ý này. Thông qua chính sách này có thể ngăn chặn được sự du nhập của các sản vật văn hóa phương Tây và bảo vệ được chủ quyền Joseon trong một thời gian, nhưng ở khía cạnh khác, do tiếp nhận sản vật văn hóa tiến bộ của phương Tây muộn hơn so với Nhật Bản, Trung Quốc nên sự phát triển có phần chậm trễ.
거중기 : máy nâng ròng rọc
쌓다: chất, dựng nên
건설하다: xây dựng
덜 : kém hơn, ít hơn
다루다: xử lý
완성하다: hoàn thành
Bài dịch:
Jeong Yak-yong, một học giả thực học tiêu biểu của Hàn Quốc có mối quan tâm lớn đến sự phát triển của khoa học. Tiêu biểu là máy nâng ròng rọc được tạo ra để sử dụng khi dựng thành Hwaseong, Suwon. Máy nâng ròng rọc là loại máy được tạo ra để có thể nâng các vật nặng bằng một lực nhỏ. Nhờ sử dụng máy nâng ròng rọc mà trong thời gian xây dựng thành Hwaseong, Suwon, mọi người tốn ít sức hơn và có thể dễ dàng xử lý các vật nặng, từ đó có thể giảm hẳn các vụ tai nản. Vì vậy thành Hwaseong, Suwon đã được hoàn thành trong thời gian ngắn hơn so với các thành khác.
<Trang 176> Section 2: Hàn Quốc đã trải qua những gì trong thời kỳ Nhật chiếm đóng?
Từ vựng:
일제 강점기: Thời kỳ Nhật chiếm đóng
제국 : đế quốc
대한 제국: Đại Hàn Đế Quốc (Tên gọi mới của Joseon được định ra vào năm 1897. Bị diệt vong khi quốc quyền rơi vào tay Nhật Bản năm 1910)
개혁 : cải cách, đổi mới
추진하다: xúc tiến
빼앗기다: bị tước đoạt, bị giành lấy
점령하다: chiếm lĩnh, chiếm đóng
강압적: tính độc đoán, tính chuyên chế, tính áp đặt
식민 : thực dân
지배 : sự cai trị, sự thống trị
억압하다: áp bức
감옥 : nhà tù, nhà giam
가두다: nhôt, giam giữ
강제: cưỡng chế
군대: quân đội, quân ngũ
심지어 : thậm chí, đến nỗi, ngay cả
위안부: phụ nữ mua vui cho bính lính trong chiến tranh
끌려가다: bị giải đi, bị lôi đi
되찾다: tìm lại, giành lại
독립운동: phong trào độc lập
끊임없이 : một cách không ngừng
수백만 : hàng triệu
계기: bước ngoặc, dấu mốc
상하이: Thượng Hải
임시 정부 : chính phủ lâm thời
총리: thủ tướng
사형: tử hình, hành hình
당하다: bị, gặp phải
고위 : chức vụ cao
간부 : lãnh đạo, cán bộ폭탄 : bom
던지다: ném
순국하다: hi sinh, tử quốc
무장 : sự vũ trang, quân trang
투쟁 : sự đấu tranh
무장 투쟁을 벌이다: tiến hành đấu tranh vũ trang
언론 : ngôn luận
실력: thực lực, vũ lực
핍박 : sức ép, áp lực
연구: sự nghiên cứu
꾸준히 : đều đặn
주시경: là một trong những người sáng lập ngôn ngữ học hiện đại của Hàn Quốc. Ông đã cùng các sinh viên của mình giúp chuẩn hóa ngôn ngữ Hàn Quốc.
마침내 : cuối cùng, kết cục
지배 : sự cai trị
잃다: đánh mất, mất
건국하다: lập nước
Bài dịch:
Vào cuối thế kỷ thứ 19, 조선 đã đổi tên đất nước thành Đại Hàn Đế Quốc (대한 제국) và đẩy mạnh xúc tiến nhiều cải cách. Tuy nhiên công cuộc cải cách của Đại Hàn Đế Quốc đã không thành công do sự xâm lược của Nhật Bản. Cuối cùng vào năm 1910 Đại Hàn Đế Quốc đã bị Nhật cướp mất chủ quyền.
Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc đã thi hành chính sách thống trị độc tài. Chúng áp bức và bắt giam vào nhà lao những người phản đối sự cai trị thực dân của Nhật. Vì lợi ích của Nhật, chúng cướp đi gạo và tài nguyên, đại chiến thế giới lần thứ 2 nổ ra, chúng lôi người Hàn Quốc vào quân đội bằng cách cưỡng chế. Thậm chí một bộ phận phụ nữ Hàn Quốc cũng đã phải chịu đựng nỗi đau bị giải đi làm nô lệ tình dục cho quân Nhật.
Trong thời kỳ thuộc địa Nhật, phong trào độc lập giành lại chủ quyền đất nước không ngừng nổ ra. Phong trào độc lập ngày 1 tháng 3 năm 1919 hàng triệu người đã tham gia đòi lại độc lập. Nhân bước ngoặc này, chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc đã được thành lập tại Thượng Hải, Trung Quốc và thông báo trước toàn thế giới rằng chúng tôi là quốc gia độc lập. Ngoài ra, còn có những người như bác sĩ 안중근 đã giết chết thủ tướng Ito Hirobumi của Nhật và bị xử tử, bác sĩ 윤봉길 đã hy sinh vì đất nước do ném bom vào bọn quan chức cấp cao Nhật Bản, và nhiều đội quân độc lập mà chủ yếu là ở vùng Mãn Châu đã tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại quân Nhật. Ở trong nước, thông qua các hoạt động ngôn luận, giáo dục, kinh tế để nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc. Đặc biệt dù là sống trong sự áp bức của Nhật, 주시경 vẫn đều đặn nghiên cứu Hangul, loại chữ viết đặc trưng vốn có của Hàn Quốc và giữ vững tinh thần dân tộc. Các phong trào độc lập trong ngoài nước liên tục diễn ra như thế này đã giúp Hàn Quốc giành độc lập. Cuối cùng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hàn Quốc đã thoát khỏi sự cai trị của Nhật và giành lại được chủ quyền đất nước từng bị đánh mất. Và ngày 15 tháng 8 năm 1948 Đại Hàn Dân Quốc được thành lập cho đến ngày hôm nay.
Tự vựng:
일제강점기 : thời kỳ Nhật chiếm đóng
끊임없이 : một cách không ngừng
모금: việc quyên góp
지다: nợ
빚을 갚다: trả nợ
퍼지다: lan rộng
침략 : sự xâm lược
맞서다: đối đầu, chiến đấu
Bài dịch:
국채보상운동 (phong trào trả nợ quốc gia) là phong trào độc lập gì?
Thời kỳ Nhật chiếm đóng, các phong trào độc lập nhằm giành lại chủ quyền đất nước đã không ngừng nổi lên ở nhiều phường diện. Trong số đó, 국채보상운동 chính là phong trào hoàn trả lại khoản tiền quốc gia nợ Nhật để giành lại chủ quyền đất nước bằng cách quyên góp toàn dân. 국채보상운동 đã bắt đầu ở Daegu vào năm 1970 và lan rộng ra toàn quốc. Phong trào này được nhiều người tích cực tham gia ở khắp các tầng lớp không chỉ riêng giới tri thức mà còn cả phụ nữ, du học sinh và công nhân. Phụ nữ thì tham gia quyên góp bằng cách tiết kiệm chi phí món ăn phụ hoặc bán nhẫn, dây chuyền, hoa tai. Ngoài ra, cũng có nhiều người không hút thuốc và tiết kiệm tiền để tham gia quyên góp. Với sự tự giác tham gia của những người dân mong muốn độc lập cho đất nước, phong trào trả nợ quốc gia (국채보상운동) được coi là một minh chứng cho thấy ý chí chống lại sự xâm lược kinh tế của Nhật, khôi phục lại chủ quyền đất nước.
Xem tiếp bài học trên app Dịch tiếng Việt KIIP:
- Link tải app cho điện thoại hệ điều hành android (Samsung...): Bấm vào đây
- Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone): Bấm vào đây
- Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone): Bấm vào đây
---------------------------------------------------------------------------------------
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Like trang facebook để cập nhật các bài học: Hàn Quốc Lý Thú
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Like trang facebook để cập nhật các bài học: Hàn Quốc Lý Thú
0 Comment: