May 15, 2022

과거와 미래의 시간이 뒤엉킨 땅 - Vùng đất nhọc nhằn giữa quá khứ và tương lai

Bài viết liên quan

조선 시대 서울에서 출발하여 동북 변방 함경도 경흥(慶興)에 이르는 유일한 교통로였던 경흥대로 – 지금은 그 일부가 국도로 사용되고 있지만, 그마저 의정부와 철원을 지나 군사분계선 앞에서 끊겨 있다. 더 이상 북쪽으로 갈 수 없는 이 길은 누군가에는 고향으로, 다른 이들에게는 잃어버린 자신으로, 혹은 그저 그 무엇으로 돌아가고픈 바람을 대변한다.

Ngày nay một phần Đại lộ Kyonghung, tuyến giao thông duy nhất bắt đầu từ thủ đô Seoul đến Kyonghung, tỉnh Hamgyong biên giới phía Đông Bắc trong thời đại Joseon (1392–1910) được chuyển thành quốc lộ nhưng chỉ thông đến Uijeongbu và Cheolwon, bị cắt ngang ở trước đường ranh giới quân sự. Con đường không thể tiến lên phía Bắc xa hơn nữa này, với một số người nó tượng trưng cho mong ước trở được trở về cố hương, với một số người khác nó tượng trưng cho mong ước tìm lại bản thân, hoặc điều gì đó.

북서울 꿈의 숲(Dream Forest) 전망대에서 바라본 인근의 연립주택가 풍경. 이 공원이 조성된 오패산 일대는 한국전쟁 당시 북한군이 퇴각한 경로의 일부이다. Quang cảnh những khu chung cư tập thể lân cận nhìn từ đài quan sát của Khu rừng trong mơ Bắc Seoul. Toàn bộ công viên núi Opae là một phần con đường rút lui của quân đội Triều Tiên trong chiến tranh hai miền năm 1950–1953.

제롬 드 그루트(Jerome de Groot)의 『역사를 소비하다 Consuming History』라는 도발적인 제목의 책은 최근 2,30년 사이에 변화된 역사의 소비 행태를 그 이전과 확실히 구분 짓는다. 정보화라는 전례 없는 기술적 진보로 수많은 미디어가 등장하고, 여기에 대량 소비를 겨냥한 거대자본이 개입하면서 유행처럼 일어난 역사 소프트웨어의 붐 속에 우리는 살고 있는 것이다. 한국도 마찬가지다. 영화는 물론이고 텔레비전 드라마와 다큐멘터리, 리얼리티 쇼에서 게임까지 역사가 관여하지 않는 곳이 없다. 멀게만 느껴졌던 역사가 다양한 미디어 속에서 저마다의 방식으로 이해하고 참여하고 체험하는 장르로 확산되고 있는 것이다.

Quyển sách có tiêu đề “Tiêu thụ Lịch sử” (Consuming History) của nhà Lịch sử học Jerome de Groot nhấn mạnh sự khác biệt rõ ràng về hình thức “tiêu thụ” Lịch sử thay đổi trong khoảng 20–30 năm gần đây so với trước. Ngày nay con người đang sống trong thời đại bùng nổ của phần mềm lịch sử với sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông thông tin hóa tiến bộ về công nghệ chưa từng có và lượng vốn khổng lồ đầu tư vào lĩnh vực này. Hàn Quốc cũng vậy. Không chỉ phim, từ phim truyền hình, phim tài liệu, chương trình thực tế đến trò chơi điện tử đều liên quan đến lịch sử. Lịch sử vốn được cảm nhận một cách xa lạ nay được phổ biến rộng rãi theo cách hiểu, tham gia và trải nghiệm dựa trên từng phương thức truyền thông khác nhau.

 강원도 철원군 월정리역에 전시되어 있는 붉게 녹슨 열차 잔해. 맞은편에는 유엔군의 폭격으로 부서진 북한군의 화물 열차 골격도 보존되어 있다. 서울과 동해안의 원산을 잇는 경원선은 1914년 전 구간이 개통되었지만, 남북 분단으로 인해 현재는 남한 내 일부 구간에서만 운행되고 있다. 폐역된 월정리역은 남방 한계선에 인접한 위치로 주요 관광지가 되었다. ⓒ 연합뉴스 Tàn tích của khung xe lửa và một chiếc xe chở hàng của Triều Tiên bị quân đội Liên Hợp Quốc ném bom được trưng bày trong khuôn viên của ga Woljeong-ri, một điểm thu hút khách du lịch gần Đường giới hạn phía Nam của Khu phi quân sự chia cắt hai miền Nam Bắc. Nhà ga đường sắt ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon đã ngừng hoạt động kể từ phân chia hai miền. © Yonhap News

 중국 지린성 쪽에서 바라본 두만강 하구의 북한-러시아 간 철교. 북한 라선경제특구에서 철도를 이용해 러시아 하산으로 가려면 이 다리를 건너게 된다. ⓒ 연합뉴스 Cây cầu sắt kết nối Triều Tiên và Nga ở cửa sông Tumen nhìn từ tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Phải đi qua cây cầu này nếu muôn đi tàu lửa từ Khu kinh tế đặc biệt Rason Triều Tiên đến Khasan, Nga. © Yonhap News

두 고갯길 Hai nẻo đường
지난 3월 넷플릭스가 아시아 오리지널 시리즈로 제작 출시한 『더 킹덤』 시즌 2는 17세기 조선을 역사적 배경으로 삼은 한국형 좀비 드라마다. 외신은 『워킹데드』의 느려터진 서양 좀비에 비하면 그 속도만으로도 공포를 느낄 만큼 빠른데다 『왕좌의 게임』에 버금가는 시대극을 더해 전 세계 시청자들로부터 호평을 받고 있다고 전한다. 조선 시대 양반 계층의 의상 중에서도 갓이 ‘신비한 모자’로 화제가 되면서 코스튬 드라마로서의 볼거리도 한몫했다는 분석도 있다.

“Kingdom – Vương triều xác sống phần 2” do Netflix sản xuất cho chuyên mục “Xem Gì Tiếp theo: Châu Á” vào tháng 3 vừa rồi là bộ phim nói về zombie Hàn Quốc lấy bối cảnh lịch sử triều đại Joseon thế kỷ 17. Truyền thông quốc tế đưa tin bộ phim nhận được đánh giá tích cực từ khán giả trên toàn thế giới không chỉ do diễn biến tốc độ nhưng vẫn khiến người xem cảm nhận được cảm giác kinh dị so với diễn biến chậm rãi của phim zombie phương Tây trong “Walking Dead” (tạm dịch Xác sống), mà bộ phim còn có cả tính thời đại ngang ngửa với “Trò chơi Vương quyền”. “Gat” (tên một loại mão) trong thế giới trang phục của tầng lớp yangban (Lưỡng ban: giai cấp quý tộc) triều đại Joseon cũng biến thành chủ đề “chiếc mũ thần bí” và xứng đáng là một chi tiết thú vị đáng xem với một bộ phim cổ trang.

이 드라마의 최대 격전지는 자막으로도 여러 번 소개되는 문경 새재다. 조선이 개척한 중요 간선도로이자 문화의 소통로로 기능했던 영남대로의 길목인 이 가파른 고갯길은 수도 방어에도 매우 유리했다. 하지만 1592년 4월, 조선을 침략한 일본의 주력군인 고니시(小西行長) 부대가 이 고갯길을 넘을 때는 아무런 제지를 받지 않았다. 8000의 기병을 과신해 고개 너머 평지에 진을 친 한 사령관의 오판 때문이었다. 충주가 뚫렸다는 소식에 선조는 새벽같이 한양도성을 버리고 피난길에 나섰고, 왜군은 사흘 만에 조선의 수도인 한양을 장악했다. 『더 킹덤』의 작가는 바로 이 문경새재에서의 아쉬움을 드라마를 추동하는 역사적 상상력의 한 발화점으로 삼은 것이다.

Chiến trường khốc liệt nhất được nhắc đến nhiều lần ở phụ đề trong phim là Mungyeong Saejae, một đường đèo dốc đứng, ngã rẽ của Đại lộ Yeongnam – vừa là tuyến đường chính quan trọng vừa là con đường giao lưu văn hóa được Joseon khai thác, và cũng là một thành trì rất quan trọng bảo vệ thủ đô. Tuy nhiên vào tháng 4 năm 1592, đội quân của Konishi – quân chủ lực của Nhật Bản lúc bấy giờ đã không gặp bất cứ trở ngại gì khi vượt qua đường đèo này sau khi hạ thành Busan tiếp tục tiến công. Lỗi do phán đoán sai của một viên chỉ huy quá tin tưởng vào đội quân hơn 8.000 kỵ binh của mình mà cho quan đóng ở đồng bằng. Nghe được tin tức này, vua Seonjo (Tuyên Tổ) ngay lập tức di chuyển lên phía Bắc để tránh nạn, còn quân Nhật chiếm được thành Hanyang (Seoul ngày nay) chỉ ba ngày sau đó. Dường như từ ký ức đáng tiếc này ở đường Mungyeong Saejae mà biên kịch Kim Eun-hee của “Vương triều xác sống” đã nhen nhóm ý tưởng lịch sử chủ đạo cho bộ phim.

城에서 시작해 城으로 끝나는 서양의 역사 드라마와 대조적으로 한국의 역사 드라마는 길에서 시작해 길로 끝나는 관습적 비유에 익숙하다. 이때 고갯길과 그 關門(성문이 아니다)을 통과하는 일은 고난이나 국면 전환을 상징하곤 하는데 문경새재는 그 역사성과 빼어난 자연 경관을 더해 한국의 고갯길의 대명사로 대접받고 있다. 그러나 길 위에서 펼쳐지는 스토리텔링이 역사 문화상품으로 ‘소비’될 때 그 관심의 불균형은 심화되고 국가주의는 부풀려진다. 어떤 길은 기념하되 어떤 길은 돌아보지도 않는 것이다. 이번 기행은 잘 관리된 공원이나 친절하게 재현된 기념관은커녕 팻말이나 기념석 하나 없는 코스다. 걷는다기보다는 찾아 나선다는 표현이 적절할 것이다. 이 비공인된 ‘역사를 다룬’ 불안정하고 몽상적인 방식은 늘 가슴을 두근거리게 한다.

Nếu như “thành lũy” là bối cảnh quan trọng trong phim truyền hình lịch sử của phương Tây thì phim truyền hình lịch sử của Hàn Quốc chú trọng đến “con đường”. Khi đó, việc băng qua đường đèo và thành lũy tượng trưng cho khổ nạn hoặc sự thay đổi cục diện trong phim, Mungyeong Seajae được ưu ái do không chỉ là cảnh quan tự nhiên tiêu biểu cho tính lịch sử đó mà nó còn lại đại diện cho đường đèo. Thế nhưng trái ngược với con đường được ghi nhớ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như thế này thì cũng có con đường người ta không hề biết hoặc nhớ đến. Chuyến đi lần này là hành trình hoàn toàn không có một biển báo hay bia lưu niệm nói gì đến công viên hay nơi tưởng niệm được quản lý chặt chẽ, tái hiện tử tế. Khi đã tìm thấy “lịch sử không được công nhận”, một nỗi buồn chông chênh, mơ màng khiến lòng day dứt khôn nguôi.

 의정부 축석령 전투에 참전했던 군인들의 무공을 기리기 위한 기념비와 동상. 경흥대로의 일부 구간인 축석령은 서울 북부를 방어하기 위한 요새로 1950년 6월 26일 이곳에서 벌어진 전투는 북한군의 남하를 지연시키고 국군이 한강 이남에 방어선을 만드는 시간을 벌어주었다. Tượng đồng và bia tưởng niệm được dựng lên để vinh danh những người lính tham gia trận chiến đèo Chukseong ở Uijeongbu trong Chiến tranh hai miền.

서수라에서 동대문까지 Con đường theo lối dẫn kỹ thuật số
구글 어스에서 한반도의 동북부 끝인 두만강 하류를 내려다보면 몇 개의 석호(潟湖)가 있는 아름다운 작은 만(灣)이 보인다. 강 건너편은 러시아의 하산이다. 간간이 러시아 말이 들릴 듯 한 거리다. 이중환이 『택리지』에서 묘사했던 “오랑캐와 접경(接境)하여 백성(百姓)이 모두 굳세고 사납다”는 함경도 사람들이라면 몇 마디는 쉬이 알아들었을 것이다. 이곳 사람들의 기상은 임진왜란 때 정문부(鄭文孚)라는 관직도 없는 선비가 의병 3,000명을 모아 왜군 2만 8,000명을 물리친 것으로도 이름 높다. 숙종은 이들의 공덕을 기려 길주에 북관대첩비(北關大捷碑)를 세웠는데 러일전쟁 때 이를 본 한 일본군 장군이 제 나라로 반출했다 100년 만에 돌려받은 뒤 북한으로 되돌려 보내 화제가 되기도 했다.

Từ Google Earth nhìn xuống hạ lưu sông Tumen, ranh giới phía Đông Bắc của bán đảo Hàn, bạn sẽ thấy một vịnh nhỏ, xinh đẹp với vài cái hồ. Bên kia sông là Khasan của Nga. Đó là khoảng cách thỉnh thoảng bạn có thể nghe được tiếng Nga. Theo câu “sống gần với bọn man di thì toàn thể bách tính đều khỏe mạnh và hung bạo” mà nhà Thực học Yi Jung-hwan (1690–1756) cuối triều đại Joseon miêu tả trong quyển sách địa lý “Trạch lý chí” nếu là người Hamgyong thì có thể dễ dàng nghe hiểu mấy câu tiếng Nga. Khí phách của người dân nơi này nổi tiếng với sự kiện một vị quan văn chức sắc bé nhỏ tên là Jeong Mun-bu (1565–1624) đã huy động 3.000 nghĩa binh đánh bại 28 nghìn quân địch trong thời kỳ Nhâm Thìn Oa Loạn (sự kiện Nhật Bản tấn công Joseon vào năm Nhâm Thìn 1592 kéo dài đến năm 1598). Sau này, vua Sukjong (Túc Tông, tại vị 1674–1720) cho xây dựng bia tưởng niệm Bắc Quan Đại Thiệp ở Gilju để ghi nhớ công đức của họ, nhưng đến thời kỳ chiến tranh Nga–Nhật, một viên tướng Nhật nhìn thấy tấm bia này đã mang về nước mình, đem gửi vào đền Yasukuni Tokyo. Mất đến 100 năm, tức sau khi kết thúc phong trào phản đối việc hoàn trả thì đến năm 2005 tấm bia này mới được chính phủ Nhật Bản trao trả lại, một năm sau nó được gửi về Triều Tiên và trở thành một chủ đề bàn luận.

이 만의 남쪽으로 뉴스에서 자주 듣던 나진 · 선봉 지구가 보인다. 북한이 가장 먼저 자유 무역 지구로 개방한 경제 특구다. 만의 동쪽 끝이 한국 최북단의 옛 서수라(西水羅) 항 자리인 듯싶은데 지도에는 항구의 흔적도 표기도 없다. 조선은 이곳에 서울과 연결하는 첫 번째 봉수대(烽燧臺)를 두고 적의 침략에 대비했다. 서수라 위쪽으로 은성이라는 지명이 보인다. 이곳이 옛 경흥이다. 서울로 가는 경흥대로는 서수라에서 경흥을 거쳐 잠시 두만강을 거슬러 오르다 우람한 산맥들 사이로 뻗는 실핏줄 같은 길을 따라 남쪽으로 길을 튼 뒤 함흥과 원산을 경유한 뒤 강원도 철령을 넘는다. 남쪽으로 뻗은 영남대로에 문경새재가 있다면, 동북 방면으로 가는 경흥대로에는 철령이 있다. 모두 백두대간을 넘는 분수령이다.

Ở phía Nam của vịnh nhỏ hạ lưu sông Tumen này bạn sẽ nhìn thấy Rajin và Sonbong thường được báo chí đưa tin. Đây là đặc khu kinh tế được Triều Tiên mở cửa thành khu vực tự do thương mại đầu tiên. Tận cùng phía Đông của vịnh trông giống như vết tích cảng biển Sosura cũ nhưng trên bản đồ hoàn toàn không có dấu vết hay ký hiệu của cảng biển. Joseon đặt bongsudae (đài thắp đèn hiệu) đầu tiên kết nối với Seoul ở đây đề phòng sự xâm lược của quân địch. Ở phía trên Sosura bạn sẽ nhìn thấy địa danh có tên là Undok (Ân Đức). Đây là Kyonghung trước kia. Đại lộ Kyonghung đi đến Seoul bắt đầu từ Sosura, vượt qua Kyonghung rồi ngược lên dòng Tumen mở ra con đường hướng xuống phía Nam dọc theo con đường huyết mạch trải dài giữa những dãy núi hùng vĩ, sau đó xuyên qua Hamhung và Wonsan, qua luôn cả Chollyong, tỉnh Kangwon. Nếu như Đại lộ Yeongnam trải dài theo phía Đông Nam có Mungyeong Saejae thì Đại lộ Kyonghung chạy theo hướng Đông Bắc có Chollyong. Cả hai đều là ranh giới vượt qua dãy Baekdu.

지도에서 보듯 철령은 높고 가파르다기보다는 비탈길로 굽이굽이 돌아가는 고갯길이다. 이 같은 지형의 이점을 이용해 고려와 조선은 이곳에 요새인 철령관(鐵嶺關)을 세워 동북 방어의 진지로 삼았다. 이 철령관을 기점으로 북쪽의 함경도는 관북(關北), 서쪽의 평안도는 관서(關西) 지방으로 나눈다. 철령을 넘어 다시 남쪽으로 길을 잡고 내려가다 보면 동남쪽에 그 이름난 금강산이 있다. 아쉬움을 남긴 채 서울이 있는 서쪽으로 길을 틀어 내려가면 차츰 길들이 희미해지는 지점이 남과 북을 끊어 놓은 휴전선 언저리다. 휴전선을 훌쩍 뛰어넘어 김화 평야에서 포천을 지나 축석령을 넘어 의정부로 들어서면 눈앞에 떡 하니 서울을 에워싼 북한산이 버티고 있다. 의정부역에서 전철을 타면 서울의 동대문역까지 40분이면 도착한다.

Nhìn từ bản đồ Chollyong là đường đèo gấp khúc, uốn lượn vòng vèo theo các con dốc thay vì cao và dốc. Tận dụng lợi thế địa hình này, thời Goryeo và Joseon cho xây dựng thành Chollyong ở đây và xem là căn cứ phòng thủ phía Đông Bắc. Từ thành Chollyong, phân chia tỉnh Hamgyong ở phía Bắc là Thành Bắc, tỉnh Pyongan ở phía Tây là Thành Tây. Băng qua Chollyong và lại đi theo con đường hướng về phía Nam, bạn sẽ nhìn thấy ngọn Geumgang nổi tiếng ở phía Đông Nam. Lần theo con đường hướng về phía Tây nơi có thủ đô Seoul bỏ lại sự lưu luyến, điểm mà các con đường trở nên mờ nhạt dần chính là rìa giới tuyến phi quân sự chia cắt miền Nam và miền Bắc. Vượt qua giới tuyến phi quân sự, qua Pocheon ở đồng bằng Gimhwa, xuyên qua đèo Chukseongryeong tiến vào Uijeongbu bạn sẽ nhìn thấy ngay trước tầm mắt là núi Bukhan bao quanh Seoul. Mất 40 phút để đi tàu điện từ ga Uijeongbu đến ga Dongdaemun của Seoul.

 1964년 6월 착공된 미아리 고개 도로 확장 공사 장면. 당시 이 길에는 인도가 따로 없어 차와 사람이 같이 지나다녀야 했다. ⓒ 서울시 Cảnh công trường mở rộng đường đèo Miari khởi công vào tháng 6 năm 1964. Thời điểm đó không có vỉa hè nên người đi bộ và xe đi chung một làn. © Seoul Metropolitan Government

 현재의 미아리 고개. 1950년 북한군이 이 고개를 넘어 서울로 진격해 들어왔으며, 이후 1500명에 달하는 사람들이 이 길을 통해 강제로 북한에 끌려가 <단장의 미아리 고개(Miari, Hill of Wrenching Sadness)>라는 대중가요가 탄생하는 배경이 됐다. Đèo Miari ngày nay. Nơi đây là bối cảnh ra đời của bài hát “Miari, ngọn đèo của tang thương” kể về quân đội Triều Tiên vào năm 1950 đã vượt qua ngọn đèo này tấn công vào Seoul, để rồi sau đó có đến 1.500 người bị cưỡng chế giải sang Triều Tiên cũng đi qua con đường này.

돈암과 미아리 Hai địa danh
경흥대로의 공식적인 기점은 동대문이지만 여진족의 사신들은 동대문보다 북쪽에 있는 혜화문을 이용한 듯하다. 혜화문은 일제 때 도심을 넓히면서 헐린 뒤 지금은 그 위치만 알려져 있다. 혜화(惠化)는 ‘은혜를 베풀어 교화한다.’는 뜻으로 여진족들을 교화한다는 의미로 해석되고 있다. 혜화문을 나서 의정부 방면으로 가려면 성북천 위에 놓인 삼선교를 건너 삼선평(三仙平)이라는 들판을 지난 뒤 북한산 끝자락과 이어진 개운산 사이의 언덕을 넘어야 하는데 이 고갯길이 돈암동 고개다. ‘되너미 고개’로 불리던 지명을 한자로 바꾼 것이다. ‘되놈’이란 동북방의 이민족을 지칭하는 낮춤말로 언제부턴가 여진족들이 이 고갯길의 대표적인 손님이 된 것이다.

Điểm xuất phát chính thức của Đại lộ Kyonghung là Dongdaemun nhưng dường như trong quá khứ các sứ giả đến từ tộc Yeojin (Nữ Chân) lại cho rằng là Hyehwamun nằm ở phía Bắc chứ không phải Dongdaemun. Hyehwamun là một trong số các cổng nhỏ của kinh thành và bị phá hủy vào năm 1938 thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản, sau đó đến năm 1994 do thuộc một phần trong công trình phục dựng thành quách ở Seoul nên Hyehwamun được xây dựng lại ở khu dân cư cách vị trí cũ khoảng 10 mét về phía Tây Bắc. “Hyehwa” (Huệ Hóa) được dịch là “ban tặng, trao đổi ân huệ” với ý nghĩa trao đổi người Yeojin. Để ra khỏi Hyehwamun và đi về hướng Uijeongbu, bạn phải vượt qua ngọn đồi nằm giữa phần cuối của núi Bukhan và núi Gaeun liền sau đó. Con đường này được đổi tên từ “đèo Doeneomi” thành đèo Donamdong theo Hán tự. Với cách nói xem thường người di dân từ phía Đông Bắc là “deonom”, tự lúc nào tộc người Yeojin đã trở thành vị khách tiêu biểu cho con đường đèo này.

그 연유는 조선을 세운 태조 이성계와 관련이 깊다. 동북 지역의 토호였던 이성계의 아버지는 원명 교체기에 100년 가까이 원나라의 지배를 받았던 동북 지역을 수복하는데 큰 공헌을 했으며, 그 지위를 이어받은 이성계 역시 동북 지역의 토착 기반을 이용하여 외세의 끊임없는 침략으로부터 이 곳을 지켰다. 특히 여진족과의 화친은 그만의 외교적 자산으로 건국에 큰 힘으로 삼았다. 이성계는 홍건적이 침입했을 때 이 길로 군대를 이끌고 내려와 개경을 지켰으며 왕위에서 물러난 뒤에도 여생을 이 길을 오가며 살았다. 그의 무덤인 건원릉(健元陵)도 이 길과 이어져 있다. 그래서인지 경흥대로에는 태조와 관련된 지명이 많이 남아 있다.

Căn nguyên của câu chuyện này liên quan mật thiết đến Thái tổ Yi Seong-gye (Lý Thành Quế, tại vị từ năm 1392 đến 1398), người sáng lập triều đại Joseon. Cha ông là thổ hào ở vùng Đông Bắc đã có công lớn trong việc thu phục lại vùng đất này vốn bị thống trị gần 100 năm bởi nhà Nguyên ở cuối triều đại Goryeo. Tiếp nối địa vị của cha, Yi Seong-gye vẫn tận dụng nền tảng bản địa vững chắc, bảo vệ quê hương khỏi sự xâm lược liên tục của giặc ngoại xâm. Đặc biệt, tài sản ngoại giao của cá nhân ông là mối quan hệ hữu nghị với tộc người Yeojin trở thành sức mạnh to lớn cho việc kiến quốc. Khi giặc Hồng Cân xâm lược, Yi Seong-gye mang theo quân đội đi xuống theo Đại lộ Kyonghung bảo vệ kinh đô Gaegyeong. Sau khi lên ngôi vua, Yi Seong-gye thường xuyên đi lại trên con đường này. Và lăng mộ Geonwon (Lăng Kiện Nguyên) của ông cũng được liên kết với Đại lộ Kyonghung.

돈암동 고개를 부르는 또 다른 이름은 미아리 고개다. 고개 너머에 미아리라는 행정 지명이 있기 때문이다. 인터넷에서 ‘미아miari'를 검색하면 두 가지 내용이 뜬다. 하나는 ‘미아리 텍사스’라는 별명을 가진 집창촌이 폐쇄되었다는 기사이고, 또 하나는 한국전쟁 당시 서울을 방어하기 위해 싸우던 최후의 격전지라는 소개 글이다. 동두천, 의정부 전투에서 북한군 주력인 인민군 1군단에 밀린 국군은 미아 사거리에서 돈암동 쪽으로 밀고 내려오는 탱크 부대를 막기 위해 개운산 능선에서 마지막까지 치열한 포격전을 벌였다. 이 전투로 개운산은 민둥산이 되어 버렸지만 포연이 가신 지금은 전망 좋은 아파트단지가 그 자리를 차지하고 있다.

Đèo Donam-dong còn có tên gọi khác là đèo Miari. Do phía bên kia đèo có khu vực gắn với địa danh hành chính là Miari. Khi tìm kiếm về Miari trên mạng sẽ hiện ra hai nội dung như sau. Một là bài báo có tiêu đề “Ổ mại dâm gắn với biệt danh “Làng Texas Miari” bị phong tỏa, và một nội dung khác là bài viết giới thiệu nơi xảy ra trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến bảo vệ Seoul thời kỳ Chiến tranh hai miền Nam-Bắc. Bị Quân đoàn số 1, đội quân chủ lực của Triều Tiên dồn ép ở mặt trận Uijeongbu, Dongducheon, vào phút cuối quân đội quốc gia Hàn Quốc đã tiến hành một trận pháo kích ác liệt ở sườn núi Geaun để ngăn chặn đội quân xe tăng của địch đang dồn họ từ ngã tư Mia xuống quận Donam. Sau trận đánh này núi Gaeun đã trở thành đồi trọc nhưng ngày nay, khi mà ký ức đầy khói súng ấy mất đi đây là nơi tập trung của các khu chung cư có hướng nhìn đẹp.

한국전쟁 직후인 1956년에는 「단장의 미아리 고개」라는 대중가요가 빅히트를 하면서 이 지명을 다시 한 번 널리 알렸다. 그러나 이 지역 사람들은 ‘한 많은’ 미아리 고개보다는 돈암동 고개라는 지명을 선호한다. 옛길을 복원해 문화 탐방로 만들기에 공을 들이는 지자체의 사업에서도 ‘미아리 고개’란 이름은 찾아볼 수 없다. 노랫말에 나오는 “철사 줄로 두 손 꽁꽁 묶인 채로” 끌려간 민족의 비극적인 현장으로 기억되는 것이 영 부담스러웠던 모양이다. 게다가 끌려간 사람의 주체가 후퇴하는 인민군에게 끌려가다 학살당한 우익 인사인지, 정부의 말만 믿고 서울에 남아 있다 인민군에 부역한 혐의로 끌려가 처형된 사람인지 모호하다는 것도 한 이유다. 서울 수복 후 부역자로 몰려 검거된 사람은 5만여 명이고, 이 중 160여 명이 사형을 당했다.

Năm 1956, ngay sau đình chiến, bài hát “Miari, ngọn đồi của tang thương” nổi tiếng khắp nơi, địa danh này một lần nữa được nhiều người biết đến. Thế nhưng người dân ở khu vực này thích dùng tên gọi đèo Donam-dong hơn là cái tên đèo Miari “nhiều thù hận” này. Cái tên “đèo Miari” không được tìm thấy kể cả trong các dự án của địa phương nỗ lực phục hồi con đường ngày xưa làm địa điểm tham quan văn hóa. Người dân ở đây dường như khó chịu với hình ảnh hiện trường bi thương của dân tộc hiện lên qua lời hát “người bị giải đi khi hai tay bị trói chặt bằng dây thép”. Thêm một lý do nữa, họ mơ hồ không rõ người bị giải đi theo lời bài hát là người thuộc phe cánh hữu bị quân đội Triều Tiên bắt bớ và tàn sát hay là người tin vào lời Chính phủ ở lại Seoul, để rồi bị tình nghi là phục dịch cho quân đội Triều Tiên, bị lôi đi tử hình. Có khoảng 50 nghìn người bị bắt với tội danh phục dịch cho địch sau khi quân đội quốc gia giành lại thủ đô Seoul, trong số đó có khoảng 160 người bị tử hình.

 1. 상상톡톡미술관 Phòng trưng bày Sang Sang Tok Tok 2. 미아리고개 예술극장 Nhà hát Nghệ thuật Miari 3. 미아리 점성촌 Làng chiêm tinh Miari 4. 혜화문

동두천, 의정부 전투에서 북한군 주력인 인민군 1군단에 밀린 국군은 미아 사거리에서 돈암동 쪽으로 밀고 내려오는 탱크 부대를 막기 위해 개운산 능선에서 마지막까지 치열한 포격전을 벌였다. 이 전투로 개운산은 민둥산이 되어 버렸지만, 포연의 기억이 사라진 지금은 전망 좋은 아파트 단지가 그 자리를 차지하고 있다.

Bị Quân đoàn số 1, đội quân chủ lực của Triều Tiên dồn ép ở mặt trận Uijeongbu, Dongducheon, vào phút cuối quân đội quốc gia Hàn Quốc đã tiến hành một trận pháo kích ác liệt ở sườn núi Geaun để ngăn chặn đội quân xe tăng của địch đang dồn họ từ ngã tư Mia xuống quận Donam. Sau trận đánh này núi Gaeun đã trở thành đồi trọc nhưng ngày nay, khi mà ký ức đầy khói súng ấy mất đi đây là nơi tập trung của các khu chung cư có hướng nhìn đẹp.

 북서울 꿈의 숲은 서울에서 4번째로 큰 규모의 공원이다. 과거 놀이공원이 있던 부지에 2009년 개장되었으며 지상 3층, 높이 49.7m의 전망대를 갖추고 있다. Khu rừng trong mơ là công viên lớn thứ 4 ở Seoul. Được xây dựng và khánh thành vào năm 2009 trên khuôn viên một công viên giải trí cũ, nó có một đài quan sát 3 tầng cao 49,7 mét.


돈암동 제일시장은 1952년에 자리 잡기 시작한 전통 시장을 1970년대에 들어 새롭게 단장한 지역의 명소이다. 규모가 크지는 않지만 오래된 가게들이 많아 인근 주민들에게 친숙한 일상의 공간이기도 하다. Chợ Jeil ở Donam-dong được mở cửa vào năm 1952 và được cải tạo vào những năm 1970. Mặc dù không lớn nhưng chợ truyền thống có nhiều cửa hàng cũ. Đó là một phần cuộc sống hàng ngày cho người dân địa phương và cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch.

꿈의 숲을 만들다 Khu rừng trong mơ
미아 사거리에서 북한산 칼바위와 오패산 사이에 난 수유리 고개를 넘은 뒤 중량천을 따라 의정부가 있는 북쪽으로 가는 3번 국도는 몇 차례 넓혀지고 비껴간 것을 감안하면 얼추 경흥대로와 나란히 간다. 큰 고개도 없다. 그래도 옛길의 맛을 좀 더 느끼고 싶다면 방학사거리에서 의정부 방면으로 가는 큰 길에서 왼쪽으로 한 블록 뒤로 들어가면 폭이 10미터 정도 되는 길이 도봉산역 앞까지 약 3㎞ 정도 이어진다. 길의 중간쯤에 북서울 중학교가 있다. 이 길이 옛 경흥대로다. 길의 양쪽은 대개 상가가 아니면 시장통이다. 놀랍게도 500년도 훨씬 넘은 길이 과거의 재현이 아닌 아직 생활 속에서 제 기능을 하고 있는 것이다. 그러나 정작 이곳에 사는 사람들은 자신들이 마당을 쓸고 물건을 사고팔며 살아가는 이 길이 그 옛날 어떤 놀라움과 아우성과 기쁨의 시간들로 흘러넘쳤는지에 대해서는 무관심하다. 간간히 길가에 보이는 표지판에는 도봉산 둘레길과 왕족이나 세도가들의 무덤으로 가는 길이 세세히 그려져 있을 뿐이다.

Quốc lộ số 3 băng qua đèo Suyuri giữa tảng đá nhọn núi Bukhan và núi Opae từ ngã tư Mia, đi về Uijeongbu dọc theo con suối Jungnyang, nó gần như song hành với Đại lộ Kyonghung nếu cân nhắc đến việc được mở rộng và chuyển hướng vài lần. Không hề có đèo lớn nào ở đây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cảm nhận rõ hơn hương vị của con đường ngày xưa, bạn hãy đi ngược một đoạn lệch sang bên trái từ con đường lớn hướng về Uijeongbu ở ngã tư Banghak, bạn sẽ nhìn thấy con đường rộng khoảng 10 mét ở trước mặt, từ đây đến ga Dobongsan khoảng 3 km. Con đường này là Đại lộ Kyonghung cũ. Dọc hai bên đường là các khu mua sắm hoặc chợ, đoạn giữa đường có trường trung học cơ sở Bắc Seoul. Điều ngạc nhiên là con đường hơn 500 năm tuổi đang thực hiện chức năng của mình trong cuộc sống hằng ngày chứ không phải tái hiện quá khứ. Người dân nơi đây không quan tâm đến con đường nơi diễn ra hoạt động mua bán sinh sống này đã từng trải qua những thời kỳ kinh ngạc, ồn ào, hân hoan gì trong quá khứ. Chỉ là thỉnh thoảng trên biển hiệu ven đường nó được thể hiện tỉ mỉ bao quanh núi Dobong và đường đi đến lăng mộ hoàng tộc hay các gia đình thế đạo.

서울의 동북부나 경기도 의정부 방면에 사는 사람들에게 미아리 고개는 도시로 가는 일종의 관문과 같았다. 미아리 고개를 넘지 않고는 그럴 듯한 물건을 사거나 볼거리를 즐길 수 없었기 때문이다. 소설가 박완서(1931-2011)가 청춘 시절을 추억하며 쓴 『그 남자네 집』에서 ‘그 남자’가 “어둑시근한 카바이트 불빛이 무대 조명처럼 절묘하게 투영된 자리에서”, “나직하고도 그윽하게 정지용과 한하운의 시를 암송하곤 했”던 곳도 삼선교 포장마차 집이었고, 그 빤한 감자국밥이나 선지가 들어간 우거지된장국도 돈암동 제일시장에서 먹으면 왠지 국물 맛이 더 깔끔하게 느껴졌다. 전차 종점이 있던 돈암동까지는 도시였고, 전차가 다니지 않는 미아리는 시골이었기 때문이다.

Đối với người dân sống ở khu vực Đông Bắc Seoul hoặc khu vực Uijeongbu của tỉnh Gyeonggi, đèo Miari từng giống như một cửa ngỏ ra vào thành phố. Bởi lẽ họ không thể mua sắm đồ đạc hoặc du ngoạn cảnh quan nổi tiếng nếu không vượt qua đèo. Trong tiểu thuyết “Nhà của người đàn ông đó” được nhà văn Park Wan-seo viết khi nhớ về thời tuổi trẻ, nơi mà “người đàn ông đó” thì thầm và ngâm thơ của Jeong Ji-yong, Han Ha-un ở chỗ ánh đèn carbide vốn hiu hắt lại sáng rực như ánh đèn sân khấu cũng là quán rượu ven đường Samseongyo gần đó, mùi vị của nước canh được cảm nhận rõ ràng hơn mỗi khi ngồi ăn ở chợ Donam-dong, ngay cả món cơm canh khoai tây phổ biến hay món canh tương có huyết. Vì Donam-dong, điểm cuối của tàu điện là thành phố, phía xa hơn là tỉnh lẻ.

1939년에 개통되어 1968년까지 30년 간 운행된 전차가 이런 인식을 깊게 심어주었다면, 2002년 서울시의 균형 발전을 위한 뉴타운 지정은 미아리의 역사를 다시 한 번 바꿔 놓았다. 개발의 속도와 규모는 엄청나 불과 10여년 만에 사람들의 기억에 있는 미아리의 이미지를 송두리째 뒤집어 놓았다. 그 대표적인 상징이 오패산 자락을 주민들의 생활 속 휴식처이자 문화 공간으로 펼쳐 놓은 ‘북서울 꿈의 숲’이다. 이곳 전망대에 오르면 서울의 과거와 미래의 시간을 한눈에 볼 수 있다.

Tàu điện được nối dài từ trung tâm thành phố vào năm 1939, hoạt động trong khoảng 30 năm đến năm 1968, nếu như tàu điện giúp ghi nhớ sâu sắc nhận thức trên thì việc chỉ định New Town để phát triển đồng đều thành phố Seoul một lần nữa thay đổi lịch sử của Miari. Tốc độ và quy mô phát triển đã đảo ngược tất cả hình ảnh về Miari trong ký ức của người dân chỉ sau 10 năm. Tiêu biểu chính là “khu rừng trong mơ Bắc Seoul” được xây dựng từ việc mở rộng chân núi Ope thành nơi nghỉ ngơi và không gian văn hóa của người dân. Bạn sẽ nhận ra ngay thời quá khứ và tương lai của Seoul nếu leo lên đài quan sát ở đây.

“대중문화 속에서는 그럴듯하지 않은 삶은 삶이 아니며, 그럴듯하지 않은 상상은 상상이 아니다.” 문학평론가 김현(1942-1990)의 말이다. 의정부역 앞에서 북쪽으로 뻗은 길은 크게 두 방면으로 갈라진다. 오른쪽으로 튼 동북쪽 길이 축석령을 넘어 휴전선을 지나 북한 땅인 원산, 함흥을 거쳐 두만강으로 가는 경흥대로다. 그대로 직진하면 동두천, 연천, 철원을 지나 역시 휴전선을 넘어 압록강으로 이어진다. 나는 땀내를 풍기며 휘적휘적 내 곁을 스쳐 지나는 사람들의 뒷모습을 본다. 굶주림 때문에 부끄러움을 무릅쓰고 장사치들과 섞여 양주골 누원(樓院)까지 내려온 북관 선비가 살곶이로 가는 중량천 배 위에 짐을 부리고 홀가분한 얼굴로 다시 축석 고개를 넘고 있다. 마음속으로는 선비로 돌아갈 날을 염원하면서. 바람이 잔뜩 든 젊은 양반 하나가 노새를 타고 가다 졸음에 겨워 비탈길에서 잠시 휘청거린다. 등짐을 가득 진 어린 종들은 발바닥이 부르튼 줄도 모르고 마냥 즐겁다. 금강산은 아직 멀다. 긴 소총을 어깨에 메고 대열의 후미에서 목청껏 군가를 부르며 행군하는 소년병의 쉰 목소리가 문득 잠긴다. 나는 어느 쪽으로도 나아가지 못하고 한참을 바라보고 서 있다.

“Trong văn hóa đại chúng, cuộc sống không hợp lý thì không phải cuộc sống, tưởng tượng không hợp lý thì không phải là tưởng tượng” là câu nói của nhà phê bình văn học Kim Hyeon (1942–1990). Con đường bắt đầu từ trước ga Uijeongbu kéo dài lên phía Bắc phân chia thành hai hướng chính. Con đường phía Đông Bắc mở sang bên phải là Đại lộ Kyonghung đẫn đến sông Tumen, vượt qua Chukseongryeong, qua giới tuyến ngừng bắn, qua Wonsan, Hamhung của Triều Tiên. Tôi nhìn thấy bóng dáng phía sau của những người liên tục lướt qua tôi với mùi mồ hôi tỏa ra. Người học sĩ Thành Bắc do nghèo đói đã bất chấp sự hổ thẹn, hòa vào các dân buôn xuôi về nơi này, họ tháo dỡ hành lý khỏi chiếc thuyền trên dòng Jungnyang rồi tiếp tục vượt qua Chukseokryeong với nét mặt nhẹ nhõm. Cùng với ước vọng từ tận đáy lòng cầu mong ngày được trở lại là học sĩ đường hoàng, chỉnh tề. Một quý tộc trẻ đầy sức sống cưỡi trên lưng con la, anh ta không ngăn nổi cơn buồn ngủ, chốc lát bị chao đảo khi đi trên con đường dốc. Những người hầu trẻ chạy theo sau với đầy hành lý vác trên lưng vui tươi thỏa thích mặc cho lòng bàn chân đã phồng rộp lên. Núi Geumgang vẫn còn xa. Bất chợt tôi chìm đắm trong giọng hát ồ ồ của người lính thiếu niên đứng cuối hàng ngũ vừa hành quân vừa hát vang bài quân ca khan cả giọng, với khẩu súng trường dài vác trên vai. Tôi chần chừ đứng nhìn một hồi lâu giữa hai hướng.


이창기(Lee Chang-guy 李昌起) 시인, 문학평론가
Lee Chang-guy Nhà thơ, nhà phê bình văn học
Ảnh. Ahn Hong-beom
Dịch. Huỳnh Kim Ngân


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: