국내 기업들이 기업 철학을 실천하거나 브랜드 가치를 높이기 위해 예술가들을 지원하거나 협업하는 사례가 늘고 있다. 이를 통해 기업은 예술의 진보에 기여할 수 있고, 예술가들은 자신의 상상력을 실현할 수 있으며, 또한 대중들은 새로운 예술 경험을 통해 일상을 환기하게 된다.
Hiện có nhiều trường hợp doanh nghiệp Hàn Quốc tài trợ hoặc hợp tác với các nghệ sĩ để thực hiện triết lý doanh nghiệp hoặc tăng giá trị thương hiệu. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật, nghệ sĩ có thể thể hiện sự sáng tạo và công chúng có thể tạm thời thoát ly khỏi thực tại thông qua những trải nghiệm nghệ thuật mới.
< A Guest in Paradise > . 전병삼(Jeon Byeong Sam, 全丙森). 2023. 사진 원형 적층 위에 프로젝션 영상 맵핑. 지름 300 ㎝. Vị khách tại Paradise. Jeon Byeong Sam. 2023. Công nghệ trình chiếu Projection Mapping trên lớp tròn. Đường kính 300cm. ⓒ 파라다이스 문화재단 - Quỹ Văn hóa Paradise2023년 파라다이스 아트랩 페스티벌에 전시된 작품으로, 가상의 외계 생명체를 약 30억 배 확대하여 지름 약 3미터 크기로 선보였다. 파라다이스 아트랩은 파라다이스 문화재단이 예술과 기술의 융합을 통해 즐거움과 놀라움을 선사하는 작품들을 공모해 진행하는 행사다.
Tác phẩm được trưng bày tại Hội chợ Paradise Art Lab năm 2023, giới thiệu sinh vật ngoài hành tinh ảo được phóng to 3 tỉ lần với kích thước đường kính 3m. Paradise Art Lab là một sự kiện do Quỹ Văn hóa Paradise tổ chức nhằm chọn ra các tác phẩm mang đến sự thú vị và kinh ngạc thông qua sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ.
텔레비전을 미술 도구로 끌어들여 비디오 아트의 창시자가 된 백남준(Nam June Paik, 白南準)은 “예술은 짧고 인생은 길다”고 말했다. 기술 매체에 의존한 예술은 더 발전된 기술이 등장하면 한 세대 안에서도 그 수명을 다할 수 있다는 뜻으로 해석할 수 있다. 또한 더 이상 독보적이고 영원한 기술 혹은 예술이란 없다는 선언일 수도 있다. 그 말처럼 지금은 기술이 예술과 손잡았고, 예술이 기술에 올라탔다. 미디어 아트라는 이름으로 장르의 경계를 넘고 업종의 한계를 지운다. 때로는 기업이 그러한 예술적 혁신에 동참하기도 한다.
Nam June Paik, nhà sáng tạo video art (nghệ thuật băng hình) sử dụng truyền hình làm công cụ nghệ thuật, cho rằng: “Nghệ thuật thì ngắn, còn cuộc đời thì dài”. Nghệ thuật phụ thuộc vào công nghệ có thể hiểu là sẽ hết thời ngay khi công nghệ tiên tiến hơn xuất hiện. Thêm vào đó, lời tuyên bố này cũng có nghĩa rằng không còn công nghệ hay nghệ thuật nào độc đáo và vĩnh cửu. Theo đó, giờ đây công nghệ đã bắt tay với nghệ thuật, nghệ thuật có bước nhảy vọt nhờ công nghệ. Với tên gọi media art (nghệ thuật truyền thông), nghệ thuật đã vượt qua ranh giới giữa các thể loại và xóa bỏ những hạn chế của từng lĩnh vực. Các doanh nghiệp đôi khi còn tham gia vào sự đổi mới loại hình nghệ thuật này.
기업 철학 - Triết lý doanh nghiệp
인천광역시 영종도(永宗島)에 위치한 파라다이스시티는 화려한 휴양 리조트이다. 2023년 9월 어느 날, 이곳 실내 광장으로 운석이 떨어졌다. VR 고글을 쓰면 운석을 더 가까이 살펴보며 우주의 광활한 공간감을 느껴볼 수 있다. 운석을 이루는 광물의 파장을 분석해 음악과 빛을 경험할 수도 있다. 김동욱과 전진경으로 구성된 팀 룸톤의< 에코스피어 > 와 박근호(참새)의< 운석 감정 > , 그리고 윤제호의< 우주로 보내는 파동 >얘기다. 이들은 2023년 파라다이스 아트랩 페스티벌에 참여했다.
Paradise City nằm trên đảo Yeongjong, thành phố Incheon, Hàn Quốc là khu nghỉ dưỡng sang trọng. Vào một ngày tháng 9 năm 2023, một thiên thạch rơi xuống quảng trường trong khu nghỉ dưỡng này. Khi đeo kính thực tế ảo VR, chúng ta có thể quan sát thiên thạch rõ hơn và cảm nhận được không gian rộng lớn của vũ trụ; đồng thời có thể trải nghiệm âm nhạc và ánh sáng nhờ phân tích bước sóng của các khoáng chất tạo nên thiên thạch. Một hệ sinh thái mới hình thành xung quanh thiên thạch rơi; các chủ thể trí tuệ nhân tạo nhấp nháy thể hiện sự tồn tại thông qua chuyển động của ánh sáng để đáp lại sự chuyển động hoặc âm thanh của quan khách. Đó là tác phẩm “Sinh quyển” của nhóm Roomtone, gồm tác giả Kim Dong-wook và Jeon Jin-kyung, tác phẩm “Đánh giá thiên thạch” của Park Keun-ho và tác phẩm “Tín hiệu sóng truyền vào vũ trụ” của Yun Je-ho. Các tác giả đã tham gia Hội chợ Phòng Thí nghiệm Nghệ thuật Paradise (Paradise Art Lab Festival) năm 2023.
파라다이스 문화재단은 2018년부터 ‘파라다이스 아트랩’을 운영하고 있다. 이 프로젝트는 예술의 현재를 탐색하고 미래 가능성을 제시하는 장으로, 대중과 소통하고 교감하는 인터렉티브한 작품의 창작, 제작, 유통을 지원한다. 리조트 회사가 왜 미디어 아트를 후원할까? 파라다이스 그룹이 생각하는 휴양이란 그저 놀고 쉬는 것이 아니기 때문이다. 휴양지에서 접하는 예술적 경험이 영감을 일으키고 감동을 선사할 수 있다는 믿음이 기업 철학에 스며 있다.
Từ năm 2018, Quỹ Văn hóa Paradise đã triển khai dự án “Phòng Thí nghiệm Nghệ thuật Paradise”. Dự án là nơi khám phá và đưa ra những khả năng trong tương lai cho nghệ thuật đương đại; đồng thời, hỗ trợ sáng tạo, sản xuất và phân phối các tác phẩm tương tác nhằm đối thoại và giao lưu với công chúng. Tại sao một doanh nghiệp nghỉ dưỡng lại tài trợ cho nghệ thuật truyền thông? Lý do là bởi khái niệm “nghỉ dưỡng” mà tập toàn Paradise Group hướng đến không đơn thuần chỉ là việc vui chơi và nghỉ ngơi. Triết lý doanh nghiệp thấm đượm niềm tin rằng trải nghiệm nghệ thuật tại các khu nghỉ dưỡng có thể truyền cảm hứng và lay động lòng người.
새로운 체험 - Trải nghiệm mới
< 운석 감정(Meteorite Appraisal) > . 박근호(참새). 2023. 크리스털 비즈, 철 프레임, 모터, LED. 600 × 240 × 240 ㎝. Đánh giá thiên thạch. Park Keun-ho (nghệ danh Chim Sẻ). 2023. Hạt pha lê, khung sắt, motor, đèn LED. 600×240×240cm.
가상의 운석이 떨어진 상황을 가정하고, 이 운석이 에너지를 어떻게 방사하는지 알아내기 위해 에너지 입자와 공명하는 크리스털과 빛 모듈을 설치했다. 2023년 파라다이스 아트랩 참여 작품이다. 박근호(참새)는 물성으로 공간을 채우는 미디어 작업을 주로 선보인다.
Với giả thiết một thiên thạch ảo rơi xuống, tác phẩm được lắp một mô đun tinh thể và ánh sáng cộng hưởng với các hạt năng lượng để tìm hiểu xem thiên thạch tỏa ra năng lượng như thế nào. Đây là tác phẩm tham gia Hội chợ Paradise Art Lab 2023. Park Geun-ho (nghệ danh Chim Sẻ) chủ yếu trình bày các tác phẩm truyền thông lấp đầy không gian bằng các vật liệu.
< 에코스피어 > . 룸톤. 2023. VR, 비디오 설치. 4분. Sinh quyển. Roomtone. 2023. Cài đặt VR và video. 4 phút.
김동욱(Kim Dong-wook, 金東昱)과 전진경(Jeon Jin-kyung, 田珍卿)으로 구성된 룸톤의 VR 신작은 2023년 파라다이스 아트랩 전시작 중 하나로, 인간과 우주의 상호 연결성과 존재의 의미를 은유적 이미지와 내러티브를 통해 풀어낸다. 룸톤은 가상현실과 디지털 게임을 매체로 삼아 실제 감각과 가상 감각 사이에서 발생하는 몰입 경험에 주목한다.
Tác phẩm thực tế ảo mới của nhóm Roomtone gồm thành viên Kim Dong-wook và Jeon Jin-kyung, là một trong những tác phẩm được trưng bày tại Hội chợ Paradise Art Lab năm 2023. Tác phẩm giải nghĩa mối liên hệ giữa con người và vũ trụ thông qua hình ảnh ẩn dụ và chuyện kể. Roomtone sử dụng thực tế ảo và trò chơi kỹ thuật số làm phương tiện, tập trung vào trải nghiệm sống động xảy ra giữa các giác quan thực và ảo.
같은 시기 서울 강남구 코엑스에서는 글로벌 아트페어 프리즈 서울(Frieze Seoul)과 키아프 서울(KIAF Seoul)이 한창이었다. 고가(高價)의 명화들 수천 점 사이에서 유난히 반짝이는 작품이 관람객들의 눈에 들어왔다. LG전자의 올레드(OLED, 유기발광다이오드) TV로 다시 태어난 한국 추상미술의 거장 김환기(Kim Whanki, 金煥基, 1913~1974)의 점화(點畵)였다. 붉은 점이 겹겹의 동심원을 이루는< 14-III-72 #223 > 이 초대형 무선 올레드 TV 위에서 영롱하게 빛났고, 선명도와 거리감의 한계를 뛰어넘은 몰입감으로 관객들을 순식간에 빨아들였다. 생전에 색과 형(形)이 만드는 파장과 소리, 움직임에 주목했던 김환기가 이 작품을 봤다면 무척 놀랐을 성싶다.
Cùng thời điểm đó, Hội chợ Nghệ thuật toàn cầu Frieze Seoul (Hội chợ nghệ thuật đương đại quốc tế Seoul – chú thích của người dịch) và KIAF Seoul (Hội chợ Mỹ thuật Quốc tế Hàn Quốc ở Seoul – chú thích của người dịch) đang diễn ra sôi nổi tại COEX ở quận Gangnam-gu, Seoul. Trong số hàng nghìn kiệt tác đắt giá, một tác phẩm lấp lánh đã đặc biệt thu hút tầm mắt của quan khách. Đó là bức tranh chấm (dot paitings) của Kim Whanki (1913-1974), bậc thầy của nghệ thuật trừu tượng Hàn Quốc, được hồi sinh trên màn hình ti vi OLED (điốt phát sáng hữu cơ) của hãng LG Electronics. Bức “14-III-72 #223”, bao gồm các chấm đỏ tạo thành nhiều vòng tròn đồng tâm, tỏa sáng rực rỡ trên màn hình ti vi OLED không dây siêu lớn, trong phút chốc thu hút quan khách nhờ cảm giác đắm chìm vượt qua giới hạn về độ rõ nét và khoảng cách. Lúc sinh thời, Kim Whanki luôn chú ý đến bước sóng, âm thanh, chuyển động do màu sắc và hình ảnh tạo nên; chắc hẳn ông sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tác phẩm này.
LG전자의 LG 올레드는 올해 프리즈 서울의 헤드라인 파트너로 참여했다. 상당히 놀라운 사건이다. 20년 역사의 프리즈와 줄곧 메인 스폰서로 동행한 글로벌 금융 기업 도이치뱅크가 이례적으로 자리를 내줬기 때문이다. 아트 바젤은 UBS, 프리즈는 도이치뱅크처럼 아트페어의 오랜 파트너는 대부분 은행이다. 미술품 구매층과 은행의 VIP 고객이 고액 자산가로 겹치며, 투자 자산으로서 미술품의 가치가 높은 까닭이다. 금융기업이 아닌 전자 회사이자 기술 기업인 LG 올레드는 왜 예술과 손잡게 됐을까? 제조업의 대전환을 가져온 4차 산업혁명 시대와 무관하지 않다.
LG OLED của LG Electronics đã tham gia với tư cách là đối tác chính của Hội chợ Frieze Seoul năm nay. Đó là một sự kiện đầy kinh ngạc. Lý do là bởi Deutsche Bank, công ty tài chính toàn cầu vốn là nhà tài trợ chính cho Frieze suốt 20 năm, đã bất ngờ từ bỏ vị trí. Hầu hết các đối tác lâu năm của các hội chợ nghệ thuật là các ngân hàng, chẳng hạn như UBS tài trợ cho Art Basel và Deutsche Bank tài trợ cho Frieze. Đó là do tầng lớp mua tác phẩm nghệ thuật và khách hàng VIP của ngân hàng đều là người thuộc nhóm có tài sản ròng cao trong khi giá trị của tác phẩm nghệ thuật như một tài sản đầu tư cũng cao. Tại sao một công ty điện tử công nghệ như LG OLED - không phải là doanh nghiệp tài chính, lại bắt tay với nghệ thuật? Điều này liên quan đến thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại bước chuyển đổi lớn trong ngành sản xuất.
“더 이상 제품만 파는 기업은 생존할 수 없습니다. 이제는 기업의 고유한 문화를 팔아야 합니다. 제품만 파는 기업은 문화를 파는 기업의 하청업체로 전락한다고 말한 경제학자도 있죠.” “Các công ty chỉ bán sản phẩm không thể tồn tại thêm nữa. Giờ đây, các doanh nghiệp cần bán văn hóa độc đáo của chính mình. Có nhà kinh tế nói rằng các công ty chỉ kinh doanh sản phẩm sẽ trở thành nhà thầu phụ cho các công ty kinh doanh văn hóa.”
미디어 아트로 특화한 울산시립미술관의 개관을 이끈 후 부산시립미술관으로 자리를 옮긴 서진석(徐眞錫) 관장은 ‘네오-바우하우스(Neo-Bauhaus)의 시대’를 주장하며 이같이 말했다. 심미적 예술과 기능적 기술을 접목하려 했던 20세기 초 바우하우스가 신기술 시대에 다시 등장했다는 의미다. 그는 “기술 발달이 현실로 우리 앞에 나타났을 때 그것은 우리 삶 자체를 변화시키게 된다”면서 “테크놀로지가 물리적 기기 등으로 구현될 때 기술적·기능적 역할만 갖는 게 아니라 예술적 감수성과 함께 우리 삶에 침투하면 더욱 깊이 파고들 수 있다”고 강조한다. 기술 발달 자체는 기능적 환경만 만들 뿐 여기에 예술이 더해져야 문화적 환경이 조성된다. 기술력을 보유한 기업들이 ‘최첨단’이라는 진부한 표현 대신 ‘새로운 체험’을 부르짖는 이유다.
Giám đốc Seo Jin-seok, phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật Busan sau khi chủ trì hoạt động khai trương Bảo tàng Nghệ thuật Ulsan - nơi chuyên trách về nghệ thuật truyền thông, đã đưa ra quan điểm và bàn luận về “Kỷ nguyên của Neo-Bauhaus (trường phái kết hợp thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật theo hướng tối giản, tinh tế và tiện nghi – chú thích của người dịch)”. Điều này có nghĩa là phong cách Bauhaus đầu thế kỷ XX với những nỗ lực kết hợp nghệ thuật thẩm mỹ và công nghệ chức năng đã tái xuất trong kỷ nguyên công nghệ mới. Ông nhấn mạnh: “Khi sự phát triển công nghệ xuất hiện thực tế trước mắt chúng ta cũng là lúc chúng thay đổi chính cuộc sống của chúng ta” và “khi công nghệ được trình diễn qua các trang thiết bị, chúng không chỉ có vai trò về mặt kỹ thuật và chức năng mà một khi đã thâm nhập thì càng đi sâu hơn vào cuộc sống của chúng ta cùng với khả năng cảm thụ nghệ thuật”. Bản thân sự phát triển của công nghệ chỉ tạo ra môi trường chức năng, chính nghệ thuật mới tạo ra không gian văn hóa. Đây là lý do khiến các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ kêu gọi “trải nghiệm mới” thay cho lối diễn đạt sáo mòn là “tiên tiến”.
얇고 투명한 올레드가 활용된 사례는 박물관에서도 만날 수 있다. 서울 용산구에 위치한 국립중앙박물관이 올해 5월부터 10월까지 개최했던< 영원한 여정, 특별한 동행: 상형토기와 토우장식토기 > 는 고대 신라와 가야 시대의 무덤 부장품이던 토기를 대거 선보인 전시였다. 박물관 측은 이 전시를 기획하면서 LG의 투명 올레드를 제공받았다. 진열장 유리인 줄 알았던 두께 17㎜의 모니터에서 1600년 전 사람들의 생활상이 영상으로 투사될 때 어른들은 감탄하고 어린이들은 신기한 듯 가까이 다가섰다. 이 박물관의 상설전시관 그리스·로마 전시실에서도 번개가 번쩍이는 구름 사이로 제우스 흉상이 나타나는 장면을 LG 올레드의 기술력으로 만날 수 있다.
Chúng ta có thể bắt gặp các trường hợp sử dụng OLED mỏng và trong suốt ngay tại bảo tàng. Đó là triển lãm “Hành trình vĩnh cửu - chương trình đồng hành đặc biệt: Đồ gốm tượng hình và Đồ gốm trang trí bằng đất sét” trưng bày một số lượng lớn đồ gốm là đồ mộ thời kỳ Silla và Gaya cổ đại do Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở quận Yongsan-gu, Seoul tổ chức từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2023. Bảo tàng đã lên kế hoạch triển lãm và được tài trợ màn hình LG OLED trong suốt. Khi cuộc sống thường ngày của con người cách đây 1.600 năm được chiếu lên màn hình dày 17mm như thể kính tủ trưng bày, cả người lớn và trẻ nhỏ đều kinh ngạc và muốn đến gần. Chúng ta có thể thấy cảnh bức tượng bán thân của thần Zeus ẩn hiện qua những đám mây lóe tia chớp nhờ công nghệ của LG OLED tại Phòng Triển lãm Hy Lạp và Rome - phòng triển lãm thường trực của bảo tàng.
첨단 기술과 예술의 융합을 지원하며 브랜드 가치를 높이고자 하는 LG전자는 미국 뉴욕 구겐하임미술관과 2027년까지 향후 5년간 ‘LG-구겐하임 글로벌 파트너십)’을 맺고 ‘LG 구겐하임어워드’를 신설했다. 매년 새로운 기술을 이용한 혁신적 예술 작품을 선보이는 작가를 선정해 10만 달러를 시상하기로 한 것이다.
Với mong muốn thúc đẩy sự hội tụ giữa công nghệ tiên tiến và nghệ thuật cũng như nâng cao giá trị thương hiệu, LG Electronics đã ký kết “Quan hệ đối tác toàn cầu LG-Guggenheim” (Art & Technology Initiative) với Bảo tàng Guggenheim ở New York, Hoa Kỳ trong vòng 5 năm, đến năm 2027 và thành lập “Giải thưởng LG Guggenheim” (LG Guggenheim Award). Hàng năm, giải thưởng sẽ bình chọn và trao 100.000 USD cho tác giả có tác phẩm nghệ thuật sáng tạo sử dụng công nghệ mới.
환경의 진화 - Sự tiến bộ của môi trường
홍콩의 대형 쇼핑몰 하이산 플레이스에 위치한 샤우트 갤러리를 찾은 관람객들이 삼성전자의 라이프스타일 TV ‘더 프레임(The Frame)’을 활용한 디지털 아트 전시회< 더 프레임 디지털 아트 갈라(The Frame Digital Art Gala) > 를 관람하고 있다. 이 전시는 삼성전자와 샤우트 갤러리가 협업해 2022년 11월부터 12월까지 열렸다. Khách tham quan đến Phòng Trưng bày Shout tại trung tâm mua sắm Hysan Place, Hồng Kông và tham quan triển lãm nghệ thuật kỹ thuật số “The Frame Digital Art Gala” bằng ti vi phong cách sống The Frame của Samsung Electronics. Triển lãm được tổ chức từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2022 với sự phối hợp giữa Samsung Electronics và Shout Gallery. ⓒ Samsung Electronics
< 진동클럽 2020 > . 오도함(Oh Do-hahm, 吳嵞闞). 2020. PVC 에어볼, 촉각 변환기, 베이스 셰이커, 앰프 가변 크기. Vibration Club 2020. Oh Do-hahm. 2020. PVC bóng khí, đầu dò xúc giác, máy lắc âm trầm, bộ khuếch đại có kích thước thay đổi.
현대자동차그룹이 후원하는 창의 인재 플랫폼 제로원(ZER01NE)이 2020년 진행한 오픈 스튜디오의 전시작 중 하나. 음악, 공연 기획, 미술 등 다방면으로 활동하는 아티스트 오도함은 진동을 통해 음악을 촉각적으로 감상할 수 있는 장치를 선보였다. 침대 매트리스에 스피커를 붙이고 진동으로 음악을 느끼는 한 청각 장애인의 감상 방식에서 영감을 받아 제작되었다.
Một trong những tác phẩm được trưng bày tại Open Studio vào năm 2020 được tổ chức bởi ZER01NE - công ty nền tảng tài năng sáng tạo do Tập đoàn Hyundai Motor tài trợ. Nghệ sĩ Oh Do-ham hoạt động trong nhiều lĩnh vực như âm nhạc, tổ chức biểu diễn và mỹ thuật - đã trình làng thiết bị cho phép thưởng thức âm nhạc bằng xúc giác thông qua chuyển động rung. Lấy cảm hứng từ cách người khiếm thính thưởng thức âm nhạc thông qua độ rung động của chiếc loa gắn vào đệm giường.
삼성전자는 기술력을 이용해 유명 미술관의 명화를 안방으로 갖고 들어왔다. 삼성전자의 라이프스타일 TV 라인 중 하나인 더 프레임(The Frame)을 이용해 예술 작품을 구독하는 서비스 ‘삼성 아트스토어’가 그것이다. 스페인 프라도 미술관, 오스트리아 벨베데레 미술관 등 세계적인 미술관과 갤러리가 소장한 명화들을 비롯해 사진·일러스트·디지털 아트 등 다양한 장르의 예술 작품 약 2,300점을 4K 화질로 제공한다. TV 기술력을 통해 예술에 대한 접근성을 높여 일상 속에서 더 가까이 예술향을 느낄 수 있게 하려는 전략이다.
Samsung Electronics đã sử dụng sức mạnh công nghệ để mang những bức tranh nổi tiếng từ các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng vào không gian nhà ở. Đó chính là ứng dụng “Samsung Art Store”, dịch vụ đăng ký xem các tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng The Frame, một trong những dòng ti vi phong cách sống của Samsung Electronics. Dịch vụ cung cấp khoảng 2.300 tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thể loại như ảnh chụp, ảnh đồ họa, nghệ thuật kỹ thuật số với độ phân giải 4k... bao gồm các bức tranh nổi tiếng thuộc sở hữu của các bảo tàng và phòng trưng bày thế giới như Bảo tàng Prado của Tây Ban Nha, Phòng Trưng bày Belvedere của Áo... Đây là chiến lược nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nghệ thuật thông qua năng lực công nghệ truyền hình, giúp nghệ thuật gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày.
미디어아트와 손잡은 기술 기업으로 빼놓을 수 없는 게 현대자동차다. 이 기업은 ‘아트랩’이라는 별도 부서를 두고 초국가적 관점과 시대적 변화에 대한 담론을 공유한다. 미국 LA카운티미술관과 협력한 ‘라크마 아트 앤 테크놀로지랩’, 블룸버그 미디어와 협업한 프로그램 ‘아트 앤 테크놀로지’를 운영한다. 미디어 아티스트들의 창작과 전시를 지원하는 ‘VH어워드’와 창의 인재 플랫폼 ‘제로원’, 미디어 아트 큐레이터 지원 프로그램인 ‘현대 블루 프라이즈 아트 앤 테크’도 명성을 쌓아가는 중이다. 이 같은 후원에 대해 현대자동차 측 관계자는 “기술이 더 이상 단순한 도구가 아닌, 우리를 둘러싸고 있는 환경 그 자체로 진화하고 있으며 인간과 기계의 관계 또한 재정립이 필요한 시대적 요구가 있다”면서 “최근 인공 지능 기술의 발전으로 얼마나 창의적인 질문을 할 수 있는지가 더 중요하게 된 만큼 예술과 기술의 접점에서 현재를 검토하고 인류의 미래를 준비할 수 있는 계기를 마련할 필요가 있다”고 설명했다.
Không thể không nhắc đến Hyundai Motor Company - doanh nghiệp công nghệ hợp tác với nghệ thuật truyền thông. Doanh nghiệp có hẳn bộ phận Art Lab, chuyên chia sẻ quan điểm xuyên quốc gia và bàn luận về sự thay đổi của thời đại. Công ty đang triển khai dự án “Phòng Thí nghiệm Công nghệ + Nghệ thuật LACMAP” hợp tác với Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại LA, Hoa Kỳ và dự án “Bloomberg Art + Technology” hợp tác với Công ty Truyền thông Bloomberg Media. Doanh nghiệp đang tạo dựng danh tiếng với chương trình giải thưởng VH Awards và nền tảng tài năng sáng tạo ZER01NE hỗ trợ nghệ sĩ truyền thông sáng tác và tổ chức triển lãm, chương trình “Hyundai Blue Prize Art+Tech” hỗ trợ người giám tuyển nghệ thuật (art curator – chú thích của người dịch) truyền thông. Nhận định về sự tài trợ này, một nhà quản lý của Hyundai Motor cho biết: “Công nghệ không còn là công cụ đơn thuần mà đang tiến hóa với tư cách là môi trường xung quanh chúng ta; yêu cầu thời đại đặt ra là cần tái xác lập mối quan hệ giữa con người và máy móc” và “với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo gần đây, việc đặt ra câu hỏi sáng tạo trở nên quan trọng hơn hết. Theo đó, cần nhìn lại hiện tại và chuẩn bị cho tương lai tại nơi giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ”.
기술력으로 경쟁하던 기업들이 이제는 기술 너머의 변화를 주목한다. 소비자 심리와 아트 프리미엄 효과를 연구해 온 한여훈(韓餘薰) 홍익대 문화예술경영대학원 교수는 “2000년 이전의 기업들은 성능으로 경쟁했지만, 이제는 기술 격차가 미미해졌기에 ‘완벽한 혁신’만이 차별화를 가능하게 한다”면서 “동시대 예술가들은 더 이상 테크닉이 강조된 기술적 재현에 몰두하지 않고, 자신의 철학과 가치관을 새로운 형태의 작품에 담아내기 위해 테크놀로지를 활용한다. 바로 이 부분에서 기업의 혁신 개념과 접점을 갖는다”고 분석했다. 그는 “올레드 기술을 제품에 적용하면 TV로 한정되지만, 작품에 접목할 경우 더 큰 가능성을 갖게 된다”면서 “기술 혁신이 매력적으로 정립되려면 그 기술을 쓸 수 있는 상상력과 창조적 과정이 필요하다. 예술가가 이 역할을 한다면 기술의 활용 범주는 무한해진다”고 덧붙였다. 기술과 손을 맞잡은 예술이 더욱 빛나는 이유다.
Các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên năng lực công nghệ trước đây giờ đang chú ý đến những thay đổi vượt qua công nghệ. Giáo sư Han Yeo-hoon chuyên nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng và hiệu ứng nghệ thuật cao cấp thuộc Viện Sau đại học Kinh doanh Văn hóa và Nghệ thuật, Đại học Hongik, phân tích: “Trước năm 2000, các doanh nghiệp cạnh tranh về tính năng nhưng hiện nay, khoảng cách công nghệ đang thu hẹp dần; chỉ có ‘sự đổi mới hoàn toàn’ mới tạo nên sự khác biệt” và “các nghệ sĩ đương đại không còn tập trung vào việc tái hiện công nghệ chú trọng về mặt kỹ thuật nữa mà sử dụng công nghệ để thể hiện triết lý và giá trị của bản thân qua những tác phẩm với hình thức mới. Điều này tương đồng với khái niệm ‘đổi mới’ của doanh nghiệp”. Ông cho biết: “Nếu áp dụng công nghệ OLED vào sản phẩm thì chỉ giới hạn ở ti vi, nhưng khi phối hợp công nghệ với tác phẩm sẽ có tính khả thi hơn”; đồng thời “cần trí tưởng tượng và quá trình sáng tạo có sử dụng công nghệ nếu muốn đổi mới công nghệ một cách hấp dẫn. Một khi nghệ sĩ đảm nhận vai trò này thì phạm vi áp dụng công nghệ sẽ vô tận”. Đây chính là lý do khiến việc nghệ thuật hợp tác với công nghệ tỏa sáng hơn.
조상인(Cho Sang-in, 趙祥仁) 미술 전문 저널리스트
Cho Sang-in - Phóng viên chuyên đề mỹ thuật
Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm
0 Comment: