May 25, 2023

강원도: 동해에 떠오르는 태양을 보라 - Gangwon-do: Hãy ngắm vầng thái dương mọc lên từ biển đông

Bài viết liên quan

태산준령이 겹겹이 이어지다가 푸른 동해로 풍덩 빠져드는 곳, 수려한 풍광이 척박한 삶과 가슴 저리게 맞물려 내려온 곳, 한국인의 마음속에 그려진 강원도의 모습이다. 생강나무꽃의 알싸한 향기와 달빛 아래 흐드러진 하얀 메밀꽃, 그리고 가슴 설레는 동해의 일출은 가보지 않았어도 익숙한 강원도의 상징들이다. 소설과 노래를 통해 이미 충분히 경험했기 때문이다.

Một vùng núi non trùng điệp nối đuôi nhau chìm vào biển Đông thiên thanh, một nơi cảnh đẹp hùng vĩ đến nhói lòng người cuốn cả vào đời sống cằn cỗi. Đó chính là những hình ảnh về tỉnh Gangwon được vẽ lên tận trong sâu thẳm tâm hồn con người Hàn Quốc. Mùi hương nồng nàn của hoa dongbaek vàng, mùi thơm của những cánh đồng hoa kiều mạch trải thảm trắng dưới ánh trăng, và mặt trời trồi lên từ biển Đông làm xao xuyến lòng người. Chúng đã trở thành những biểu tượng quen thuộc về Gangwon, cả với những ai chưa đến đó một lần. Bởi chúng đã được miêu tả trong vô số tác phẩm văn chương và âm nhạc.


금강산 가는 길 - Con đường đi đến núi Kumgang
지형적으로 보면 강원도는 유럽의 스위스에 비견된다. 스위스 국토의 대부분이 알프스 산맥에 걸쳐 있듯이, 강원도는 한반도의 척추를 이루는 백두대간의 한복판인 금강산에서 태백산까지를 감싸고 있기 때문이다. 농업이 생활의 근간이 되던 시대에 온통 산으로 에워싸인 강원도는 그리 살기 좋은 땅이 아니었다. 조선 후기의 인문지리서인 『택리지』에서 “땅이 매우 토박하고 자갈밭이라 논에 한 말의 종자를 뿌려 겨우 십여 두를 거둔다”고 소개할 정도였다. 오늘날에도 사정은 비슷하다. 이런 환경 탓에 정치 사회적으로 억압을 받던 사람들에게 강원도 산골은 맞춤한 피장처(避藏處)가 되기도 했다.

Về vị trí địa lý, tỉnh Gangwon xứng ngang tầm với Thụy Sĩ ở trời Âu. Bởi vì, tương tự như phần lớn lãnh thổ của Thụy Sĩ trải dài quanh dãy núi Alps, tỉnh Gangwon cũng bao bọc từ núi Kumgang (khoảng giữa của dãy Baekdu Daegan, nơi tạo nên đường xương sống của bán đảo Hàn) cho đến dãy núi Taebaek. Vào thời kỳ mà kinh tế nông nghiệp là ngọn nguồn của mọi sự sống, tỉnh Gangwon bao bọc bởi núi như thế không phải là vùng đất màu mỡ dễ dàng sinh tồn. Đến nỗi có phần trích lục trong “Taengniji”, quyển bách khoa thư về địa lý nhân văn cuối thời Joseon, có câu: “Do đất vùng này quá cằn cỗi và chủ yếu là ruộng sỏi đá, cho nên dù gieo cả mal [đơn vị đo lường ngũ cốc tương đương 18 lít] thì cũng chỉ thu hoạch được mười mấy thúng”. Ngày nay, hoàn cảnh này cũng không khá hơn. Do điều kiện môi trường như thế, nên vùng núi tỉnh Gangwon trở thành nơi lánh nạn cho những người bị áp bức về chính trị xã hội tìm đến trú thân.

나라가 현물로 세금을 거두어들이던 시대를 떠올리면 그 형편을 더 쉽게 가늠할 수 있다. 강원도에는 추징한 세곡을 보관하던 창고가 두 곳이 있었는데, 그 규모는 물론이고 이를 운반하던 배의 크기나 수가 다른 지역에 견주어 턱없이 작았다. 그뿐만 아니라 영동 지방에서 거둔 세곡은 아예 그 지역에서 사용하도록 예외를 두었다.
이마저도 17세기에 공물을 현물 대신 미곡으로 통일하고 가구마다 부과하던 세금도 토지의 규모에 따라 매기는 대동법이 시행되면서 그 기능은 대폭 축소되고 말았다. 농토가 없거나 영세한 농민들의 부담은 그만큼 줄었다.

Khi nghĩ đến thời kỳ nhà nước thu thuế bằng hiện vật, có thể dễ dàng hình dung ra được hoàn cảnh này. Ở tỉnh Gangwon chỉ có hai nhà kho để bảo quản ngũ cốc đóng thuế, nhưng tất nhiên quy mô của kho này nhỏ, đến cả thuyền chuyên chở số ngũ cốc cũng rất ít và bé. Không những thế, còn phát sinh một ngoại lệ cho vùng này là số ngũ cốc thu hoạch được ở Yeongdong chỉ dùng ở đây. Thậm chí, vào thế kỷ 17 triều đình còn cho thi hành bộ luật đất đai mang tên Daedongbeop, trong đó thống nhất cống vật thay từ hiện vật sang gạo trắng, và cách tính thuế ở mỗi hộ dân tùy theo quy mô đất đai của mỗi hộ, từ đó vai trò của kho thuế giảm hẳn. Vì vậy bớt được gánh nặng cho những người nông dân nghèo hoặc không có đất đai.

소설가 이효석(1907~1942)의 생가가 있는 봉평에는 그의 소설 속 배경처럼 메밀밭이 지천이다. 봉평에서는 매해 메밀꽃이 하얗게 만개하는 9월이면 이효석을 기리는 축제가 열린다. Bongpyeong, quê hương của tiểu thuyết gia Lee Hyo-seok (1907 – 1942), nơi những cánh đồng hoa kiều mạch nở trải dài, như trong tác phẩm của ông. Vào tháng 9 hàng năm, khi những cánh đồng hoa kiều mạch nở, nơi đây diễn ra lễ hội gắn liền với tên tuổi nhà văn.
소설가 이효석(1907~1942)의 생가가 있는 봉평에는 그의 소설 속 배경처럼 메밀밭이 지천이다. 봉평에서는 매해 메밀꽃이 하얗게 만개하는 9월이면 이효석을 기리는 축제가 열린다. Bongpyeong, quê hương của tiểu thuyết gia Lee Hyo-seok (1907 – 1942), nơi những cánh đồng hoa kiều mạch nở trải dài, như trong tác phẩm của ông. Vào tháng 9 hàng năm, khi những cánh đồng hoa kiều mạch nở, nơi đây diễn ra lễ hội gắn liền với tên tuổi nhà văn.

유산(遊山)을 정신 수양의 수단으로 여기던 유자(儒者)들이 통치하던 시대에 강원도는 금강산 가는 길에 불과했다. 아쉽게도 지금은 휴전선 이북에 있지만, 금강산은 중국의 시인 소동파가 “금강산을 보고 싶어 고려에 태어나길 바랐다”(願生高麗國 一見金剛山)고 읊을 만큼 이름난 명산이다. 그러나 고려 사람이라 해도 누구나 쉽게 가볼 수 있는 곳은 아니었다. 나귀나 가마를 타고 유람하려면 최소한 네 사람 이상의 시종이 붙어야 했고, 서울에서 출발해도 한 달가량의 기간이 걸렸으니 웬만한 재력으로는 엄두도 못 낼 일이었다.

Vào thời đại được thống trị bởi những nhà Nho vốn xem những ngọn núi đáng thưởng lãm là phương tiện để tu luyện tinh thần thì tỉnh Gangwon chỉ được xem là một chặng đường để đi đến núi Kumgang. Đáng tiếc là ngày nay ngọn Kumgang nằm về phía Bắc ranh giới đình chiến giữa hai miền Nam – Bắc. Từ xưa Kumgang đã là một ngọn núi nổi tiếng, đến mức thi nhân Trung Quốc Tô Đông Pha từng ngâm rằng, “Chỉ vì muốn thấy núi Kumgang mà ta đã mong ước được sinh ra ở đất Goryeo.” Tuy vậy, không phải người Goryeo nào cũng dễ dàng đến được nơi này. Muốn đi du ngoạn bằng xe ngựa hoặc xe lừa cũng cần ít nhất bốn người đi cùng nhau và nếu có xuất phát từ Seoul đi chăng nữa cũng mất thời gian khoảng một tháng, có đủ điều kiện kinh tế đi nữa cũng khó lòng mà nghĩ đến.

그럼에도 금강산 유람에 대한 열망은 식지 않아 이런 저런 이유로 마음을 비워야 했던 많은 유학자와 시인 묵객들의 발길이 끊이지 않았다. 그 덕에 금강산 유람기는 한국의 기행문학 중 가장 흔한 소재가 되었고, 내용도 산세와 경관에 대한 상투적 묘사와 주관적 감상이 주류를 이루었다. 18세기에 문인 화가로 이름을 떨친 강세황(姜世晃)이 “산에 다니는 것은 인간으로서 첫째가는 고상한 일이지만, 금강산을 구경하는 것은 가장 저속한 일”이라며 세태를 꼬집은 연유를 짐작할 수 있을 듯하다. 남다른 글도 없진 않다.

Dù vậy khát vọng được thưởng lãm núi Kumgang cũng không hề nguội lạnh đi. Đã có nhiều tao nhân mặc khách và các Nho sĩ không ngừng tìm đến đây khi muốn nghỉ ngơi cho đầu óc thảnh thơi. Nhờ vậy cuộc thưởng ngoạn núi Kumgang trở thành chất liệu thường thấy nhất trong số các tác phẩm văn học du ký, nội dung chủ yếu là miêu tả cụ thể về cảnh quan và địa hình núi non, thể hiện cảm xúc của tác giả. Có lẽ vì thế mà nhà thơ kiêm họa sĩ Kang Se-hwang thế kỷ 18 đã thốt lên rằng: “Leo núi là việc cao cả hạng nhất mà con người nên làm, nhưng đi ngắm núi Kumgang thì có khi lại là điều khá tầm thường”.

조선 후기에 쓰여진 작자 미상의 기행가사인 「동유가」(東遊歌)에는 유람 중에 목도한 빈곤한 강원도 하층민의 생활상이 촘촘하게 묘사되어 있다. “철원부터 이리 오며 찬찬히 살펴보니 / 산수는 중첩하고 인가는 희소한데 / 단단한 자갈밭이라 쌍가래로 밭을 일구고 / 주막에 기름 없어 관솔로 등을 켜고 / 방구석에 흙으로 굴뚝과 아궁을 만들어 겨우 불을 지핀다.” 19세기 나폴레옹의 시대 프랑스에도 극빈층이 85%였다고 하니 그 시대의 가난이 강원도 사람들만의 문제는 아니었다. 그러나 일제 강점기였던 20세기 초반에 한 작가의 눈에 비친 강원도 사람들의 가난은 그렇게 일반적이지 않았다.

Tuy nhiên, cũng có những áng văn xuất chúng về nơi này. Trong bài kasa mang tên “Đông du ca” của một tác giả khuyết danh sáng tác cuối thời Joseon, có đoạn miêu tả tỉ mỉ đời sống sinh hoạt của tầng lớp bình dân ở tỉnh Gangwon mà tác giả thấy được trong chuyến du hành, như sau:
“Đi từ Cheorwon đến đây, tôi thấy / Sơn thủy trùng điệp, vài mái nhà lưa thưa / đồng sỏi cằn cỗi, phải xới đất bằng bộ xẻng đôi / Quán lên đèn, không dầu, đành dùng củi nhựa thông / dùng đất làm bếp và ống khói trong góc nhà để đốt lò.”
Ở Pháp, thời Napoleon thế kỷ 19, nghe nói tầng lớp bần cùng chiếm đến 85% dân số. Như vậy cái nghèo thời đó không chỉ là vấn đề của riêng tỉnh Gangwon. Tuy nhiên, cái nghèo của thường dân Gangwon trong mắt một tác giả đầu thế kỷ 20 thời thuộc địa Nhật không thường dễ thấy như thế.

「삼부연」(三釜淵), 『해악전신첩』(海岳傳神帖) 정선, 1747년, 비단에 담채, 31.4 × 24.2 ㎝. “Thác Sambuyeon”, một bức trong loạt tranh vẽ “Tinh thần của Biển và Núi” của Jeong Seon (1676 – 1759), năm 1747. Mực và màu trên lụa, kích thước 31,4 x 24,2 cm. 조선 시대 선비들에게 강원도는 흔히 금강산으로 가는 여정의 일부에 지나지 않았지만, 때로는 빼어난 경치가 그 여정을 늦추곤 했다. 화가 정선(鄭敾 1676~1759)도 금강산을 향해 가던 중 철원에 있는 삼부연폭포에 매료되어 그 모습을 화폭에 담았다.
「삼부연」(三釜淵), 『해악전신첩』(海岳傳神帖) 정선, 1747년, 비단에 담채, 31.4 × 24.2 ㎝. “Thác Sambuyeon”, một bức trong loạt tranh vẽ “Tinh thần của Biển và Núi” của Jeong Seon (1676 – 1759), năm 1747. Mực và màu trên lụa, kích thước 31,4 x 24,2 cm. 조선 시대 선비들에게 강원도는 흔히 금강산으로 가는 여정의 일부에 지나지 않았지만, 때로는 빼어난 경치가 그 여정을 늦추곤 했다. 화가 정선(鄭敾 1676~1759)도 금강산을 향해 가던 중 철원에 있는 삼부연폭포에 매료되어 그 모습을 화폭에 담았다.

생강나무꽃과 메밀꽃밭 - Những cây hoa dongbaek vàng và cánh đồng hoa kiều mạch
소설가 김유정(金裕貞 1908~1937)은 누대째 강원도 춘천 실레마을에 살아온 부잣집 막내아들로 태어나 서울과 춘천을 오가며 자랐다. 서울에서 엘리트 코스를 밟던 그가 50호 남짓 되는 실레마을로 다시 내려간 것은 스물두 살 때였다. 그 사이에 많은 변화가 있었다. 부모님은 일찍 돌아가셨고, 부모를 대신해 살림을 도맡은 형이 방탕한 생활로 가산을 탕진한 뒤였다. 생활비와 학비가 끊기고 실연에 갑작스레 병까지 얻은 그가 실레마을에 내려간 데에는 먼저 내려가 있던 형에게 소송을 해서라도 제 몫의 재산을 받아 내야겠다는 생각도 있었다.

Nhà văn Kim Yu-jeong (1908 – 1937) là con út trong một gia đình khá giả sống mấy đời ở làng Sille, Chuncheon tỉnh Gangwon, thường đi lại giữa Seoul và Chuncheon. Khi đã trải qua quãng đời học tập ở Seoul, 22 tuổi ông quay trở lại làng Sille, thời đó chỉ có khoảng 50 hộ dân sinh sống. Có quá nhiều thay đổi đối với cuộc đời Kim trong quãng thời gian xa quê. Cha mẹ mất sớm, anh trai tán gia bại sản vì cuộc sống hoang phí. Không có tiền đóng học phí, hết cả tiền sinh hoạt, rồi lại thất tình và đột nhiên đổ bệnh, khi trở về làng Sille, anh trai ra đón, ông đã có ý nghĩ đòi lại phần gia tài của mình, dù phải kiện người anh.

그러나 몸과 마음이 지친 그를 위로한 것은 얼마간의 유산이 아니라 이른 봄이면 금병산(錦屛山)을 노랗게 물들이는 ‘동백꽃’(Lindera obtusiloba 생강나무꽃의 강원도 방언)과 그 속에서 “생활의 과장이라든가 또는 허식이” 없이 “타고난 그대로 툽툽하고도 질기게” 살아가는 순박한 고향 사람들, 특히 강원도 여성이었다.

Thế nhưng có những điều ủi an cho tâm hồn và thể xác rệu rã của Kim lúc này không phải là chút gia tài, mà là những bông dongbaek [một loại hoa nguyệt quế] nhuộm vàng núi Geumbyeong, những con người thuần khiết vùng quê đang bền bĩ giữ nếp sống giản dị, có sao sống vậy, không chút trang hoàng, không chút hình thức khoa trương, đặc biệt là những phụ nữ Gangwon.

고향의 산천과 사람들 틈에서 차츰 기운을 차린 그는 고향집 언덕배기에 움막을 짓고 마을 청년을 모아 야학을 연다. 그러던 어느 날, 그는 한 동네 아낙으로부터 자신의 집에 며칠 머물다 사라진 들병이(집시처럼 이곳저곳 떠돌며 술과 애교를 파는 여자) 이야기를 듣는다. 이때 들은 이야기를 토대로 「산골 나그네」라는 첫 작품을 완성한 그는 이 시대의 풍상을 그리는 일을 숙제로 삼겠다는 각오로 작가의 길에 들어선다.

Kim vực dậy tinh thần nhờ con người và cảnh sơn thủy quê mình, ông dựng một gian nhà tạm giữa đồi quê, tập họp thanh niên trong làng và mở lớp dạy học ban đêm. Rồi một ngày kia, ông nghe một phụ nữ cùng làng kể câu chuyện về người nữ lang bạt (deulbyeongi, người phụ nữ rày đây mai đó như dân du mục, bán rượu và sự yêu kiều). Nhờ câu chuyện này, Kim hoàn thành tác phẩm đầu tiên của mình mang tên “Kẻ lang bạt vùng núi”, từ đó ông bước vào con đường sáng tác văn chương với quyết tâm viết lại những khổ hạnh của thời kỳ này.

그리고 실레마을에서 만난, 밑지는 농사보다는 아내를 들병이로 내보내 호강을 꿈꾸는 사내(「아내」)와 “일 년 고생하고 고작 콩 몇 섬 얻어먹느니보다는 금을 캐는 것이 슬기로운 짓”(「金 따는 콩밭」)이라고 여기는 사내, 빚과 흉작에 알몸으로 도주해 “살기 좋은 곳을 찾는다며 나이 어린 아내의 손목을 잡고 이 산 저 산을 넘어 표랑하는”(「소낙비」) 사내들의 비루한 모습을 있는 그대로 묘사하고 희화함으로써 한국 근대문학의 격을 한 단계 높였다.

Kim đã nâng tầm văn chương hiện đại Hàn Quốc lên một tầm cao mới, với những miêu tả về hình ảnh đàn ông xấu xa, chẳng hạn như hình ảnh gã đàn ông thay vì làm phải làm nông thì lại đẩy vợ mình đi làm điếm để mơ cuộc sống an nhàn trong “Người vợ”, rồi có cả hình ảnh gã trai luôn mơ đào được vàng mới là khôn ngoan thay vì phải cực nhọc cả năm chỉ để kiếm được vài thúng đậu trong “Vườn đậu hái ra vàng”, rồi hình ảnh chàng trai phải bỏ trốn khỏi quê bởi nợ nần và mất mùa, tìm vùng đất sống tốt hơn, nắm tay cô vợ nhỏ tuổi mà vượt hết non này núi nọ trong tác phẩm “Cơn mưa rào”.

김유정의 문학이 날로 피폐해지고 있는 농촌의 삶이 일제에 의한 수탈과 소작농화라는 구조적 모순에서 비롯됐다는 작가의 통찰에서 출발했다면, 이효석(李孝石 1907~1942)은 시대가 각박하고 위태로울수록 현실에서 벗어나 점점 더 심미주의적인 세계를 구축했다. 평창군 봉평 출신인 그가 낙엽 타는 냄새에서 갓 볶은 커피향을 느끼고, 겨울이 오면 크리스마스 트리를 세우고, 스키를 시작해 볼까 생각한다는 내용의 「낙엽을 태우며」라는 에세이를 쓴 해는 다름 아닌 일제의 수탈이 극에 달한 중일전쟁 이듬해였다.

Nếu như những áng văn của Kim Yu-jeong khởi đầu từ lối quan sát đời sống nông thôn ngày càng tồi tệ bắt nguồn từ những mâu thuẫn do sự vơ vét bóc lột của thực dân Nhật và canh tác mướn trên đất địa chủ, thì Lee Hyo-seok (1907 – 1942) ngược lại, dù thực tại ngày càng nghiệt ngã và nguy kịch vẫn cố gắng sức vượt lên khỏi hiện thực và xây dựng một thế giới tràn ngập triển vọng. Lee xuất thân từ vùng Bongpyeong huyện Pyeongchang. Một năm sau cuộc chiến Trung – Nhật, khi cuộc vơ vét thuộc địa của đế quốc Nhật đạt đến cực điểm, ông ra mắt tùy bút mang tên “Trong khi đốt lá khô”. Nội dung tùy bút này có đoạn ông tả lại cảm nhận mùi hương cà phê mới rang từ mùi khói đốt lá khô và cứ mùa đông đến là dựng cây thông Noel rồi nảy ý định đi trượt tuyết.

특이한 것은 “인간이 아무리 천하고 추잡해도 문학은 그것을 아름답게 보여주는 마력을 가졌다”는 그의 문학론이 ‘내선일체’를 강조한 일제의 강한 압박에서도 한 걸음 비껴나 있었다는 점이다. 그런 이유에서 많은 이들이 한국문학의 걸작으로 꼽는 이효석의 「메밀꽃 필 무렵」이 그가 어설프게 가담했던 초기의 현실주의와 만년의 순수 사이 어디쯤 놓이는지는 여전히 숙고해 볼 필요가 있다.
“길은 지금 산허리에 걸려 있다. 밤중을 지난 무렵인지 죽은 듯이 고요한 속에서 짐승 같은 달의 숨소리가 손에 잡힐 듯이 들리며, 콩포기와 옥수수 잎새가 한층 달에 푸르게 젖었다. 산허리는 온통 메밀밭이어서 피기 시작한 꽃이 소금을 뿌린 듯이 흐뭇한 달빛에 숨이 막힐 지경이다. 붉은 대궁이 향기 같이 애잔하고 나귀들의 걸음도 시원하다.”(「메밀꽃 필 무렵」)
강원도 사람들은 김유정의 실레마을에 ‘김유정 문학촌’을 만들고, 이효석의 생가가 있는 봉평에는 ‘이효석 문학관’을 세워 그들의 문학과 삶을 기리고 있다.

Điều độc đáo ở chỗ quan điểm văn chương của Lee là: “Con người dù có bần cùng và nhơ tạp đến mức nào đi chăng nữa thì văn chương vẫn có một sức hấp dẫn là thể hiện tươi đẹp những điều ấy”. Dưới đây là một trích đoạn thường xuyên được trích dẫn trong kiệt tác “Khi hoa kiều mạch nở” của Lee Hyo-seok.
“Đường đi vắt ngang lưng đèo. Không biết có phải vì đang đêm khuya hay chăng mà trong màn đêm tĩnh lặng tựa như mọi sự sống đều dừng lại, ta nghe thấy tiếng thở của ánh trăng tựa một con dã thú, như bắt được trong lòng bàn tay, nhành hạt đậu và lá ngô mướt xanh trong ánh trăng. Lưng đèo chỉ toàn một màu kiều mạch, hoa bắt đầu rộ nở, cảnh quan ngây ngất đến nghẹn lòng khi hoa kiều mạch trắng như rắc muối lên cả cánh đồng. Nhành cây đỏ yếu ớt như hương thơm, còn tiếng bước chân của đàn lừa nghe bỗng nhẹ tênh.”
Người dân Gangwon lập nên “Làng văn học Kim Yu-jeong” ở Sille nơi Kim từng sinh sống, còn ở làng Bongpyeong thì có “Bảo tàng văn học Yi Hyo-seok” để tưởng nhớ văn chương và cuộc đời văn nhân này.

물길, 눈길, 그리고 고속도로 - Những con đường thủy, con đường tuyết trắng và đường cao tốc
강원도의 어지간한 고갯길은 해발 1,000m를 오르내린다. 높은 산에서 시작된 강원도의 물줄기는 대부분 한강으로 이어진다. 1930년대까지 한강은 육로가 험한 강원도 고산 지대의 임산 자원을 옮기는 데 이용되었다. 북쪽인 인제와 양구 지역의 목재는 북한강으로, 남쪽의 정선과 평창, 영월 등지의 목재는 남한강으로 모여 뗏목이 되어 내려갔다. 인제에서 춘천까지는 하룻길, 춘천에서 서울까지는 일주일에서 보름가량 걸렸다. 그 물길 위에서 뗏목을 모는 사공들은 강원도 아리랑 곡조에 얹혀 개사한 「뗏목 아리랑」이란 노래를 지어 부르며 노동의 고단함과 지루함을 달랬다. 이 뗏목에는 종종 서울로 보내는 양구 방산 일대의 질 좋은 백자나 약초, 땔나무 등도 실려 있었다.

Con đường đèo bình thường nhất ở Gangwon cũng cách mặt nước biển 1.000 mét. Hầu hết những mạch nước bắt nguồn từ núi cao vùng Gangwon đều chảy về sông Hàn. Cho đến thập niên 1930, dòng sông Hàn rất thuận lợi trong việc vận chuyển nguồn tài nguyên lâm sản từ trên vùng cao ở Gangwon, vốn đường bộ ở đó rất hiểm trở. Gỗ từ vùng Inje và Yanggu ở phía Bắc thì chuyển về hướng sông Bukhan và gỗ từ vùng Jeongseon, Pyeongchang và Yeongwol thì tập trung về sông Namhan, góp thành bè và xuôi về phương Nam. Từ Inje đến Chuncheon tốn mất một ngày đường, từ Chuncheon đến Seoul thì mất một tuần đến nửa tháng. Những tay lái đò tết gỗ thành bè trên sông, cải biên bài dân ca Arirang vùng Gangwon thành một bài ca lao động mới mang tên “Arirang tết bè gỗ”, để mỗi khi cất tiếng hát thì sự khó nhọc và chán chường trong lao động được ủi an. Trên những chiếc bè này còn chở thêm các loại gốm sứ trắng, dược thảo, củi có chất lượng tốt từ vùng Yanggu và Bangsan gửi lên Seoul.

북한강은 서울의 소금 배가 오르내리고 춘천이나 서울을 드나드는 중요한 교통로이기도 했다. 세곡선도 당연히 이 물길을 이용했다. 북한강의 물길이 끊어진 것은 수력 발전을 위해 곳곳에 댐이 만들어지기 시작한 1940년대 초 무렵이다. 물길이 끊어진 대신 강원도에도 전기가 들어왔다. 뱃노래를 부르며 뗏목이 줄지어 내려가던 인제 내린천에 언제부턴가 래프팅을 즐기는 젊은이들의 환호가 메아리친다.

Sông Bukhan còn là trục giao thông đường thủy quan trọng dành cho các tàu chở muối đi lại giữa Chuncheon và Seoul. Các chuyến thuyền chở ngũ cốc đóng thuế cũng sử dụng tuyến đường thủy này. Tuyến đường thủy trên sông Bukhan chính thức ngưng hoạt động kể từ đầu thập niên 1940, khi tỉnh Gangwon bắt đầu xây dựng các con đập ở khắp nơi để làm thủy điện. Giao thông đường thủy ngưng hoạt động nhưng thay vào đó là điện bắt đầu được kéo về với dân cùng Gangwon. Con suối Naerin vùng Inje vốn văng vẳng bài ca chèo thuyền với hằng hà thuyền bè xếp nối đuôi nhau, không biết tự bao giờ, đến nay chỉ vang tiếng hoan hô của thế hệ thanh niên trẻ đang say xưa với các môn thể thao chèo thuyền vượt thác.

강원도의 물길이 온갖 것을 이롭게 했다면, 눈길은 교류를 거부하는 비생산적인 길이다. 무릎까지 푹푹 빠지는 강원도의 눈길을 걷는다는 것은 눈물 젖은 빵을 먹는 것보다 더 절박하고 비장하다. 그 길은 고행을 전제로 한 수행의 길이자 회귀의 길이다. 황석영(Hwang Suk-young 黃晳暎)이 소설 「삼포 가는 길」에서 산업화의 물결에 떠밀려 떠돌이가 된 세 주인공을 삼포라는 미지의 장소를 찾아 눈길을 헤매게 한 설정, 위안부 소녀들의 삶을 담은 영화 「눈길」에서 인제의 눈 덮인 자작나무 숲길과 대관령의 끝없는 산봉우리들을 소녀들이 집으로 가는 길의 배경으로 삼은 데는 이런 뜻이 담겨 있다.

Nếu ở tỉnh Gangwon mọi con đường thủy đều tạo mọi việc thuận lợi hơn thì các con đường tuyết trắng ở đây hoàn toàn bất lợi đến mức khước từ mọi giao lưu. Bước đi trên con đường tuyết ngập đến đầu gối nơi đây là một cực hình nghiệt ngã còn hơn phải ăn bánh mì chan nước mắt. Con đường đó vừa là con đường tu hành rèn khổ hạnh, vừa là con đường trở về nhà. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm “Đường đến Sampo” của nhà văn Hwang Sok-yong, có đoạn ba nhân vật chính trong truyện trở thành kẻ lang thang theo trào lưu công nghiệp hóa thời bấy giờ và bị lạc trong con đường phủ đầy tuyết khi tìm đến một vùng quê mang tên Sampo.
Trong bộ phim “Con đường tuyết” kể về cuộc sống của những thiếu nữ bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật thời Thế chiến thứ hai thì dựng bối cảnh đường trở về nhà của các thiếu phụ là những dãy núi cao vô tận ở Daegwallyeong và con đường rừng phủ đầy tuyết trắng ở Inje.

1971년 판교에서 원주 새말까지 일부가 개통된 데 이어 1975년에는 새말에서 횡성, 평창, 강릉으로 가는 영동고속도로가 완전 개통되면서 강원도의 산길은 계절과 상관없이 도시인들의 등산로로 변모하기 시작했다. 군사 지역으로 정해 출입을 통제하던 동해안의 일부 해안을 해수욕장으로 개방하기 시작한 것도 이때부터다. 영화 「바보들의 행진」에 삽입된 송창식(Song Chang-sik 宋昌植)의 「고래사냥」이란 노래를 1970년대 젊은이들은 통기타를 치며 악을 쓰며 불렀는데, 이 노래의 하이라이트는 “자, 떠나자, 동해 바다로”다. 여름 방학이면 굽이굽이 돌아가는 완행열차를 타든, 버스를 타고 쭉 뻗은 고속도로를 달리든 허술한 야영 장비를 둘러 메고 동해 바다로 달려가는 것은 당시 젊은이들에게 최고의 사치였다.
눈 덮인 대관령에 국내 겨울 스포츠의 중심이 된 용평스키장이 완공된 것도 영동고속도로가 뚫린 그 해이다. 지난여름에는 이 스키장의 정상에서 2018 평창 동계올림픽 성공 개최를 기원하는 기념 행사가 열리기도 했다.

Tuyến đường bộ cao tốc Yeongdong được mở năm 1971 với tuyến đầu là từ Pangyo đến Wonju và Semal, đến năm 1975 thì nối thêm các tuyến từ Semal đi Hoengseong, Pyeongchang và Gangneung. Từ đó, các con đường núi ở Gangwon biến thành đường leo núi của cư dân đô thị, dù là mùa nào đi chăng nữa cũng đều dễ dàng tìm đến được. Một vùng đường ven biển Donghae, trước đây được chỉ định là vùng quân sự và bị hạn chế đi lại, phát triển thành khu vực tắm biển nghĩ dưỡng cũng là từ thời kỳ này. Thanh niên thập niên 1970 thường gảy đàn ghi-ta thùng hát bài ca có tên “Đi săn cá voi” của Song Chang-sik trong bộ phim “Cuộc hành quân của những kẻ ngốc”, điểm nhấn của bài ca này là đoạn “Nào, đi nào! Đến với biển Donghae!”. Những thứ xa xỉ hạng nhất của giới thanh thiếu niên thời ấy là lên chuyến tàu lửa lữ hành dạo quanh vào mỗi dịp hè, hay bắt chuyến xe buýt chạy dọc theo con lộ cao tốc trải dài tăm tít, hoặc quàng lên vai chiếc ba lô chứa vài dụng cụ cắm trại sơ sài rồi chạy ra hướng biển Đông.

지형적으로 보면 강원도는 유럽의 스위스에 비견된다. 스위스 국토의 대부분이 알프스 산맥에 걸쳐 있듯이, 강원도는 한반도의 척추를 이루는 백두대간의 한복판인 금강산에서 태백산까지를 감싸고 있기 때문이다. Cũng vào năm hoàn thành tuyến quốc lộ cao tốc Yeongdong, sân trượt tuyết Yongpyeong đã hoàn công tại vùng Daegwallyeong phủ đầy tuyết trắng, được xem là trung tâm của giới thể thao mùa Đông trong nước. Mùa hè năm ngoái, nơi đây đã diễn ra lễ kỷ niệm thành công đăng cai tổ chức Thế vận hội mua Đông PeongChang 2018.

강원도 동해안에는 아름다운 일출을 볼 수 있는 명소가 많다. 한국인에게 동해는 단순히 ‘바다’가 아니라 역사의 의미를 되새기는 숭엄한 공간이고, 일상에서 벗어나 자유를 체험하는 휴식처이기도 하다. Bờ biển phía đông của tỉnh Gangwon, nơi có rất nhiều điểm để ngắm cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp trên biển. Đối với người Hàn, biển Đông Hwanghae không chỉ là biển mà còn là một nơi linh thiêng nhắc nhớ về những dấu ấn lịch sử, và đây cũng là nơi họ tìm đến để nghỉ ngơi sau những mệt nhoài của cuộc sống thường nhật.
강원도 동해안에는 아름다운 일출을 볼 수 있는 명소가 많다. 한국인에게 동해는 단순히 ‘바다’가 아니라 역사의 의미를 되새기는 숭엄한 공간이고, 일상에서 벗어나 자유를 체험하는 휴식처이기도 하다. Bờ biển phía đông của tỉnh Gangwon, nơi có rất nhiều điểm để ngắm cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp trên biển. Đối với người Hàn, biển Đông Hwanghae không chỉ là biển mà còn là một nơi linh thiêng nhắc nhớ về những dấu ấn lịch sử, và đây cũng là nơi họ tìm đến để nghỉ ngơi sau những mệt nhoài của cuộc sống thường nhật.

동해로 가는 길 - Con đường ra biển Donghae
2016년 12월 어느 날, 연인원 200만 명이 넘는 사람들이 참여했다는 촛불 집회에 초대된 가수 한영애(Han Young-ae 韓榮愛)는 특유의 낮고 거친 목소리로 “보라, 동해에 떠오르는 태양 / 누구의 머리에서 이글거리나 / 피맺힌 투쟁의 흐름 속에 / 고귀한 순결함을 얻은 우리 위에”로 시작하는 「내 나라 내 겨레」를 불렀다.

Vào một ngày của tháng 12 năm 2016, ca sĩ Han Young-ae được mời đến hát trong cuộc thị uy dưới ánh nến với hơn 2 triệu người tham gia. Bằng chất giọng khàn trầm ấm và hùng hồn, ca sĩ cất giọng hát bài “Tổ quốc tôi, dân tộc tôi”, với đoạn mở đầu, “Hãy nhìn xem! Ánh dương mọc lên từ biển Đông / Chiếu sáng lên từ đỉnh đầu của ai kia / Trong cuộc đấu tranh tràn máu / ở bên trên chúng ta, khi đã có được sự thuần khiết cao quý.”

1970년대에 이 노랫말을 쓴 이는 대학생 신분으로 한국인들의 대표적 저항 가요로 불리는 「아침 이슬」이란 노래를 만든 김민기(Kim Min-ki 金敏基)이고, 「고래사냥」이란 노랫말을 쓴 이는 신예 작가로 절정의 인기를 누리던 소설가 최인호(Choe In-ho 崔仁浩)다. 다만 영동고속도로를 경제 발전을 이끈 산업화의 상징으로 여기든 개발 독재의 산물로 여기든, 우연찮게 이 노래들이 발표된 시기와 관련이 있다는 점은 역사의 아이러니로 추가할 만하다.

Người viết lời cho bài ca này là Kim Min-ki, tác giả sáng tác bài “Những giọt sương sớm” khi còn độ tuổi sinh viên, được xem là bài ca phản kháng tiêu biểu của người Hàn Quốc vào thập niên 1970. Còn tác giả viết lời cho bản “Đi săn cá voi” là nhà văn Choe In-ho, đương thời đã là một tác giả trẻ đang ở tuyệt đỉnh của vinh quang nghề này. Thật là một sự châm biếm của lịch sử khi những bản nhạc này, dù không cố ý cũng chẳng vô tình, lại có liên quan đến thời kỳ mà chúng ra đời, dù xem tuyến đường quốc lộ cao tốc Yeungdong là biểu tượng của công nghiệp hóa phát triển kinh tế, hoặc xem nó là sản phẩm của sự độc tài phát triển đi chăng nữa.

강원도를 가로지르는 모든 길들이 동해로 수렴되듯 한국인에게 동해는 단순히 동쪽에 있는 바다가 아니다. 그 자체로 하나의 종교다. 그래야 대관령이나 한계령, 미시령 같은 백두대간의 고갯길을 넘어 동해를 마주한 순간 저도 모르게 숨이 뻥 뚫리고 가슴을 옥죄던 일상의 구질구질함으로부터 자유로움을 체험하는 사람들과 새해 첫날의 일출을 보기 위해 밤잠을 설치며 영동고속도로를 달려 동해 바닷가를 서성이는 사람들의 간절한 마음을 이해하고 공감할 수 있다. 조율은 끝났다. 이제, 노래를 들을 시간이다.

Giống như mọi con đường ở Gangwon đều đổ về biển Donghae, đối với người Hàn Quốc biển Donghae không chỉ đơn giản là vùng biển ở phía Đông, mà còn như một biểu tượng của niềm tin. Phải như thế thì mới hiểu và đồng cảm được tâm hồn tha thiết của những con người vượt qua những đường đèo ở dãy núi Baekdu Daegan như Deagwallyeong, Hanyeryeong, Misiryeong để đối diện được với biển Đông, để trong phút chốc ấy hơi thở bỗng nhẹ tênh và để được trải nghiệm chút tự do khi thoát khỏi đời thường ngột ngạt, và những con người để được ngắm mặt trời mọc vào ngày đầu năm mới mà phải tỉnh giấc trong đêm rồi vượt quốc lộ cao tốc Yeongdong để đến dạo biển Donghae. Mọi điều tiết thế là xong, bây giờ là thời gian dành để thưởng thức âm nhạc.

강원도에 ‘문화’의 이미지를 입힌 평창대관령음악제 Lễ hội âm nhạc Daegwallyeong PyeongChang với biểu tượng văn hóa ở Gangwon
류태형(Ryu Tae-hyung 柳泰衡) 음악 칼럼니스트
Ryu Tae-hyung Phóng viên chuyên mục Âm nhạc

국제 음악제의 하나로 자리 잡은 평창대관령음악제는 2004년 용평리조트에서 처음 열렸다. 미국의 아스펜 음악제를 벤치마킹해 연주와 교육이 함께 어우러지는 여름 음악제로 기획됐다. 아스펜은 주민 6,000명의 유령 폐광촌이었지만 1949년 음악제를 시작한 이후 명실상부 미국을 대표하는 음악 축제 도시로 성장했다.

Lễ hội âm nhạc Daegwallyeong PyeongChang, được công nhận là một lễ hội âm nhạc quốc tế, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2004 ở Yongpyeong Resort, được dàn dựng thành lễ hội âm nhạc mùa Hè với sự kết hợp giữa các buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống và các chương trình huấn luyện sau khi học hỏi benchmarking mô hình lễ hội âm nhạc Aspen của Mỹ. Aspen vốn là một ngôi làng quặng mỏ với 6.000 dân nhưng sau khi mở lễ hội âm nhạc năm 1949, nơi đây trở thành thành phố lễ hội âm nhạc tiêu biểu cho nước Mỹ.

조르벡 구가에브(Zaurbek Gugkaev)의 지휘로 상트페테르부르크 마린스키 오케스트라와 오페라단이 세르게이 프로코피예프의 오페라 「세 개의 오렌지에 대한 사랑」을 알펜시아 뮤직텐트에서 공연하고 있다. 베네치아 극작가 카를로 고치의 동명 동화를 바탕으로 한 이 오페라는 2017년 평창대관령음악제를 통해 한국에서 첫선을 보였다. Dàn giao hưởng Marinsky Orchestra và Opera Company của St.Petersburg, Nga đang trình diễn vở opera “The Love for Three Oranges” của Sergei Prokofiev, dưới sự chỉ huy của Zaurbek Gugkaev, tại Lễ hội âm nhạc PyeongChang 2017.
조르벡 구가에브(Zaurbek Gugkaev)의 지휘로 상트페테르부르크 마린스키 오케스트라와 오페라단이 세르게이 프로코피예프의 오페라 「세 개의 오렌지에 대한 사랑」을 알펜시아 뮤직텐트에서 공연하고 있다. 베네치아 극작가 카를로 고치의 동명 동화를 바탕으로 한 이 오페라는 2017년 평창대관령음악제를 통해 한국에서 첫선을 보였다. Dàn giao hưởng Marinsky Orchestra và Opera Company của St.Petersburg, Nga đang trình diễn vở opera “The Love for Three Oranges” của Sergei Prokofiev, dưới sự chỉ huy của Zaurbek Gugkaev, tại Lễ hội âm nhạc PyeongChang 2017.

이를 모델로 줄리아드 음악원 교수인 강효(Kang Hyo 姜孝)와 세종솔로이스츠를 주축으로 축제를 꾸려 갔다. 출발 당시 여건은 좋지 않았다. 연주 무대인 눈마을홀은 전용홀이 아니라서 청중에게 제대로 음을 전달하려면 마이크 증폭에 의존해야 했다. 게다가 음악회가 열린 용평리조트에서 여러 행사가 함께 개최돼, 초창기엔 검도 대회에서 들려오는 기합 소리에 청중들이 깜짝 놀랐던 해프닝도 있었다.

Lấy kiểu mẫu này, Kang Hyo, giáo sư Học viện âm nhạc Juilliard và nhóm Sejong Soloists đi tìm hiểu để dàn dựng lễ hội. Vào thời điểm xuất phát, hoàn cảnh không thuận lợi chút nào. Đại sảnh làng tuyết dùng làm sân khấu để diễn tấu không phải là đại sảnh chuyên dụng cho nên muốn truyền tải âm thanh thật tốt đến tai thính giả thì phải dựa vào micro khuếch đại. Thêm vào đó, ở khu Yongpyeong Resort dùng để mở đại hội âm nhạc này, cùng thời điểm lại mở các sự kiện khác nữa, đoạn đầu còn có sự cố khiến thính giả bất ngờ là bởi tiếng hô vang vọng qua từ đại hội kiếm đạo gần đó.

하지만 해발 700m 고지에서 피서와 공연을 겸한 평창대관령음악제는 해마다 주제를 달리하며 음악팬들을 점차 평창으로 이끌었다. 국내외 음악계의 이목을 집중시킨 주제를 선정, 매해 일관성 있는 음악적 프로그램을 구성했던 것이다. 고전 명곡뿐 아니라 세계 초연, 아시아 초연, 한국 초연 등 음악사에 길이 남을 명곡과 실험적 현대 음악을 지속적으로 소개하며 음악적 업적을 남겼다. 2010년부터는 클래식 전용홀인 알펜시아 콘서트홀이 개관돼 비로소 제대로 연주를 감상할 수 있는 환경이 조성되었다. 이 해엔 저명 연주가 시리즈 전회, 전석 매진이라는 기록도 세웠다. 매년 거장급 연주가와 교수진이 지속적으로 참여하면서 전 세계 우수 음악학도들의 참가 열기 또한 확산되었다.

Tuy nhiên, ở độ cao 700 mét so với mực nước biển, Lễ hội âm nhạc Daewallyeong PyeongChang vừa để tránh nóng vừa được xem biểu diễn, với chủ đề hằng năm khác nhau, lượng người yêu nhạc kéo nhau đến Pyeongchang ngày càng nhiều. Họ tuyển chọn chủ đề tập trung thu hút được giới âm nhạc trong và ngoài nước, tổ chức chương trình thiên về âm nhạc có tính nhất quán hằng năm. Ở đại hội này không chỉ giới thiệu những danh phẩm kinh điển mà còn liên tục cập nhật những tác phẩm biểu diễn lần đầu trên thế giới, ở Châu Á và tại Hàn Quốc, cả những tác phẩm nổi tiếng lưu danh trong lịch sử âm nhạc và những bản nhạc hiện đại mang tính thử nghiệm, từ đó để lại nhiều thành tích đáng nể. Nhưng chỉ khi khai trương đại sảnh âm nhạc cổ điển Alpensia Concert Hall vào năm 2010 thì lễ hội mới tạo dựng được một không gian cảm thụ diễn tấu đúng chất. Vào năm này, kỷ lục đạt được là sê–ri biểu diễn của các nhân vật nổi danh đã bán hết vé. Hằng năm các nghệ sĩ và giới giáo sư đẳng cấp liên tục tham gia đại hội và từ đó mở rộng thành trào lưu tham gia biểu diễn của các nhà hoạt động âm nhạc ưu tứ trên toàn thế giới.

2011년 제8회부터는 첼리스트 정명화(Chung Myung-wha 鄭明和)와 바이올리니스트 정경화(Chung Kyung-hwa 鄭京和)가 공동 예술감독을 맡았다. 이들의 국제적 네트워크를 십분 발휘하기 시작한 이 음악제는 ‘빛이 되어’를 주제로 삼아 3만 5,000여 명이라는 역대 최다 관객을 동원했고, ‘찾아가는 음악회’ 등 관객 참여 프로그램을 다양화했다.

Từ đại hội lần thứ 8 vào năm 2011, nghệ sĩ cello Chung Myung-wha và nghệ sĩ violin Chung Kyung-hwa cùng tham gia đảm nhận vai trò đạo diễn nghệ thuật cho chương trình.
Đại hội âm nhạc này phát huy tính kết nối quốc tế với chủ đề “Chiếu sáng” đã kêu gọi được số lượng quan khách đông nhất trong lịch sử khi thu hút hơn 35 ngàn người, và chương trình ngày càng trở nên đa dạng hơn cho quan khách tham dự như chủ đề “Đại hội âm nhạc du lịch”.

‘볼가강의 노래’를 주제로 러시아 음악을 다룬 올해 평창대관령음악제는 2012년 개장한 뮤직 텐트에서 열린 오페라 공연이 상징적 이벤트였다. 여건상 실내악 위주의 콘서트로 출발한 축제가 하드웨어적으로도 규모가 큰 오페라를 감당할 수 있을 정도로 성장한 것이다. 부예술감독 손열음(Son Yeol-eum)을 비롯해 젊은 음악가들이 웅숭깊은 앙상블을 들려줬고, 세대와 국적이 다른 연주자들이 이루는 하모니가 굳건하게 자리 잡았다. 특히 올해 청중 가운데엔 벤치마킹을 위해 참여한 국공립 예술 단체 대표들이 유난히 많았다.
평창대관령음악제는 빼어난 기성 연주자와 음악학교가 두 바퀴처럼 균형을 이룬다. 실제로 학생들은 거장들의 마스터클래스를 수강하는 데 그치지 않고, 함께 공연을 보고 식사를 하거나 산책을 하며 때로는 커피숍에서 마주치곤 한다.

Lễ hội âm nhạc Daegwallyeong PyeongChang năm nay có chủ đề là âm nhạc Nga với tên gọi “Những bài ca trên sông Volga”, biểu diễn opera trên sân khấu Music Tent lập năm 2012 là một sự kiện mang tính biểu trưng. Lễ hội khởi đầu với buổi biểu diễn trong nhà nhưng giờ đã phát triển thành chương trình giao hưởng opera quy mô lớn kể cả về mặt hệ thống trang thiết bị. Những nghệ sĩ âm nhạc trẻ như Son Yeol-eum phụ trách phó đạo diễn nghệ thuật đã cho thính giả thưởng thức một màn đồng diễn hùng tráng đầy ý nghĩa, hòa quyện không phân biệt quốc tịch và tuổi tác đã chiếm được chỗ đứng vững chắc cho mình. Đặc biệt năm nay có rất nhiều đại biểu từ các đoàn nghệ thuật quốc lập đã tham gia để học benchmarking mô hình này.
Lễ hội âm nhạc Daegwallyeong PyeongChang đạt được sự cân bằng như cặp bánh xe khi có sự phối hợp ăn ý giữa những nhà biểu diễn xuất chúng và những trường âm nhạc nổi trội. Thực tế các học viên không dừng lại ở những bài giảng được nghe, mà thường cùng nhau xem biểu diễn, dùng bữa và dạo chơi cùng nhau, thỉnh thoảng còn gặp gỡ nhau trong quán cà phê.

2017년 평창대관령음악제 ‘저명연주가 시리즈’에서 첼리스트 정명화, 루이스 클라레트, 로렌스 레서(왼쪽부터)와 피아니스트 김태형(Kim Tae-hyung)이 데이빗 포퍼의 「레퀴엠」을 연주하고 있다. (Từ trái sang) Nghệ sĩ cello Chung Myung-hwa, Luis Claret và Laurence Lesser đang chơi bản “Requiem” của David Popper cùng nghệ sĩ piano Kim Tae-hyung tại Lễ hội âm nhạc PyeongChang 2017.
2017년 평창대관령음악제 ‘저명연주가 시리즈’에서 첼리스트 정명화, 루이스 클라레트, 로렌스 레서(왼쪽부터)와 피아니스트 김태형(Kim Tae-hyung)이 데이빗 포퍼의 「레퀴엠」을 연주하고 있다. (Từ trái sang) Nghệ sĩ cello Chung Myung-hwa, Luis Claret và Laurence Lesser đang chơi bản “Requiem” của David Popper cùng nghệ sĩ piano Kim Tae-hyung tại Lễ hội âm nhạc PyeongChang 2017.

정명화, 정경화 두 예술감독의 존재도 빛을 발한다. 이들은 레퍼토리 선정과 아티스트 배치에 뛰어난 역량을 발휘했다. 훌륭한 스폰서들로부터 후원과 협찬을 받아 내고, 그들을 지속적으로 연결하는 것도 평창대관령음악제가 쌓아온 노하우다. 이번에는 야마하에서 피아노를 40대나 들여와 알펜시아 곳곳에서 연습이 가능했다. 항공사의 후원과 함께 커피 업체인 테라로사 같은 강원도의 지역 기업들도 축제에 힘을 보탰다.

Sự góp mặt của hai nghệ sĩ Chung Myung-wha và Chung Kyung-hwa cũng đủ tỏa sáng chương trình. Họ đã phát huy xuất sắc khả năng chọn tiết mục biểu diễn và bố trí nghệ sĩ cho chương trình. Nhận được khá nhiều hỗ trợ từ các nhà tài trợ nổi tiếng và không những thế còn kết nối liên tục các mối quan hệ này chính là bí quyết của chương trình lễ hội âm nhạc Daegwallyeong PyeongChang. Đợt này Yamaha đã bố trí đến 40 bộ đàn dương cầm để có thể luyện tập bất cứ đâu trong Alpensia. Các hãng hàng không và các doanh nghiệp địa phương vùng Gangwon như Terarosa Coffee cũng cùng góp sức tài trợ cho lễ hội.

한편 2016년 2월부터는 평창겨울음악제도 개최되고 있다. 올림픽 특구 사업의 일환으로 강원도와 문화체육관광부가 주최하고 강원문화재단이 주관하고 있다. 제1회 평창겨울음악제는 차이콥스키 콩쿠르 수상자들의 독주와 실내악 협연 외에 재즈싱어 나윤선(Nah Youn-sun 羅玧宣), 기타리스트 울프 바케니우스(Ulf Wakenius) 등 재즈 뮤지션들이 참여하여 장르적 외연을 넓히고 접근성을 강화했다.

Lễ hội âm nhạc mùa Đông Pyeongchang đang tổ chức từ tháng 2 năm 2016. Lễ hội này là nằm trong khuôn khổ dự án đặc khu Thế vận hội mùa Đông, kế hoạch tổ chức là do tỉnh Gangwon và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và đơn vị chủ quản là Quỹ Văn hóa Gangwon. Trong lễ hội âm nhạc mùa Đông PyeongChang lần thứ nhất, ngoài các màn độc diễn và biểu diễn chung trong nhà của những nghệ sĩ đã từng đoạt giải thưởng cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky, còn có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ nhạc jazz như Youn-sun Nah, nghệ sĩ ghi-ta Ulf Wakenius để chương trình mở rộng phạm vi về thể loại và nâng cao tính tiếp cận cho chương trình.

평창겨울음악제에는 스키를 타러 왔다가 음악회가 있다는 사실을 알고 공연장을 찾는 사람들이 적지 않아, 현장 티켓 판매량이 예상치를 웃돌았다. 평창대관령음악제와 평창겨울음악제로 인해 우리는 ‘청정’과 ‘문화’라는 두 키워드로 강원도의 이미지를 기억하게 되었다. Trong lễ hội âm nhạc mùa Đông PyeongChang có không ít người ban đầu tìm đến Pyeongchang để trượt tuyết, sau đó biết có đại hội âm nhạc nên tìm đến xem chương trình biểu diễn khiến cho số vé bán tại chỗ vượt mức dự kiến. Nhờ lễ hội âm nhạc mùa Hè Daegwallyeong PyeongChang và lễ hội âm nhạc mùa Đông PyeongChang, chúng ta nhớ đến biểu tượng của Gangwon với hai từ khóa là “tinh khiết” và “văn hóa”.


이창기(Lee Chang-guy 李昌起) 시인, 문학평론가
Lee Chang-guy: Nhà thơ, Nhà phê bình văn học
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Bùi Phan Anh Thư


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: