한국과 베트남의 음식 문화 Văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc và Việt Nam
한국과 베트남은 같은 유교 문화권으로 음식의 문화도 비슷한 점이 많습니다. 한국 음식 문화의 특징은 주식이 밥이고, 부식으로 반찬을 곁들이는데 준비된 음식을 한상에 모두 차려놓고 먹습니다. 베트남도 쌀이 주식이며 채소를 많이 먹습니다.
Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa ẩm thực do có chung nền văn hóa Nho giáo. Điểm đặc trưng của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc là cơm luôn là món chính, các món ăn mặn được thêm vào làm món phụ, người ta ăn tất cả những thức ăn được chuẩn bị sẵn và bày lên bàn ăn. Việt Nam cũng dùng gạo làm thức ăn chính, người Việt Nam ăn nhiều rau xanh.
특히 다양한 허브 종류인 향채를 즐겨 먹는데 이 향채는 베트남 사람들이 더위와 모기를 견디는 요인입니다. 베트남 사람들은 가족 전체가 함께 먹을 음식을 중앙에 놓고 밥은 큰 그릇에 떠와서 각 개인마다 작은 사발에 담아 먹습니다.
Đặc biệt, người Việt Nam thích ăn các loại rau thơm với nhiều chủng loại thảo mộc đa dạng và những loại rau thơm này là nguyên nhân khiến người Việt có thể chịu đựng được cái nóng và các loại côn trùng như muỗi. Người Việt Nam thường đặt món ăn mà cả gia đình sẽ cùng nhau ăn ở giữa, cơm thì được xới vào một bát to rồi xới ra từng bát nhỏ cho từng người.
한국반찬의 조리법으로는 찜, 전골, 구이, 전, 조림, 볶음, 젓갈, 장아찌 등이 있습니다. 각종 조미료와 향신료를 음식에 사용하는데 음식재료를 잘게 썰거나 다져서 한입에 먹기 좋은 형태로 만듭니다. 베트남의 음식은 각종 재료인 육류, 해산물, 야채의 균형이 잘 어우러져 한국인의 입맛에도 잘 맞습니다. 한국이 숟가락을 이용하여 음식을 먹는 문화라면 베트남은 음식을 먹을 때 젓가락을 사용합니다.
Với cách chế biến các món ăn mặn của Hàn Quốc, chúng ta có món hấp, món hầm, món nướng, bánh bột chiên, món kho, món xào, mắm, dưa chua… Người Hàn sử dụng các loại bột nêm và gia vị để làm thức ăn, thức ăn được thái hoặc cắt nhỏ thành hình dạng vừa miệng ăn. Các món ăn Việt Nam được làm từ những loại nguyên liệu như thịt, hải sản, rau xanh, cân bằng dinh dưỡng tốt nên rất hợp khẩu vị của người Hàn Quốc. Nếu Hàn Quốc có văn hóa dùng muỗng để ăn thức ăn thì Việt Nam lại dùng đũa.
한국은 웃어른이 먼저 앉으신 후 그 다음에 자리에 앉고 밥을 먹습니다. 그리고 어른이 먼저 수저를 드신 후에 식사를 합니다. 베트남에서는 식사 전 부모나 윗사람이 자식이나 아랫사람에게 '자, 식사하자' 이라 합니다. 한국과 달리 베트남 사람들은 식사 때에 밥사발을 들고 먹습니다. 쌀이 찰기가 없어 흩어지므로 밥사발과 젓가락을 입에 대고 밥을 쓸어 넣듯이 먹습니다. 만약 밥사발을 식탁에 놓아둔 체 로 먹으면 게으르다고 합니다.
Ở Hàn Quốc, sau khi người lớn đã ngồi vào bàn ăn, người nhỏ mới ngồi vào bàn và dùng cơm. Và họ dùng bữa sau khi người lớn cầm đũa lên trước. Ở Việt Nam, trước bữa ăn, bố mẹ hoặc người lớn nói với con cái hoặc người nhỏ hơn ‘Chúng ta ăn cơm thôi’.
Khác với người Hàn Quốc, người Việt Nam cầm chén cơm trong bữa ăn. Do gạo không có độ kết dính và hạt cơm tơi nên người Việt Nam kề chén và đũa vào miệng, lùa cơm vào miệng để ăn. Nếu để chén cơm lên bàn để ăn thì sẽ bị cho là lười biếng.
0 Comment: