국제적으로 이름이 알려진 디자이너 양태오(梁兌晤)는 전통 유산의 동시대적 해석을 지향하며 지역 공예에 깊은 관심을 가진다. 인터뷰에서 그는 현재 한국의 공예 현장이 어떠한지, 또한 공예가 우리 일상에서 중요한 이유가 무엇인지 이야기해 주었다.
Nhà thiết kế nổi tiếng thế giới Yang Teo thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến ngành thủ công mỹ nghệ của địa phương và hướng đến việc phân tích di sản truyền thống theo hướng hiện đại. Trong buổi phỏng vấn, anh đã chia sẻ về tình hình hiện tại của ngành thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc và lý do vì sao thủ công mỹ nghệ lại có vai trò quan trọng đối với đời sống thường nhật của chúng ta.
2022년 공예트렌드페어의 두 번째 섹션. 디지털 시대에 역설적으로 더 부각되는 노동의 가치가 담긴 작품들을 조명했다. Phần hai của Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghê 2022 tập hợp các tác phẩm nhấn mạnh giá trị của lao động, làm nổi bật những điều nghịch lý trong thời đại kỹ thuật số. 태오양스튜디오 제공
2022년 9월 1일부터 한 달여 간 서울 북촌에서 열린 재단법인 예올의 설립 20주년 기념 전시 <치유와 다독임의 공예> 중 일부. 양태오 디자이너가 전시 기획과 감독을 맡았다. “Thủ công mỹ nghệ chữa lành và vỗ về” được tổ chức tại Làng truyền thống Bukchon, Seoul trong một tháng từ ngày 1 tháng 9 năm 2022 nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Bảo tồn Di sản Hàn Quốc YÉOL. Nhà thiết kế Yang Teo là Tổng đạo diễn của triển lãm. 재단법인 예올 제공 - Cung cấp bởi Hiệp hội Bảo tồn Di sản Hàn Quốc YÉOL
서구 사회가 그러했던 것처럼 한국의 현대 공예 역시 근대 이후 미술의 영역으로 편입되었다. 이로써 공예품은 일상생활에 필요한 실용적 물건이라는 본래의 목적과 용도를 넘어 예술 감상의 대상이 되었으며, 공예가(工藝家) 또한 장인이 아니라 예술가로 인식되곤 한다.
Giống với xã hội phương Tây, ngành nghề thủ công mỹ nghệ của Hàn Quốc được quy thành một lĩnh vực của nghệ thuật sau thời kì cận đại. Qua đó, hàng thủ công mỹ nghệ đã vượt ra khỏi mục đích và phạm vi sử dụng ban đầu vốn chỉ là vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, giờ đây chúng trở thành đối tượng để thưởng thức nghệ thuật. Và người làm ra chúng giờ đây được nhận thức như một nghệ sĩ chứ không đơn thuần là thợ thủ công.
2022년 공예트렌드페어의 첫 번째 섹션. 전통적 미학과 기법을 계승하고 있는 공예인들의 작품이 관람객들을 맞이했다. Phần đầu của Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghệ 2022. Tác phẩm của các nghệ nhân kế thừa nét đẹp và kỹ xảo truyền thống đón chào du khách. 태오양스튜디오 제공
하지만 재료를 다루는 조형 능력과 제작 기법은 여전히 공예를 공예답게 만들며 미술 및 디자인과 구분 짓게 만든다. 오늘날 현대 공예는 심미적 가치를 탐색하거나 순수한 조형적 질서를 추구하는 등 표현에 있어서 한층 다원화되었다. 또한 다양한 재료를 혼합해 사용하거나 장르 간 경계가 허물어지는 융복합 양상도 현대 공예의 특징으로 꼽을 수 있다.
Tuy nhiên, khả năng tạo hình và kỹ thuật chế tác vật liệu vẫn là yếu tố giúp thủ công mỹ nghệ tách biệt với mỹ thuật và thiết kế. Thủ công mỹ nghệ hiện đại đa dạng hóa hơn một bậc về cách thể hiện như khám phá các giá trị thẩm mỹ mới, theo đuổi trật tự tạo hình thuần túy... Ngoài ra, pha trộn và sử dụng nhiều chất liệu đa dạng, vượt qua ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật cũng là một đặc trưng của thủ công mỹ nghệ hiện đại.
한국의 공예 현장에서 중요한 행사 중 하나는 매년 열리는 공예트렌드페어이다. 공예의 예술적, 산업적 가치를 확장하기 위한 목적으로 한국공예•디자인문화진흥원이 2006년부터 주관해 온 공예 전문 박람회이다. 2022년의 주제는 ‘현실의 질문, 공예의 대답’이었는데, 총감독을 맡은 양태오는 공예가들이 라이프스타일의 획일화, 디지털 기술 발달로 인한 인간적 가치의 상실, 자연과 환경 파괴 같은 사회적 문제에 대한 해법을 모색할 수 있는 장을 만들고자 했다.
Một trong những sự kiện quan trọng nhất của ngành thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc là Hội chợ Xu hướng Thủ công Mỹ nghệ tổ chức thường niên. Đây là triển lãm chuyên về thủ công mỹ nghệ do Viện Chấn hưng Thủ công Mỹ nghệ và Văn hóa Thiết kế Hàn Quốc (KCDF) tổ chức từ năm 2006 nhằm mục đích mở rộng giá trị nghệ thuật và công nghiệp của ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Chủ đề năm 2022 là “Thực tế yêu cầu, thủ công mỹ nghệ trả lời”, tổng đạo diễn của sự kiện nhà thiết kế Yang Teo cho rằng các nghệ nhân có thể tìm kiếm phương án giải quyết các vấn đề xã hội như rập khuôn trong lối sống, xói mòn giá trị nhân văn do sự phát triển của công nghệ số, phá hủy thiên nhiên và môi trường.
양태오는 국립경주박물관 내 신라역사관과 국립한글박물관 상설전시관의 디자인 설계를 비롯해 국제갤러리 리모델링 등 굵직한 프로젝트로 알려져 있다. 그는 한국인으로는 최초로 예술 전문 출판사 파이돈 프레스의 『바이 디자인: 세계 최고의 동시대 디자이너들(By Design: The World's Best Contemporary Interior Designers)』(2021)과 건축 디자인 잡지 아키텍처 다이제스트가 선정한 ‘2022년 100명의 디자이너(AD100)’에 이름을 올렸다. 그는 공예가 지속가능성이나 다양성과 같은 사회적 이슈에 해결책을 제시할 수 있으며, 과거의 공예가 미래를 제시한다고 믿는다.
Yang Teo được biết là nhà thiết kế tham gia vào các dự án quan trọng gồm thiết kế Phòng Lịch sử Silla tại Bảo tàng Quốc gia Gyeongju, Phòng triển lãm thường trực của Bảo tàng Hangeul Quốc gia Hàn Quốc đến dự án tu sửa Trung tâm triển lãm Kukje. Anh là người Hàn Quốc đầu tiên được vinh danh trong sách “By Design: The World's Best Contemporary Interior Designers” (Tạm dịch: “Thiết kế: Những nhà thiết kế nội thất đương đại xuất sắc nhất thế giới”) do Nhà xuất bản Phaidon chuyên về lĩnh vực nghệ thuật xuất bản năm 2021 và “100 nhà thiết kế của năm 2022” (AD100) do Tạp chí thiết kế kiến trúc Architecture Digest bình chọn. Anh tin rằng đồ thủ công mĩ nghệ, với đặc tính bền vững và đa dạng, có thể cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề của xã hội đương đại. Cũng chính vì vậy, theo anh, một lĩnh vực của quá khứ như thủ công mỹ nghệ lại rất có thể mang đến cho chúng ta một tương lai tốt đẹp hơn
공예계의 현재 트렌드는 무엇인가? - Theo anh, xu hướng hiện tại của ngành thủ công mỹ nghệ là gì?
태오양스튜디오의 양태오 대표가 자신이 2021년 론칭한 가구 브랜드 이스턴 에디션(Eastern Edition)의 청담 1호점 쇼룸에서 포즈를 취하고 있다. 그는 한국적 미감을 현대인의 라이프스타일에 맞게 재해석하고 있으며, 시대를 초월하는 디자인을 추구한다. Yang Teo, Giám đốc điều hành của Teo Yang Studio, đang tạo dáng trong phòng trưng bày Cheongdam số 1 của Eastern Edition, thương hiệu nội thất được anh ra mắt năm 2021. Anh cắt nghĩa lại nét đẹp của Hàn Quốc phù hợp với lối sống của người hiện đại và theo đuổi những thiết kế vượt thời gian. 태오양스튜디오 제공
다양한 현상이 일어나고 있어서 한마디로 정의하기 어렵다. 그런데 나는 트렌드가 없는 게 바람직한 것 같다. 트렌드를 따르지 않으면 주류에 속하지 못하고 뒤처진다는 강박 관념이 걸림돌이 될 수 있다. Do có nhiệu hiện tượng đang diễn ra nên thật khó có thể định nghĩa bằng một từ nhất định. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn hết là không nên có trào lưu. Sẽ là trở ngại nếu ta cứ bị ám ảnh rằng nếu không chạy theo các trào lưu, ta sẽ bị tụt lại phía sau.
어떤 면에서 공예는 트렌드에서 자유롭다고도 할 수 있다. 공예는 최신 트렌드를 좇다가 지친 사람들을 포용하고, 진정성에 대해 질문하는 사람들의 커뮤니티를 만들어 내기 때문이다. 공예는 사회적 경쟁에서 벗어나 자신이 진짜 원하는 것을 찾아가는 이들을 위해 존재한다.
Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói thủ công mỹ nghệ không phụ thuộc vào các trào lưu, xu thế. Đó là bởi lĩnh vực thủ công mỹ nghệ thường đón nhận những người đã quá mệt mỏi với việc chạy theo các xu hướng thời thượng, từ đó tạo thành một cộng đồng những nghệ sĩ trăn trở về sự chân thành trong sáng tạo. Thủ công mỹ nghệ tồn tại chính là dành cho những người muốn thoát khỏi sự cạnh tranh xã hội, đi tìm điều bản thân thực sự mong cầu.
공예의 사회적 역할은 무엇일까? - Vai trò xã hội của thủ công mỹ nghệ là gì?
사람들은 일상에서 사용하는 제품들이 어떤 과정을 거쳐 만들어졌는지 잘 알지 못한다. 재료는 무엇이고, 누가 만들었고, 어떻게 자신들이 그것을 사용하게 되었는지 말이다. 그리고 제품을 사용하고는 버린다. 그것이 재활용되는지 쓰레기가 되는지 모르는 채로. 하지만 공예는 모든 과정을 알 수 있으며, 사람들이 지속가능성에 대해 생각하도록 장려한다.
Mọi người thường không biết quá trình tạo ra các sản phẩm dùng trong đời sống thường ngày như nguyên vật liệu là gì? Ai đã tạo ra chúng? Và làm thế nào họ lại sử dụng những đồ dùng này? Họ sử dụng rồi vứt bỏ mà không hề biết liệu nó có thể được tái chế hay trở thành rác thải. Tuy nhiên, chúng ta biết được tất cả quá trình chế tác của ngành nghề thủ công và chúng khuyến khích suy nghĩ về tính bền vững.
공예가 사회적 이슈를 해결할 수 있는가? - Thủ công mỹ nghệ có thể giải quyết vấn đề xã hội hay không?
공예가 모든 문제를 해결할 수는 없지만, 사회적 담론을 조성한다는 사실은 매우 중요하다. 나는 디자인이란 사회를 비판적으로 조명하는 것이라고 정의한다. 그리고 합리적이고 예술적인 답을 끊임없이 제공하려고 시도한다.
Thủ công mỹ nghệ không thể giải quyết tất cả vấn đề, nhưng điều quan trọng là tạo lập những đối thoại mang tính xã hội. Với tôi, thiết kế chính là việc làm rõ các vấn đề xã hội với tư duy phản biện và không ngừng thử nghiệm để đưa ra câu trả lời phù hợp và mang tính nghệ thuật.
최근에 교토에 휴가를 갔는데, 역사적 서사를 무시하고 미래에만 초점을 맞추는 것이 얼마나 위험한 일인지 새삼 깨달았다. 교토는 자신의 역사를 현재와 연결하는 도시다. 그래서 무언가 새로운 것이 만들어질 때 타임라인이 잘 연결되어 있다. 합리적인 근거가 뒷받침된다는 얘기다. 디자인은 이처럼 역사적 관점에서 봐야 한다.
Gần đây, tôi có chuyến nghỉ phép đến Kyoto và nhận ra thật nguy hiểm nếu ta phớt lờ sử sách và chỉ tập trung vào tương lai. Kyoto là thành phố đan kết tốt lịch sử và hiện tại. Vì vậy, khi điều gì mới được tạo ra, nó có sự đan kết hợp lý về dòng chảy thời gian. Điều này có nghĩa căn cứ hợp lý đã trở thành cơ sở vững chắc cho sự đan kết này. Thiết kế cũng cần được nhìn nhận trên quan điểm lịch sử như trên.
공예도 마찬가지다. 다음 세대에게 바통을 잘 넘겨줘야 한다. 공예가 문제를 해결할 수 있냐고? 물론이다. 그럴 수 있다. 하지만 대중들이 공예를 얼마나 향유하느냐에 달려 있다. Thủ công mỹ nghệ cũng thế. Chúng ta truyền lại cho thế hệ sau một cách bài bản. Ai đó hỏi thủ công mỹ nghệ có thể giải quyết vấn đề được không? Câu trả lời là đương nhiên. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào việc công chúng thưởng thức thủ công mỹ nghệ đến mức nào.
당신에게는‘한국의 미’가 왜 중요한가? - Tại sao “vẻ đẹp Hàn Quốc” lại quan trọng đối với anh?
내가 말하는 ‘한국의 미’는 우리의 전통을 의미한다. 우리 사회가 잊어버렸거나 제대로 알지 못하는 것들이 있다. 나는 시간이 걸릴지라도 전통의 가치를 다시 되새기길 원한다. 전통적인 것들에는 긍정적인 영향을 끼치는 어떤 아름다움이 있다. 역사를 공부하고, 전통적인 면모를 보존하는 것이 더 나은 미래를 창조하는 데 영감을 준다.
“Nét đẹp Hàn Quốc” mà tôi đề cập chính là truyền thống của Hàn Quốc. Có những điều xã hội vô tình lãng quên hoặc hiểu chưa đúng. Tôi luôn muốn tái hiện lại những giá trị truyền thống dù đó là việc cần nhiều thời gian. Truyền thống luôn chứa đựng điều đẹp đẽ, mang lại giá trị tích cực. Việc nghiên cứu lịch sử và bảo tồn diện mạo truyền thống sẽ đem lại cảm hứng để ta tạo dựng nên một tương lai tốt hơn.
한국의 공예는 어디를 향하고 있는가? - Theo anh, ngành thủ công mỹ nghệ của Hàn Quốc đang hướng đến đâu?
전망이 아주 밝다. 우리 조상들이 공예와 관련해 뛰어난 기술을 아주 많이 물려주었고, 많은 젊은 공예가들이 그것을 잘 계승하고 있다. 나는 공예가들과 함께 일할 기회가 많은데, 그들이 자신의 일에 자긍심을 갖고 있다는 걸 알게 됐다. 우리 사회가 열린 마음과 애정으로 공예를 받아들인다면 일상생활에서 그것의 가치를 잘 누릴 수 있을 것이다.
Triển vọng của ngành rất khả quan. Tổ tiên chúng ta đã truyền lại rất nhiều kĩ thuật chế tác đồ thủ công ưu việt, các nghệ nhân trẻ cũng đang kế thừa rất bài bản những kĩ thuật này. Tôi có nhiều cơ hội làm việc với nghệ nhân trẻ và biết được họ có sự tự hào nhất định với công việc mình đang làm. Nếu xã hội đón nhận thủ công mỹ nghệ một cách cởi mở, chúng ta có thể tận hưởng những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại trong cuộc sống thường ngày.
어떤 방식으로 공예를 향유하면 좋을까? - Chúng ta nên thưởng thức thủ công mỹ nghệ bằng cách nào?
사람들이 공예를 어렵게 생각하고 거리감을 느끼는 여러 가지 이유가 있는데, 그중 하나가 가격인 것 같다. 하지만 사실 대부분의 공예 작품들이 생각보다 비싸지 않다. 일반적인 제조품과 비슷한 정도다. 하지만 사람들이 주저하고 머뭇거리기 때문에 그 사실을 알지 못한다. 얼마인지 물어보고 공산품과 비교해 보면, 공예품이 가격에 비해 훨씬 높은 가치를 갖고 있다는 걸 알고 놀라게 될 거다. 그것들은 오래 사용할수록 더 아름다워지기 때문이다.
Có nhiều lý do khiến người ta cảm thấy thủ công mỹ nghệ khó và không dễ gần gũi. Một trong số đó có thể là vấn đề giá cả. Nhưng thực tế, đa phần các món đồ thủ công mỹ nghệ không quá đắt đỏ. Giá cả của nó cũng ở mức tương tự sản phẩm thông thường. Nhưng mọi người thường không nhận ra điều này do tâm lý e dè trước các món đồ thủ công mỹ nghệ. Nếu hỏi và so sánh giá với các sản phẩm công nghiệp, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao hơn rất nhiều so với giá tiền. Lý do là vì càng sử dụng chúng càng đẹp hơn.
2022년 공예트렌드페어의 주제를 설명해 달라? - Anh có thể giới thiệu thêm về chủ đề của Hội chợ Xu hướng thủ công mỹ nghệ 2022 không?
나는 공예가 일시적 이벤트로 끝나서는 안 된다고 생각한다. 예를 들어 로에베 재단 공예상을 수상했다면 그것에 멈춰서는 안 된다. 우리 공예 작품들이 국제적인 인정을 받고 있다는 사실은 기쁘지만, 그보다 우리의 일상에 공예품이 필요하다는 사실을 먼저 이해할 필요가 있다. 그렇지 않다면 수상의 영광과 기쁨은 빠르게 과거에 묻혀 버릴 것이다. 그래서 나는 지난 공예트렌드페어에서 현대인의 삶에 공예가 필요한 이유에 초점을 맞췄다.
Tôi cho rằng thủ công mỹ nghệ không nên dừng lại là những sự kiện mang tính nhất thời. Ví dụ, nếu ai đó đạt giải tại Giải thưởng Thủ công mỹ nghệ của Quỹ Loewe, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc thông tin. Nhận được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế là điều đáng mừng đối với thủ công mỹ nghệ Hàn Quốc, nhưng trước hết mọi người cần hiểu những sản phẩm này thực sự cần thiết trong đời sống hằng ngày. Nếu không, niềm vinh dự và niềm vui đạt giải sẽ nhanh chóng bị chôn vùi vào dĩ vãng. Do đó, trong sự kiện vừa qua, tôi đặt trọng tâm vào việc lý giải vì sao đồ thủ công mỹ nghệ cần thiết trong đời sống hiện đại.
지난 공예트렌드페어에서 특별히 눈에 띄는 작가들은 누구였나? Ai là những nghệ nhân đặc biệt nổi bật tại Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghệ vừa qua?
2022년 6~7월, 서울 성북동에 위치한 엘케이트(Lkate) 갤러리에서 열린< 마음의 연못, 심연(心淵) > 전에 출품한 김덕호(Kim Deok-ho, 金德鎬), 이인화(Lee Inh-wa, 李仁和) 부부 도예가의 작품< 수집(Collect) > . 양태오 대표는 전통적 요소에서 영감을 잘 끌어내는 공예가들로 이들을 꼽았다. “Collect” các tác phẩm của nghệ nhân gốm sứ Kim Deok-ho và vợ ông, Lee In-hwa, trong triển lãm “The Mind Pond,” được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2022 tại Phòng trưng bày Lkate ở Seongbuk-dong, Seoul. Teo Yang ca ngợi cách bộ đôi lấy cảm hứng từ các yếu tố truyền thống. ⓒ 김덕호, 이인화
아주 많은 사람들이 참가 신청을 했기 때문에 선정 과정을 한 번 더 거쳐야 했다. 매우 어려운 일이었다. 어떤 이들은 “또 이 사람이야?”라고 생각할지도 모른다. 하지만 공예계에도 스타가 있어야 한다. 그리고 우리는 가능하면 최대한 그들을 지원할 필요가 있다. 그래야 더 많은 사람들이 공예에 관심을 두고, 더 알고 싶어 하게 될 테니까. 예를 들어 김덕호(金德鎬), 이인화(李仁和) 같은 분들이 좀 더 널리 알려져야 할 작가들이다. 그들의 작품은 탁월함 그 이상이다. 물론 이들 외에 다른 공예가들의 작품도 소중하다.
Do rất nhiều lượt đăng ký tham gia nên chắc phải tuyển chọn thêm một lần nữa. Việc chọn ra người xuất sắc nhất thật không dễ dàng. Có thể có người sẽ nghĩ “Lại người này nữa à?”. Nhưng giới thủ công mỹ nghệ cũng cần có ngôi sao. Và chúng ta cần hỗ trợ họ tối đa. Có như vậy, nhiều người mới quan tâm và muốn tìm hiểu về thủ công mỹ nghệ. Đơn cử như nghệ nhân như Kim Deok-ho và Lee In-hwa là những nghệ nhân cần được giới thiệu rộng rãi hơn. Tác phẩm của họ trên cả mức xuất sắc. Dĩ nhiên, ngoài hai nghệ sĩ này, tác phẩm của các nghệ sĩ khác cũng rất đáng trân trọng.
기억에 남는 프로젝트가 있다면? - Dự án đáng nhớ nhất của anh là gì?
지난 공예트렌드페어에서 김덕호, 이인화 작가와 함께 작업했다. 그리고 최근에는 블루보틀 명동점도 그들과 함께 작업했다. 두 작가는 도자기를 사용해서 문패와 사이니지(signage)를 디자인했다. 나는 앞으로도 공예가들과 계속 협업할 계획이고, 조만간 출시를 앞둔 상품도 있다.
Tại Hội chợ Xu hướng Thủ công mỹ nghệ vừa qua, tôi đã làm việc với nghệ nhân Kim Deok-ho và Lee In-hwa. Gần đây, tôi cũng cùng hợp tác với họ trong dự án “Blue Bottle” chi nhánh Myeong dong. Hai nghệ nhân đã sử dụng gốm sứ để thiết kế bảng tên và bảng chỉ dẫn. Trong tương lai, tôi có kế hoạch sẽ tiếp tục hợp tác với các nghệ nhân và sớm ra mắt một vài sản phẩm.
디자이너로서 나는 더 많은 공예가들을 소개하고, 협업을 통해 그들이 작업 세계를 확장할 수 있도록 돕는 게 정말 중요하다고 생각한다. 이것이 블루보틀 프로젝트를 진행하면서 즐거웠던 이유다. Là một nhà thiết kế, tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là phải giới thiệu nhiều nghệ nhân hơn nữa và tạo điều kiện cho họ cộng tác cùng các tổ chức, cá nhân khác. Đây chính là lý do tại sao tôi rất vui vẻ triển khai dự án “Blue Bottle”.
신민희(Shin Min-hee, 申旼熹) 코리아중앙데일리 기자
Shin Min-hee, Phóng viên Nhật báo Korea JoongAng
0 Comment: