< 다음 소희(NEXT SOHEE, 下一个素熙) > (2023)는 지난해 열린 제75회 칸 영화제(Festival de Cannes) 국제비평가주간 폐막작으로 선정됐다, 이는 한국 영화로서는 최초이기도 하다. 사회에 가려진 청소년 노동 문제를 심도 있게 다룬 영화는 국적과 세대를 초월한 공감을 이끌어냈다는 평이다.
“Next Sohee” (2023) đã được chọn trình chiếu tại Lễ bế mạc Tuần lễ Phê bình trong khuôn khổ Liên hoan phim Cannes lần thứ 75 vào năm ngoái. Đây cũng là bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc được chọn. Bộ phim đề cập những vấn đề về lao động thanh niên bị che giấu trong xã hội một cách sâu sắc và được đánh giá là đã khơi gợi sự đồng cảm giữa các quốc tịch và thế hệ.
영화 < 다음 소희 > 는 콜센터로 현장실습을 나간 여고생이 겪은 실화를 바탕으로 만들어져 주목받았다. 영화는 제목처럼 주인공 소희가 끝이 아님을, 어딘가에 있을 소희의 다음에 주목해 주길 바라고 있다. Bộ phim “Next Sohee” thu hút sự quan tâm vì dựa trên câu chuyện có thật về những gì một nữ sinh trung học phổ thông thực tập ở một Tổng đài đã trải qua. Như tên gọi của mình, bộ phim mong muốn nhận được sự chú ý đến các Sohee tiếp theo đang ở một nơi nào đó chứ không chỉ dừng lại ở nhân vật chính Sohee. ⓒ 트윈파트너스플러스
제75회 칸영화제 폐막작으로 상영된 < 다음 소희 > 엔드 크레딧이 올라가자, 현지 관객들은 눈물을 훔치며 7분여간 기립박수를 쳤다. 상영관 밖을 나오며 한국인 취재진이 극장 문 앞에 서 있는 것을 본 관객들은 카메라를 향해 기꺼이 박수를 전했다. 어떤 이들은 “최고”를 외치며 엄지를 치켜세우기도 했다. 상영 후 극장 안에서의 기립박수는 영화제 관례상 흔한 일이기도 하지만, 극장 밖에서까지 반응은 꽤 드문 일이다.
Khi những dòng danh đề kết thúc “Next Sohee” (tạm dịch Sohee tiếp theo) - bộ phim bế mạc Liên hoan phim Cannes lần thứ 75 vừa được chiếu lên, tất cả khán giả đã lau nước mắt và đứng lên vỗ tay nhiệt liệt trong hơn bảy phút. Vừa bước ra khỏi rạp, nhìn thấy các phóng viên Hàn Quốc đứng ở cửa nhà hát, các khán giả tiếp tục hướng về camera và vui vẻ vỗ tay chúc mừng. Một số người còn đưa ngón tay cái lên và hét lên “Số 1”. Sau buổi chiếu, việc khán giả đứng lên vỗ tay bên trong rạp chiếu phim là chuyện thường xảy ra tại các liên hoan phim, tuy nhiên phản ứng tiếp diễn đến tận bên ngoài rạp chiếu phim là khá hiếm.
세계의 공감을 얻다 - Đạt được sự đồng cảm của thế giới
당시 경쟁 부분에 초청된 한국 영화 < 헤어질 결심(Decision To Leave 分手的決心) > (2022)이나 < 브로커(Broker 掮客) > (2022) 상영회와 비교해도 한층 뜨거운 반응이었다. Sự hưởng ứng của khán giả dành cho bộ phim nồng nhiệt hơn rất nhiều so với các suất chiếu phim Hàn Quốc khác như “Quyết tâm chia tay” (Decision To Leave, 2022) và “Người môi giới” (Broker, 2022) vốn cũng được mời vào hạng mục tranh giải thời điểm đó.
프랑스 언론인 에마뉘엘(Emmanuel) 씨는 “정말 가슴 아파요. 매우 매우 좋은 작품이에요”라며 울먹이느라 말을 잇지 못했다. 벨기에에서 온 엘리(Elly) 씨는 “유럽 사람이 이 영화를 보고 한국인과 다르게 느낄까요? 그렇지 않아요. 이 영화를 볼 때 나는 당신과 같은 감정을 갖게 됩니다. 이런 영화로 인해 우리는 서로 연결됩니다”라고 했다.콜센터 상담원으로 일하다 자살에 이른 한국 학생의 특수한 비극이 현대인의 보편적 공감대를 얻어낸 순간이었다.
Nhà báo Pháp Emmanuel cho biết “Tôi thấy đau lòng quá. Đây quả thật là một tác phẩm rất, rất hay”, cô nói mà không thể hết câu vì cứ chực khóc. Còn Elly đến từ Bỉ nói: “Liệu người châu Âu xem bộ phim này có cảm nhận khác với người Hàn Quốc không? Không đâu. Khi tôi xem bộ phim này, tôi có những cảm nhận giống các bạn. Chúng ta kết nối với nhau qua những bộ phim như thế này.” Đó là khoảnh khắc mà con người thời hiện đại thấy đồng cảm với bi kịch riêng dẫn đến quyết định tự tử của một học sinh Hàn Quốc trong quá trình làm nhân viên tổng đài.
실화를 바탕으로 한 영화 - Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật
현장실습을 통해 콜센터에서 일하게 된 소희. 그녀는 고객을 위해 ‘친절함’을 만들고, 자신의 ‘수치심’을 감내하며, 마지막에는 높은 실적을 위해 그 어떤 상황에도 ‘무감각’해지는 법을 터득해야만 했다. Sohee làm việc tại tổng đài trong chương trình thực tập. Cô bé phải tạo nên “sự tử tế” với khách hàng, chịu đựng và vượt qua “sự hổ thẹn” của mình và cuối cùng phải tự học cách “vô cảm” trong bất cứ tình huống nào để đạt được thành tích cao. ⓒ 트윈파트너스플러스
사무직 여직원이 되었다며 기뻐하던 것도 잠시, 춤추는 것을 좋아하던 해맑은 소녀는 그곳에서 점점 피폐해져 간다. Nỗi vui mừng lúc khoe đã trở thành nhân viên văn phòng cũng chỉ thoáng qua, cô gái tươi tắn thích nhảy múa ngày nào dần bị hủy hoại. ⓒ 트윈파트너스플러스
한국의 고등학교 중에는 대학 진학을 목표로 하는 일반계 고교와 취업 위주의 교육을 하는 직업계 고교가 있다. 현장실습은 직업계 고교 학생이 기업에서 인턴십과 비슷한 형태로 일하면 해당 업체에서 채용에 가산점을 주거나 경력으로 인정해 주는 제도다. 학교 입장에선 학생들을 기업에 많이 보내 취업률을 높여야 실적을 인정받을 수 있고 예산도 확보할 수 있다.
Trong số các trường trung học phổ thông ở Hàn Quốc, có những trường nhằm mục đích hướng học sinh học tiếp lên đại học và những trường dạy nghề chủ yếu đào tạo học sinh đi làm. Thực tập tại hiện trường là chế độ trong đó học sinh các trường dạy nghề này làm việc tại doanh nghiệp theo hình thức tương tự như thực tập, và doanh nghiệp cộng điểm cho các em khi tuyển dụng hoặc công nhận kinh nghiệm làm việc. Về phía các trường, việc gửi thật nhiều học sinh đến các doanh nghiệp và tăng tỷ lệ có việc làm giúp trường được công nhận thành tích và được phân bổ ngân sách.
안타깝게도 이들 학생 중 일부는 열악한 노동 조건 속에서 산업재해를 당하거나 심한 경우 자살을 택하기도 한다. 2017년 1월, 직업계 고교 3학년 A양이 전주의 한 저수지에서 싸늘한 시신으로 발견된다. 대기업 하청 콜센터에서 인터넷 가입을 해지하려는 고객을 ‘방어’하는 부서에서 현장실습생으로 일했다. 전화기 너머에서 들려오는 온갖 항의와 욕설에 응대하며 밤늦도록 야근하기 일쑤였지만 정직원이 아니라는 이유로 급여는 계약했던 것보다 적었다. “더 이상 못 견디겠어.” 친구에게 이런 말을 남긴 A양은 차디찬 저수지에 몸을 던졌다. 영화 < 다음 소희 > 의 소재가 된 실화다.
Đáng buồn thay, một số trong những học sinh này bị tai nạn nghề nghiệp trong điều kiện làm việc tồi tệ hoặc thậm chí tự tử trong trường hợp nghiêm trọng. Vào tháng Giêng năm 2017, thi thể lạnh lẽo của A, một nữ sinh lớp 12 trường dạy nghề được tìm thấy trong một hồ chứa nước ở Jeonju. A là thực tập sinh tại tổng đài chăm sóc khách hàng là thầu phụ của một tập đoàn lớn, nơi cô làm việc là bộ phận “phòng ngự” các khách hàng muốn hủy thuê bao internet. Cô thường xuyên phải làm việc đến tận khuya, đối phó với đủ loại khiếu nại và những lời chửi bới của khách hàng ở đầu dây bên kia nhưng lại nhận lương thấp hơn mức đã ký hợp đồng chỉ vì lý do không phải là nhân viên chính thức. A nói với bạn “Mình không thể chịu đựng được nữa” rồi gieo mình vào hồ chứa nước lạnh ngắt. Đây là câu chuyện có thật được sử dụng làm chất liệu cho bộ phim “Next Sohee”.
정주리(Jung July, 鄭朱莉) 감독은 한 방송사의 시사 다큐멘터리 프로그램에서 이를 접한 뒤 이후에도 비슷한 사망 사건이 되풀이되는 걸 지켜보며 영화화를 결심했다. 이 영화의 한국 개봉 이후 사회적 파급력이 적지 않았다. 결국 올해 3월, ‘다음 소희 방지법’으로 불리기도 하는 ‘직업교육훈련촉진법 일부 개정안’이 국회를 통과했다. 개정안은 현장실습생도 근로기준법상 강제 근로 금지와 직장 내 괴롭힘 금지 조항 등을 적용받을 수 있도록 했다.
Đạo diễn Jung July biết đến câu chuyện qua một chương trình phim tài liệu thời sự trên tivi và quyết tâm đưa thành phim sau khi theo dõi và thấy những cái chết tương tự vẫn lặp lại sau đó. Tác động xã hội sau khi bộ phim được phát hành tại Hàn Quốc không hề nhỏ. Cuối cùng, vào tháng 3 năm nay, “Dự thảo sửa đổi một phần Luật Thúc đẩy Giáo dục và Đào tạo nghề” hay còn được gọi là “Luật Phòng ngừa Sohee tiếp theo” đã được Quốc hội thông qua. Luật sửa đổi này áp dụng các điều khoản về cấm cưỡng bức lao động và cấm chèn ép tại nơi làm việc theo Luật Tiêu chuẩn Lao động cho cả các thực tập sinh.
현실적으로 그려낸 영화 - Một bộ phim mô tả chân thực
경찰 유진은 소희의 죽음을 파헤치며 어른들이 어떻게 한 학생을 죽음으로 내몰고, 또 외면했는지를 마주한다. Cảnh sát Oh Yoo-jin, người đã qua lại giữa tổng đài và nhà trường để thực hiện cuộc điều tra đơn độc cảm thấy bức bối về một hiện thực không thể thay đổi thay vì cảm thấy nhẹ nhõm mỗi khi gặp những người có thể cung cấp manh mối về cái chết của Sohee. ⓒ 트윈파트너스플러스
< 다음 소희 > 는 내용상 1부와 2부로 나뉜다. 1부가 앞서 소개한 실화를 다큐멘터리의 화법으로 그렸다면, 2부는 그때 소희(So-hee 素熙) 곁에 단 한 명의 어른이라도 지켜주는 이가 있었다면 하는 희망 사항을 담았다.
Nội dung “Next Sohee” được chia thành phần một và phần hai. Nếu như phần một vẽ nên câu chuyện có thật được giới thiệu ở trên theo lối diễn đạt của phim tài liệu thì phần hai chứa đựng mong muốn có được dù chỉ một người lớn bên cạnh bảo vệ Sohee vào thời điểm đó.
1부는 단순히 회사가 노동자를 착취하는 대결 구도로만 이뤄지지 않는다. 21세기 현대 사회가 실제로 그렇듯, 문제는 한층 더 복잡하고 해결은 한결 더 어렵다. 극 중 중간 관리자인 팀장은 상담원들에게 실적을 강요하지만, 비인간적인 상황에 내몰리긴 마찬가지다. 주인공 소희가 실적을 올리면서 회사의 목표 기준이 올라가자, 동료들 사이에 반목이 싹튼다. 가난한 친구보다 더 가난한 소희는 누가 더 한심한 신세인지를 두고 넋두리를 늘어놓다 본의 아니게 서로에게 상처를 준다.
Phần một không chỉ đơn giản được xây dựng theo bố cục đối đầu kiểu công ty bóc lột người lao động. Cũng như xã hội hiện đại thế kỷ XXI trên thực tế là như vậy, các vấn đề bao giờ cũng phức tạp hơn và khó giải quyết hơn. Trong phim, trưởng nhóm, một người quản lý cấp trung, buộc các tư vấn viên phải đạt được thành tích nhưng bản thân anh ta cũng chả khác nào bị dồn vào những tình huống vô nhân đạo. Khi nhân vật chính Sohee đạt được thành tích và chỉ tiêu của công ty được nâng lên, sự thù địch bắt đầu nảy sinh giữa các đồng nghiệp. Sohee, người nghèo hơn cả người bạn nghèo của mình, khi than thở về việc thân phận ai đáng thương hơn đã vô tình làm tổn thương nhau.
이처럼< 다음 소희 > 는 약자의 잘못이 아닌데도 약자들끼리 갈등을 빚을 수밖에 없는 경쟁사회의 구조적 모순을 파고든다. 장애인을 위한 대중교통 인프라가 부족한 사회에서 이동권 시위를 벌이는 장애인과 이로 인해 출근이 늦어진 비장애인 노동자가 반목하게 되는 것처럼. 최저 시급이 충분하지 못한 사회에서 대출 이자에 시달리는 편의점 점주와 삼시 세끼도 제대로 못 챙기는 아르바이트생이 최저임금을 놓고 등 돌리게 되는 일처럼. 구조조정을 이유로 해고된 노동자와 고용이 승계된 노동자 사이에 연대가 깨지는 일처럼…. 잘못은 저 위쪽에서 비롯됐는데 아래쪽에 있는 이들이 더 아래쪽으로 떨어지지 않기 위해 갈등하게 되는 현대 사회의 어두운 면을 폭넓게 담고 있다.
Như vậy, “Next Sohee” đi sâu vào mâu thuẫn về mặt cấu trúc của một xã hội cạnh tranh, trong đó những người yếu thế buộc phải xung đột với nhau dù đó không phải là lỗi của họ. Bộ phim phản ánh rộng rãi mặt tối của xã hội hiện đại, nơi lỗi bắt nguồn từ bên trên nhưng những người bên dưới lại trở nên xung đột với nhau để không bị rơi xuống đáy sâu hơn nữa. Ví dụ cho việc này là sự bất hòa nảy sinh giữa những người khuyết tật biểu tình yêu cầu quyền di chuyển trong một xã hội thiếu hạ tầng giao thông công cộng dành cho họ và những người lao động không khuyết tật vì họ mà bị đi làm muộn. Hoặc như trong một xã hội mà mức lương tối thiểu giờ không bao giờ là đủ sống, chính mức lương này là nguyên nhân khiến các chủ cửa hàng tiện lợi oằn lưng vì gánh nặng lãi suất cho vay và nhân viên bán thời gian ngày ăn thậm chí không đủ ba bữa trở nên quay lưng lại với nhau. Hay là sự rạn nứt tình đoàn kết giữa những người lao động bị sa thải vì lý do tái cơ cấu và những người lao động thay thế họ...
그에 비하면 2부는 좀 더 대결 구도의 형태를 띤다. 그래야 했다. 소희의 자살을 수사하는 형사 오유진(Oh Yoo-jin 吳宥真)은 사태의 실체에 접근하면서 점차 외로운 투쟁의 길에 접어든다. 적절한 조치가 제때 이뤄졌다면 이 젊은이의 죽음을 막을 기회가 몇 번은 있었다고 여긴다. 그래서 더 이상 ‘소희 다음’의 비극을 만들지는 말아야겠다고 다짐한다. 그런 유진이 잘못한 자들을 찾아 따져 물을 때마다 돌아온 답은 ‘실적 못 올리면 우리도 죽는다’는 취지의 말들이다. 소희가 일한 회사, 그 회사에 하청을 준 회사, 그 회사가 대기업이라며 좋다고 알선해 준 학교, 그 학교를 감독하는 교육청…. 우리 앞에 놓인 문제는 어느 한 개 기관이나 개인의 잘못만으로 보아서는 안 된다는 뜻이다. 잘못된 일들은 종종 우리가 생각했던 것보다 더 거대한 차원에서 행해지고 있다는 통찰을 영화의 플롯으로 구현한 것이다.
So với phần một, phần hai mang tính đối đầu hơn. Và phải như thế. Cảnh sát hình sự Oh Yoo-jin, người điều tra vụ tự tử của Sohee, dần dần bước vào một cuộc chiến đấu đơn độc khi tiếp cận thực tế của sự thể. Cô tin rằng nếu các biện pháp thích hợp được thực hiện kịp thời thì đã có nhiều cơ hội ngăn cản cái chết của cô gái trẻ này. Do đó, Oh quyết tâm không thể để cho bi kịch của một “Sohee tiếp theo” nào xảy ra nữa. Một Oh Yoo-jin hừng hực như vậy mỗi khi đi tìm và truy hỏi những người đã gây nên lỗi lại chỉ nhận được câu trả lời với ý đại thể là “nếu không đạt đủ chỉ tiêu thì chúng tôi cũng chết”. Từ công ty nơi Sohee làm việc, công ty giao thầu lại cho công ty ấy, cho đến ngôi trường giới thiệu đó là một tập đoàn lớn và là nơi làm việc tốt hay sở giáo dục quản lý ngôi trường ấy... Điều này có nghĩa là những vấn đề trước mắt chúng ta không được xem là lỗi của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Cốt truyện của bộ phim thể hiện cái nhìn sâu sắc rằng những điều sai lầm thường diễn ra ở tầm lớn hơn hẳn những gì chúng ta nghĩ.
콜센터와 학교, 교육청과 경찰서를 오가며 홀로 조사를 이어가던 유진은 소희의 죽음의 실마리를 풀 수 있는 사람들을 만날 때마다 속이 후련해지는 것이 아니라 바뀔 수 없는 현실에 답답함을 느낀다. Cảnh sát Oh Yoo-jin đối mặt với việc những người lớn đã dồn ép một học sinh tới cái chết như thế nào và quay lưng với cô bé ra sao khi đào sâu về cái chết của Sohee. ⓒ 트윈파트너스플러스
이 때문에 유진은 이 같은 일이 반복되지 않도록 하려는 결연함과, 커다란 시스템에 맞서는 개인의 무력감을 동시에 보여줘야 했다. 유진 역을 맡은 배우 배두나(Bae Doo-na 裴斗娜)가 초췌한 얼굴로 소희의 흔적을 찾아 나서는 연기는 이 지점에서 설득력을 더한다. 칸영화제 현장에서 만난 정주리 감독은 “촬영 전 두나 씨에게 며칠 동안 잠을 못 잔 것 같은 얼굴을 화면에 보여주면 좋겠다고 부탁했는데, 다음날 정말로 그런 얼굴을 하고 나타났다. 그 얼굴을 봤을 때 정말 깜짝 놀랐다”라고 후일담을 전하기도 했다.
Vì vậy, bộ phim phải cho thấy được cùng một lúc sự kiên quyết của cảnh sát Oh không để những việc thế này lặp lại và sự bất lực của một cá nhân khi đối mặt với cả một hệ thống lớn. Diễn xuất đi tìm kiếm dấu vết của Sohee với khuôn mặt hốc hác của Bae Doo-na, nữ diễn viên đóng vai Oh Yoo-jin, đã góp thêm sức thuyết phục tại điểm này. Đạo diễn Jung July, người tôi gặp tại Liên hoan phim Cannes, đã cho biết: “Trước khi quay, tôi đã nói Bae Doo-na rằng muốn được thấy trên màn ảnh một khuôn mặt trông như thể đã không ngủ suốt mấy đêm liền, và ngày hôm sau cô ấy xuất hiện với khuôn mặt đó thật. Tôi thực sự quá bất ngờ khi nhìn thấy khuôn mặt ấy.”
취업에 짓밟힌 꿈 - Ước mơ bị nghiền nát bởi việc làm
필자를 비롯한 기성세대들이 이 영화를 보며 가장 가슴 아파한 대목이 있다. 첫 번째는 “소희가 춤추는 거 아셨어요? 춤추는 걸 좋아했대요. 엄청나게 잘했대요”라고 유진이 소희의 부모에게 건넨 말이다. 이를 들은 부모는 목 놓아 통곡한다. 또 한 차례는 유진이 소희의 휴대전화 속 동영상을 보는 마지막 장면이다. 소희가 스스로 목숨을 끊기 전 휴대전화 안에 있는 모든 메시지며 앱을 삭제하고도 남겨둔 단 하나의 영상이었다. 거기엔 혼자 열심히 춤추며 끝내 웃음 짓는 소희의 모습이 담겨 있었다. 이번엔 유진이 하염없이 눈물을 흘린다.
Đối với thế hệ cũ trong đó có tôi, có những điều thật đau lòng khi xem bộ phim này. Đầu tiên là câu nói Oh Yoo-jin với bố mẹ Sohee rằng “Ông bà có biết Sohee nhảy không? Nghe nói cô bé thích nhảy múa mà còn nhảy rất đẹp”. Vừa nghe xong, bố mẹ Sohee đã khóc lả người đi. Tiếp theo là cảnh cuối cùng Yoo-jin xem video trên điện thoại của Sohee. Đó là video duy nhất mà Sohee vẫn để lại sau khi xóa tất cả tin nhắn và ứng dụng trên điện thoại trước khi tự kết liễu đời mình. Ở đó có hình ảnh Sohee một mình nhảy say sưa và mỉm cười ở cuối video. Lần này, Oh Yoo-jin đã không ngừng rơi nước mắt.
영화가 두 차례에 걸쳐 소희의 춤을 안타깝게 보여주는 의도는 분명해 보인다. 기성세대가 미래세대의 진정한 꿈을 알고 있는지 따져 묻는 것이다. 비극은 어쩌면 여기서부터 시작되는 일인지도 모른다고 의문을 제기하는 것이다. 우리 사회는 다음 세대의 장기, 특기, 소질, 자질, 취향, 취미, 개성, 특성, 적성, 재능을 알아봐 주고 있는가? 영화의 질문은 이어진다. 고등학생들이 저마다 다른 꿈을 접고 취업률 높은 학과만 지망해야 하는 사회라면? 청년들이 각자 희망을 저버린 채 안정된 직장에 지원하지 않으면 낭떠러지로 떨어질 것처럼 불안한 곳이라면? 인문계 전공 자체를 미안해해야 하고 자연계 우등생 모두가 의대 진학만을 바라보는 세상이라면? 그다음에는 또 다른 형태의 소희가 나오지 않을까? 당신은 미래 세대가 꿈을 키울 수 있는 세상을 만들어 가고 있나? 칸영화제에서 만난 선진국 관객들이 < 다음 소희 > 를 보고 울먹인 까닭은, 각자의 사회가 이런 질문들을 끊임없이 떠오르게 했기 때문이라고 생각한다.
Bộ phim có dụng ý rất rõ ràng khi thể hiện đầy tiếc nuối điệu nhảy của Sohee đến hai lần. Đó là câu hỏi liệu thế hệ cũ có biết giấc mơ thực sự của thế hệ tương lai hay không và đặt ra nghi vấn có khi nào bi kịch bắt đầu chính từ đây. Xã hội của chúng ta liệu có nhìn ra các điểm mạnh, sở trường, năng khiếu, tư chất, thị hiếu, sở thích, cá tính, đặc tính, năng lực, tài năng của thế hệ tiếp theo không? Câu hỏi của bộ phim vẫn được tiếp diễn. Điều gì sẽ xảy ra nếu như đây là một xã hội mà học sinh phổ thông phải gác lại những ước mơ của mình và theo đuổi các chuyên ngành có tỷ lệ việc làm cao? Một nơi mà người trẻ tuổi luôn bất an như thể sắp rơi xuống vực thẳm nếu không nộp đơn vào nơi làm ổn định và từ bỏ những khát vọng của bản thân? Một thế giới mà chúng ta sẽ cảm thấy áy náy vì mình theo chuyên ngành nhân văn và tất cả học sinh giỏi trong ngành tự nhiên đều chỉ mong mỏi đậu vào trường y? Chẳng phải sau đó sẽ lại xuất hiện những Sohee ở hình thái khác nữa hay sao? Chúng ta có đang tạo ra một thế giới nơi các thế hệ tương lai có thể nuôi dưỡng ước mơ của họ hay không? Tôi nghĩ nguyên nhân khiến khán giả từ các nước phát triển rơi lệ tại Liên hoan phim Cannes khi xem “Next Sohee” là vì bộ phim đã khiến họ không ngừng suy ngẫm về những câu hỏi này trong xã hội của mỗi người.
송형국 (Song Hyeong-guk, 宋亨國)영화평론가
Song Hyeong-guk, Nhà phê bình điện ảnh
Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai
0 Comment: