1. 저출산·고령화로 어떤 변화가 나타났을까?
Những thay đổi nào xuất hiện do tỷ lệ sinh thấp và sự già hóa dân số?
저출산 현상 Hiện trạng tỷ lệ sinh thấp
1960년대 시작된 산업화, 도시화가 빠르게 진행되는 동안 한국의 인구는 꾸준히 증가해 왔다(2019년 약 51,840,000명). 그러나 최근 한국 사회는 저출산·고령화라는 사회 변화를 겪으면서 앞으로 인구가 줄어들 가능성이 높아졌다.
Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa và đô thị hóa một cách nhanh chóng bắt đầu vào những năm 1960, dân số của Hàn Quốc đã không ngừng tăng lên (khoảng 51.840.000 người vào năm 2019). Tuy nhiên, xã hội Hàn Quốc gần đây đã trải qua những thay đổi xã hội như tỷ lệ sinh thấp và sự già hóa, đồng thời khả năng suy giảm dân số đã tăng lên.
1960년대에는 합계 출산율이 6명을 넘을 정도로 자녀를 많이 낳았다. 국토는 넓지 않은데 인구가 빠르게 늘어나자, 1960년대~1980년대에는 자녀를 적게 낳자는 산아 제한 운동을 벌이기도 했다. 당시에는 “아들, 딸 구별 말고 둘만 낳아 잘 기르자.”, “둘도 많다!”와 같은 가족계획 포스터가 유행하였다.
Trong những năm 1960, con cái được sinh ra rất nhiều với tổng tỷ suất sinh vượt quá sáu trẻ em. Mặc dù lãnh thổ không lớn nhưng dân số tăng nhanh, trong những năm 1960 đến 1980, cũng có những chiến dịch hạn chế sinh đẻ để sinh ít con hơn. Vào thời điểm đó, các áp phích về kế hoạch hóa gia đình như “Đừng phân biệt con gái hay trai, hãy chỉ sinh hai con và nuôi dạy chúng thật tốt” và “Hai (con) thôi cũng là nhiều!” rất thịnh hành.
그러나 점차 여성이 사회 활동에 참여하는 비율이 높아지고, 젊은 세대에서는 자아실현을 위해 결혼을 늦추는 경우가 늘어났다. 또한 청년 실업이 늘고 자녀 교육비 부담이 커지면서 결혼이나 출산을 꺼리는 현상이 나타났다. 이러한 모습이 계속되면서 1970년에 4.53명이던 합계 출산율이 2019년에는 0.92명까지 떨어지게 되었다.
Tuy nhiên, dần dần tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội ngày càng tăng và thế hệ trẻ có xu hướng trì hoãn việc kết hôn để tự lập. Ngoài ra, khi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên gia tăng và gánh nặng về chi phí giáo dục của con cái tăng lên nên xuất hiện hiện tượng ngại kết hôn hoặc sinh con. Trong khi xu hướng này tiếp tục, tổng tỷ suất sinh giảm từ 4,53 năm 1970 xuống 0,92 vào năm 2019.
점차: dần dần, tuần tự dần dần
자아실현: (sự) thực hiện cái tôi, thực hiện bản ngã
청년 실업: thất nghiệp ở thanh niên
꺼리다: ngại, e ngại, ngần ngại
고령화 사회 Xã hội già hóa
현대 사회는 보건·의료 기술이 발달했고, 영양·위생 환경도 개선되는 등 생활수준이 전반적으로 높아지고 있다. 이와 함께 평균 기대 수명(82.7세, 2018년 기준)이 늘어나고 있고 한국 사회는 고령화도 빨라지고 있다.
Trong xã hội hiện đại, kỹ thuật bảo vệ sức khỏe và y tế đã phát triển, tiêu chuẩn sống mang tính toàn bộ như điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh được cải thiện,... đang ngày càng cao lên. Cùng với đó, tuổi thọ trung bình (82,7 tuổi, tính đến năm 2018) ngày càng tăng, và xã hội Hàn Quốc đang già hóa đi nhanh hơn.
위생: sự vệ sinh
전반적: mang tính toàn bộ (Trải rộng trên toàn thể lĩnh vực hay việc nào đó)
이처럼 저출산과 함께 고령화가 지속되면 청년층의 인구는 줄고 노년층의 인구는 늘어나는 방향으로 인구의 구성이 바뀔 것이다. 또한 경제 활동에 참여할 수 있는 인구가 줄어들면서 경제 성장이 느려질 수 있다는 우려도 제기되고 있다. 다른 한편으로, 노인 인구가 많은 사회를 새로운 기회로 여기고 이에 적극 대비해야 할 필요도 있다.
Như vậy, nếu tình trạng già hóa dân số cùng với tỷ lệ sinh thấp được tiếp tục thì sự cấu thành dân số sẽ thay đổi theo hướng dân số lớp thanh niên giảm đi và dân số lớp người cao tuổi tăng lên. Cũng có những lo ngại đang được đưa ra rằng cùng với số người có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế giảm thì tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại. Mặt khác, cũng cần xem xã hội có đông người cao tuổi là cơ hội mới và tích cực chuẩn bị trước cho điều này.
청년층: lớp thanh niên
노년층: lớp người cao tuổi, tầng lớp cao niên
우려: sự lo ngại, sự lo nghĩ, sự lo lắng
제기되다: được nêu ra, được đề xuất, được đưa ra
여기다: cho, xem như
대비하다: đối phó, phòng bị, chuẩn bị trước
알아두면 좋아요
외국인 계절 근로자 제도란 무엇일까? Chế độ lao động thời vụ cho người nước ngoài là gì?
“농사지을 사람을 구하기 너무 어렵다.”라는 농민들의 탄식은 더 이상 낮선 말이 아니다. 현재 우리나라 농가에서 직면하고 있는 현실이다. 이를 해결하기 위해 단기간 동안 외국인 근로자를 합법적으로 고용할 수 있는 외국인 계절 근로자 제도가 시행되고 있다.
Những lời than thở của nông dân “Việc tìm được người làm nông quả là rất khó” đã không còn là lời nói xa lạ. Đây là thực tế mà hiện tại đang phải đối mặt tại các nông trại của Hàn Quốc. Để giải quyết vấn đề này, chế độ lao động thời vụ người nước ngoài mà có thể thuê mướn lao động nước ngoài một cách hợp pháp trong thời gian ngắn, đang được triển khai.
농사짓다: làm nông
탄식: sự thở dài, cái thở dài
낯설다: lạ lẫm, xa lạ
직면하다: đối mặt, đối diện
고용하다: thuê mướn lao động, tuyển lao động
2015년 도입된 이 제도는 농가들로부터 큰 호응을 얻고 있다. 한번 고용하면 일을 하지 않는 농한기에도 꼬박꼬박 월급을 줘야 하는 고용허가제(E-9 비자)와 달리 파종기·수확기처럼 필요한 기간에만 일손을 쓸 수 있다는 장점 때문이다. 또한 2019년 12월 외국인 계절 근로자의 체류기간이 5개월로 연장하는 법안이 통과되었다. 이처럼 외국인 계절 근로자 제도는 농번기 농가의 인력 수급에도 기여할뿐만 아니라 외국인 근로자에게도 짧게 나마 고용 안정이라는 긍정적인 면이 있다.
Chế độ này được đưa vào từ năm 2015 và đang được những người nông dân đón nhận. Điều này là do, khác với chế độ cấp phép việc làm (thị thực E-9) nếu thuê mướn lao động một lần thì phải trả lương một cách đều đặn ngay cả trong thời kỳ nông nhàn không làm việc, lợi thế là có thể sử dụng người làm chỉ trong những thời kỳ cần thiết giống như mùa gieo trồng và thu hoạch. Ngoài ra, vào tháng 12 năm 2019, dự luật kéo dài thời gian lưu trú của lao động thời vụ nước ngoài lên 5 tháng đã được thông qua. Như vậy, chế độ lao động thời vụ nước ngoài không chỉ đóng góp vào cung cầu nhân lực trong mùa vụ nhà nông mà còn có khía cạnh tích cực là ổn định việc làm cho lao động nước ngoài dù chỉ trong thời gian ngắn.
도입되다: được đưa vào (Kĩ thuật, vật tư, lí thuyết... được đưa vào)
호응: sự đáp lại, sự hưởng ứng
꼬박꼬박: một cách đều đặn
농한기: thời kỳ nông nhàn
일손: tay làm việc, người làm việc.
2. 다문화 사회가 되면서 어떤 변화가 나타났을까?
Những thay đổi nào xuất hiện khi trở thành một xã hội đa văn hóa?
다문화 사회로 진입한 한국 사회 Xã hội Hàn Quốc đã bước vào một xã hội đa văn hóa
교통수단과 정보 통신 기술의 발달과 함께 확산된 세계화 현상은 서로 다른 문화권에 속한 사람들 간의 연결과 이동의 범위를 넓혀 놓았다. 이러한 흐름 속에서 외국인 근로자, 재외동포, 외국인 유학생 등이 증가하면서 빠르게 다문화 사회로 접어들고 있다.
Hiện tượng toàn cầu hóa được lan rộng cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và kỹ thuật thông tin truyền thông đã mở rộng phạm vi kết nối và di chuyển giữa những người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Giữa dòng chảy này, số lượng người lao động nước ngoài, người Hàn Quốc ở nước ngoài và du học sinh nước ngoài ngày càng tăng đồng thời Hàn Quốc đang nhanh chóng bước vào một xã hội đa văn hóa.
접어들다: bước vào (Đến lúc hay thời gian nhất định)
2020년 1월 기준으로 한국에 체류하는 외국 출신 인구는 약 242만 명이고 이 중 장기 체류하는 인구는 약 174만 명(외국인 근로자 약 22만 명, 결혼 이민자 약 17만 명, 유학생 약 18만 명 등)이다. 국적별로는 중국, 베트남, 태국, 미국 등이 많다. 귀화자 약 20만 명 등을 포함한 외국 출신 인구의 수와 비율은 매년 조금씩 늘어나고 있어서 2030년에는 한국에 체류하는 외국 출신 인구가 500만 명을 넘어설 것으로 예상되고 있다.
Tính đến tháng 1 năm 2020, số lượng dân số xuất thân nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc là khoảng 2,42 triệu người, trong đó có khoảng 1,74 triệu người cư trú dài hạn (khoảng 220.000 lao động nước ngoài, 170.000 người nhập cư đã kết hôn và khoảng 180.000 du học sinh, v.v.). Theo quốc tịch thì số đông là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ. Số lượng và tỷ lệ dân số xuất thân nước ngoài bao hàm cả người nhập quốc tịch Hàn Quốc khoảng 200.000 người, đang tăng nhẹ hàng năm và đang được dự đoán là số lượng dân số xuất thân nước ngoài cư trú ở Hàn Quốc sẽ vượt qua 5 triệu người vào năm 2030.
다문화 사회를 대하는 자세 Tư thế đối với xã hội đa văn hóa
다문화 사회로 진입하면서 한국 사회에는 여러 변화들이 나타났다. 초기에는 국내 산업 현장의 외국인 근로자 유입이 대부분이었지만, 최근에는 다양한 목적으로 한국에 입국하는 외국인의 숫자가 늘어나고 있다. 국내 거주 외국인 중 일부는 집단 거주지를 형성하기도 하였다. 그러나 일부 외국인 근로자나 결혼 이주민, 다문화 가정의 자녀들은 문화적 차이와 의사소통의 어려움, 사회적 편견 등으로 한국 사회에 적응하는 데 어려움을 겪기도 했다.
Trong khi bước vào một xã hội đa văn hóa thì nhiều thay đổi đã xuất hiện trong xã hội Hàn Quốc. Trong thời kì đầu, đại đa số là dòng lao động nước ngoài trong các khu công nghiệp trong nước, nhưng gần đây, số lượng người nước ngoài vào Hàn Quốc với nhiều mục đích đang ngày càng tăng. Một bộ phận người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc cũng đã thành lập các khu dân cư tập thể. Tuy nhiên, một số lao động nước ngoài hoặc người di cư qua kết hôn và con cái của các gia đình đa văn hóa đã gặp phải khó khăn trong việc thích ứng với xã hội Hàn Quốc do sự khác biệt về văn hóa, khó khăn trong giao tiếp và định kiến xã hội.
자세: tư thế (Thái độ hay sự chuẩn bị tinh thần về việc nào đó)
유입: sự du nhập
다문화 사회로 인한 문제나 갈등을 해결하기 위해서는 서로 다른 문화를 이해하고 존중하는 자세가 필요하다. 그리고 다양한 문화적 배경을 가진 사람들과 지속적으로 교류하고 소통하는 노력도 필요하다. 이와 함께 다문화적 배경을 가진 사람들의 건강, 교육, 환경 등 인권 보호를 위한 법과 제도가 마련되고 실행될 수 있도록 해야 한다.
Để giải quyết các vấn đề hay bất đồng bởi xã hội đa văn hóa thì cần thái độ hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau. Và cũng cần nỗ lực liên tục giao lưu và thông hiểu với những người thuộc nhiều nền văn hóa đa dạng. Đồng thời, pháp luật và chế độ bảo vệ nhân quyền như sức khỏe, giáo dục và môi trường của mọi người có bối cảnh đa văn hóa cần phải được chuẩn bị và thực hiện.
지속적: tính liên tục
알아두면 좋아요
당구 여신으로 평가받는 캄보디아댁, 스롱 피아비 선수
Tuyển thủ Sruong Pheavy của Campuchia Daek, được đánh giá là nữ thần bida
“한국으로 시집와 인생이 바뀌었어요. 처음에는 한국 생활이 힘들었는데 당구를 알고부터 재미있고 행복합니다. 세계 최고의 선수가 되어 상금으로 캄보디아에 스포츠 전문학교를 설립하고 싶어요.”
“Lấy chồng Hàn Quốc và cuộc sống của tôi đã thay đổi. Lúc đầu, cuộc sống ở Hàn Quốc khó khăn nhưng từ lúc biết bida đã trở nên thú vị và hạnh phúc. Tôi muốn trở thành tuyển thủ thủ xuất sắc nhất thế giới và thành lập một trường chuyên nghiệp thể thao ở Campuchia từ số tiền thưởng ”.
피아비는 21살이던 2010년 5월, 충북 청주에서 인쇄소를 운영하던 한국인 남편 김OO씨와 결혼했다. 결혼 이듬해 남편을 따라 당구장에 가서 처음 당구를 알게 되었다. 이후 아내의 당구 재능을 눈여겨 본 남편의 권유로 피아비는 본격적으로 당구 선수의 길에 들어섰고 혹독한 연습 끝에 2018년 아시아 여자 스리쿠션 당구 대회에서 우승을 거두었다.
Vào tháng 5 năm 2010, khi Pheavy 21 tuổi, cô đã kết hôn với chồng Kim OO người Hàn Quốc đang điều hành một cửa hàng in ở Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong. Một năm sau khi kết hôn, cô đã đến phòng bida với chồng và lần đầu tiên biết đến bida. Sau đó, theo sự khuyên nhủ của chồng, người nhận thấy tài năng chơi bida của vợ, Pheavy đã chính thức bước vào con đường của một cơ thủ bida, và sau quá trình luyện tập khắc nghiệt cô đã gặt hái được chiến thắng tại Giải bida 3 băng Châu Á dành cho nữ (Asian Championship Ladies 3-Cushion) năm 2018.
권유: sự khuyên nhủ, sự khuyên bảo
본격적: thực sự, chính thức
혹독하다: gay gắt, nghiệt ngã, khắc nghiệt
이야기 나누기
가보자! 세계인의 날 기념행사 및 다문화축제
Cùng đi nào! Lễ kỷ niệm Ngày của mọi người trên thế giới (Together day) và Lễ hội Đa văn hóa
한국은 2007년에 5월 20일을 ‘세계인의 날’이라는 국가기념일로 지정하였다. 이를 통해 한국 사람들과 한국에 거주하고 있는 외국인들이 차별이 아닌 서로의 문화와 전통을 존중하고, 더불어 사는 사회를 만들고자 하였다. 이후 매년 5월 20일부터 일주일 동안 지역별·자치구별로 다채로운 다문화 행사가 열리고 있다. ‘세계인의 날’ 행사에는 다양한 볼거리와 소통의 장이 마련되고 있다. 글로벌 포토존이 설치되어 본국을 그리워하는 외국인과 해외여행을 꿈꾸는 한국인에게 흥미와 재미를 주고 있으며, 수십 개의 체험 부스에서 아시아 전통 음식과 전통의상을 체험해 볼 수 있다. 그 밖에도 응급처치, 미아 방지, 건강 안전 홍보, 일자리 상담, 출입국 상담 등 유관기관에서도 홍보 부스를 운영해 지역 주민 및 외국인 주민들을 위해 다양한 정보를 제공하고 있다.
Năm 2007, Hàn Quốc đã chỉ định ngày 20 tháng 5 là ngày kỷ niệm quốc gia gọi là Ngày của mọi người trên thế giới (Together day). Thông qua đó, đã cố gắng tạo ra một xã hội nơi người Hàn Quốc và người nước ngoài đang cư trú ở Hàn Quốc sống cùng nhau và tôn trọng văn hóa và truyền thống của nhau mà không có sự phân biệt. Kể từ đó, các sự kiện đa văn hóa phong phú đã được tổ chức theo khu vực và khu tự trị trong một tuần kể từ ngày 20 tháng 5 hàng năm. Sự kiện 'Ngày của mọi người trên thế giới' cung cấp đa dạng trò giải trí và nơi giao lưu. Một khu vực chụp ảnh toàn cầu đã được lắp đặt để mang đến sự hứng thú và thú vị cho những người nước ngoài nhớ quê hương và những người Hàn Quốc mơ ước đi du lịch nước ngoài đồng thời có thể trải nghiệm ẩm thực truyền thống và quần áo truyền thống của châu Á tại hàng chục gian hàng trải nghiệm. Ngoài ra, ở các cơ quan liên quan như cấp cứu, phòng bị trẻ thất lạc, quảng bá sức khỏe và an toàn, tư vấn việc làm, tư vấn xuất nhập cảnh,... cũng đang vận hành các gian hàng quảng bá để cung cấp nhiều thông tin đa dạng cho cư dân nước ngoài và cư dân khu vực.
다채롭다: muôn màu muôn vẻ, phong phú
볼거리: trò giải trí, cái để xem (Thứ đáng để người ta thích xem)
글로벌 포토존: (Global photo zone) khu vực chụp ảnh toàn cầu
부스: (booth) quán, rạp, lều, gian hàng
홍보: sự quảng bá, thông tin quảng bá
유관: sự hữu quan, có liên quan
방지: sự phòng tránh, sự đề phòng, sự phòng ngừa, sự phòng bị
미아: trẻ thất lạc
0 Comment: