새도 날아 넘기 힘든 고개. 남쪽으로부터 쳐들어 오는 적을 막아 수도권을 지키기 위한 국방의 요새. 문경 새재가 불러오는 단상들이다. 예로부터 영남 지방의 관문 역할을 해 온 경상북도 문경의 고갯길을 걸어 본다.
Một ngọn đồi hiểm trở đến mức làm khó cả những chú chim khi muốn bay qua đây. Một cứ điểm quân sự bảo vệ khu vực thủ đô khỏi các cuộc tấn công của địch từ phía Nam. Đây là những mô tả chung khi nói về Mungyeong Saejae. Và từ xa xưa, người Hàn đã qua lại trên con đường đồi ở Mungyeong, tỉnh Gyeongsangbuk, nơi đóng vai trò trấn giữ khu vực Yeongnam.
영남대로 능선 중 가장 높은 주흘산의‘부봉(釜峯)’에서 내려다본 문경새재. 서울에서 자동차로 1시간 40분가량 걸리는 문경새재는 그 역사가 삼국 시대까지 거슬러 올라간다. 예로부터 중요한 교통로이자 전략적 요충지였던 이곳은 지금도 자연의 아름다움과 문화 유적을 찾는 사람들의 발길로 붐빈다. Mungyeong Saejae nhìn từ trên cao tại vị trí cao nhất dọc theo đại lộ Yeongnam. Nằm cách Seoul khoảng hai giờ đi ô tô, con đường này là một cửa ngõ quan trọng đối với du khách và là một thành trì quân sự từ thời Tam Quốc (năm 57 trước CN–năm 668 sau CN) đến triều đại Joseon (1392–1910). Ngày nay, nơi đây là một điểm du lịch nổi tiếng được tôn vinh vì vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú.
한국어에서 자주 쓰이는‘분수령(分水嶺)’이라는 말은 ‘분수계(分水界 drainage divide)와 같은 의미를 갖는다. 산지가 70퍼센트인 한반도에서 수계를 나누는 기점은 대개 고갯마루처럼 높기 때문에 그 경계를 고개로 대신한 말이다.
Từ “bunsuryeong” (phận thủy lĩnh) thường được sử dụng ở Hàn Quốc có nghĩa giống với từ “bunsugye” (phận thủy giới). Có nghĩa là, ở bán đảo Hàn nơi mà địa hình 70 phần trăm là đồi núi, điểm phân chia ranh giới các dòng nước có độ cao tương đối với đỉnh đồi nên đồi được sử dụng thay cho ranh giới đó.
산봉우리와 분수령을 잇달아 이어 놓은 것이 한국의 산줄기다. 그리고 흥미롭게도 분수령에서 갈라지는 물의 행로에 따라 산줄기의 위상이 달라진다. 곧 고갯마루에서 이쪽과 저쪽으로 나뉜 물이 다시 만나지 않고 서로 다른 하구로, 바다로 흘러간다면 그 분수령에는 더 높은 품격이 부여된다. 한반도 북단의 백두산에서 시작해 이런 품격 있는 분수령을 따라 남쪽의 지리산까지 1,600㎞가 넘는 큰 산줄기를 ‘백두대간’이라 부른다. 한국인들은 이 산줄기의 능선을 따라 종주하는 것을 명예롭게 여긴다.
Núi non ở Hàn Quốc là một chuỗi liên tiếp các đỉnh núi và bunsuryeong. Thú vị hơn đó là vị trí của các dãy núi phụ thuộc vào dòng nước bị chia tách từ bunsuryeong. Dòng nước chia tách từ đỉnh đồi đến hướng này và hướng kia, nếu không hợp lại nhau mà chảy về cửa sông hay biển khác nhau thì bunsuryeong đó được đánh giá có vị trí quan trọng. Người Hàn đặt tên cho dãy núi lớn kéo dài hơn 1.600 km từ núi Beakdu ở cực Bắc bán đảo Hàn dọc theo bunsuryeong có vị trí quan trọng như trên đến núi Jiri ở phía Nam là Beakdudaegan. Người Hàn rất ngưỡng mộ những ai đã chinh phục con đường trên dãy núi này.
근대의 축척 개념을 적용해 세밀한 지형도를 그린 조선 시대의 지리학자 김정호(1804~1866 추정)는 만년에 백두대간의 산줄기와 하천, 고을을 용이나 태극의 모습으로 형상화해 그린 목판본 생활 지도를 따로 만들어 보급했다. 바로 유명한 「대동여지도」(大東輿地圖 1861)이다. 그 배경에는 백두대간을 한반도 자연 지리의 상징이자 이 땅의 문화와 사회, 역사, 환경을 이해하는 바탕으로 여겼던 그의 자연관이 있었다. 애국가 첫 소절에 백두산이 등장하고, 초등학교를 비롯해 각급 학교의 교가(校歌)마다 어김없이 인근 산의 정기를 이어받았음을 강조하는 가사가 등장하는 것도 같은 맥락이다.
Vào thời Joseon, nhà địa lý học Kim Jeong-ho (1804–1866) đã áp dụng tỷ lệ thu nhỏ hiện đại để vẽ ra một bản đồ địa hình chi tiết. Ông tạo ra và phổ biến một tấm bản đồ sinh hoạt bằng gỗ theo cách hình tượng hóa các dãy núi của Beakdudaegan, sông ngòi, thành ấp giống như một con rồng hoặc biểu tượng của thái cực. Đó chính là tấm bản đồ “Đại đồng dư địa đồ” (Daedong yojido, 1861) nổi tiếng. Nó phản ánh quan niệm về tự nhiên của Kim Jeong-ho, ông cho rằng dãy Beakdudaegan vừa là biểu tượng đại diện cho địa lý tự nhiên bán đảo Hàn, vừa là nền tảng để hiểu được văn hóa, xã hội, lịch sử và môi trường của vùng đất này. Thật vậy, núi Baekdu xuất hiện ngay trong câu đầu tiên của bài Ái quốc ca và các bài hát truyền thống của các cấp trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng đều không ngừng ca ngợi việc kế thừa tinh thần, khí chất của các ngọn núi xung quanh đó.
문경새재의 제1관문 주흘관. 임진왜란과 병자호란을 겪은 후 이 지역의 군사적 요충지로서의 가치가 새로이 인식되어 1708년 조령산성을 축성하면서 세워졌다. Juheulgwan là cửa ngõ đầu tiên của Mungyeong Saejae. Nó được xây dựng vào năm 1708 cùng với pháo đài núi Joryeong, có tầm quan trọng chiến lược của một con đường đồi được minh chứng qua các cuộc xâm lược của Nhật Bản và Mãn Châu.
삼국의 각축이 심했던 5 세기경에 축조된 약 1.6 km 길이의 고모산성은 대부분이 허물어지고 현재는 일부만 남아 있다. 성벽에 올라서면 주변의 빼어난 풍광이 한눈에 들어온다. Pháo đài núi Gomo được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ năm sau Công nguyên, khi Tam Quốc chìm đắm trong các trận giao chiến. Các bức tường thành ban đầu dài 1,6km, tuy nhiên ngày nay chỉ còn lại một phần.
내세와 현세를 잇는 길 Con đường từ kiếp này đến kiếp sau
중부 내륙 지방의 충주 수안보에서 남동쪽을 향해 자동차로 20분쯤 달리면 옛 도요지가 나온다. 여기에 차를 두고 굽은 길을 두어 번 돌아 걸어가면 훼손된 석탑과 거대한 돌미륵상이 서 있는 옛 절터를 만난다. 고려 시대 위용을 자랑했던 미륵대원 터다. 돌미륵상은 보수 중이다. 무상한 마음에 발걸음은 표석을 따라 하늘재로 향한다. 굽은 길을 따라 펼쳐진 숲은 울창하지만 걷는 이를 위압하진 않는다. 길이 아늑하고 편안하니 저절로 걸음이 느려지고, 눈길은 한가로이 기이한 형상의 나무와 바위 틈 사이에 핀 들꽃에 머문다. 숨이 가빠질 즈음 야트막한 고갯마루가 나타나는데 이곳이 우리 역사 기록에 등장하는 가장 오래된 고갯길인 하늘재다. 내리막길은 문경 땅이다. 이 고갯마루에 비가 내려 문경 쪽으로 흐르면 낙동강 물이, 충주 쪽으로 흐르면 한강 물이 된다. 충주 쪽의 지명은 내세를 뜻하는 ‘미륵리’이고, 문경 쪽은 현세를 뜻하는 ‘관음리’다. 관음리 길에도 석불이 곳곳에 남아 있다. 아쉽게도 이 길은 아스팔트로 포장되어 있다.
Sau 20 phút lái xe về phía Nam từ Suanbo, Chungju, miền Trung của Hàn Quốc, chúng tôi thấy xuất hiện một lò gốm cổ. Chúng tôi đỗ xe rồi đi theo con đường quanh co, bắt gặp một di tích chùa cổ có ngọn tháp đá đã hư và tượng Phật Di Lặc bằng đá khổng lồ. Đây là di tích của tu viện Di Lặc, từng là niềm tự hào vinh quang của triều đại Goryeo. Tượng Phật Di Lặc bằng đá đang được tu sửa. Bước chân trong vô thức theo các bảng chỉ dẫn bằng đá dẫn chúng tôi đến với con đường Haneuljae. Khu rừng dọc theo con đường uốn khúc rậm rạp nhưng không khó đi. Đường đi thật dễ chịu và nhẹ nhàng nên khiến cho bước chân cứ chậm dần, còn ánh mắt thì thong thả vướng lại trên các cánh hoa dại mọc giữa những tảng đá và cái cây có hình dạng dị thường. Giữa lúc hơi thở trở nên gấp rút, một ngọn đồi be bé hiện ra. Đây chính là Haneuljae, con đường đồi cổ xưa nhất xuất hiện trong các ghi chép lịch sử của Hàn Quốc. Cuối đồi là vùng đất của Mungyeong. Khi trời mưa, nước mưa từ ngọn đồi này nếu chảy xuống Mungyeong sẽ tràn vào sông Nakdong, chảy về hướng Chungju sẽ hòa vào sông Hàn. Vùng đất ở phía Chungju được gọi là Mireuk-ri (Làng Di Lặc) mang nghĩa của kiếp sau, còn vùng đất ở phía Mungyeong được gọi là Gwaneum-ri (Làng Quan Âm) mang nghĩa của hiện tại, kiếp này. Con đường dẫn xuống Gwaneum-ri cũng có nhiều tượng Phật bằng đá. Nhưng không may con đường này đã được phủ đầy nhựa đường.
하늘재의 옛 이름은 계립령, 즉 ‘닭이 서 있는 모양을 한 고개’이다. 역사서 『삼국사기』(1145)에는 “156년, 신라의 아달라 왕이 4월에 계립령 길을 열었다”(阿達羅尼師今 三年 夏四月 開鷄立嶺路)는 기록이 있다. 하지만 신중한 역사학자들은 이 고개를 기원전부터 이 지역에 살았던 부족 국가들이 만든 교통로로 추정한다. 백제와 고구려, 신라 세 나라가 한반도의 중앙을 관통하는 한강 수로를 확보하기 위해 이곳을 놓고 수백 년 동안 다투긴 했지만 그 시기의 신라는 경주를 중심으로 한 작은 나라에 불과했고 왕권도 약했기 때문이다. 중요한 접경지 길목이라 해서 항상 군인들만 들끓은 것은 아니다. 이 고갯길은 오래 전부터 남북에서 생산된 물산이 오가던 길목이었으며, 아도화상(阿道和尙)이라는 고구려의 승려가 처음으로 신라에 불교를 전하기 위해 넘어온 길이기도 하다. 이 고갯길을 넘어 아도화상이 포교를 했다는 구미에 있는 모례(毛禮)마을은 오늘날 신라 불교의 성지로 대접받고 있다.
Tên gọi cũ của Haneuljae là Gyerib-ryeong, nghĩa là “ngọn đồi có hình dạng con gà đang đứng”. Trong quyển “Tam quốc sử ký” (1145) có đoạn ghi: “Năm 156, vua Adalla của Silla đã xây đựng con đường Gyerib-ryeong vào tháng Tư”. Tuy nhiên những nhà sử học cẩn trọng lại cho rằng ngọn đồi này đã được các bộ tộc sinh sống trong khu vực từ trước Công nguyên xây dựng thành đường đi. Ba vương quốc cổ đại Baekje, Goguryeo và Silla đã tranh giành vùng đất này suốt hàng trăm năm để đảm bảo sông Hàn được thông suốt khu vực trung tâm của bán đảo Hàn. Silla ở thời kỳ này chỉ là một quốc gia nhỏ bé có trung tâm là Gyeongju và vương quyền vẫn còn yếu ớt. Mặc dù đây là điểm then chốt quan trọng sát biên giới nhưng cũng có lúc không có lính canh gác. Con đường đồi này từ lâu đã là điểm vận chuyển qua lại hàng hóa được sản xuất ở phía Bắc và phía Nam, và cũng là con đường đã đưa vị tăng lữ Ado Hwasang của Goguryeo lần đầu tiên đến với Silla để truyền bá Phật giáo. Ngôi làng Morye từng được Ado Hwasang vượt qua con đường đồi ở trên đến truyền đạo giờ đây được tôn sùng là thánh địa Phật giáo của Silla.
하늘재를 넘어 북쪽을 향해 길을 떠났던 야심찬 신라인들의 목적지는 문화 예술의 황금기를 이룬 당나라였다. 경주에서 출발해 당나라의 수도인 장안으로 가려면 여러 도시를 지나 문경에서 하늘재를 넘은 뒤 충주에서 한강 수로를 타고 서해안으로 나가 당은포(唐恩浦)에서 배를 타고 북쪽의 연안 항로를 이용하는 것이 가장 안전했다.
Điểm đến của người Silla vốn đầy tham vọng khi vượt qua Haneuljae hướng về phía Bắc chính là nhà Đường, quốc gia đã tạo nên một thời hoàng kim về văn hóa nghệ thuật. Cách an toàn nhất nếu muốn đến Trường An, kinh đô của nhà Đường từ Gyeongju là vượt qua Haneuljae, xuôi theo dòng sông Hàn từ Chungju, ra đến biển Tây bắt tàu ở cảng Dangeun-po đi men theo đường biển hướng về phía Bắc.
기록에 따르면 신라의 승려 원효(617~686)와 의상(625~702)은 최소한 이 길을 두 번 오갔다. 서른네 살의 원효는 650년 의상과 함께 이 고개를 넘어 당시 유행하던 당나라 유학길에 나섰다가 요동에서 고구려 국경 수비대에 붙잡혀 되돌아왔다. 그로부터 10년 뒤 원효는 다시 한 번 의상과 함께 당나라 유학을 시도했다. 그러나 이번에는 당은포에서 배를 기다리다 불현듯 의상과 헤어져 되돌아온다. 잠결에 마신 달고 시원한 물이 깨어나 보니 해골에 고인 빗물이라는 것을 알고 모든 것이 마음에 달려 있다는 깨달음을 얻었다는 유명한 일화가 『해동고승전』(1215)에 전한다. 그 뒤 원효는 성당(盛唐) 문화가 압도하던 시기에 독자적인 사상 체계로 한국 불교사에 큰 자취를 남겼으며, 의상은 당나라 유학을 마치고 돌아와 신라 불교의 성행을 이끌었다.
Theo ghi chép, hai nhà sư Wonhyo (617–686) và Uisang (625–702) của Silla đã ít nhất hai lần đi và về qua con đường này. Năm 650, khi ấy sư Wonhyo 34 tuổi cùng với sư Uisang vượt qua ngọn đồi này đến nhà Đường đương nổi tiếng lúc bấy giờ để du học nhưng họ bị lính gác biên phòng Goguryeo bắt lại ở Liêu Đông nên buộc phải quay về. Mười năm sau, sư Wonhyo cùng sư Uisang cố gắng thực hiện lại chuyến du học đến nhà Đường. Nhưng lần này, trong lúc chờ thuyền ở cảng Dangeun-po, sư Wonhyo đột nhiên chia tay sư Uisang rồi quay về. Trong quyển “Hải Đông cao tăng truyện” (Haedong goseung jeon, 1215) có một giai thoại nổi tiếng được ghi lại rằng Wonhye tỉnh giấc khi còn đang mơ màng, ông phát hiện ra thứ nước có vị ngọt và mát mà mình đã uống chính là nước mưa đọng lại trong đầu lâu người, ông giác ngộ ra rằng mọi việc đều phụ thuộc vào tâm trí. Sau này, sư Wonhyo đã tạo nên một thành tựu đáng chú ý cho Phật giáo Hàn Quốc với hệ thống tư tưởng độc đáo trong thời kỳ áp đảo của văn hóa Thịnh Đường (盛唐), sư Uisang sau khi hoàn thành việc du học ở nhà Đường đã trở về và giúp phát triển Phật giáo ở Silla.
신라의 마지막 왕인 경순왕은 국운이 기울자 935년 고려에 항복했다. 고려에 귀의해 수도 개경에서 만년을 보낸 경순왕이나 신라의 재건을 다지며 금강산으로 들어간 그의 아들 마의태자나 뜻은 달랐지만 모두 이 하늘재를 넘었다. 그리고 다시 돌아오지 못했다.
Gyeongsun, vị vua cuối cùng của Silla đã hàng phục Goryeo vào năm 935 sau khi vận mệnh đất nước suy yếu. Về ý nghĩa tuy khác nhau nhưng vua Gyeongsun, người đã quy y ở Goryeo và sống phần đời còn lại ở thủ đô Gaegyeong hay người con trai của ông là thái tử Maeui, người quyết chí tái thiết Silla và đi lên núi Geumgang, cả hai đã đi qua ngọn đồi Haneuljae này. Và đều không thể quay trở về.
1594년 중성(中城) 축성과 함께 만들어진 제2관문 조곡관은 문경새재의 관문들 중 가장 먼저 세워졌으며, 다른 관문들에 비해 주변 산세가 험한 위치에 자리 잡고 있다. Jogokgwan, cửa ngõ thứ hai của Mungyeong Saejae, được xây dựng vào năm 1594 với những bức tường thành bên trong. Jogokgwan được xây dựng sớm nhất trên con đường đồi này. Địa hình xung quanh của nơi đây gồ ghề hơn so với các cửa ngõ khác.
더 가파른 고갯길로 Men theo con đường dốc hơn
고려 시대 미륵대원은 공무로 길을 떠난 관리나 여행자들에게 숙식을 제공하던 역원(驛院)의 관리를 대행했던 사찰이자 인기 있는 여행지이기도 했다. 김변(金賆)이란 사람의 처 허(許) 씨(1255~1324)의 묘지명은 그 시절의 분위기를 짐작케 한다. 허 씨는 남편이 죽자 무덤 부근에 절을 짓고 금은으로 사경(寫經)을 하는 등 그의 명복을 빌기 위해 10년이 넘게 불사를 했다. 그러다 57세 때 길을 떠나 이름난 사찰과 명산을 순례하였는데 그녀가 예를 올린 대표적인 장소가 바로 미륵대원의 석불이다. 불교를 국교로 삼았고 남녀의 사회적 지위가 비교적 평등했던 고려 시대 여성들의 성지 순례는 드문 일이 아니었다.
Tu viện Di Lặc ở thời đại Goryeo là ngôi chùa đã từng phục vụ chỗ trọ cho các lữ khách hoặc quan lại đi công vụ, và cũng là một địa điểm du lịch được yêu thích. Tên ngôi mộ của bà Heo (1255–1324), vợ của một người tên Kim Byeon, có thể giúp chúng ta phỏng đoán được bầu không khí của thời kỳ đó. Sau khi chồng qua đời, bà Heo đã tu tập hơn mười năm để cầu phúc cho chồng, bà làm các việc như cho xây dựng một ngôi chùa ở gần mộ của ông và sao chép kinh văn bằng mực vàng và bạc. Thế nhưng nơi mà bà dâng lễ tiêu biểu nhất đó chính là tòa tháp đá của tu viện Di Lặc, năm 57 tuổi bà ghé qua đây trên đường hành hương đến các ngôi chùa và núi nổi tiếng. Việc một người phụ nữ đi hành hương không phải là chuyện kỳ lạ gì ở Goryeo, nơi Phật giáo được xem là quốc giáo, đàn ông và phụ nữ được đối xử bình đẳng như nhau.
하늘재에서 남쪽으로 40분쯤 오르면 탄항산 정상이다. 여기서 평탄한 능선을 따라 봉우리 몇 개를 지나면 첩첩이 늘어선 산 사이로 문경 새재의 3관문인 조령관이 내려다보인다. 이곳 또한 조령관 지붕에 빗물이 떨어져 북서쪽인 충주로 흐르면 한강 물, 남동쪽인 문경 쪽으로 흐르면 낙동강 물이 되는 분수령이다. 조령관에서 문경 쪽으로 2관문 조곡관을 지나 1관문 주흘관으로 이어진 길이 바로 충주와 문경을 오가는 새재 길이다. 하늘재에서 능선을 타면 새재까지 반나절 거리다.
Đi về hướng Nam khoảng 40 phút từ Haneuljae bạn sẽ đến đỉnh núi Tanhang. Từ đây, đi theo các con đường mòn thoai thoải và vượt qua vài đỉnh núi, giữa trùng trùng lớp lớp các dãy núi xếp hàng dài, bạn có thể nhìn xuống thấy Joryeonggwan, cửa ngõ thứ ba trong ba cửa ở Mungyeong Saejae. Đây cũng là điểm phân chia dòng nước, khi nước mưa từ nóc nhà Joryeonggwan chảy xuống vùng Chungju ở phía Tây Bắc sẽ hòa vào sông Hàn, chảy xuống Mungyeong ở hướng Nam sẽ nhập vào dòng sông Nakdong. Con đường từ Joryeonggwan hướng về phía Mungyeong băng qua Jogokgwan, cửa ngõ thứ hai kéo dài đến Joheulgwan, cửa ngõ thứ nhất chính là đường Saejae qua lại giữa Chungju và Mungyeong. Sẽ mất nửa ngày để đi theo con đường mòn từ Haneuljae đến Saejae.
문경 새재는 조선이 건국 초기에 크게 개척해 500년 동안 한양과 동래, 즉 오늘날의 서울과 부산을 잇는 영남대로의 중요한 교통로이자 고갯길로 이름을 떨쳤다. 그렇다면 왜 조선은 천년이 넘게 이용해 온 평탄한 하늘재를 버리고 해발 100여 미터나 더 높고 더 가파른 새재를 개척했을까?
Mungyeong Saejae được khai thác nhiều vào thời kỳ đầu xây dựng Joseon, và trong 500 năm sau đó, nó là một con đường núi cũng như tuyến đường nổi tiếng nối liền Hanyang và Dongnae, tức Seoul và Busan ngày nay. Nếu như vậy có một điều thắc mắc là, tại sao Joseon lại từ bỏ Haneuljae tương đối bằng phẳng, một con đường đã được sử dụng hơn một ngàn năm để chuyển sang khai thác Mungyeong Saejae, con đường dốc hơn và cao hơn mực nước biển 100 mét?
유림의 길 Con đường của Nho lâm (Nhóm theo học Nho học)
하늘재는 조세로 거둔 곡물 따위를 운반하는 조운선(漕運船)이 오가던 한강 수로와 이어진 교통로라는 이점이 있었다. 그러나 한때 일본을 위협하던 원나라와 고려가 쇠퇴기에 들어서면서 바다에는 왜구가 창궐했다. 왜구들의 노략질이 일상화되자 수운(水運)은 점점 약화되었다. 몽골과 홍건적의 침입을 막지 못해 방어선으로서 하늘재의 역할도 무색해졌다. 반면에 새재는 방어에 유리한 험로(險路)였고, 육로로 오간다면 이 길이 더 짧았다.
Haneuljae có lợi thế là tuyến đường nối liền với đường thủy trên sông Hàn, nơi qua lại thường xuyên của thuyền bè vận chuyển ngũ cốc các loại có thu thuế. Nhưng khi Goryeo và nhà Nguyên (đã có lúc là kẻ thù uy hiếp Nhật Bản) suy yếu, trên biển bắt đầu có sự hoành hành của giặc Oa (Nhật Bản). Việc cướp bóc của giặc Oa trở nên thường xuyên và giao thông đường thủy ít dần. Khi quân Mông Cổ và Khăn Đỏ xâm chiếm, Haneuljae cũng mất thế phòng thủ. Ngược lại, Saejae là một con đường hiểm trở thuận lợi cho việc phòng thủ, đồng thời nếu đi lại bằng đường bộ thì con đường này gần hơn.
왜구들은 조선 초기까지 들끓었다. 조선의 3대 군주 태종(재위 기간 1400~1418) 은 무력과 무역이라는 두 가지 수단으로 왜구의 도발을 억제하는 한편 빠른 통신과 교통을 위해 전국을 사방으로 연결하는 대로를 구축하고 길목마다 군사들이 주둔하며 말과 숙식을 제공하는 역참 제도를 시행했다. 큰 산을 넘거나 물을 건너는 자연 거점에 역이나 원을 두었던 고려와 달리 조선에서는 역은 30리마다, 원은 10리마다 하나씩 체계적으로 설치했다. 문경 새재가 영남대로의 일부가 된 것도 이 무렵이다. 새재를 이용하자 다른 고개들보다 이동 시간이 빨라졌다. 대로라고 해 봐야 두 사람이 나란히 걸으면 어깨가 부딪치는 정도의 폭에 불과했지만 목축을 하지 않는 농업 국가에서, 또 적들의 침략에 대비해야 하는 나라에서 이 정도의 육로면 부족할 게 없었다.
Giặc Oa hoành hành cho đến đầu triều đại Joseon. Vua Taejong (trị vì từ năm 1400 đến năm 1418), vua đời thứ ba của Joseon, đã dùng vũ lực và thương mại để kiềm chế nạn cướp bóc của giặc Oa, mặt khác cho xây dựng một mạng lưới đường bộ khắp cả nước để liên lạc và giao thông nhanh chóng. Ông thi hành chế độ trạm dịch (yeokcham) ở mỗi điểm then chốt, nơi quân lính đóng quân và cung cấp ngựa, chỗ ăn ở. Không giống như Goryeo cho thiết lập các dịch quán hoặc viện tại các cứ điểm tự nhiên băng qua núi cao hay qua sông, Joseon xây dựng các dịch quán này theo hệ thống như sau, các dịch quán cách nhau 30 lí (khoảng 12km) và viện cách nhau 10 lí (khoảng 4km). Thời kỳ này cũng là lúc Mungyeong Saejae được hợp nhất với đại lộ Yeongnam. Thời gian di chuyển theo con đường nhanh hơn so với đi qua những ngọn đồi khác. Gọi là đại lộ nhưng tối đa chỉ hai người có thể đi song song nhau, vai chạm vai. Tuy nhiên ở một quốc gia nông nghiệp không chăn nuôi gia súc, cũng như một quốc gia phải đề phòng sự tấn công của giặc ngoại xâm, đường chỉ cần rộng chừng đó là đủ.
다만 이 길을 개통하면서 왜 방어를 위한 성벽인 관방(關防)을 설치하지 않았는지는 의문이다. 이런 방심 때문인지 1592년 왜군이 조선을 침략해 파죽지세로 북진해 올 때 천혜의 요새인 새재 협곡에서 막지 못하고 충주에서 기마전을 펴다 결국 패배했다. 이 소식은 선조(1552~1608)가 수도를 포기하고 달아나는 직접적인 계기가 되었다. 이듬해 영의정 유성룡(1542~1607)의 건의로 새재에 방어 성벽인 2관문을 설치했지만, 오늘날과 같은 3개의 관문이 완성된 것은 병자호란 이후인 18세기 초다. 그러나 그 뒤로는 큰 전란이 없어 변방의 경비나 사신 왕래를 위한 관문 역할에 충실했다.
Thế nhưng thật khó hiểu khi các tường thành phòng thủ không được xây dựng cùng lúc với con đường. Đây có thể là lý do khiến cho Joseon không thể ngăn chặn được sự tiến công xâm lược ồ ạt lên phía Bắc của giặc Oa năm 1952 ở khe núi Saejae như một pháo đài do ơn trên ban tặng, dẫn đến thất bại trong cuộc chiến kỵ binh diễn ra ở Chungju. Chính tin xấu này đã khiến vua Seonjo (1552–1608) chạy trốn khỏi kinh thành. Một năm sau đó, Seonjo cho xây dựng hai cửa ải phòng thủ ở Saejae theo kiến nghị của tể tướng Ryu Seong-ryong (1542–1607). Nhưng phải đến đầu thế kỷ 18, sau sự kiện Bính Tý Hồ Loạn năm 1636–1637 thì hệ thống ba cửa ải như ngày nay mới được thiết lập. Tuy nhiên kể từ đó không xảy ra thêm cuộc loạn lạc lớn nào nữa, nên ba cửa ải này đóng vai trò làm nơi qua lại cho lính gác hay sứ thần ở vùng biên giới.
외세의 침략에 의한 부침은 고려나 조선 모두 피할 수 없었지만, 그 길 위에서 벌어진 삶의 모습은 크게 달랐다. 유교 국가였던 조선의 10개 도시 가운데 절반이 이 영남대로에 걸쳐 있어 새재는 조선의 문화를 지켜볼 수 있는 상징적인 고갯길이 되었다. 관리를 뽑는 시험은 고려 때도 있었지만, 조선 시대에는 정기적으로 과거 시험을 치렀다. 이 시험에 합격해야 입신양명을 할 수 있었으므로 유학을 공부한 영남 지방의 많은 선비들이 관리 등용의 부푼 꿈을 안고 이 길을 떠났다. 따라서 돌아오는 길은 금의환향하는 축복의 길이자 동시에 부끄러움과 한숨이 서린 길이기도 했다.
Cả Goryeo và Joseon đều không tránh khỏi những thăng trầm do ngoại bang xâm lược, nhưng hình ảnh cuộc sống dọc theo con đường Mungyeong Saejae khác rất nhiều qua hai thời kỳ này. Nằm trên đại lộ Yeongnam, tuyến đường lớn đi qua năm trong số mười thành thị lớn của Joseon, một quốc gia Nho giáo, Saejae trở thành con đường đồi tiêu biểu phản ánh văn hóa Joseon. Các cuộc thi tuyển chọn quan lại vẫn được diễn ra ở thời Goryeo, nhưng đến thời Joseon các khoa cử này được diễn ra định kỳ. Rất nhiều các nho sĩ ở vùng Yeongnam đã đi qua con đường này với ước mơ khát khao được tuyển chọn làm quan, do lúc bấy giờ phải đỗ đạt khoa cử thì mới có thể rạng danh và thành đạt. Theo đó khi trở về, con đường này đối với họ hoặc sẽ là con đường chúc mừng vinh quy bái tổ, hoặc là con đường đầy xấu hổ và ngao ngán.
그런가 하면 유림들이 조정에 간언이나 진정을 하러 떠나는 상소(上疏) 길이기도 했다. 유림의 고장 안동 유생들이 상소문을 들고 출발해 문경 새재를 넘는 데 4일이 걸렸고, 조정에 전달해 해석을 받아들고 돌아오는 데는 모두 석 달이 걸렸다. 여기에 왕의 특명을 받고 신분을 감춘 채 지방을 감찰하러 가는 암행어사, 정부의 문서를 전하러 가는 관리, 명승지로 유람을 떠나는 풍류객들로 문경 새재 부근의 역원이나 주막은 붐볐으리라. 1관문과 2관문 사이에는 정자가 있는데 이는 새로 부임하는 경상도 관찰사와 떠나는 관찰사가 관인을 인수인계하던 곳이다. 이 정자 앞에는 시인 묵객들이 즐겨 찾는 작은 폭포도 있다.
Saejae cũng là con đường mà các học giả phái Nho lâm dùng khi muốn dâng sớ kiến nghị hoặc thỉnh cầu với triều đình. Các nho sinh Andong, cái nôi của Nho lâm, mang theo sớ và mất bốn ngày để vượt qua Mungyeong Saejae đến kinh thành, mất ba tháng để tâu với triều đình, nhận câu trả lời và trở về. Các dịch quán, quán trọ chen chúc mọc lên xung quanh khu vực Mungyeong Saejae, với nhiều thành phần ra vào như khách thưởng ngoạn cảnh đẹp, quan ngự sử theo lệnh vua cải trang đi thị sát địa phương, quan chức đi truyền văn thư của triều đình. Ở giữa cửa ải thứ nhất và cửa ải thứ hai có một jeongja, đây là nơi quan cai quản vùng Gyeongsang mới được bổ nhiệm và người tiền nhiệm bản giao tiếp nhập ấn tín. Ở phía trước đình jeongja là một thác nước nhỏ, nơi các thi sĩ hay lui tới.
문경 새재를 지나는 특별한 손님이라면 일본을 오가던 조선통신사들을 꼽을 수 있다. 임진왜란의 상처를 딛고 두 나라의 교류를 위해 꾸려진 외교 사절단은 조선의 학식과 문화를 대표하는 이들로 400~600여 명에 달했다. 이들은 서울에서 출발해 몇 개 도시를 거쳐 문경 새재를 넘은 뒤 부산에 이르렀다. 이들의 숙식은 모두 지역의 부담이어서 조정에서는 갈 때와 올 때 길을 달리해 부담을 줄이도록 규정했다.
Nhắc đến các du khách đặc biệt đi qua Mungyeong Saejae thì phải kể đến phái đoàn sứ giả Joseon qua lại Nhật Bản. Gác lại vết thương trong cuộc xâm lược Nhâm Thìn Oa Loạn (1592–1598), phái đoàn ngoại giao kiến thiết quan hệ của hai nước phía Joseon lên đến con số khoảng 400~600 người, gồm các nhà trí thức về Nho giáo và văn hóa. Đoàn sứ giả này xuất phát từ Seoul, đi qua một số thành phố trước khi băng qua Mungyeong Saejae đến Busan. Việc ăn ở của đoàn tất cả đều do địa phương chi trả nên triều đình yêu cầu họ phải đi và về theo hai tuyến đường khác nhau để giảm chi phí.
대로라고 해 봐야 두 사람이 나란히 걸으면 어깨가 부딪치는 정도의 폭에 불과했지만 목축을 하지 않는 농업 국가에서, 또 적들의 침략에 대비해야 하는 나라에서 이 정도의 육로면 부족할 게 없었다. Gọi là đại lộ nhưng tối đa chỉ hai người có thể đi song song nhau, vai chạm vai. Tuy nhiên ở một quốc gia nông nghiệp không chăn nuôi gia súc, cũng như một quốc gia phải đề phòng sự tấn công của giặc ngoại xâm, đường chỉ cần rộng chừng đó là đủ.
영남대로에서 가장 험한 길로 유명했던 토끼비리는 벼랑을 깎고 바위를 깨뜨려 만든 길로, 한쪽은 까마득한 벼랑 아래에 영강(穎江)이 흐른다. 현재는 2㎞ 정도만 남아 있으며 그중 절반만 통행이 가능하다. 수백 년 동안 왕래하던 사람들의 발길로 인해 길바닥 바위들이 반들반들하게 닳았다. Tokkibiri (đường đá thỏ) là một con đường núi tuyệt vời ở Yeongnam. Đoạn này có vách đá chạm khắc, nằm rìa một con dốc dẫn xuống sông Yeong. Những viên đá mặt đường đã bị bào mòn bởi vô số bước chân của người đi trên con đường này hàng trăm năm qua.
이름 없는 이들의 길 Con đường của những kẻ vô danh
3관문에서 몇 개의 바위산을 넘은 뒤 계단이 많고 가파른 길을 1시간 반가량 오르면 해발 1,026m의 조령산 정상이 나온다. 여기서 남쪽으로 3㎞쯤 내려가면 이화령이다. 이곳의 물도 괴산 쪽으로 흐르면 한강에 합류하고, 문경 쪽으로 흐르면 낙동강에 합류하는 분수령이다.
Từ cửa ải thứ ba băng qua vài núi đá, đi thêm khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ theo con đường dốc nhiều bậc thang, bạn sẽ đến được đỉnh núi Joryeong-san cao 1.026 mét so với mực nước biển. Đi xuống 3km về hướng Nam là Ihwaryeong (Đèo hoa lê). Đây cũng là một điểm phân chia nước khác, nếu nước từ đây chảy xuống phía Goesan sẽ đổ vào sông Hàn, chảy xuống phía Mungyeong sẽ đổ vào sông Nakdong.
이화령은 길이 험하고 산짐승의 피해가 두려워 여럿이 함께 어울려 넘어야 하는 고개였다. 경상도 문경과 충청도 괴산을 동서로 잇는 유일한 길이어서 예부터 존재했을 것이 분명하나 사료는 없다. 다만 어려서 이화령을 넘는 봇짐꾼들이나 소떼를 몰고 넘는 소장수들을 보았다는 노인들의 목격담으로 미루어 충주로 가는 새재의 우회로로 이용되었을 것으로 추측할 뿐이다.
Ihwaryeong là một ngọn đồi với đường đi hiểm trở, nhiều thú rừng nên mọi người thường chờ đi chung nhiều người. Vì đây là con đường duy nhất từ đông sang tây, nối liền Mungyeong, tỉnh Gyeongsang với Goesan nên chắc chắn nó đã tồn tại từ thời kỳ đầu nhưng không có tài liệu lịch sử nào chứng thực điều này. Người lớn tuổi nói rằng khi họ còn trẻ, họ nhìn thấy những người bán bò dẫn theo đàn bò và những người bán hàng rong băng qua Ihwaryeong. Do đó, chỉ có thể phỏng đoán rằng Ihwaryeong được họ sử dụng làm đường vòng của Saejae để đi tới Chungju.
안전하고 숙박 시설이 잘 갖춰진 새재 길을 마다하고 여럿이 어울려 이 길로 에둘러 돌아간 사람들은 누구일까. 전국의 장터를 돌며 물건을 팔던 보부상들이었을까. 이들에게는 트집을 잡아 인정이나 뜯어내려는 포졸들이 득실대는 새재 길보다는 산짐승 울음소리를 벗 삼아 여럿이 어울려 넘어가는 이화령 길이 더 나았던 것일까. 역사 속의 그들은 결코 존경받는 신분이 아니었지만, 남다른 기동성과 결속력으로 나라가 위기에 처할 때면 몸을 사리지 않고 앞장서 싸웠다.
Câu hỏi đặt ra là vậy ai sẽ là người tránh Mungyeong Saejae, một con đường an toàn hơn với nhiều chỗ dừng chân trên đường để chọn một con đường chỉ có thể đi qua an toàn khi đi cùng nhiều người? Liệu có phải là đó là các bobusang, những người bán hàng rải rác khắp các chợ trên cả nước? Có phải thay vì một con đường tập trung nhiều cảnh sát luôn cố gắng bắt lỗi và rút tiền hối lộ, những người bán hàng rong thích đi qua Ihwaryeong hơn, lắng nghe được tiếng kêu của thú rừng mặc dù phải đi nhiều người? Trong lịch sử mặc dù họ chưa bao giờ là người có thân phận được tôn trọng nhưng khi quốc gia gặp nạn họ luôn xông pha đi đầu trong đấu tranh nhờ vào tính linh động và sức mạnh đoàn kết phi thường.
이화령 옛길은 새재나 하늘재와 달리 일제 강점기인 1925년 영남과 서울을 잇는 신작로로 만들어져 각광을 받다가 1994년에 이화령 터널이, 2001년에는 중부내륙고속도로가 길 옆을 지나면서 지금은 등산객들이나 자전거 동호인들이 오가는 한적한 길이 되었다.
Khác với Saejae hay Haneuljae, con đường cũ Ihwaryeong nổi tiếng kết nối Yeongnam và Seoul được bắt đầu khai thác từ năm 1925, thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Sau đó, đường hầm Ihwaryeong được xây dựng vào năm 1994, đường cao tốc Jungbu năm 2001, và hiện nay đã trở thành một con đường yên tĩnh được nhiều khách leo núi, thành viên các câu lạc bộ xe đạp lui tới.
이 세 길 중에 당신이라면 어느 길을 걷는 여행자가 되고 싶은가? Nếu được lựa chọn, bạn sẽ đi theo con đường nào trong số ba con đường nói trên?
미륵대원 터에 있는 높이 10.6m의 화강암 석조여래입상. 바로 앞에는 높이 6m의 오층석탑과 팔각 석등도 남아 있다. 고려 시대 초기에 지어진 것으로 추정되는 미륵대원은 사찰과 역원의 역할을 겸했다. Tượng Phật đứng bằng đá cao 10,6m này nhìn ra quần thể Tu viện Di Lặc. Phía đối diện là tháp đá năm tầng cao 6m và một chiếc đèn lồng cũng tạc từ đá. Công trình kiến trúc này có lẽ được làm từ đầu thời Goryeo, kết hợp chức năng ngôi chùa và nhà trọ cho khách lữ hành.
이창기 (Lee Chang-guy 李昌起) 시인, 문학평론가
Lee Chang-guy Nhà thơ, nhà phê bình văn học
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Huỳnh Kim Ngân
0 Comment: