한국 연구진이 셀레늄(Se)을 추가한 액체 금속 촉매(NiBiSe, CuBiSe)를 활용해 청록수소를 효율적으로 생산하는 기술을 개발했다. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã thành công trong việc phát triển công nghệ sản xuất hydro màu ngọc lam (turquoise hydrogen) bằng cách sử dụng chất xúc tác kim loại lỏng (NiBiSe, CuBiSe) có thêm selen (Se).
한국화학연구원 한승주 박사 연구팀은 청록 수소의 생산 과정에서 기존의 고체 촉매 대신 액체 상태로 유지되는 금속 촉매를 사용해 생산성을 높였다고 9일 밝혔다.
Vào ngày 9/2 vừa qua, Viện Nghiên cứu Công nghệ Hóa học Hàn Quốc (KRICT) đã cho biết, một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Han Seung Ju dẫn đầu đã tìm cách nâng cao năng lực sản xuất hydro màu ngọc lam với chất xúc tác kim loại duy trì dạng lỏng thay vì chất xúc tác rắn.
청록수소는 메탄(CH4)의 열분해를 통해 생성되는 수소다. 생산 과정에서 이산화탄소가 발생하지 않아 친환경 청정수소로 분류된다. Hydro màu ngọc lam được tạo ra thông qua quá trình phân hủy nhiệt của methan (CH4), và nó được phân loại là hydro sạch thân thiện với môi trường vì không phát thải ra CO2 trong quá trình sản xuất.
이번에 제안된 액체 금속 촉매인 NiBiSe와 CuBiSe는 기존 고체 촉매인 NiBi와 CuBi에 비해 메탄에서 수소로 바뀌는 전환율을 각각 36.3%, 20.5% 향상했다. 이번 연구성과를 통해 청정수소 생산의 상용화를 크게 앞당길 수 있는 잠재력이 확인된 것이다.
Các chất xúc tác kim loại lỏng như NiBiSe và CuBiSe đã lần lượt cải thiện tỷ lệ chuyển đổi từ methan thành hydro lên 36,3% và 20,5%. Có thể nói, kết quả nghiên cứu này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại hóa hydro sạch.
연구팀은 "기존 청록수소 생산 기술의 한계점을 극복하며, 탄소 중립 실현에 중요한 기여를 할 것으로 기대된다"고 밝혔다. “Điều này dự kiến sẽ đóng góp vào việc vượt qua giới hạn của cộng nghệ hiện có để sản xuất hydro màu ngọc lam và đạt được trung hòa carbon”, theo nhóm nghiên cứu từ KRICT.
한편 연구진은 후속 연구를 통해 공정 효율을 더욱 개선하고, 2030년 이후의 상업적 적용 가능성을 높이는 데 주력할 계획이다. Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung nâng cao hơn nữa hiệu suất quy trình và mở rộng khả năng ứng dụng thương mại sau năm 2030.
고현정 기자 hjkoh@korea.kr
Bài viết từ Koh Hyunjeong, hjkoh@korea.kr
0 Comment: