January 19, 2025

광역형 비자·모바일 외국인등록증 발급···외국인을 위한 '2025년 달라지는 것들' - Năm 2025: Những thay đổi ở Hàn Quốc mà bạn cần biết?

Bài viết liên quan

▲ 정부는 올해부터 '비자 발급규모 사전공표제'를 본격 운영해 계절근로(E-8) 비자를 통해 7만 4689명을 받아들인다. 사진은 지난해 3월 제주 서귀포시 남원읍 신례1리 감귤 과수원에서 베트남 공공형 계절근로자가 비료 살포 작업을 하는 모습. Các lao động thời vụ Việt Nam bón phân cho vườn quýt ở thị trấn Namwon, thành phố Seogwipo, tỉnh Jeju vào tháng 3/2024. (Ảnh: Yonhap News - 연합뉴스)
▲ 정부는 올해부터 '비자 발급규모 사전공표제'를 본격 운영해 계절근로(E-8) 비자를 통해 7만 4689명을 받아들인다. 사진은 지난해 3월 제주 서귀포시 남원읍 신례1리 감귤 과수원에서 베트남 공공형 계절근로자가 비료 살포 작업을 하는 모습. Các lao động thời vụ Việt Nam bón phân cho vườn quýt ở thị trấn Namwon, thành phố Seogwipo, tỉnh Jeju vào tháng 3/2024. (Ảnh: Yonhap News - 연합뉴스)

정부는 올해도 외국인이 한국 생활에 잘 적응할 수 있도록 다양한 정책을 준비했다. 한국 방문을 계획 중이거나 국내 거주 중인 외국인들을 위해 2025년 달라지는 것들을 소개한다.

Chào đón năm mới 2025, Hàn Quốc sẽ có những thay đổi lớn nhỏ giúp mọi người sinh sống ở quốc gia này có được cuộc sống tiện lợi và thoải mái hơn. Qua bài viết này, cổng thông tin điện tử Korea.net sẽ giới thiệu một số thay đổi mà các bạn cần biết, đặc biệt là người nước ngoài đang sinh sống ở Hàn Quốc hay những người đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch đến xứ sở Kim Chi.

먼저 올해부터 '비자 발급규모 사전공표제'를 본격 운영한다. 외국인력의 유입을 더 체계적으로 관리하기 위해서다. '비자 발급규모 사전공표제'는 현장에서 필요한 우수 인력을 적시에 확보할 수 있도록 각 비자 종류별 인력 부족 규모와 외국인 유입의 영향을 분석해 발급 규모를 설정하고 공표하는 제도다.

Đầu tiên, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ triển khai “Hệ thống thông báo trước về hạn ngạch cấp thị thực” từ năm nay để quản lý các lao động nước ngoài một cách hiệu quả hơn. Thông qua hệ thống này, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thiết lập và công bố quy mô cấp thị thực bằng cách phân tích tình trạng thiết hụt lao động theo từng loại thị thực và dòng người lao động nước ngoài đổ vào Hàn Quốc để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng một cách kịp thời.

이에 따르면 2025년 숙련기능인력(E-7-4) 점수제 비자 발급 규모는 3만 5000명, 계절근로(E-8)는 7만 4689명, 고용허가제(E-9)는 13만 명, 선원(E-10)은 2만3300명으로 확정됐다. 건설기계제조업 용접·도장원 등 신규로 4개 분야 숙련 기능인력(E-7-3) 비자도 올해부터 시범 도입한다.

Theo thông báo từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc vào đầu tháng này, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 35.000 lao động nước ngoài lành nghề với thị thực E-7-4. Còn đối với lao động nước ngoài không chuyên môn, hạn ngạch cấp thị thực lao động thời vụ (E-8), thị thực làm việc không chuyên nghiệp (E-9) và thị thực thuyền viên tàu cá (E-10) lần lượt được đặt ở mức 74.689 người, 130.000 người và 23.300 người.

Cũng trong năm nay, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thí điểm cấp thị thực lao động có tay nghề phổ thông (E-7-3) trong 4 lĩnh vực mới bao gồm: hàn và sơn trong sản xuất máy móc xây dựng; đúc, hàn và sơn trong sản xuất phụ tùng ô tô; sửa chữa thân vỏ và sơn ô tô; giết mổ giá súc.

지역별 맞춤형 체류 비자 발급 시범사업도 시행한다. 법무부는 3월부터 '광역형 비자 시범사업' 대상 지자체를 선정해 내년까지 2년간 시범사업을 운영할 계획이다. 광역형 비자는 광역지방자치단체가 지역 특성을 반영한 비자 제도를 설계해 지역 경제·사회 요구를 만족시키면서 국가 이민정책과 조화를 이룰 수 있도록 하는 제도. 이번 시범사업 대상은 유학 비자(D-2)와 특정활동 비자(E-7)다.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp Hàn Quốc từ tháng 3 năm nay sẽ áp dụng thí điểm một chế độ mới để cấp thị thực lưu trú tùy chỉnh cho công dân nước ngoài theo các vùng địa phương. Với chế độ này, các chính quyền địa phương thiết kế hệ thống cấp thị thực phản ánh đặc điểm của từng khu vực và thu hút nhân lực người nước ngoài để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội. Trong 2 năm thí điểm, chính phủ nước này dự kiến sẽ cấp thị thực du học (D-2) và thị thực chuyên ngành (E-7).

10일부터 국내 체류 외국인을 대상으로 모바일 외국인등록증 발급을 시작했다. 본인 명의 스마트폰을 소지한 14세 이상 등록 외국인이라면 누구나 발급받을 수 있다. 실물 신분증과 효력이 동일하다.

Đặc biệt, từ ngày 10 tháng này, Hàn Quốc đã bắt đầu cấp thẻ người nước ngoài di động cho những người nước ngoài đăng ký lưu trú tại đất nước này. Có giá trị như thẻ vật lý, thẻ người nước ngoài di động dành cho tất cả những người nước ngoài từ 14 tuổi trở lên sở hữu điện thoại di động chính chủ tại Hàn Quốc.

▲ 한국어능력시험(TOPIK) 인터넷 기반 시험(IBT) 응시 횟수가 지난해 연간 3회에서 올해는 최대 6회까지 늘어난다. 사진은 6일 오전 서울 종로구 교보문고 광화문점에 한국어능력시험 교재들이 진열돼 있는 모습. Các cuốn sách luyện thi Kỳ thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK) được trưng bày ở chi nhánh Gwanghwamun của nhà sách Kyobo tại quận Jongno-gu, thành phố Seoul vào sáng ngày 6/1/2025. (Ảnh: Aisylu Akhmetzianova / Korea.net - 아흐메트쟈노바 아이슬루 기자 aisylu@korea.kr)

한국어 인기에 힘입어 한국어능력시험(TOPIK) 인터넷 기반 시험(IBT) 응시 횟수가 지난해 연간 3회에서 올해는 최대 6회까지 두 배 늘어난다. 시행 국가도 미국(괌), 베트남, 태국, 말레이시아, 파라과이, 파키스탄, 루마니아가 새롭게 추가돼 6개국에서 13개국으로 확대된다. IBT와 별도로 실시되는 한국어능력시험 지필시험(PBT)은 6회, 말하기 평가는 3회 각각 치러진다.

Trong bối cảnh nhu cầu học tiếng Hàn ngày càng tăng cao trên toàn thế giới, số lần tổ chức Kỳ thi năng lực tiếng Hàn (TOPIK) hình thức IBT (thi trực tuyến) sẽ tăng gấp 2 lần, được tổ chức tối đa 6 lần vào năm nay. Số quốc gia thực hiện TOPIK trực tuyến cũng sẽ tăng từ 6 quốc gia lên 13 quốc gia vì quyết định bổ sung thêm Hoa Kỳ (Guam), Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Paraguay, Pakistan và Romania. Còn kỳ thi TOPIK hình thức PBT (thi trên giấy) và thi nói lần lượt được tổ chức 6 lần và 3 lần.

지난 2009년부터 이민자의 사회 적응과 자립을 위해 전액 정부 재정으로 운영된 '사회통합프로그램' 교육비용 일부가 1일부터 유료화됐다. 이에 따라 5단계로 구성된 사회통합프로그램 중 1~4단계 참여자는 단계별로 10만 원씩 내야 한다. 5단계 참여자의 경우 기본과정 수강생은 7만 원, 심화과정 수강생은 3만 원을 납부하게 된다.

Những người nước ngoài tham gia chương trình hội nhập xã hội Hàn Quốc (KIIP) từ năm nay sẽ phải nộp học phí thay vì được miễn phí như trước đây. Theo quyết định này, những người tham gia lớp 1-4 được yêu cầu trả học phí 100.000 KRW theo từng lớp. Những người tham gia khóa căn bản (70 giờ) hay khóa nâng cao (30 giờ) thuộc lớp 5 sẽ phải nộp 70.000 KRW hay 30.000 KRW.

이 외에도 올해부터 결혼이민자가 초청할 수 있는 계절근로자 수가 현행 4촌 이내(그 배우자 포함) 20명에서 형제·자매(배우자 포함) 10명 이내로 줄어든다.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra quyết định giảm số lượng lao động thời vụ được người nhập cư theo diện kết hôn mời sang làm việc khi giới hạn đối tượng được mời là bố mẹ, vợ / chồng, anh chị em ruột,... Cho đến thời điểm hiện tại, mỗi người nhập cư theo diện kết hôn đã có thể mời tối đa 20 lao động thời vụ nhưng sau này chỉ được mời tối đa 10 lao động thời vụ nước ngoài sang làm việc.

아흐메트쟈노바 아이슬루 기자 aisylu@korea.kr
Bài viết từ Aisylu Akhmetzianova, aisylu@korea.kr


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: