공예에는 특정 지역의 문화가 농축되어 있다. 양질의 재료가 나는 산지가 공예 활동의 본거지가 되고, 역사와 문화 같은 지역 정체성이 공예품에 투영되기 때문이다. 최근 들어서는 전 세계적으로 일고 있는 로컬리티에 대한 관심 덕분에 지역에 뿌리를 둔 공예가 다시 조명받고 있다.
Trong từng sản phẩm thủ công đều cô đọng văn hóa của một vùng nào đó. Những địa phương sản sinh ra số lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao là cơ sở cho các hoạt động thủ công, và bản sắc địa phương như lịch sử và văn hóa được lồng trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong những năm gần đây, nghề thủ công truyền thống có gốc rễ từ các địa phương đang được chú ý trở lại nhờ sự quan tâm của toàn cầu đến tính địa phương.
어린 아들의 글 읽는 소리에 맞추어 아버지는 자리를 짜고, 어머니는 물레를 돌려 실을 뽑아내고 있다. 조선 시대에는 공예가 생계를 이어가기 위한 일상적인 노동이었다. Người cha dệt chiếu theo giọng đọc của con trai nhỏ, người mẹ đang quay xa kéo sợi. Trong thời đại Joseon, nghề thủ công là công việc lao động hàng ngày để duy trì sinh kế. © 국립중앙박물관 - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
김홍도. <대장간>. 18세기 후반. 종이에 먹과 담채. 27.9 × 24 cm. Kim Hong-do. “Lò rèn”. Cuối thế kỷ XVIII. Mực và tô màu nhạt trên giấy. 27,9cm × 24cm. 장정들이 불에 달군 쇠를 모루 위에 올리고 쇠망치로 내리치면서 흥겹게 일하는 모습이 잘 묘사돼 있다. 대장간은 쇠붙이로 생활에 필요한 온갖 도구를 만들던 곳으로, 지금은 거의 사라지고 없지만 지방 소도시의 재래시장에서 드물게 볼 수 있다. Hình ảnh những chàng trai hứng khởi làm việc, dùng búa sắt nện lên khối sắt đã được nung trong lửa ở trên đe được mô tả rất rõ. Lò rèn là nơi sản xuất đủ loại công cụ bằng sắt cần thiết cho đời sống, tuy ngày nay hầu như đã biến mất không còn nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể bắt gặp được ở những ngôi chợ truyền thống ở tỉnh lẻ. © 국립중앙박물관 - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc
19세기 초 편찬된 『규합총서(閨閤叢書)』는 살림에 필요한 정보를 모아 놓은 책이다. 그중 전국에서 생산되는 명품을 따로 언급한 대목은 당시 소비자들의 시선을 읽을 수 있어 사료적 가치가 높다. 저자 빙허각(憑虛閣) 이씨가 기록한 공예 명산지 중에는 근대화 과정에서 명맥이 끊긴 곳들도 있지만, 상당수는 지금까지도 명성을 유지하고 있다.공예의 전통은 예외 없이 그 뿌리가 지역에 있다. 삶을 영위하고 지혜를 축적해 온 공동체의 근간이 지역이기 때문이다. 세간을 손수 만들어 나누어 쓰면서 저마다 솜씨를 갈고닦아 온 분투의 시간이 곧 공예의 역사라 할 수 있다. 전통 사회에서는 근거리에서 쉽게 얻을 수 있는 재료로 제품을 만드는 게 일반적이었다. 강화도(江華島)의 화문석(花紋席), 한산(韓山)의 모시, 담양(潭陽)의 죽세공품, 통영(統營)의 나전칠기 등도 그 지역에서 나는 풍부한 재료에 기반한다. 장인이 만드는 명품은 재료의 주요 산지에서 벗어나기 어렵다. 그래서 빼어난 공예품은 그 재료가 생육하는 지역과 함께 거론되며 명품으로 인정받는다.
“Gyuhap chongseo” (Khuê cáp tùng thư) là cuốn sách tổng hợp các thông tin cần thiết cho cuộc sống được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX. Nội dung sách có phần nói về những sản phẩm danh tiếng được sản xuất trên toàn quốc, giúp ta đọc được cái nhìn của người tiêu dùng thời bấy giờ nên có giá trị sử liệu cao. Trong số các làng nghề thủ công nổi tiếng được ghi chép bởi tác giả Bingheogak (Bằng Hư Các) họ Lee, có những nơi đã không còn giữ được truyền thống nhưng phần lớn vẫn duy trì được danh tiếng cho đến tận ngày nay.
Truyền thống của nghề thủ công đều có gốc rễ từ địa phương mà không hề có ngoại lệ, bởi vì nền tảng của cộng đồng sinh sống và tích lũy trí tuệ chính là địa phương. Có thể nói khi dùng tay làm nên các vật dụng sinh hoạt và chia sẻ cho nhau để cùng sử dụng, thời gian từng người nỗ lực mài giũa tay nghề chính là lịch sử của nghề thủ công. Trong xã hội truyền thống, việc làm ra các sản phẩm bằng nguyên liệu dễ tìm ở gần là chuyện phổ biến. Chiếu hoa ở đảo Ganghwa, vải gai ở núi Hansan, đồ thủ công từ tre ở Damyang và đồ khảm xà cừ ở Tongyeong cũng dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú có sẵn ở địa phương đó. Các sản phẩm thủ công nổi tiếng do nghệ nhân chế tạo khó có thể đi xa khỏi những vùng sản sinh ra nguyên liệu chính. Vì thế, những tác phẩm thủ công nổi bật thường được nhắc đến cùng với vùng sản sinh ra nguyên liệu để làm nên chúng và được công nhận là sản phẩm nổi tiếng.
공동체의 협업 - Sự hợp sức của cộng đồng
김봉룡(金奉龍, 1902~1994). <나전칠 와태 봉황 당초문 화병(螺鈿柒 瓦胎 鳳凰 唐草紋 花甁)>. 1930년대. 입지름 27 cm, 몸통 지름 27 cm, 높이 61 cm. Kim Bong-ryong (Kim Phụng Long, 1902-1994). Bình hoa đất nung phủ sơn mài hoa văn phượng hoàng và các đường uốn lượn (Loa điền thất ngóa thai phượng hoàng đường thảo văn hoa bình). Thập niên 1930. Đường kính miệng 27cm, đường kính thân 27cm, chiều cao 61cm.
1936년 조선미술전람회에서 입선한 작품으로 옹기에 옻칠을 한 후 봉황, 무궁화, 덩굴 문양을 화려하게 장식했다. 통영 출신인 김봉룡은 조선 시대 나전 공예의 전통을 비약적으로 발전시켜 대담한 기법을 구사한 것으로 알려졌다. 1966년 국내 최초로 국가무형문화재 나전장이 되었다. Là tác phẩm đoạt giải trong Triển lãm Mỹ thuật Joseon năm 1936, bình hoa bằng đất nung được quét sơn mài và sau đó được trang trí lộng lẫy bằng họa tiết phượng hoàng, hoa hồng Sharon, dây leo uốn lượn. Kim Bong-ryong xuất thân từ Tongyeong được biết đến là người đã thể hiện kỹ thuật táo bạo và phát triển nghệ thuật sơn mài lên một bậc. Năm 1966, ông đã trở thành nghệ nhân najeonjang di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên được công nhận. ⓒ 원주(原州)역사박물관 - Bảo tàng Lịch sử Wonju
통영은 남해안에 위치한 도시로, 이곳에서 나는 전복은 좁은 해협의 거센 물살을 이겨낸 탓에 다른 지역보다 무늬가 유난히 곱고 선명한 것으로 알려졌다. 이 전복 껍데기를 가공해서 만든 공예품이 나전칠기(螺鈿漆器)이다. 통영 나전칠기는 오랫동안 애호된 명실상부한 명품 중 하나이며, 가파른 시대의 변화를 이겨낸 대표적인 공예품이다. 이 저력은 장인들이 한 지역에서 유구한 세월 동안 연대의 끈을 이어 온 데서 찾을 수 있다.
Tongyeong là thành phố nằm ở bờ biển phía Nam, bào ngư vùng này được biết đến với hoa văn tuyệt đẹp và sắc nét hơn các vùng khác nhờ chiến thắng dòng chảy xiết của eo biển hẹp. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được gia công từ vỏ bào ngư này được gọi là najeon chilgi (đồ khảm xà cừ). Đồ khảm xà cừ Tongyeong là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng đúng nghĩa được yêu mến trong một thời gian dài và là sản phẩm thủ công tiêu biểu đã tồn tại lâu đời, vượt qua những biến đổi đột ngột của thời đại. Tiềm lực này có thể tìm thấy từ sự tiếp nối giữ gìn sợi dây gắn kết từ thời xa xưa của những nghệ nhân ở cùng một vùng.
통영은 임진왜란 당시 수군의 본영이 설치된 곳이다. 이 군을 통솔했던 지휘관이 거북선으로 유명한 이순신(李舜臣 1545-1598) 장군이다. 통영이 공예 명품으로 유명해진 데는 이러한 역사적 배경이 자리한다. 군수품과 생활용품을 대기 위해 근방의 솜씨 좋은 장인들을 모아 조직적으로 공방을 운영한 것은 이때가 처음이다. 이후 공방이 더욱 많아지면서 ‘통영 12공방’이라는 표현이 생겼는데, 이 말은 공방이 12개라는 뜻이 아니라 그만큼 공방이 많았고 공예 문화가 발달했다는 의미다.
Tongyeong là nơi đóng quân của lực lượng thủy quân trong chiến tranh Nhâm Thìn Oa loạn (Nhật Bản xâm lược Triều Tiên năm 1592 - chú thích của người dịch). Chỉ huy đạo quân khi ấy là Tướng quân Yi Sun-shin (Lý Thuấn Thần, 1545-1598), người nổi tiếng với chiếc thuyền rùa. Đằng sau việc Tongyeong trở nên vang danh về đồ thủ công mỹ nghệ có bối cảnh lịch sử như thế. Thời điểm này cũng là lần đầu tiên một xưởng thủ công tập hợp các nghệ nhân tài hoa trong vùng được vận hành có hệ thống để cung cấp quân nhu và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Kể từ đó, số lượng xưởng thủ công ngày càng nhiều lên và xuất hiện cụm từ “12 xưởng Tongyeong”, tên gọi này không có nghĩa là có 12 xưởng thủ công mà có nghĩa văn hóa thủ công đã phát triển và có nhiều xưởng thủ công ra đời.
전복 껍데기를 얇게 갈아 무늬를 놓는 나전장은 나무로 기형을 만드는 소목장(小木匠), 옻칠하는 칠장(漆匠) 등 다른 장인들의 도움 없이 혼자 작업하기가 불가능하다. 또한 금속 장석(裝錫)을 만드는 두석장(豆錫匠)도 힘을 보태야 한다. 결국 나전칠기는 이들이 가까이 살며 함께 협력한 결과였다. 통영에서는 지금도 나전장과 소목장, 두석장들이 피붙이처럼 모여 산다.
Najeonjang (thợ khảm), người mài mỏng vỏ bào ngư để làm nên hoa văn sẽ không thể tác nghiệp một mình mà không có sự trợ giúp của những người thợ khác như somokjang (thợ mộc tạo hình cho khối gỗ) hay chiljang (thợ sơn)... Ngoài ra cả duseokjang (thợ kim loại) làm bản lề cũng phải góp sức. Tóm lại, nghề khảm xà cừ là thành quả của sự hợp lực giữa những nghệ nhân sống gần nhau. Tại Tongyeong hiện nay, những najeonjang, somokjang, duseokjang vẫn quây quần sống gần nhau như máu mủ ruột thịt.
‘저산팔읍(苧産八邑)’은 모시풀이 잘 자라는 지역을 뜻하는 말로, 국내에서 모시 생산량이 가장 많은 충청남도 서천(舒川) 일대의 여덟 마을을 가리킨다. 마찬가지로 낙동강(洛東江) 일대의 ‘석산팔읍(席産八邑)’은 갈대로 짠 깔개가 유명했던 여덟 도시를 한데 묶어서 부르는 말이다. 이처럼 명산지는 장인 한둘의 솜씨에서 비롯되는 게 아니다. 지역 전체가 생산과 유통의 공동체로서 유기적인 협업이 뒷받침되어야 비로소 명성을 떨칠 수 있다. 예컨대 합죽선 한 자루를 만드는 데도 예닐곱 개의 공방이 긴밀하게 움직인다. 대나무를 다듬어 부챗살을 만들고, 겉대를 맞붙이고, 부챗살의 모양에 따라 종이를 접고, 인두로 낙죽을 그리고, 자루 끝에 매다는 선추를 조각하는 일까지 공정을 세분할수록 작업 효율과 완성도가 오르게 마련이다.
Jeosan pareup (trữ sản bát ấp) có nghĩa là vùng cỏ gai mọc tốt, chỉ tám ngôi làng ở vùng Seocheon, tỉnh Chungcheongnam, nơi có sản lượng cây gai lớn nhất Hàn Quốc. Tương tự thế, seoksan pareup (tịch sản bát ấp) là tên gọi tám ngôi làng ở khu vực sông Nakdong nổi tiếng với nghề dệt tấm trải bằng sậy. Như vậy, làng nghề nổi tiếng không đến từ tài nghệ của một hai nghệ nhân. Phải có sự hợp tác theo hệ thống của cộng đồng sản xuất và phân phối cả vùng thì danh tiếng mới có thể bay xa. Chẳng hạn như để làm nên một cây quạt tre hapjukseon có đến 6-7 xưởng thủ công cùng phối hợp chặt chẽ. Các công đoạn từ vót tre làm nan quạt, dán úp cật tre lại, gấp giấy theo hình nan quạt, khắc tranh lên tre bằng indu (công cụ bằng sắt nung nóng) cho đến chạm khắc seonchu (phiến chuỳ) - vật trang trí treo ở cuối tay cầm - càng được chia nhỏ thì hiệu suất công việc cũng như mức độ hoàn thiện sẽ càng cao.
지리적 이점 - Lợi thế địa lý
김봉룡. <나전 쌍봉문 연엽형 과반(螺鈿 雙鳳紋 蓮葉形 果盤)>. 1945년 이후. 40 × 40 cm. Kim Bong-ryong. Khay tròn cẩn xà cừ có hình lá sen với hoa văn hai con chim phượng hoàng (Loa điền song phụng văn liên diếp hình quả bàn). Sau năm 1945. 40 × 40cm.
김봉룡은 통영과 원주에 공예소(工藝所)를 설립해 많은 장인들을 길러낸 것으로도 유명하다. 나전 공예의 두 가지 중요한 재료 중 하나인 자개는 통영의 것을 가장 우수하게 여겼으며, 다른 하나인 옻나무 수액은 예로부터 원주의 것을 최고로 쳤다. Kim Bong-ryong cũng nổi tiếng nhờ việc mở xưởng mỹ nghệ đào tạo ra nhiều nghệ nhân ở Tongyeong và Wonju. Vỏ trai, ốc - một trong hai nguyên liệu quan trọng nhất của kỹ thuật cẩn xà cừ - ở Tongyeong được xem là xuất sắc nhất, trong khi nhựa cây sơn ta - nguyên liệu còn lại - ở Wonju được xem là số một từ thời xa xưa. ⓒ 원주역사박물관 - Bảo tàng Lịch sử Wonju
놋그릇은 추운 겨울에 유용한 그릇이다. 온돌방 아랫목에 밥주발을 놓고 담요로 덮어 두면 몇 시간 뒤에도 손대기가 겁날 만큼 뜨겁다. 놋그릇은 대를 물려 쓸 정도로 수명이 길고 금빛을 띠어 귀하게 여겼다. 18세기 이후에는 서민들에게도 널리 보급되면서 기술이 전국으로 퍼져 갔다. 특히 경기도 안성(安城)의 유기는 평안북도 정주(定州) 납청(納淸)마을의 유기와 더불어 놋그릇의 양대 산맥이다. 이 두 지역은 내륙을 관통하여 서울로 통하는 물류의 요충지라는 공통점이 있다.
Yugi là chén bát đồng thau rất hữu ích vào mùa đông lạnh giá. Nếu đặt bát cơm ở góc nhà có hệ thống sưởi nền ondol và phủ chăn lên thì mấy tiếng sau bát vẫn nóng rẫy đến mức không dám chạm tay vào. Yugi được xem là vật quý giá bởi nó có màu vàng óng và độ bền đến mức có thể truyền lại cho đời sau. Từ sau thế kỷ XVIII, chén bát đồng thau được người dân sử dụng rộng rãi và kỹ thuật làm bát đã lan rộng ra toàn quốc. Đặc biệt, yugi của Anseong thuộc tỉnh Gyeonggi và làng Napcheong, Jeongju, tỉnh Pyeonganbuk là hai tên tuổi lớn của chén bát đồng thau. Hai vùng này có điểm chung đều là vùng trọng điểm của mạng lưới lưu thông xuyên lục địa đến Seoul.
서울과 가까운 안성은 과거 도성 안 사대부가에 놋그릇을 공급하면서 명성을 쌓았다. 안성 유기는 거푸집에 쇳물을 부어 만드는 주물 방식의 그릇이다. ‘안성맞춤’이란 조건이나 상황이 잘 맞는다는 뜻인데, 매끈하고 정확하게 그릇을 뽑아내고 차질 없이 공급하는 주물 유기의 장점에서 유래한 말이다. 이런 표현이 생길 정도로 안성 유기는 누구나 알아주는 명품이었다.
Thành phố Anseong ở gần Seoul đã xây dựng được tiếng tăm khi cung cấp chén bát đồng cho các sĩ đại phu trong kinh thành khi xưa. Yugi của Anseong được đúc bằng cách đổ kim loại nóng chảy vào khuôn. Thành ngữ “anseong matchum” có nghĩa là “điều kiện hay hoàn cảnh đều hết sức phù hợp”, bắt nguồn từ việc lấy bát ra khỏi khuôn đúc một cách trơn tru, chuẩn xác không gặp phải trở ngại gì. Yugi của Anseong là sản phẩm nổi tiếng đến mức bất kỳ ai cũng biết, dẫn đến xuất hiện cả cách nói này.
반면에 납청 유기는 서너 명이 둥글게 서서 크고 작은 망치로 모루 위의 쇳덩이를 두드려 만드는 방짜 유기다. 벌겋게 달군 쇳덩이를 다루기란 여간 어려운 일이 아니었고 공정도 까다로워 장인들 간 유대가 남다르고 자긍심도 높았다. 특히 징이나 꽹과리 같은 악기는 방짜 기술로 만들어야 소리를 제대로 낼 수 있다. 그래서 악기를 만들 때는 정교한 소리를 얻기 위해 생활 소음이 잦아든 조용한 밤중에 작업하곤 했다.
Ngược lại, yugi của Napchong là loại chén bát bằng đồng thau được làm bằng kỹ thuật rèn bangjja do 3-4 người thợ đứng quây thành vòng tròn nện miếng sắt được đặt trên đe bằng những chiếc búa to, nhỏ khác nhau. Xử lý khối sắt nóng đỏ là việc không hề dễ dàng, công đoạn nào cũng khó khăn vô cùng nên sự đoàn kết giữa các nghệ nhân rất khác biệt và họ tự hào về điều đó. Đặc biệt, các nhạc cụ như cồng, chiêng phải được chế tạo bằng kỹ thuật bangjja thì mới có thể tạo ra âm thanh chuẩn xác. Vì vậy, khi chế tạo nhạc cụ, người ta thường làm trong màn đêm tĩnh lặng khi những huyên náo của cuộc sống hàng ngày lắng xuống để có được âm thanh tinh xảo.
한편 전라북도 남원(南原)은 지리산 자락의 풍부한 목재를 기반으로 목공예가 발달한 지역이다. 이곳에서는 나무를 갈이틀에 걸어 목기를 깎는다. 회전축을 이용하는 갈이틀은 수요가 많은 식기와 제기, 이남박처럼 작고 둥근 그릇을 만드는 데 더없이 효과적이다. 갈이틀은 조선 시대의 풍속화에도 등장하는데, 그림을 통해서 전통적인 목기 제작 과정을 엿볼 수 있다. 남원에서는 지금도 전통 방식인 갈이틀 기술이 전승된다.
Mặt khác, thành phố Namwon, tỉnh Jeollabuk là vùng có kỹ thuật làm đồ gỗ mỹ nghệ phát triển dựa trên nguồn tài nguyên gỗ trù phú của dải núi Jiri. Ở nơi đây, người ta gắn gỗ lên khung tiện và đẽo gọt. Máy tiện sử dụng trục quay cực kỳ hiệu quả trong việc tạo ra loại bát tròn nhỏ có nhu cầu sử dụng cao như chén bát ăn cơm, đồ thờ cúng và bát vo gạo. Máy tiện cũng xuất hiện trong tranh dân gian thời đại Joseon, ta có thể thấy được quy trình sản xuất đồ gỗ truyền thống qua các bức tranh đó. Ở Namwon, kỹ thuật tiện máy là phương pháp truyền thống vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
이처럼 명품의 고장에서는 뛰어난 장인들이 서로 솜씨를 겨루며 함께 성장하고, 그 명성을 좇아 찾아온 젊은이들이 지역의 전통을 잇는 대물림이 이루어졌다. 그 전통이 오늘날 무형문화재가 전승될 수 있는 바탕이 되었다. 1962년 문화재보호법을 제정해 무형유산 보호 정책을 수립한 우리나라는 유네스코 무형문화유산의 본보기가 되고 있다.
Và như vậy, tại quê hương của sản phẩm nổi tiếng, những nghệ nhân kiệt xuất cùng tranh tài và phát triển, những người trẻ theo đuổi danh tiếng đó đã tiếp tục kế thừa truyền thống của địa phương. Đó chính là nền tảng để di sản văn hóa phi vật thể được truyền lại đến ngày nay. Năm 1962, Hàn Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ Di sản văn hóa, thiết lập chính sách bảo vệ di sản phi vật thể và đã trở thành ví dụ điển hình về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
미래를 위한 대안 - Giải pháp cho tương lai
공예의 지역성은 현대에 와서 또 다른 의미를 지닌다. 근대화 이후 도시를 중심으로 문화가 발달하면서 지역은 쇠락의 길로 접어들었다. 최근 들어 로컬리티가 인문학 담론의 테제로 부상한 것은 지역 소멸의 위기가 현실적 문제가 되었기 때문이다. 이러한 때에 공예가 지역의 미래를 살릴 수 있는 효과적인 대안으로 재조명되고 있는데, 비단 국내뿐 아니라 전 세계적으로 나타나는 현상이다. 젊은 창작자들은 지역 공예에서 영감을 찾고, 지역 장인들은 자신의 지식과 기술을 재해석하며 새로운 활로를 모색한다.\
Tính địa phương của thủ công mỹ nghệ lại mang một ý nghĩa khác ở thời hiện đại. Sau công cuộc hiện đại hóa, văn hóa phát triển tập trung ở đô thị, nhưng ở địa phương thì lại bước vào con đường suy thoái. Dạo gần đây, việc tính địa phương nổi lên thành luận điểm của những cuộc tranh luận nhân văn cũng là do nguy cơ biến mất của các địa phương. Những lúc thế này, nghề thủ công đang được nhìn nhận lại như một giải pháp hiệu quả có thể cứu vãn tương lai của địa phương, đây là hiện tượng không chỉ diễn ra ở Hàn Quốc mà còn ở trên toàn thế giới. Những nhà sáng tác trẻ tìm kiếm cảm hứng từ thủ công địa phương, còn những nghệ nhân thủ công địa phương diễn giải lại kiến thức và kỹ thuật của bản thân và đi tìm hướng đi mới.
숙련된 기술을 바탕으로 하는 수공예는 대량 생산과 대량 소비 사회가 가져온 다양한 문제를 극복할 수 있는 대안으로 인식된다. 요즘 젊은 세대가 천편일률적인 상품과 콘텐츠에서 벗어나 고유한 지역성이 담긴 문화 콘텐츠에 눈길을 돌리는 현상도 지역 공예 부흥에 힘을 실어 준다. 장인의 기술과 그것을 배태한 지역의 공예 문화가 지역 생태계 활성화를 이끌 수 있도록 지혜를 모아야 할 때다.
Nghề thủ công đòi hỏi những kỹ thuật thuần thục được nhận thức là một phương án có thể khắc phục nhiều vấn đề khác nhau mà một xã hội sản xuất và tiêu thụ hàng loạt đem lại. Hiện tượng thế hệ trẻ ngày nay hướng sự chú ý sang các nội dung văn hoá mang đậm tính địa phương đặc trưng, thoát ra khỏi những nội dung và sản phẩm với thiết kế nghìn kiểu như một đã góp sức cho sự hồi sinh của các làng nghề thủ công. Đây là lúc tập trung trí tuệ để tay nghề của nghệ nhân và nền văn hoá thủ công của địa phương sản sinh ra kỹ thuật ấy thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái địa phương.
김수영(Kim Soo-young, 金壽榮) 유기장과 조기상(Gio Ki-sang, 趙基相) 디자이너가 예올 프로젝트(Yéol Project)를 통해 협업해 만든 다양한 유기그릇들. 안성 유기의 맥을 잇고 있는 국가무형문화재 유기장 김수영은 젊은 디자이너들과 함께 현대적인 감각의 유기 제품도 선보인다. Những chiếc bát đĩa đồng thau đa dạng do nghệ nhân yugi Kim Soo-young và nhà thiết kế Gio Ki-sang kết hợp tạo nên qua dự án YÉOL. Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - nghệ nhân yugi Kim Soo-young và cũng là người tiếp nối sức sống của yugi của Anseong - đã cho ra mắt những sản phẩm yugi mang hơi thở hiện đại cùng các nhà thiết kế trẻ. 재단법인 예올 제공
김대성(Kim Dae-sung, 金大成) 이수자가 2021년 국립무형유산원 창의 공방 레지던시에 참여해 제작한 부채. 국가무형문화재 선자장(扇子匠)인 부친의 뒤를 이어 5대째 전주(全州) 지역 전통 부채의 맥을 잇고 있다.Chiếc quạt do Kim Dae-sung - người hoàn thành khóa đào tạo nghề truyền thống - tham gia sáng tác khi thực tập tại Xưởng Sáng tạo của Viện Di sản Phi vật thể Quốc gia năm 2021. Tiếp nối người cha là nghệ nhân seonjajang kiêm Di sản phi vật thể quốc gia, anh là đời thứ năm đang giữ gìn sức sống của quạt truyền thống vùng Jeonju. 국립무형유산원 제공, 사진 서헌강(Seo Heun-kang, 徐憲康) - Cung cấp bởi Viện Di sản Phi vật thể Quốc gia. Ảnh Seo Heun-kang.
2대째 통영 누비 공예를 업으로 삼고 있는 박경희(Park Gyeong-hyi, 朴耿嬉) 작가의 무명함(Nubi cotton box). 지금은 거의 사라진 통영 누비의 ‘아(亞)’자 문양을 사용해 전통을 계승 중이다. Chiếc hộp làm bằng vải bông của tác giả Park Gyeong-hyi, người sống bằng nghề chần bông đời thứ hai ở Tongyeong. Hiện nay, bà đang sử dụng hoa văn chữ Á (亞), kế thừa truyền thống nghệ thuật chần bông của Tongyeong đã gần như biến mất. 한국공예‧디자인문화진흥원 제공 - Cung cấp bởi Viện Chấn hưng Văn hóa Thủ công - Thiết kế Hàn Quốc
골을 재료로 생활에 필요한 다양한 물건을 만드는 완초(莞草) 공예는 강화도 지역에서 특히 번성했다. 사진은 완초장 이수자 허성자(Huh Sung-ja, 許性子) 장인이 스튜디오 워드(Studio Word)와 협업해 만든 기러기함(Wild goose sedge box). Nghề dệt cói tạo ra những vật dụng đa dạng cần thiết cho cuộc sống với chất liệu cói đã đặc biệt phát triển ở đảo Ganghwa. Trong ảnh là những chiếc hộp hình con ngỗng - sản phẩm hợp tác của nghệ nhân wanchojang Huh Sung-ja - người đã hoàn thành khóa đào tạo nghề và Studio Word. 한국공예‧디자인문화진흥원 제공 - Cung cấp bởi Viện Chấn hưng Văn hóa Thủ công - Thiết kế Hàn Quốc
국가무형문화재 입자장(笠子匠) 정춘모(鄭春模) 장인이 스튜디오 워드와 협업해 만든 펜던트 조명. 입자장은 갓 만드는 일을 하는 장인으로 주로 통영과 제주 지역에서 기술이 전승되었다. Chiếc đèn trần do nghệ nhân ipjajang Jeong Chun-mo - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hợp tác với Studio Word tạo nên. Ipjajang là nghệ nhân làm gat (mũ truyền thống) và nghệ thuật làm gat chủ yếu được truyền lại ở vùng Tongyeong và Jeju. 스튜디오 워드 제공 - Cung cấp bởi Studio Word
최공호(Choi Gong-ho, 崔公鎬) 공예사가
Choi Gong-ho, Nhà nghiên cứu lịch sử thủ công mỹ nghệ
0 Comment: