May 12, 2022

여주 - 지혜의 눈으로 보는 ‘보이지 않는 땅’ Yeoju - Vùng đất vô hình qua con mắt trí tuệ

Bài viết liên quan

서울에서 자동차로 1시간 거리에 있는 여주는 한반도의 중앙에 위치한다. 남한강이 가로지르고 있어 예로부터 수운(水運)을 이용한 미곡 집산지였으며, 지금도 이곳에서 생산되는 쌀은 품질이 좋기로 유명하다. 또한 고려 후기부터 도자기 제조가 시작되어 지금도 국내 도자기 산업의 중심지이다.

Yeoju cách Seoul một giờ di chuyển bằng ô tô, nằm ở trung tâm của bán đảo Hàn. Do có dòng Nam Hàn vắt ngang nên từ xưa đây là nơi tập trung lương thực vận chuyển bằng đường thủy, hiện nay cũng nổi tiếng là nơi sản xuất gạo chất lượng cao của Hàn Quốc. Ngoài ra, bắt đầu từ cuối thời Joseon, nghề chế tạo đồ gốm được bắt đầu ở Yeoju và đến nay đây vẫn là trung tâm sản xuất gốm của cả nước.


경기도 여주 파사성에서 내려다본 한강과 주변 산들이 어우러진 풍경이다. 파사성은 둘레 약 950m, 높이 약 6.5m의 성곽으로 6세기 중엽 이후 신라에 의해 건립된 것으로 추정되고 있으며, 강을 따라 진입하는 적을 감시하고 견제하기에 좋은 입지 조건을 갖추고 있다. Thành Pasa ở Yeoju, tỉnh Gyeonggi, du khách đến đây sẽ quan sát được rõ sông Nam Hàn và những ngọn núi xung quanh. Thành do nhà Silla xây dựng vào giữa thế kỷ thứ VI trong thời kỳ Tam Quốc, các bức tường thành có chu vi khoảng 950 mét và cao tới 6,5 mét. Bất kỳ thế lực thù địch nào tiếp cận trên sông đều dễ dàng bị phát hiện.

미술사학자 유홍준(You Hong-june 兪弘濬)의 『나의 문화유산 답사기』는 한국 인문 도서 최초의 밀리언셀러로 1990년대 초반 전국적인 답사 열풍을 몰고 온 화제작이었다. 수많은 사람들이 우리의 문화유산을 새로운 눈으로 보고 즐길 수 있게 독자의 눈높이로 풀어준 유창한 얘기에 담긴 그의 견해는 적잖은 외국인들에게도 길잡이가 되곤 한다. 그는 이 시리즈 여덟 번째 권에서 외국인이 하루라는 제한된 시간에 한국의 자연과 문화유산을 둘러보고자 하는 경우 추천할 만한 곳으로 두 개의 코스를 꼽았는데, 그중 하나가 여주다.

"Ký sự di sản văn hóa của tôi” của nhà Mỹ thuật học Yu Hong-june là tác phẩm nổi tiếng đạt được triệu lượt mua đầu tiên trong chuyên mục sách nhân văn Hàn Quốc, tập sách này đã kéo theo trào lưu khảo sát thực tế trên phạm vi toàn quốc vào đầu thập niên 1990. Bằng quan điểm của mình, Yu đã kể lại chuyến đi một cách lưu loát dựa trên cái nhìn của độc giả khiến nhiều người thích thú, có cái nhìn mới về di sản văn hóa của quốc gia. Đồng thời cuốn sách cũng trở thành kim chỉ nam cho không ít người nước ngoài. Một trong số hai hành trình một ngày mà Yu muốn giới thiệu cho người nước ngoài tìm hiểu về di sản tự nhiên và văn hóa của Hàn Quốc trong chuỗi tám quyển sách này chính là Yeoju.

그는 여주를 꼽은 이유로 “우리나라 절집의 고즈넉한 분위기”를 맛볼 수 있는 신륵사와 “폐사지의 역사적 정취”가 있는 고달사, “엄숙하면서도 품위 있는” 세종과 효종의 두 왕릉, 그리고 “남한강의 풍광”을 만끽할 수 있다는 점을 들었다. CNN도 아시아 정보 사이트인 ‘CNN GO’에서 2012년 ‘한국에서 가 봐야 할 아름다운 50곳’에 여주 신륵사를 포함시켰다.

Những đặc điểm khiến Yu lựa chọn Yeoju có thể kể đến như: Silleuksa (chùa Thần Lặc) - nơi có thể cảm nhận được “bầu không khí thanh tịnh của chùa chiền Hàn Quốc”, Goldalsa (chùa Cao Đạt) - “nơi có màu sắc lịch sử của di tích phế tự”, hai lăng mộ “trang nghiêm và cao quý” của vua Sejong (Thế Tông) và vua Hyojong (Hiếu Tông), và “thắng cảnh của sông Nam Hàn”. CNN cũng xếp chùa Thần Lặc ở Yeoju vào nhóm “50 địa danh xinh đẹp phải đến ở Hàn Quốc” năm 2012 trên kênh thông tin Châu Á CNN GO.

그런데 이곳을 다녀간 외국인들의 감탄과는 달리 정작 한국인들의 반응은 심드렁하다. 유홍준이 추천한 볼거리와 미학적 설명이 한국인에게는 별다른 호기심을 일으키지 않기 때문이다. 오히려 평범하고 익숙하다. 그는 왜 관광 안내서에 소개된 화려한 유적지나 명승지를 제쳐두고 소박하고 평범한 여주를 선택했을까. 이 글은 그의 권유에 혼란스러워 할 독자들에게 먼저 다녀간 한 여행자가 보내는 편지다. 과연 이 편지는 당도할 것인가.

Thế nhưng, trái với sự thán phục của người nước ngoài từng đến đây, phản ứng thực của người Hàn lại thờ ơ, vô cảm. Bởi những nơi Yu cho là đáng để xem, cũng như lời giải thích mỹ miều của ông không gây ấn tượng đặc biệt với họ. Ngược lại còn rất đỗi bình thường và quen thuộc. Vì sao Yu lại bỏ qua các di tích lớn, các danh lam thắng cảnh được giới thiệu trong cẩm nang du lịch mà chọn Yeoju, một nơi bình thường và giản dị? Bài viết này là thông điệp mà một du khách đã đi về gửi đến các độc giả còn hoang mang với lời nhắn nhủ của Yu.


홍천면 계신리 남한강가 바위 절벽에 새겨져 있는 높이 223㎝, 너비 46㎝의 이 마애불 입상은 화려한 옷 주름, 세련된 연꽃 대좌와 광배 등 통일신라(676~935)의 양식을 그대로 계승한 고려 초기의 작품이다. 수운의 안전을 위해 조성했을 것으로 추측되며 지금도 마을 사람들이 이곳에서 기도를 드린다. Hình Tượng Phật đứng được khắc vào vách đá dọc theo sông Nam Hàn, cao 223cm và rộng 46cm, là tác phẩm đầu tiên thời Goryeo (935-1392) theo phong cách của Silla Thống nhất (676-935), áo cà sa chi tiết, tòa sen tinh tế và vầng hào quang là minh chứng cho điều đó.


높이 약 9.4m의 신륵사 다층전탑은 10세기 무렵 중국으로부터 전래한 새로운 양식의 영향을 받았을 것으로 추정된다. 대개 사찰의 탑들이 중심 전각인 대웅전 앞마당에 자리하고 있는 데 반해 이 전탑은 절의 동남편 바위 언덕 위에 세워져 한강을 굽어보고 있다. 보물 226호이다. Ngọn tháp bằng gạch ở Silleuksa nằm trên rìa đá của sân chùa, nhìn ra sông Nam Hàn. Ngôi tháp cao 9,4 mét, được công nhận là Bảo vật số 226 của Hàn Quốc, gần như bị ảnh hưởng bởi lối xây dựng bằng gạch của Trung Quốc được du nhập vào Hàn Quốc vào khoảng thế kỷ thứ X.

보이지 않는 땅 Vùng đất vô hình
동양 의학을 처음 접하는 서양인 의사들이 놀라는 점 중 하나가 동양의 인체도에는 근육이 거의 없다는 것이다. 근육질의 남성 이미지를 보며 해부학을 공부한 서양인들의 눈에는 평면의 형상 위에 눈에 보이지 않는 혈 자리와 기의 흐름만을 나타낸 이 기이한 인체도가 공상적이고 비이성적으로 보였을 것이다. 이 두 세계관의 차이를 멕시코 출신의 의사이자 작가인 곤살레스 크루시(Gonzalez Crussi)는 이렇게 정리한다. 서양인들이 근육이라는 의지를 나타내는 자발적인 도구를 통해 복잡한 인체의 체계를 드러내고자 했다면, 동양인들은 비자발적이고 눈에 보이지 않는 혈관과 심장의 맥박을 통해 육체를 움직이는 힘의 근원을 인식하고자 했다는 것이다. 그렇다면 유홍준은 한국의 자연과 문화유산의 ‘근육’이 아닌 그 안에 존재하는 ‘보이지 않는 힘’을 보여 주고 싶었던 것이 아닐까.

Một trong những điều gây kinh ngạc cho các bác sĩ phương Tây khi lần đầu được tiếp xúc với y học phương Đông đó là bản đồ cơ thể người của y học phương Đông gần như không thể hiện cơ bắp. Dưới cái nhìn của người phương Tây học giải phẫu bằng hình ảnh người nam đầy cơ bắp thì bản đồ cơ thể kỳ lạ này chỉ thể hiện mỗi vị trí huyệt đạo vốn không nhìn thấy được bằng mắt thường, và mạch khí trên một mặt phẳng là điều không tưởng và không hợp lý. Bác sĩ, đồng thời là nhà viết sách Francisco Gonzalez-Crussi người Mexico đã đưa ra các điểm khác nhau giữa hai thế giới quan này như sau. Nếu như người phương Tây cố gắng phô bày hệ thống phức tạp của cơ thể người bằng công cụ tự phát thể hiện ý chí về cơ bắp, thì người phương Đông nhận thức căn nguyên của sức vận động cơ thể thông qua mạch đập của tim và mạch máu là thứ có thật và không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nếu thế, liệu có phải Yu Hong-june muốn cho mọi người nhìn thấy “sức mạnh không nhìn thấy được” ẩn chứa bên trong chứ không phải là "cơ bắp” của tự nhiên và di sản văn hóa Hàn Quốc hay không?

한국인들에게는 ‘풍수지리’라는 땅을 보는 고유의 안목이 있다. 지리는 서양과 같은 개념이지만, 풍수는 설명하기가 좀 까다롭다. 풍수를 이해하려면 먼저 ‘기’라는 개념을 알아야 하는데, 서양에는 이를 대체할 만한 마땅한 개념이 없기 때문이다. 기란 객관적으로 존재하고 있는 형태가 있는 모든 물질의 근원으로 정의하지만, 때론 다양한 자연 현상을 설명하는 모호하고 포괄적인 개념으로도 사용한다. 이를테면 땅속에는 살아 있는 기가 있고, 이 기에 힘입어 만물이 생겨난다는 것이 동양 사상의 오랜 뿌리다. 이 생명의 기운을 불어넣는 보이지 않는 지기(地氣)를 살피는 것이 바로 동아시아의 전통적 지혜인 풍수다. ‘눈에 보이지 않는 땅(terra invisibilis)’이란 바다와 숲, 산 같은 ‘보이는 땅’이 만들어지기 이전의 시간과 경계라는 아우구스티누스의 개념과는 사뭇 다르다.

Quan niệm cố hữu của người Hàn Quốc về việc xem đất được gọi là “pungsu jiri ”(phong thủy địa lý). "Địa lý” là khái niệm giống với phương Tây nhưng “phong thủy” hơi rắc rối để giải thích. Để hiểu được "phong thủy”, trước tiên chúng ta phải biết “khí” (gi) là gì, một khái niệm mà ở phương Tây không có khái niệm tương đương. “Khí" được định nghĩa là nguồn gốc của mọi vật chất có hình thái tồn tại khách quan, nhưng đôi lúc cũng được cho là khái niệm mơ hồ và mang tính khái quát giải thích nhiều hiện tượng tự nhiên. Nói cách khác, trong đất có “khí", nhờ khí này mà vạn vật sinh sôi nảy nở, đây là gốc rễ lâu đời trong tư tưởng phương Đông. Việc xem xét “địa khí” vốn không nhìn thấy được nhưng mang lại khí vận của sự sống này chính là phong thủy, trí tuệ truyền thống của Đông Á. Khái niệm "đất vô hình” khác hoàn toàn với khái niệm của nhà thần học, triết gia Aurelius Augustine về thời gian và ranh giới trước khi "đất hữu hình” như biển, rừng, núi được hình thành.

번성했던 강 마을 Ngôi làng ven sông trù phú
여주는 서울과 닮았다. 두 곳 모두 지리적으로 한반도의 중앙을 동서로 가르는 한강이라는 물길이 관통하며 주변 산들과 적당한 조화를 이루고 있다. 한강의 뱃길을 통하면 서울에서 여주까지는 하룻길이다. 최고의 풍미를 자랑하는 여주 쌀과 서해를 통해 들어온 소금과 젓갈은 물론 싱싱한 해산물까지 당일 배송으로 주고받을 수 있었던 꽤 오래된 일일 생활권이었다.

Yeoju giống Seoul. Cả hai nơi xét về mặt địa lý đều có dòng sông Hàn (Hán giang) nằm giữa bán đảo Hàn phân chia từ Đông sang Tây chảy qua, tạo nên sự hài hòa với đồi núi xung quanh. Nếu lưu thông bằng đường thủy trên sông Hàn sẽ mất một ngày để đi từ Seoul đến Yeoju. Nơi đây từ lâu đã trở thành khu vực sinh hoạt thường nhật, có thể trao đổi các loại hàng hóa trong ngày, từ gạo đặc sản của Yeoju vốn nổi tiếng mang hương vị tuyệt hảo nhất cho đến muối, các món ngâm mắm (jeotgal) và cả các loại hải sản tươi sống ở biển Tây.

여주가 살기 좋은 곳으로 입소문에 오른 것은 왕권을 강화한 고려(918~1392)가 내륙 지방에서 세금으로 거둔 곡식이나 특산물을 한강을 통해 배로 실어 나르기 시작하면서다. 여주가 장삿배와 세곡선의 중간 기착지가 되면서 눈 밝은 선비와 관리들이 하나둘 모여들기 시작하더니 조선(1392~1910)이 한양으로 수도를 옮긴 뒤로는 세도가의 고장으로 거듭났다. 그 시절에 도성과 멀리 떨어져 있으면서도 ‘당일 입궐’이 가능한 지역이란 점은 문화적으로나 정치적으로 큰 의미가 있었다. 조선 왕조의 왕비들 중 20%가 넘는 사람들이 여주 출신이란 점, 또한 수도권에서 건물이나 석탑 같은 국보와 보물을 가장 많이 간직하고 있는 고장이란 점이 그 증거다.

Tin tức lan truyền Yeoju là vùng đất sống tốt đã khơi nguồn cho việc chuyên chở bằng thuyền trên sông Hàn các loại ngũ cốc, đặc sản được triều đình Goryeo (918-1392) thu thuế ở các địa phương trong đất liền. Yeoju trở thành trạm nghỉ trung gian của các tàu thuyền buôn bán và thu thuế và một vài học giả, quan lại có tầm nhìn xa bắt đầu đến đây sinh sống. Vào thời Joseon (1392-1910), sau khi kinh đô được dời về Hanyang (Seoul ngày nay), Yeoju trở thành quê hương của thế lực quyền thế. Vào thời điểm đó, mặc dù nằm cách xa kinh đô nhưng do đặc điểm có thể “nhập cung trong ngày”, Yeoju có ý nghĩa lớn về mặt văn hóa lẫn chính trị. Minh chứng là hơn 20% hậu cung của triều đại Joseon có xuất thân từ Yeoju. Ngoài ra Yeoju còn là nơi hiện lưu giữ nhiều Quốc bảo và Bảo vật nhất ở khu vực thủ đô như các công trình kiến trúc hay tháp đá.

강을 이용한 물류는 빠르고 편한 반면에 사고가 나면 재산은 물론이고 사람의 목숨까지 잃는 위험을 항상 안고 있다. 수운의 안전을 위한 풍습 중 하나가 부처님께 정성으로 기원하는 것이었다. 강가의 암벽에 새겨진 마애석불은 한반도에서는 유일하게 두 곳이 있는데 모두 한강변에 있다. 하나는 중부 지방인 충주 창동리의 옛 금천나루 옆에 있고, 또 하나는 여주 이포나루 바로 윗자리인 계신리 ‘부처울 습지’에 있다. 암석의 재질이나 상태는 물론 그 규모나 모양이 달라도 둘 다 통일신라(676~ 935)의 양식을 계승한 고려 시대의 작품이다. 지금은 댐이 들어선 탓에 수량이 늘어 물가에서 그리 높지 않지만, 그 시절에는 암벽에 새겨진 불상을 강 위의 배에서 올려다보며 무사안위를 빌었을 것이다.

Mặc dù vận chuyển bằng đường sông có ưu điểm nhanh chóng và tiện lợi nhưng luôn ẩn chứa nguy hiểm cả về mạng sống con người lẫn tài sản nếu tai nạn xảy ra. Một trong các phong tục để giao thông đường thủy an toàn được nhắc đến là cầu nguyện thành tâm với đức Phật. Tượng Phật Ma Nhai được điêu khắc trên vách đá ven sông ở bán đảo Hàn chỉ có ở hai nơi, tất cả đều ở bên bờ sông Hàn. Một nằm bên cạnh cảng sông Geumcheon cũ ở Changdong-ri, Chungju, miền trung Hàn Quốc; một nằm ở đầm lầy Bucheoul (Dốc Phật)’, ở Gyesin-ri, ngay phía trên cảng Ipo, Yeoju. Chất liệu, trạng thái, kể cả quy mô, hình dáng vách đá tuy khác nhau nhưng cả hai đều là tác phẩm của thời kỳ Goryeo vốn kế thừa phong cách của thời Silla Thống nhất (676-935). Hiện tại, do con đê được xây dựng nên làm tăng lượng nước, dẫn đến bờ nước không còn cao như trước nhưng vào thời đó người đi thuyền trên sông sẽ ngước nhìn lên tượng Phật khắc trên vách đá và cầu nguyện cho một chuyến đi bình an.


신라 진평왕(재위 579~632) 때 창건된 것으로 전해지는 신륵사는 한국 전통 절집의 고즈넉한 분위기를 전형적으로 보여 주고 있는 곳으로 석등, 다층석탑, 극락보전 등 국가 지정 보물을 포함한 다수의 유형문화재를 보유하고 있다. CNN이 ‘한국에서 가 봐야 할 아름다운 50곳’에 포함시키기도 한 이 절은 대부분의 사찰과 달리 강가에 위치해 있다. Được cho là thành lập dưới triều đại của vua Jinpyeong (tại vị 579-632) của nhà Silla, Silleuksa được đánh giá cao vì có bầu không khí ấm áp. Một số công trình được tìm thấy trong khuôn viên chùa được công nhận là Kho báu của Quốc gia, như đèn lồng bằng đá, ngôi tháp bằng gạch và nhà thờ tổ.

신륵사 전탑과 고려청자 Chùa Thần Lặc, Chuyên Tháp và gốm Xanh Goryeo
한국의 불교 사찰이 대개 산에 자리하고 있는 것과 달리 여주 신륵사는 드물게도 강과 관계가 깊다. 한강을 굽어보는 암석 위에 벽돌로 쌓은 전탑(塼塔)은 신륵사에 남은 가장 오래된 건축물이다. 지금은 가람의 중심을 법당에 두지만 초기에는 탑이 그 중심이자 전부였다.

Khác với đại đa số các ngôi chùa ở Hàn Quốc nằm trong các ngọn núi, chùa Thần Lặc ở Yeoju lại cá biệt gắn liền với sông. Phía trên tảng đá lớn nhìn xuống sông Hàn, Chuyên Tháp là công trình kiến trúc lâu đời nhất còn sót lại của chùa Thần Lặc. Hiện nay trung tâm của chùa là chánh điện nhưng ở thời kỳ đầu, tháp chính là trung tâm và toàn bộ của ngôi chùa.

한강은 한반도 남쪽에서는 가장 많은 수량을 가진 데다 강폭이 좁고 강수량도 여름철에 집중되다 보니 수해가 잦았다. 여주의 전탑이 한강을 굽어보는 강가에 들어선 것은 수해로부터 벗어나길 바라는 염원에서다. 특히 전탑이 서 있는 절벽 아래는 강물이 휘돌아나가는 곳이라 물살이 거세 배들이 전복되는 사고가 잦았다. 따라서 절벽 위에 높이 전탑을 세운 것은 강을 오가는 배들에게 위험을 알리는 동시에 이 가파른 땅의 나쁜 기운을 제압하는 풍수지리의 비보(裨補)적인 의미가 담겨 있다. 비보란 약하거나 모자란 것을 도와서 보태거나 채운다는 뜻이다. 산과 바위가 근육이라면, 강은 땅의 핏줄이니 이 전탑을 세워 땅의 나쁜 기를 누름으로써 피를 순하고 맑게 정화하는 기능을 부여한 것이다. 여느 절들의 탑들과 달리 한강을 굽어보는 암반 위에 탑을 세운 것도 바로 그 풍수지리의 영향이다. 지금은 그 처음의 의미를 잃고 강월헌(江月軒)이라는 정자에 가려 있다.

Ở phía Nam bán đảo Hàn, sông Hàn là con sông chiếm lượng nước nhiều nhất, cộng thêm lòng sông hẹp và lượng mưa tập trung vào mùa hè nên thường bị thiệt hại do lũ. Chuyên Tháp ở Yeoju được đặt ven bờ nhìn xuống dòng sông Hàn thể hiện ước nguyện mong muốn không còn thiệt hại do lũ lụt nữa. Đặc biệt, phía dưới vách đá Chuyên Tháp được đặt là nơi có luồng nước xoáy nên thường dẫn tới tai nạn thuyền bè bị lật khi dòng nước trở mạnh. Theo đó, việc xây dựng Chuyên Tháp ở phía trên cao vách đá nhằm cảnh báo cho các tàu thuyền qua lại, đồng thời mang hàm ý tì bổ (bibo) trong phong thủy địa lý nhằm trấn áp sắc khí xấu của vùng đất cheo leo này. Tì bổ là làm cho những thứ yếu ớt hoặc thiếu thốn trở nên mạnh mẽ, đủ đầy hơn. Nếu như núi và đá được xem là cơ bắp thì sông chính là mạch máu của đất, người dân đã xây dựng Chuyên Tháp, trao cho ngọn tháp chức năng thanh lọc “máu” cho thuần khiết, sạch sẽ bằng cách triệt tiêu các khí tiêu cực của đất. Việc không dựng tháp trên đá gitan như tháp trong các chùa thông thường mà lấy toàn bộ tảng đá làm bệ đỡ cũng chính là ảnh hưởng từ quan niệm phong thủy địa lý. Hiện nay nó đã mất đi ý nghĩa ban đầu đó và ẩn khuất tầm nhìn sau mái Gangwolheon (Giang Nguyệt Hiên).

전탑은 한국에서 보기 드문 양식이다. 중국과 달리 벽돌 문화가 없기 때문이다. 삼국을 통일한 신라는 많은 승려들을 당에 보내 새로운 불교의 경향을 배우도록 독려하는 등 당의 제도와 문물을 크게 받아들였는데, 이 전탑은 그 교류의 유산으로 보인다. 신륵사에서 멀지 않은 곳에 있는 중암리 고려 백자 가마터는 10세기 후반에 조성된 중국식 벽돌 가마로 그 운영 시기가 전탑의 건립 시기와 겹친다. 서해를 건너온 중국인 도공들이 전탑의 제작을 주도하고 이를 고려의 도공들이 돕는 그림이 그려진다. 전탑 벽돌에 새겨진 당초문이 바로 그 흔적이다.

Chuyên Tháp thuộc kiểu hiếm thấy ở Hàn Quốc. Do Hàn Quốc không giống Trung Quốc, không có văn hóa xây gạch. Sau khi thống nhất Tam quốc, Silla tích cực tiếp thu chế độ và văn vật của nhà Đường như gửi nhiều tăng lữ sang Đường, khuyến khích họ học tập khuynh hướng mới của Phật giáo. Chuyên Tháp được xem là di sản của việc giao lưu này. Jungamli cách chùa Thần Lặc không xa, ở đây có vết tích của một lò gốm trắng Baekja Goryeo. Tháp có từ nửa cuối thế kỷ thứ 10, xây theo kiểu lò gạch Trung Quốc, thời gian vận hành lò gạch cũng trùng với thời gian xây dựng Chuyên Tháp. Có thể hình dung bức tranh những người thợ gốm đến từ Trung Quốc là người chủ đạo trong việc xây dựng Chuyên Tháp với sự giúp sức của các thợ gốm Goryeo. Đường thảo văn phía trên phần gạch xây của Chuyên Tháp đã nói lên điều này.

흥미로운 것은 이때 중국에서 들여온 벽돌 가마가 『고려도경』(1123)을 쓴 송나라 서긍(徐兢)이 감탄한 고려의 비색 청자를 낳는 계기가 되었다는 점이다. 주로 경기도 일대에 퍼진 중국의 벽돌 가마는 고려의 도공들에 의해 점토를 사용한 한국식 흙 가마로 서서히 바뀌면서 한 번에 고온으로 굽는 중국의 방식과 달리 초벌과 재벌로 나누어 굽는 기술이 널리 퍼졌다. 이런 기술적 진화로 한반도 어디서나 구하기 쉬운 흙으로 도자기를 만드는 것이 가능해지면서 고려 청자가 절정기를 이루는 계기가 되었던 것이다. 이 같은 도자기의 전통은 면면히 이어져 지금도 여주에는 약 400개의 도자기 업체가 운영되고 있다.

Điều thú vị là việc lò gạch được du nhập từ Trung Quốc thời gian này chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của gốm xanh Cheongja Goryeo, loại gốm khiến Từ Căng (徐兢) người nước Tống, người đã viết quyển “Goryeo dogyeong” (Goryeo đạo kinh, 1123) phải ngỡ ngàng. Các lò gạch kiểu Trung Quốc hoạt động khắp tỉnh Gyeonggi, các thợ gốm Goryeo dần dần biến nơi này thành lò đất nung kiểu Hàn Quốc, sử dụng nguyên liệu chính là đất sét và phát triển rộng rãi kỹ thuật nung hai lần khác với kỹ thuật của người Trung Quốc. Tiến bộ kỹ thuật đã cho phép sản xuất gốm sứ ở bất kỳ nơi nào trên bán đảo Hàn mà dễ dàng mua được đất sét và trở thành dấu mốc đánh dấu thời kỳ vàng son của gốm xanh Goryeo. Truyền thống làm gốm này luôn được gìn giữ và hiện nay có khoảng 400 xưởng gốm hoạt động trong khu vực Yeoju.


고달사지부도는 높이 4.3m의 고려 시대 승탑으로 고달사지 뒤편 낮은 산 능선에 자리 잡고 있다. 국보 제4호로 지정된 이 승탑은 정제된 조형과 세련된 조각 수법이 돋보이는데, 특히 중대에 조각된 용과 거북의 형상이 매우 입체적이다. Bảo tháp bằng đá này được công nhật là Bảo vật số 4 của Hàn Quốc, cao 4,3 mét được đặt trên một ngọn đồi thấp ở phía sau của chùa Godasa. Có niên đại từ thời Goryeo, bảo tháp được công nhận về hình thức và kỹ thuật điêu khắc tinh xảo được thể hiện qua chạm khắc rồng và rùa trên trục.


면적이 약 6만㎡에 달하는 고달사 폐사지는 8세기 후반 창건되어 여러 세기에 걸쳐 번창했던 절의 모습을 짐작하게 한다. 이곳에는 아름다운 2기의 승탑을 비롯해 훌륭한 석조 문화재들이 많이 남아 있다. Một góc Godalsa (tổng diện tích khoảng 60.000 mét vuông) thể hiện quy mô và phạm vi của ngôi chùa đã biến mất. Được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ thứ VIII, chùa phát triển rực rỡ trong vài trăm năm. Hai bảo tháp tinh xảo và các bảo vật văn hóa bằng đá khác vẫn còn sót lại.

살아 있는 땅, 고달사지 Vùng đất sống, di tích chùa Cao Đạt
서울에서 여주를 오가는 육로는 크게 강북 방면 길과 강남 방면 길로 나뉜다. 어느 길을 택하든 잰 걸음으로 이틀은 걸렸을 길이다. 우선 강북 방면 길은 삼국 시대부터 남한강과 인접한 고을과 그 주변의 사찰들을 이으면서 뭍길의 교통을 연계하고 지원하던 옛길이다. 파사성(婆娑城)에서 내려다보는 한강의 풍광도 으뜸이다. 탁 트인 남쪽으로는 서쪽으로 길게 뻗은 강줄기 위에 걸린 이포대교를 내려다볼 수 있고, 북쪽으로는 멀리 장대한 태백산맥의 연봉과 마주한다. 이곳에 서면 왜 이곳에 성을 쌓고 고구려, 백제, 신라 세 나라가 줄기차게 싸움을 벌였을까 하는 궁금증은 절로 사라진다. 정변으로 쫓겨나 충주로 귀양 가던 고려의 목종(재위 997∼1009)과 홍건적의 침입으로 안동으로 피신하던 공민왕(재위 1351~1374)이 쓸쓸히 지나간 길이기도 하다. 그 길목에 “폐사지의 역사적 정취”가 느껴진다는 고달사가 있다.

Có hai tuyến đường bộ từ Seoul đến Yeoju: một tuyến đi về phía bắc sông Hàn, tuyến còn lại đi về phía nam. Đường nào cũng mất khoảng hai ngày đi bộ để đi hết tuyến đường. Trước tiên, tuyến đường hướng lên phía bắc là tuyến đường cũ được phát triển trong thời kỳ Tam Quốc, liên kết sông Nam Hàn với các ngôi làng và đền thờ, đồng thời kết nối, hỗ trợ giao thông đường thủy. Quanh cảnh sông Hàn nhìn từ thành Pasa thật ngoạn mục. Rộng hơn về hướng nam có thể nhìn thấy cầu Ipo bắc qua dòng nước chảy dài về hướng tây, ở hướng bắc có thể bắt gặp dãy núi Taebaek đồ sộ ở xa xa. Nếu bạn đứng ở đây, bạn sẽ hiểu được vì sao người xưa dựng thành nơi này, vì sao Goguryeo, Baekje và Silla, ba vương quốc này lại chiến đấu trường kỳ với nhau. Đây cũng là con đường cay đắng mà hai vị vua Goryeo đã đi qua: vua Mokjong (tại vị từ năm 997-1009) khi ông bị lật đổ và lưu đày đến Chungju, và vua Gongmin (tại vị từ 1351-1374) khi ông lánh nạn ở Andong do nạn xâm lược của giặc Hồng Cân (hay còn gọi là quân Khăn Đỏ, nhóm khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Nguyên). Ở ngả rẽ này có ngôi chùa Cao Đạt, nơi cảm nhận được “màu sắc lịch sử của di tích phế tự”.

폐사지가 된 지금도 고달사의 광활한 빈터에 놀라게 되지만, 고려 때의 고달사는 사방 30리를 경내로 삼아 수백 명의 승려가 살았다고 하니 고려 왕실로부터 엄청난 우대와 경제적 지원을 받았던 것이다. 바로 이 점에서 고달사의 폐사 이유를 찾는 학자도 있다. 14세기 말 유교 국가인 조선이 들어서면서 국가의 지원과 특혜가 사라지자 불교가 스스로 자립할 힘을 잃은 것이라는 해석이다.

Di tích phế tự hiện nay tuy bất ngờ biến thành khoảng không rộng lớn của chùa Cao Đạt nhưng chùa Cao Đạt vào thời Goryeo từng có khuôn viên dài đến 30 lý (khoảng 12km), là nơi sinh sống của hàng trăm tăng lữ và nhận được rất nhiều ưu đãi và hỗ trợ kinh tế từ triều đình. Đã có học giả tìm hiểu về lí do bị phế bỏ của chùa Cao Đạt dựa vào đặc điểm này. Họ cho rằng khi Goryeo nhường chỗ cho nhà nước Nho giáo Joseon vào cuối thế kỷ 14, Phật giáo không thể tự tồn tại được nữa vì mất đi sự ưu ái và hỗ trợ của triều đình.

고달사지에는 세련된 조각 기법의 고달사지부도(국보 제4호)를 비롯하여 승탑과 사탑 등 훌륭한 석조 문화재들이 많이 남아 있다. 기품 있는 아름답고 화려한 조각도 볼거리지만, 이 사탑들은 이른바 비보사탑(裨補寺塔)으로 땅의 기운을 빌려 왕의 권위를 지키고 알리는 방편으로 삼아 민중들의 관심을 더 크게 받았다고 한다. 그러나 이제 고달사지에 서서 아무리 좌우의 산세를 둘러봐도 대가람의 위엄을 찾아보긴 어렵다. 그저 찬 바람 소리를 들으며 절터 뒷산을 서성일 때 드는 마음만은 공허하다거나 흐트러지지 않고 온화하고 포근하다. 이것이 생기가 있는 살아 있는 땅의 느낌인가.

Ở di tích chùa Cao Đạt còn lưu lại rất nhiều di sản văn hóa bằng đá quan trọng như Tăng tháp (nơi lưu giữ xá lợi của các vị cao tăng) và Tự tháp (tháp trong chùa) bao gồm Cao Đạt Dư Chỉ Phù Đồ (tên gọi cũ của Cao Đạt Dư Chỉ Tăng Tháp – Quốc bảo số 4 của Hàn Quốc), một kiến trúc có lối điêu khắc tinh tế. Mặc dù nét điêu khắc tinh xảo, đầy khí chất cũng là điều đáng chiêm ngưỡng nhưng chính các tòa tháp này được xem là tì bổ tự tháp, là phương tiện huy động khí của đất giữ gìn và lan tỏa quyền uy của nhà vua, đây là điều khiến dân chúng quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng hiện nay khi đứng ở di chỉ chùa Cao Đạt, dù nhìn khắp hết ngọn núi này đến ngọn núi nọ tôi vẫn không sao tìm thấy sự oai nghiêm của ngôi đại tự này. Chỉ khi dạo quanh ngọn núi phía sau đống đổ nát, lắng nghe tiếng gió lạnh, không hiểu sao lòng tôi lại cảm thấy ấm áp và dễ chịu, không trống rỗng hay ngổn ngang. Phải chăng đây là cảm giác đến từ vùng đất còn sống và đầy sinh khí?


효종(재위 1649~1659)의 능 바로 아래에 자리한 왕비 인선왕후의 능이 각종 석물에 둘러싸여 있다. 능서면 영녕릉 사적지에는 서쪽에 세종대왕(재위 1418~1450)과 왕비 소헌황후의 합장릉이, 동쪽에는 효종과 왕비 인선왕후의 쌍릉이 조성되어 있는데, 이 능들은 엄숙하면서도 품위 있는 전형적인 조선 시대 왕릉의 모습을 보여 준다. Lăng mộ của hoàng hậu Inseon (Nhân Tuyên), nằm ngay bên dưới lăng mộ của vua Hyojong (Hiếu Tông, tại vị 1649-1659) của nhà Joseon, được bao quanh bởi tượng người bằng đá. Lăng mộ Hoàng gia Yeongnyeong (Ninh Lăng) bao gồm lăng mộ chung của vua Seojong (Thế Tông, tại vị 1418-1450) và hoàng hậu Sohyeon (Chiêu Hiến) ở khu phía tây, lăng mộ đôi của vua Hyojong và hoàng hậu Inseon ở khu vực phía đông. Những ngôi mộ này toát lên phẩm giá và sự trang trọng đặc trưng các ngôi mộ hoàng gia của triều đại Joseon.

지혜의 눈 Con mắt của trí tuệ
강남 방면 길은 조선 시대 도성에서 부산 동래에 이르는 주요 간선망과 연계되어 세종대왕이 외가인 여주로 강무(講武)를 갈 때 또는 역대 왕들이 이곳에 잠든 세종과 효종 두 왕릉을 참배할 때 다니던 길이다. 경기도 광주에 있던 세종대왕의 능을 나중에 여주로 다시 옮긴 것은 이곳이 한반도 최고의 명당이라는 풍수에 따른 것이다. 하지만 내가 본 조선의 왕릉은 모두 다 크고 아름답다.

Tuyến đường phía nam được kết nối với trục đường chính bắt đầu từ kinh đô kéo dài đến Dongnae, Busan và là con đường mà vua Sejong khi đến luyện binh ở quê ngoại Yeoju, hay các vua đời sau khi đến bái lạy lăng mộ của hai vua Sejong và Hyojong yên nghỉ ở đây đã đi qua. Lăng mộ vua Sejong, ban đầu nằm ở Gwangju, tỉnh Gyeonggi, sau này được di dời đến Yeoju, thuận theo phong thủy cho rằng địa danh này là long mạch quan trọng nhất trên bán đảo Hàn. Tuy nhiên tất cả các lăng mộ thời Joseon mà tôi biết đều đồ sộ và lộng lẫy.

한강의 풍광을 바라보는 최고의 전망대는 영릉에서 남동쪽으로 조금 떨어진 강변에 있는 영월루다. 이곳에서 내려다보면 남한강변 서쪽으로 들어선 여주 시가지를 한눈에 굽어볼 수 있고, 고개를 들면 강 건너 북쪽으로 규모가 엇비슷한 산들이 멀리 혹은 가까이 그림처럼 늘어서 있다. 그중 어딘가에 고달사를 품 안에 안은 혜목산이 있을 것이다. 혜목(慧目)이란 불교에서 말하는 5개의 눈 중 하나로 지혜의 눈을 뜻한다. 불교 경전 중 하나인 『원각경(圓覺經)』에는 “밝은 해를 일산(日傘)으로 가린다 해도 지혜의 눈은 맑고 순수하다(幻翳朗照 慧目清净).”는 구절이 나온다. 아무리 높은 곳에 올라도 나의 몸과 마음은 이를 전혀 알아채지 못한다. 청정한 지혜의 눈이 아직 먼 것인가.

Đài quan sát cao nhất để ngắm cảnh quan của sông Hàn là Yeongwollu (Nghinh Nguyệt lâu) bên bờ sông cách Yeongneung một chút về phía đông nam. Từ đây bạn có thể nhìn thấy toàn bộ khu vực trung tâm thành phố Yeoju ở phía t ây, nếu bạn cốngẩng đầu lên một xíu sẽ thấy bên kia sông theo hướng bắc, những ngọn núi trải rộng như một bức tranh phong cảnh, một số ở gần đó và một số ở phía xa. Trong số đó sẽ có ngọn Hyemok ôm lấy chùa Cao Đạt vào lòng. “Hyemok” (Tuệ Mục) là một thuật ngữ Phật giáo có nghĩa là “tuệ nhãn”, con mắt trí tuệ, một trong năm loại ngũ nhãn. Trong quyển “Viên giác kinh”, một trong số các kinh điển của Phật giáo có câu: “Dù che khuất mặt trời sáng tỏ bằng lọng che thì con mắt trí tuệ vẫn tinh tường và thuần khiết”. Mặc dù đã leo đến nơi cao nhưng cơ thể và tâm trí tôi vẫn không cảm nhận được điều này. Phải chăng con mắt trí tuệ, thanh khiết vẫn còn xa lắm?


1. 이포대교 2. 여주세계생활도자관 3. 황포돛배 나루터 4. 명성황후 생가 1. Ipo Bridge 2. Yeoju Ceramic World 3. Old Ferry Crossing 4. Birthplace of Empress Myeongseong

이창기(Lee Chang-guy 李昌起) 시인, 
Lee Chang-guy Nhà thơ, nhà phê bình văn học
문학평론가 안홍범 사진
Ảnh: Ahn Hong-beom 


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: