1. 6·25 전쟁은 어떻게 시작되고 전개되었을까? Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu và diễn biến như thế nào?
북한군의 남침(남쪽을 침략함) Cuộc xâm lược của quân đội Bắc Hàn (xâm lược Nam Hàn)
1950년 6월 25일 새벽, 북한군이 남한을 기습침략함으로써 6·25 전쟁이 시작되었다. 북한군은 3일 만에 서울을 점령하였고 대한민국 정부는 부산으로 내려갔다. 유엔(UN)은 북한의 공격을 침략으로 규정하고 대한민국을 돕기 위해 유엔군을 보냈다.
Vào rạng sáng ngày 25 tháng 6 năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên đã bắt đầu khi quân đội Bắc Hàn bất ngờ tấn công xâm lược Nam Hàn. Quân Bắc Hàn đã chiếm đóng Seoul chỉ trong ba ngày và chính phủ Hàn Quốc đã phải đi xuống Busan. Liên hợp quốc (LHQ) xác định cuộc tấn công của Bắc Hàn là một sự xâm lược và cử lực lượng LHQ đến hỗ trợ Hàn Quốc.
낙동강 근처까지 밀렸던 국군과 유엔군은 인천 상륙 작전을 통해 전쟁의 분위기를 바꾸었다. 이후 서울을 되찾고 38도선을 넘어 북한의 압록강까지 올라갔다. 당시 중국은 대규모의 군대를 보내 북한군과 함께 반격하였고 국군과 유엔군은 후퇴하였다. 결국 1951년 1월 4일에 국군과 유엔군은 서울을 다시 빼앗겼다(1·4후퇴).
Quân đội Hàn Quốc và Liên hợp quốc, vốn bị đẩy lùi đến khu vực lân cận sông Nakdong, đã thay đổi bầu không khí của cuộc chiến thông qua chiến dịch đổ bộ Incheon. Sau đó, đã giành lại được Seoul và vượt qua vĩ tuyến 38 đi lên sông tới Áp Lục của Bắc Hàn. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã đưa một đội quân lớn đến kết hợp cùng quân đội Bắc Hàn phản công lại và lực lượng của Hàn Quốc và Liên Hợp Quốc đã rút lui. Cuối cùng, vào ngày 4 tháng 1 năm 1951, quân đội Hàn Quốc và Liên hợp quốc lại bị giành mất Seoul (rút lui 1/4).
전개되다: được triển khai, được mở rộng, được khai triển
기습: sự tấn công bất ngờ
점령하다: chiếm lĩnh, chiếm cứ, chiếm đóng
공격: sự công kích, sự tấn công
상륙: sự đổ bộ
작전: sự tác chiến
되찾다: tìm lại
후퇴하다: rút lui
반격하다: phản công, đánh trả
빼앗기다: bị lấy mất, bị mất đi, bị tước đoạt, bị giành lấy
정전 협정의 체결 Sự ký kết hiệp định đình chiến
국군과 유엔군은 반격을 통해 서울을 다시 찾았고 38도선 근처에서 북한군과 치열한 전투를 계속하였다. 전쟁이 길어지면서 양측의 피해가 커지자 전쟁을 멈출 것을 논의하는 정전 협상이 시작되었다. 협상이 진행되는 동안에도 남한과 북한은 조금의 땅이라도 더 차지하기 위해 싸웠고 수많은 사람들이 목숨을 잃었다. 결국 1953년 7월 27일 판문점에서 정전 협정이 체결되면서 약 3년 만에 전쟁을 멈추었다. 이후 한국과 북한은 휴전선을 경계로 분단이 이어지고 있다.
Quân đội Hàn Quốc và Liên Hợp Quốc lấy lại được Seoul thông qua một cuộc phản công và tiếp tục các trận chiến ác liệt với Bắc Hàn gần vĩ tuyến 38. Khi cuộc chiến kéo dài và sự thiệt hại cho cả hai bên trở nên gia tăng thì các cuộc đàm phán đình chiến thảo luận về việc dừng chiến tranh đã được bắt đầu. Trong khi đàm phán đang được tiến hành, Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn giao chiến để tranh giành thêm dù là một chút đất, và hàng nghìn người đã mất mạng. Cuối cùng, vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định đình chiến được ký kết tại Panmunjom đồng thời kết thúc chiến tranh sau khoảng ba năm. Kể từ đó, Hàn Quốc và Triều Tiên được phân chia bởi ranh giới là giới tuyến phi quân sự (DMZ).
전투: sự chiến đấu
멈추다: ngừng, dừng
목숨: tính mạng, mạng sống
차지하다: giành, chiếm hữu, chiếm giữ, nắm giữ
알아두면 좋아요
6·25 전쟁과 관련된 음식은 무엇일까?
Các món ăn liên quan đến chiến tranh Triều Tiên là gì?
6·25 전쟁 이후 미군이 머물렀던 지역을 중심으로 부대찌개라는 음식이 생겨났다. 이 음식은 미군 부대 근처에서 만든다고 하여 부대찌개라고 불렸다. 부대찌개는 전쟁 후에 먹을거리가 부족해진 사람들이 미군이 먹는 햄, 소시지, 고기 등을 가져다 김치를 넣고 끓여 먹었던 데서 유래하였다.
한편, 6·25 전쟁 때 북한에서 내려온 피란민(전쟁 등과 같은 난리를 피해 떠난 사람)들은 냉면을 먹고 싶어 했지만, 냉면의 재료인 메밀을 구하기 어려웠다. 그래서 밀가루에 감자가루를 섞어서 냉면의 면발과 비슷하게 만든 면을 뽑아 먹었는데, 이를 일면이라고 불렀다.
Sau Chiến tranh Triều Tiên, một món ăn được gọi là 부대찌개 đã xuất hiện tập trung xung quanh các khu vực quân đội Hoa Kỳ lưu lại. Món ăn này được gọi là 부대찌개 vì nó được làm ở nơi gần căn cứ quân sự của Mỹ. 부대찌개 bắt nguồn từ việc sau chiến tranh những người thiếu thốn thức ăn đã mang giăm bông, xúc xích và thịt mà quân đội Mỹ ăn đem nấu với kim chi rồi ăn.
Mặt khác, những người tị nạn từ Bắc Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên (những người rời đi để né tránh sự loạn lạc như chiến tranh,...) muốn ăn mì lạnh, nhưng rất khó để tìm được kiều mạch là nguyên liệu của mì lạnh. Vì vậy, họ trộn bột khoai tây vào bột mì và tạo ra sợi mì tương tự như sợi mì của mì lạnh và nó được gọi là 일면.
부대찌개: món canh xúc xích thập cẩm, lẩu thập cẩm (Món lẩu cho xúc xích, giăm bông, các loại rau vào nồi nấu)
부대: đơn vị bộ đội, doanh trại quân đội
유래하다: có nguồn gốc, bắt nguồn
먹을거리: thức ăn
난리: sự loạn lạc
메밀: kiều mạch
섞다: trộn, trộn lẫn
면발: sợi mì
2. 정전 협정 이후 남북의 관계는 어떻게 변화하였을까?
Quan hệ liên Triều đã thay đổi như thế nào sau hiệp định đình chiến?
남북 대화를 위한 노력 Nỗ lực đối thoại liên Triều
1960년대 말 이후 세계적으로 평화를 원하는 분위기가 많아지면서 남북 관계에도 긍정적인 변화가 나타났다. 1972년 7월 4일에는 남북한이 통일에 대한 원칙(자주, 평화, 민족 대단결)에 합의하는 공동 성명을 발표하였다. 그러나 북한의 회담 중단 선언으로 남북 대화는 오래가지 못하였다.
Kể từ cuối những năm 1960, khi bầu không khí muốn hòa bình trên toàn cầu nhiều lên, quan hệ liên Triều đã có những chuyển biến tích cực. Ngày 4 tháng 7 năm 1972, hai miền Triều Tiên ra tuyên bố chung nhất trí với các nguyên tắc về việc thống nhất (tự chủ, hòa bình và đại đoàn kết dân tộc). Tuy nhiên, đối thoại liên Triều đã không thể kéo dài do Triều Tiên tuyên bố dừng đàm phán.
공동 성명: tuyên bố chung
단결: sự đoàn kết
자주: tự chủ
선언: sự tuyên bố
중단: sự đình chỉ, sự gián đoạn (Việc dừng hay thôi giữa chừng việc nào đó)
회담: sự hội đàm, buổi hội đàm
노태우 대통령 시기에 남북 대화가 다시 이어졌고 1991년에는 남북한이 유엔에 동시 가입하였다. 또한 서로의 체제를 인정하고 침략하지 않을 것을 약속하는 남북 기본 합의서를 발표하였으며, 한반도에 핵무기가 없도록 하자는 선언도 하였다. 그러나 북한의 핵 개발 의혹이 제기되면서 남북 관계는 악화되었다.
Dưới thời của Tổng thống 노태우, đối thoại liên Triều đã được nối lại và vào năm 1991, hai miền Triều Tiên cùng lúc gia nhập LHQ. Hơn nữa cũng công bố một thỏa thuận cơ bản giữa hai miền Triều Tiên công nhận thể chế của nhau và hứa không xâm lược lẫn nhau, đồng thời tuyên bố rằng Bán đảo Triều Tiên sẽ không có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, quan hệ liên Triều ngày càng xấu đi khi những nghi ngờ về chương trình hạt nhân của Triều Tiên được đưa ra.
핵무기: vũ khí hạt nhân (Vũ khí sử dụng sức mạnh xuất hiện từ phản ứng hạt nhân)
의혹: sự nghi hoặc, lòng nghi hoặc
제기되다: được nêu ra, được đề xuất, được đưa ra
악화되다: bị xấu đi
남북 정상 회담이 열리다 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức
‘햇볕 정책’을 내세운 김대중 정부 시기인 1998년 금강산 관광이 시작되었고, 2000년에는 남북 분단 이후 처음으로 평양에서 남북 정상 회담이 개최되었다. 김대중 대통령과 북한의 김정일 국방 위원장은 6·15 남북 공동 선언을 통해 경제 교류를 늘리고 이산가족 상봉 행사를 여는 등 남북 관계를 크게 개선하였다.
Du lịch đến núi Geumgang đã bắt đầu vào năm 1998, dưới thời chính quyền 김대중, người đưa ra “chính sách tia nắng mặt trời”, và vào năm 2000, hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên được tổ chức tại Bình Nhưỡng kể từ khi hai miền Triều Tiên chia cắt. Tổng thống 김대중 và nhà lãnh đạo Triều Tiên 김정일 thông qua tuyên bố chung Bắc-Nam ngày 15/6 đã có những cải thiện đáng kể đối với quan hệ liên Triều như tăng cường trao đổi kinh tế và tổ chức sự kiện đoàn tụ các gia đình ly tán.
내세우다: chủ trương, đưa ra
정상: lãnh đạo cấp cao nhất, cấp thượng đỉnh
상봉: sự tương phùng, sự gặp mặt
2007년에는 노무현 대통령과 김정일 국방 위원장이 만나 두 번째 남북 정상 회담을 열었다. 이 회담에서는 10·4 남북 공동 선언을 통해 남북의 평화를 지향하고 경제적 교류와 협력을 늘리기로 했다. 그러나 북한의 핵 실험 등을 계기로 남북 관계는 다시 위기를 맞게 되었다. 문재인 대통령은 2018년 평창 동계 올림픽을 계기로 남북 화해와 협력의 분위기를 조성하면서 북한의 김정은 국무 위원장과 여러 차례 남북 정상 회담을 가졌다.
Năm 2007, Tổng thống 노무현 và Chủ tịch 김정일 đã gặp nhau để tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai. Tại hội nghị này, họ nhất trí hướng đến hòa bình giữa hai miền Triều Tiên và tăng cường trao đổi và hợp tác kinh tế thông qua Tuyên bố chung liên Triều ngày 4/10. Tuy nhiên, quan hệ liên Triều lại gặp khủng hoảng bởi dấu mốc như vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Tổng thống 문재인 đã tạo dựng bầu không khí hòa giải và hợp tác giữa hai miền Triều Tiên bởi dấu mốc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 đồng thời cũng tổ chức một số hội nghị thượng đỉnh liên Triều với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
지향하다: hướng đến
계기: bước ngoặt, dấu mốc, mốc
국무 위원장: Chủ tịch uỷ ban quốc vụ
화해: sự hòa giải, sự làm lành, sự làm hòa
조성하다: tạo thành, tạo dựng
알아두면 좋아요
판문점, ‘분단’의 상징에서 ‘화해와 평화’의 장소로
Panmunjom, từ một biểu tượng của ‘sự chia cắt’ trở thành một nơi ‘hòa giải và hòa bình’
판문점은 남북의 공동 경비 구역(JSA)으로 1953년 정전 협정이 체결된 뒤 한반도의 분단을 상징하는 장소가 되었다. 그러나 2018년에 대한민국의 문재인 대통령과 북한의 김정은 국무 위원장이 이곳에서 한반도 평화와 번영, 통일을 위한 판문점 선언을 발표하였다. 2019년에는 김정은 위원장과 미국 트럼프 대통령이 판문점에서 만나 협력을 논의하기도 하였다. 이러한 만남이 지속되고 결실을 이루어낸다면 판문점은 더 이상 분단의 상징이 아니라 한반도의 화해와 평화의 상징으로 자리 잡을 것이다.
Panmunjeom là khu vực an ninh chung (JSA) giữa hai miền Triều Tiên, và sau khi hiệp định đình chiến được ký kết năm 1953, nó trở thành địa điểm tượng trưng cho sự phân chia Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, vào năm 2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nơi này đã công bố tuyên bố Panmunjom vì hòa bình, thịnh vượng và thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Năm 2019, Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Trump đã gặp nhau tại Panmunjom để thảo luận về việc hợp tác. Nếu những cuộc gặp này được tiếp tục và đạt được thành công, Panmunjom sẽ không còn là biểu tượng của sự chia cắt mà là biểu tượng của hòa giải và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
결실: thành quả, kết quả
이야기 나누기
스포츠로 하나된 남과 북 Nam và Bắc Triều Tiên trở thành một thông qua thể thao
2018년 2월 9일 강원도 평창에서 열린 2018년 평창 동계 올림픽 개막식에서 남한과 북한 선수단의 공동 기수(기를 든 사람)는 한반도기를 앞세우고 동시에 입장하였다. 그들의 뒤를 이어 남한과 북한의 올림픽 선수단 180여 명이 평창 올림픽 경기장에 들어오자 3만 5천 명의 관중이 모두 일어나 박수와 환호로 맞이하였다. 당시 북한 김정은 위원장의 여동생 김여정 부부장도 개막식을 비롯한 여러 경기를 참관하였다. 평창에서는 남과 북이 여자아이스하키 단일팀을 만들어 출전하기도 하였다. 이 같은 스포츠 행사를 통한 남과 북의 만남은 단순한 만남 자체에 그치지 않고 이후 남북 정상 회담과 다양한 교류 등으로 이어졌다.
Tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 được tổ chức ở Pyeongchang, Gangwon-do vào ngày 9/2/2018, những người mang cờ chung của nhóm tuyển thủ Nam Hàn và Bắc Hàn đã đứng trước lá cờ thống nhất bán đảo Triều Tiền và đồng thời tiến vào trong. Theo sau họ, khoảng 180 vận động viên Olympic từ Hàn Quốc và Triều Tiên tiến vào sân vận động Olympic Pyeongchang, và 35.000 khán giả đã đồng loạt đứng dậy chào đón họ bằng những tràng pháo tay và cổ vũ. Khi đó, Kim Yo-jong - em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng tham dự lễ khai mạc và một số trận đấu. Tại Pyeongchang, Nam và Bắc Triều Tiên đã thành lập một đội khúc côn cầu trên băng nữ chung duy nhất để thi đấu. Cuộc gặp gỡ giữa hai miền Nam - Bắc thông qua các sự kiện thể thao như vậy không chỉ là một cuộc gặp đơn thuần mà còn tiếp nối các hội nghị thượng đỉnh liên Triều và sự giao lưu đa dạng khác sau này.
선수단: nhóm tuyển thủ, đội tuyển thủ
기수: người cầm cờ, người cầm cờ hiệu đi đầu
앞세우다: cho đứng trước, dựng trước
관중: khán giả, người xem
참관하다: tham quan, đến xem, đến coi, đến theo dõi (trận đấu ...)
아이스하키: (ice hockey)khúc côn cầu trên băng
0 Comment: