1. 한국의 경제체제는 무엇일까? Thể chế kinh tế của Hàn Quốc là gì?
시장경제체제와 계획경제체제 Thể chế kinh tế thị trường và thể chế kinh tế kế hoạch
인간의 욕구에 비해 자원은 한정되어 있다. 그래서 경제활동에 참여하는 사람들은 늘 경제 문제에 직면한다. 경제 문제를 해결하는 방식은 나라마다 다르다.
Nguồn lực có hạn so với nhu cầu của con người. Vì vậy, con người khi tham gia vào các hoạt động kinh tế luôn phải đối mặt với các vấn đề kinh tế. Phương thức giải quyết các vẫn đề kinh tế tùy từng quốc gia sẽ khác nhau.
직면하다: đối mặt, đối diện
오늘날 많은 국가에서는 개인의 자유로운 선택과 시장 거래에 따라 경제 문제를 해결하려고 하는데 이러한 방식을 시장경제체제라고 한다. 반면, 일부 국가에서는 정부의 계획이나 통제 아래 경제 문제를 해결하기도 하는데 이를 계획경제체제라고 한다.
Ngày nay, nhiều quốc gia cố gắng giải quyết các vấn đề kinh tế theo sự lựa chọn tự do của cá nhân và giao dịch thị trường, và phương thức này được gọi là thể chế kinh tế thị trường. Mặt khác, ở một số nước thì các vấn đề kinh tế được giải quyết dưới kế hoạch hoặc sự kiểm soát của chính phủ và cái này được gọi là thể chế kinh tế kế hoạch.
계획 경제: kinh tế kế hoạch (Những hoạt động kinh tế đạt được dựa vào kế hoạch của nhà nước.)
시장경제체제를 기본으로 하는 한국 Hàn Quốc về cơ bản vận hành thể chế kinh tế thị trường
한국의 경제체제는 기본적으로 시장경제체제를 채택하고 있다. 시장경제체제에서 사람들은 자유롭게 경제활동을 할 수 있다. 예를 들어, 원하는 직업을 선택할 수 있고 능력과 필요에 따라 열심히 일한 대가를 자신이 가질 수 있다. 사유재산권이 보장되기 때문에 국가가 개인의 재산권을 함부로 침해할 수 없다. 시장경제체제에서는 각 개인이 자기 이익을 위해 노력하면 결국 사회 전체가 더 풍요롭게 발전할 수 있을 것으로 기대한다.
Thể chế kinh tế của Hàn Quốc về cơ bản đang áp dụng thể chế kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi người có thể tự do tham gia vào các hoạt động kinh tế. Ví dụ, có thể lựa chọn công việc mình muốn và bản thân có thể sở hữu thù lao cho sự làm việc chăm chỉ tùy theo khả năng và nhu cầu của mình. Vì quyền tài sản tư hữu được bảo đảm nên nhà nước không thể xâm hại một cách tùy tiện quyền tài sản của cá nhân. Trong thể chế kinh tế thị trường, người ta mong đợi rằng toàn xã hội cuối cùng sẽ phát triển thịnh vượng hơn khi mỗi cá nhân nỗ lực vì lợi ích chính mình.
채택하다: lựa chọn, tuyển chọn (Chọn ra rồi xử lý hay chọn lấy rồi sử dụng trong số nhiều thứ)
대가: thù lao (Tiền công cho nỗ lực bỏ ra đối với việc nào đó)
사유재산: tài sản tư hữu (Tài sản mà cá nhân có thể quản lí, sử dụng, xử lí theo ý mình)
함부로: (một cách) hàm hồ, tùy tiện, bừa bãi
풍요롭다: sung túc, phong phú
대한민국 헌법에 나타난 시장경제체제의 모습
Diện mạo của thể chế kinh tế thị trường trong Hiến pháp Hàn Quốc
헌법 제15조: 모든 국민은 직업 선택의 자유를 가진다.
Điều 15 của Hiến pháp: Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của mình.
헌법 제23조: 모든 국민의 재산권은 보장된다.
Điều 23 của Hiến pháp: Quyền tài sản của mọi công dân được bảo đảm.
헌법 제119조 1항: 대한민국의 경제 질서는 개인과 기업의 경제상의 자유와 창의를 존중함을 기본으로 한다.
Điều 119 mục 1 của Hiến pháp: Trật tự kinh tế của Hàn Quốc dựa trên sự tôn trọng tự do và sáng tạo về mặt kinh tế của các cá nhân và doanh nghiệp.
창의: sự sáng tạo, sự sáng chế, ý tưởng, sáng kiến
알아두면 좋아요
경제체제가 다른 대한민국과 북한, 경제력 차이는?
Sự khác biệt về năng lực kinh tế giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, hai nước với thể chế kinh tế khác nhau là gì?
대한민국과 달리 북한은 계획경제체제를 채택하고 있다. 그래서 북한에서는 국가가 모든 경제활동을 계획하고 관리하며, 일부 생활용품을 제외한 모든 생산 수단과 재화를 국가가 소유하고 있다. 북한은 1970년대만 해도 1인당 국민소득이 384달러로 대한민국의 286달러보다 많았다. 하지만 대한민국은 시장경제체제 하에서 빠른 경제성장을 거듭했고 그 결과 2018년 대한민국의 1인당 국민소득은 3만 달러를 넘어서게 되었다. 이는 같은 시기 1300달러에 미치지 않는 북한의 1인당 국민소득의 26배에 해당하는 수치이다.
Khác với Hàn Quốc, Triều Tiên áp dụng thể chế kinh tế kế hoạch. Vì vậy, ở Triều Tiên, nhà nước đang hoạch định và quản lý mọi hoạt động kinh tế, đồng thời nhà nước sở hữu mọi tư liệu sản xuất và hàng hóa trừ một số đồ gia dụng. Chỉ trong những năm 1970, thu nhập bình quân đầu người của Triều Tiên là 384 USD, cao hơn mức 286 USD của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã liên tục tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dưới thể chế kinh tế thị trường và kết quả là thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã vượt quá 30.000 USD vào năm 2018. Con số này cao gấp 26 lần thu nhập bình quân đầu người của Triều Tiên, vốn chưa đạt đến 1.300 USD trong cùng thời kỳ.
재화: hàng hóa, của cải, tài sản
거듭하다: liên tục, thường xuyên, lặp đi lặp lại
미치다: đạt đến, vươn tới
2. 경제활동에서 한국 정부는 어떤 역할을 할까?
Chính phủ Hàn Quốc có vai trò gì trong các hoạt động kinh tế?
시장경제체제에서 정부의 역할 Vai trò của chính phủ trong thể chế kinh tế thị trường
시장경제체제는 각자 자신의 이익을 위해 노력하고 경쟁하는 과정에서 사회적 효율성을 높일 수 있다고 본다. 그런데 그 과정에서 부작용이 발생하는 경우도 있다. 예를 들어, 자신의 이익을 지나치게 추구하여 다른 사람이나 사회에게 피해를 줄 수 있다. 또한 치열한 경쟁의 결과 빈부 격차가 심해지고 경제적 약자들이 어려움을 겪기도 한다.
Có thể thấy rằng thể chế kinh tế thị trường có thể nâng cao tính hiệu suất xã hội trong quá trình cạnh tranh và nỗ lực vì lợi ích của bản thân mỗi người. Tuy nhiên, có những trường hợp phát sinh hệ quả không mong muốn trong quá trình đó. Ví dụ, có thể gây thiệt hại cho người khác hoặc xã hội bởi việc theo đuổi lợi ích của bản thân một cách thái quá. Ngoài ra, hệ quả của sự cạnh tranh khốc liệt là khoảng cách giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng, những người yếu thế về kinh tế phải chịu nhiều khó khăn.
효율성: tính hiệu suất, tính năng suất
부작용: tác dụng phụ, hệ quả không mong muốn
치열하다: dữ dội, khốc liệt
격차: sự khác biệt, sự chênh lệch
빈부: sự giàu nghèo
오늘날 시장경제체제를 채택한 많은 나라에서는 위와 같은 문제를 해결하기 위해 정부가 경제활동에 일정 부분 개입하고 있다. 이를 통해 공정한 경쟁을 보장하고 시장경제체제의 부작용을 줄임으로써 경제활동이 안정적으로 이루어질 수 있도록 한다.
Ngày nay ở nhiều nước áp dụng thể chế kinh tế thị trường, chính phủ đang can thiệp một phần nhất định vào các hoạt động kinh tế để giải quyết các vấn đề nêu trên. Thông qua điều này đảm bảo cạnh tranh công bằng và giảm tác động xấu của thể chế kinh tế thị trường để các hoạt động kinh tế được diễn ra ổn định.
시장경제체제를 보완하기 위한 한국 정부의 노력
Nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc trong việc bổ sung thể chế kinh tế thị trường
한국은 시장경제체제를 기본으로 하면서도 정부가 적절히 개입하여 시장경제체제의 부작용을 최소화하기 위해 노력하고 있다.
Mặc dù Hàn Quốc về cơ bản vận hành thể chế kinh tế thị trường, nhưng chính phủ đang nỗ lực để giảm thiểu hệ quả không mong muốn của thể chế kinh tế thị trường bằng cách can thiệp một cách thích hợp.
보완하다: bổ sung
적절히: phù hợp
대한민국 헌법에 나타난 시장경제체제 보완 모습
Bổ sung thể chế kinh tế thị trường thể hiện trong Hiến pháp Hàn Quốc
헌법 제119조 2항: 국가는 균형 있는 국민경제의 성장 및 안정과 적정한 소득의 분배를 유지하고, 시장의 지배와 경제력의 남용을 방지하며, 경제 주체 간의 조화를 통한 경제의 민주화를 위하여 경제에 관한 규제와 조정을 할 수 있다.
Điều 119 mục 2 của Hiến pháp: Nhà nước đang duy trì việc phân phối thu nhập phù hợp và sự tăng trưởng cùng với sự ổn định của nền kinh tế quốc dân đang có sự cân bằng, ngăn chặn sự chi phối thị trường và lạm dụng quyền lực kinh tế, đồng thời có thể hạn chế và điều chỉnh liên quan đến kinh tế nhằm dân chủ hóa nền kinh tế thông qua sự điều hòa giữa các chủ thể kinh tế.
균형: sự cân bằng
분배: sự phân phối, sự phân chia
지배: sự chi phối/ sự cai trị, sự thống lĩnh, sự thống trị
남용: sự lạm dụng, sự lạm quyền
방지하다: phòng tránh, đề phòng, phòng ngừa, phòng bị
조화: sự điều hoà
첫째, 한국 정부는 시장에서 공정한 경쟁이 이루어지도록 노력한다. 특히 공정거래위원회는 독과점 기업 등이 다른 기업이나 소비자에게 피해를 주는 것을 막는 역할을 한다.
둘째, 한국 정부는 경제활동 과정에서 국민의 건강과 안전, 사회 질서를 해치는 행위를 법으로 규제한다. 그래서 환경오염을 일으키거나 국민의 건강에 해로운 상품을 유통한 기업을 처벌하고 있다.
셋째, 한국 정부는 다양한 복지 정책을 통해 저소득층, 장애인 등의 경제적 약자들이 소외되지 않도록 한다. 예를 들어, 이들이 기본적인 생활을 유지할 수 있도록 생계, 의료, 물품, 서비스 등을 제공한다.
Thứ nhất, chính phủ Hàn Quốc nỗ lực để sự cạnh tranh cân bằng trên thị trường được thực hiện. Đặc biệt, Ủy ban Thương mại Công bằng có vai trò ngăn chặn các công ty độc quyền gây thiệt hại cho các công ty khác hoặc người tiêu dùng.
Thứ hai, chính phủ Hàn Quốc hạn chế các hành vi gây tổn hại đến sức khỏe và sự an toàn của người dân và trật tự xã hội trong quá trình hoạt động kinh tế bằng pháp luật. Vì vậy, các công ty gây ô nhiễm môi trường hoặc lưu thông phân phối các sản phẩm có hại cho sức khỏe của người dân đang bị xử phạt.
Thứ ba, thông qua các chính sách phúc lợi đa dạng, chính phủ Hàn Quốc đảm bảo những người yếu thế về kinh tế, chẳng hạn như tầng lớp thu nhập thấp và người tàn tật, không bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ví dụ, cung cấp sinh kế, chăm sóc y tế, hàng hóa và dịch vụ để những người này có thể duy trì sinh kế cơ bản.
독과점: sự độc chiếm, sự độc quyền
해치다 : gây tổn hại, phá vỡ, phá hủy
일으키다: gây nên
처벌하다: xử phạt, phạt
해롭다: gây hại, làm hại, gây bất lợi, ảnh hưởng tai hại
소외되다: bị xa lánh, bị tách biệt
알아두면 좋아요
마스크 가격을 안정시킨 한국 정부의 노력
Nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc bình ổn giá khẩu trang
2020년 코로나19 바이러스로 전 세계가 위생용품 부족으로 어려움을 겪었다. 당시 한국에서도 평소 500원 하던 마스크 값이 3~4천원 수준으로 오르기도 했다. 이에 한국에서는 마스크 가격을 안정시키고 국민의 건강을 보호하기 위해 마스크 생산/소비와 가격을 시장에 맡겨두지 않고 정부가 직접 개입하는 ‘공적 마스크 제도’를 시행했다. 이에 따라 1인당 구입 수량을 제한하고 주민등록번호나 외국인등록번호에 따라 마스크를 구매하게 하였다. 그 결과 마스크 가격이 안정되었고 마스크를 필요로 하는 내국인과 외국인 모두 마스크를 구할 수 있게 되었다.
Do vi rút COVID-19 vào năm 2020, toàn thế giới đã gặp khó khăn trong việc thiếu hụt các sản phẩm vệ sinh. Vào thời điểm đó, ở Hàn Quốc, giá một chiếc mặt nạ bình thường là 500 won, đã tăng lên 3 ~ 4.000 won. Để ổn định giá khẩu trang và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Hàn Quốc đã triển khai “chế độ khẩu trang công cộng”, trong đó chính phủ trực tiếp can thiệp và không phó mặc giá sản xuất/tiêu dùng khẩu trang trên thị trường. Theo đó, giới hạn số lượng mua cho mỗi người và khẩu trang được mua theo số đăng kí cư dân (số chứng minh nhân dân) hoặc số đăng ký người nước ngoài. Kết quả là giá khẩu trang đã được ổn định và tất cả người Hàn Quốc và người nước ngoài cần khẩu trang đều có thể mua được.
이야기 나누기
한국은 경제적으로 얼마나 자유로울까?
Hàn Quốc tự do về kinh tế đến mức nào?
미국 싱크탱크 헤리티지 재단과 월스트리트 저널은 세계 각 나라의 경제활동의 자유를 경제자유지수(index of economic freedom)라는 이름으로 측정하여 발표하고 있다. 정부의 규모가 작을수록, 재산권을 잘 보호할수록, 통화건전성이 높을수록, 무역이 자유로울수록, 시장규제가 낮을수록 점수가 높다. 2020년 발표된 수치에 따르면 한국은 74.0점으로 ‘상당히 자유로운(mostly free)’ 나라이며 180개 국가 중에 25위를 차지하고 있다.
Tổ chức Think tank Heritage của Mỹ và Wall Street Journal đang đo lường và công bố sự tự do của hoạt động kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới dưới tên gọi chỉ số tự do kinh tế (index of economic freedom). Quy mô của chính phủ càng nhỏ, sự bảo hộ quyền tài sản càng tốt, tính lành mạnh của tiền tệ càng cao, thương mại càng tự do, và sự hạn chế thị trường càng thấp thì điểm số càng cao. Theo số liệu được công bố vào năm 2020, Hàn Quốc là một quốc gia “khá là tự do (mostly free)” với 74,0 điểm, đứng thứ 25 trong số 180 quốc gia.
측정하다: đo (Dùng một lượng nhất định làm tiêu chuẩn để đo một lượng khác cùng loại)
수치: chỉ số (Con số nhận được với kết quả đã tính toán)
상당히: tương đối, khá
0 Comment: