‘전당포’ 고리대금으로 가난한 인민의 피를 빨아 먹는 나쁜 장사꾼, 이것이 한국사람들이 가지고 있는 전당포에 대한 이미지이다. 그래서 그런지 한국에서는 전당포 간판을 찾을 수가 없다. 나는 한국에 살면서 전당포 간판을 한 번도 본 적이 없다. 단지 책을 통해서 전당포가 있다는 것을 알았을 뿐이다. 그런데 베트남에서는 어디 가나 눈에 띄는 간판이 전당포이다.
Ở Hàn Quốc, dịch vụ cầm đồ cho vay nặng lãi là hình thức làm ăn phi pháp “hút máu” dân nghèo. Có lẽ vậy mà rất khó để tìm thấy tấm biển ‘Cầm đồ’ trên các đường phố của xứ kim chi này. Từ khi sinh ra đến nay, tôi chưa nhìn thấy biển hiệu “Cầm đồ” nào, có chăng cũng chỉ là biết đến dịch vụ này qua sách báo . Vậy mà ở Việt Nam, đi đến đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những tấm biển đó.
90년대 초반에 나는 언어공부를 하던 시기여서 길을 걸을 때마다 간판을 읽으면서 다녔다. 마치 어린아이들이 글자를 막 깨우칠 때 간판을 보며 더듬더듬 읽듯이 나도 그렇게 기초 베트남어를 공부했다. 그러던 어느날, 쭈아복 거리를 지나는데 처음보는 간판이 등장했다. ‘Cầm đồ (껌도)’ 라는 간판이었다. 껌(cầm)은 ‘손으로 잡다’이고 도(đồ)는 ‘물건’이라는 뜻인데 도대체 이게 무슨 말인지 알 수가 없었다. 물건을 잡는다? 물건을 잡아서 어찌하겠다는 건가? 한국에서 전당포라는 간판을 한번도 본적이 없었기에 ‘물건을 잡다’ 라는 뜻이 전당포라는 것을 전혀 눈치채지 못했다. 이 때가 1996년경이었던 같다. 이즈음부터 껌도 간판이 드문드문 나타나기 시작했다.
Đầu những năm 90, khi tôi sang Việt Nam để học tiếng, tôi hay đi bộ trên các con đường và nhẩm đọc các biển hiệu bằng tiếng Việt giống những đứa trẻ mới học chữ. Tôi đã học tiếng Việt sơ cấp bằng cách đó. Bỗng một ngày, tôi nhìn thấy một tấm biển - mà trước đó tôi chưa từng thấy – rất lạ . Đó là biển hiệu ‘Cầm đồ’. Tôi đã thử dịch nghĩa của nó sang tiếng Hàn, “cầm” là cầm nắm bằng tay, “đồ” là đồ vật, món đồ. Vậy “Cầm đồ” nghĩa là gì ? “Dùng tay cầm nắm một món đồ nào đó” chăng ? Nhưng cầm món đồ đó để rồi làm gì? Vì ở Hàn Quốc tôi chưa từng nhìn thấy nên hoàn toàn không đoán được nghĩa tấm biển kia ý muốn nói là hiệu cầm đồ. Có lẽ lúc đó vào khoảng năm 1996. Bắt đầu từ năm đó, tấm biển ‘Cầm đồ’ cứ thế “mọc” lác đác trên các con phố.
그리고 2000년 후반에 접어들자 한 두군데 보이던 껌도가 갑자기 여기저기에 나타나더니 지금은 어디를 가든 껌도가 있다. 껌도는 주택가, 대학가, 학원가를 가리지 않고 어디서든지 빨간 간판를 커다랗게 내 걸고 있다. 그런데 더 놀라운 것은 깜도가 다닥다닥 붙어서 있는 것이다. 어떻게 이럴 수가 있는지, 정말 충격이 아닐 수 없다.
Đến nửa cuối năm 2000, khi mới đầu chỉ là một, hai cửa hiệu nhưng rồi đột nhiên nó xuất hiện thêm ở nhiều nơi và đến giờ là đâu đâu cũng có thể nhìn thấy. Bất kể là đường xung quanh khu nhà, trường học hay các học viện, tấm biển ‘Cầm đồ’ vẫn tràn ngập khắp nơi, chình ình trên các con phố.
하노이에서 껌도가 제일 많이 있는 거리는 드엉랑(Đường Láng)으로 랑하 사거리에서 꺼우저이 쪽으로 향하는 1km 안 팎의 거리에 무려 100개의 전당포가 다닥다닥 붙어있다. 이곳은 외상대학, 재정대학, 외교대학, 교통대학이 있는 상아탑의 거리이다. 이런 곳에 이렇게 많은 전당포가 있다는 것은 무엇을 말해주는가? 대학생들이 주 고객이라는 것이다. 이 곳 뿐이 아니다. 당중 (Đặng Dung), 바익마이 (Bạch Mai), 호뚱머우 (Hồ Tùng Mậu)를 전당포 거리라고 한다. 이미 이렇게 이름이 난 전당포 거리 외에도 동네 구석구석에 전당포가 있고, 심지어 농촌에도 있다.
Con đường tập trung nhiều hiệu cầm đồ nhất ở Hà Nội là Đường Láng, đoạn từ ngã tư Láng Hạ đến Cầu Giấy, chỉ trong vòng bán kính 1km có thể đếm được trên dưới 100 hiệu cầm đồ. Đây cũng là đoạn đường tập trung nhiều các trường đại học như trường Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện Ngoại giao, Đại học Giao thông vận tải... Ngay gần cổng trường mà cũng xuất hiện hiệu cầm đồ, có thể thấy đối tượng của các cửa hiệu muốn hướng tới chủ yếu là học sinh, sinh viên. Không chỉ ở đường Láng, có những con phố khác cũng được coi là trung tâm của dịch vụ cầm đồ như Đặng Dung, Bạch Mai, Hồ Tùng Mậu. Nhiều cửa hàng dịch vụ cầm đồ còn “mọc” lên ngay cả trong các ngóc ngách ngõ hẻm, thậm chí ở các làng quê ta cũng thấy sự hiện diện của loại hình dịch vụ này.
2014년 2월 한국의 MBC 방송이 조사한 바에 의하면 한국의 전당포는 전국에 200여개가 있다고 한다. 그런데 베트남은 드엉랑 거리에만 100개가 있다고 하니, 전국적으로 얼마나 많은 전당포가 있을 지 상상이 가질 않는다. 2013년 8월 6일 Vietnamnet.vn 인터넷 신문에 의하면 하노이에만 2,700개의 껌도가 있다고 한다. 베트남의 껌도의 이자율은 한국에 50배~100배 이다.. 한국은 월 3%라고 하는데 베트남은 하루에 5~10%이고, 월드컵 시즌에는 이자율이 하루에 15~20%인데도 손님은 평소보다 3~5배 많다고 한다. 월드컵시즌에 전당포에서 돈을 빌리면 5일만에 원금과 같은 금액의 이자를 내야한다.
Theo kết quả điều tra của hãng MBC Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2014, trên toàn Hàn Quốc có khoảng 200 hiệu cầm đồ. Nhưng ở Việt Nam, chỉ tính riêng đường Láng đã có tới 100 cửa hiệu lớn nhỏ. Không tưởng tượng được rằng trên toàn đất nước từ Bắc tới Nam có biết bao nhiêu tiệm cầm đồ như vậy. Theo thống kê của trang Vietnamnet.vn - một trong những trang báo điện tử được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam - tính đến ngày 6/8/2013, cả nước có khoảng 2,700 cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Điều đáng nói là lãi suất ở các hiệu cầm đồ của Việt Nam cao gấp 50-100 lần so với Hàn Quốc. Nếu như ở Hàn Quốc, lãi suất 1 tháng là 3% thì ở Việt Nam, chỉ một ngày con số đó đã lên tới 5-10%, đặc biệt vào mùa World Cup, lãi suất cắt cổ ở mức 15-20%/ ngày, khách hàng phải chịu lãi cao gấp 3-5 lần ngày thường và hơn nữa khách vay tiền phải trả đủ cả gốc và lãi trong vòng 5 ngày.
또한 월드컵때 전당포에 맡긴 물건이 얼마나 많은지 월드컵이 끝나면 베트남 시장에 지각변동이 생긴다. 전당포에 있는 물건들이 시장으로 쏟아져 나오기 때문이다. 부동산 가격은 뚝 떨어지고 중고 자동차, 중고 오토바이, 노트북, 스마트 폰이 대거 쏟아져나와 중고시장을 발칵 뒤집어 놓는다. 집문서와 땅문서를 전당물로 잡혔다가 내기 축구로 돈을 모두 잃고 못 찾아가는 땅문서들로 인하여 부동산 가격이 하락한다고 한다. 가난했던 시절에는 오토바이가 최고의 전당물이었는데 지금은 자동차, 집문서, 땅문서까지 전당물로 등장했다. 그러므로 월드컵이 끝나면 하루 아침에 전 재산 다 날리고 빚까지 거머 쥔 몰락인생들이 속출하고, 그 중에 몇 몇은 자살을 선택한다.
Không biết các cửa hiệu cầm đồ mùa World Cup bội thu thế nào mà sau khi World Cup kết thúc, thị trường Việt Nam cũng bị biến động theo, bởi các mặt hàng cầm cố tràn lan ra thị trường. Bất động sản tăng lượng rao bán, ô tô, xe máy, laptop, điện thoại smartphone cũ ồ ạt được bán ra làm thị trường đồ cũ cũng vì thế mà nhộn nhịp hơn hẳn. Được biết, giá bất động sản giảm là do khách hàng thua cá độ bóng đá mất hết tiền và không có khả năng chuộc lại giấy tờ nhà đất. Giai đoạn khó khăn trước đây, nếu như xe máy là món hàng đặt cọc có giá nhất, thì bây giờ, ô tô và giấy tờ nhà đất đã lên ngôi. Chính vì vậy sau khi World Cup kết thúc đã xuất hiện không biết bao nhiêu số phận đáng thương trở nên trắng tay, khuynh gia bại sản chỉ trong một buổi sáng, trong số đó có không ít người chọn cho mình con đường tự tử.
내기축구는 베트남의 문화이다. 월드컵 뿐만이 아니라 SEA Game, 스즈키 Cup(AFF), AFC, UEFA, 참피언 리그(영국), 세리아 리그(이태리), V-리그(베트남), 등의 축구시즌이 되면 베트남 남자들은 내기축구를 하느라고 난리법석이다. 베트남의 남자라면 이런 분위기에서 벗어나기가 어려울 것이다. 그러면 왜 베트남 남자들은 이다지도 내기 축구에 열광하는가?
Cá cược bóng đá là “văn hóa” giải trí của nhiều người dân Việt Nam. Không chỉ riêng World Cup, cứ đến các mùa giải như Sea Game, AFF Suzuki Cup, AFC, UEFA Champions League (Anh), Serie A League (Italia), V-League (Việt Nam) …, cánh đàn ông Việt Nam lại trở nên nhộn nhịp với trò cá cược này. Đàn ông Việt cuồng nhiệt với bóng đá và dĩ nhiên là cả cá độ, khó có thể kéo họ ra khỏi bầu không khí này. Vậy tại sao họ lại đam mê cá cược bóng đá đến vậy?
축구를 좋아해서 그런 것도 있지만, 그것보다는 남자들의 사회적 책임감이 약해서 그렇다고 말하고 싶다. 지난 호에서도 언급했지만 예부터 베트남의 남자들은 가장으로써 가정에 대한 책임을 혼자 지지 않았다. 여성들이 경제활동을 하면서 자녀들도 키웠고, 전쟁도 함께 했다. 베트남에 남자 백수가 많은 것도 남자들이 종사할 일을 전부 여자들이 차지하고 있는 것도 한 이유이다. 아파트 경비, 환경미화원, 건설현장, 뱃사공, 채석장, 염전, 탄광에 이르기까지 전부 여자들이 차지하고 있다. 그러므로 베트남의 남자들은 엘리트층이 아니면 선택할 직업군이 별로 없다.
Một phần là vì họ quá yêu thích bóng đá, nhưng cái tôi muốn nói đến và muốn nhấn mạnh ở đây là tinh thần trách nhiệm đối với xã hội của một bộ phận đàn ông Việt Nam chưa cao. Trong số lần trước tôi cũng đã đề cập rằng, đàn ông Việt đến nay vẫn còn tính gia trưởng, nhưng lại không tự đảm đương hết trách nhiệm về gia đình. Phụ nữ Việt Nam vừa tham gia hoạt động kinh tế, vừa nuôi dạy con cái. Khi đất nước xảy ra chiến tranh, họ cũng hăng hái tham gia chiến đấu. Nguyên nhân khiến nhiều đàn ông Việt Nam bị cạnh tranh trên thị trường lao động một phần là do phụ nữ đã đảm nhận các vị trí công việc của họ, từ bảo vệ tòa nhà, công nhân vệ sinh môi trường đến các việc làm tại công trường xây dựng, lái tàu thuyền, khai thác đá, ruộng muối hay mỏ than. Bình đẳng nam nữ đã đưa phụ nữ Việt Nam lên thành tầng lớp ưu tú, xuất sắc, có vị trí quan trọng trong xã hội.
게다가 가정에 대한 책임도 아내와 나누어서 지고 있으므로 그 남는 시간이 어디로 가겠는가? 가정에 대한 책임도 약하고, 사회적 압박도 느슨한 베트남의 남자들, 여기에 더하여 베트남은 인간의 정신을 이끌어 줄 종교도 없는 것 같다. 불교국가라고 하지만, 불교는 거의 샤머니즘 수준이다. ‘자주독립보다 더 귀한 것은 없다(Không có gì quý hơn độc lập tự do)’ 라고 외치며 베트남 민족 정신의 구심점이 되었던 박호, 그 분의 고결한 사상으로 베트남은 외세를 물리치고 1975년 마침내 자주독립 통일국가를 이루었다. 그리고 40년이 지났다. 지금은 평화와 안녕의 시대이며 경제발전의 시대이다. 베트남은, 이제 새로운 사상이 필요하다. 노름과 내기 축구와 마약과 유흥에 빠져 있는 베트남의 젊은이들을 다시 일으 킬 새로운 사상이 나와야 할 때이다.
Do trách nhiệm về gia đình cũng được san sẻ cùng người vợ nên họ có nhiều thời gian nhàn rỗi để đi tìm các thú vui tinh thần. Thêm vào đó, ở Việt Nam chưa có một tôn giáo dẫn dắt chung về tinh thần mặc dù được gọi là quốc gia của Đạo Phật. Khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được hô vang và là chân lý vĩ đại của đời sống xã hội Việt Nam. Với lý tưởng cao đẹp đó, dân tộc Việt Nam đã đẩy lùi giặc ngoại xâm, giành độc lập chủ quyền, thống nhất nhất nước năm 1975. Trải qua 40 năm, đến nay Việt Nam đã bước sang thời đại Hòa bình, Bình ổn và Phát triển kinh tế. Đất nước Việt Nam cần một luồng tư tưởng mới thu hút tất cả mọi người tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, tránh xa các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy và các thú vui lãng phí khác.
0 Comment: