February 22, 2025

플라스틱 베이커리: 지구가 좋아하는 제빵소 - Hiệu bánh xanh: Plastic bakery

Bài viết liên quan

특별한 제빵소가 있다. 빵틀, 오븐 등 일반 제빵소와 사용하는 기구는 같지만 이곳에서는 밀가루 대신 플라스틱 병뚜껑으로 빵을 만든다. 버려진 플라스틱은 타르트가 되고, 카눌레도 된다. 사람이 먹을 순 없지만, 쓰레기가 새로운 쓸모를 가진 물건으로 탄생하는 순간이다. 지구가 건강해지는 제빵소 플라스틱 베이커리(廢高分子 製菓店 Plastic bakery)를 소개한다.

Có một tiệm bánh vô cùng đặc biệt. Mặc dù vẫn dùng những dụng cụ như khuôn và lò nướng giống như các tiệm bánh thông thường, nhưng nơi đây, bánh được làm ra từ nắp chai nhựa thay vì bột mì. Nhựa phế thải nay trở thành những chiếc bánh tart hay canelé. Tuy không thể ăn, nhưng đó là khoảnh khắc rác thải được tái sinh thành những đồ vật mới có ích. Bài viết này giới thiệu tiệm bánh nhựa (Plastic Bakery), nơi làm cho trái đất trở nên khỏe mạnh hơn.

 고순도 플레이크를 활용해 와플, 카눌레, 타르트 같은 다양한 형태로 만든 상품은 인센스, 화분, 트레이 등의 인테리어 소품으로 활용할 수 있다. Sản phẩm được làm từ các mảnh nhựa có độ tinh khiết cao, với nhiều kiểu dáng đa dạng như bánh waffle, canelé, tart, được sử dụng làm các món đồ trang trí nội thất như đế cắm nhang, chậu hoa, khay đựng. ⓒ Plastic Bakery - 플라스틱 베이커리

플라스틱(Plastic)이라는 단어는 ‘플라스티코스(Plastikos)’라는 그리스어에서 유래했다. ‘원하는 모양으로 가공할 수 있는’이라는 뜻이다. 실제로 플라스틱으로 만들지 못하는 것은 없어 보인다. 주변을 둘러보라. 텀블러, 의자처럼 눈에 보이는 물건 뿐만 아니라 스마트폰, 자동차 내부처럼 눈에 보이지 않는 곳까지 어디든 플라스틱이 있다.

Từ “plastic” (nhựa) có nguồn gốc từ “plastikos” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là “có thể tạo thành mọi hình dạng mong muốn”. Trên thực tế, dường như không có gì không thể làm từ nhựa. Nhựa hiện diện khắp nơi xung quanh chúng ta, từ những vật dụng quen thuộc hàng ngày như bình giữ nhiệt, những chiếc ghế, cho đến những thứ không thể thấy được như linh kiện bên trong chiếc điện thoại thông minh hay xe hơi.

플라스틱으로 굽는 빵 - Bánh mì nướng từ nhựa

1907년 리오 베이클랜드(Leo Baekeland 1863~1944)가 플라스틱을 발명한 이후 1920년대 들어 합성 플라스틱을 본격 응용한 다양한 제품이 개발되기 시작했다. 그로부터 100여 년이 지난 지금, 플리스틱 베이커리가 문을 열었다. 플라스틱 베이커리는 폐플라스틱 병뚜껑을 빵 모양의 소품으로 재탄생시키는 기업이다. 베이커리라는 사명처럼, 이곳에서는 빵을 굽듯 플라스틱을 굽는다. 100% 수제다. 사람이 직접 분쇄된 플라스틱을 계량하고, 일정 시간 굽거나 틀에 찍어낸다. 공정을 거친 폐플라스틱은 독특한 무늬의 빵으로 재탄생한다.

Năm 1907, Leo Baekeland (1863-1944) phát minh ra nhựa, sau đó, vào những năm 1920, các sản phẩm ứng dụng từ nhựa tổng hợp bắt đầu phát triển đa dạng. Sau hơn 100 năm, đến nay tiệm bánh Plastic Bakery được thành lập. Plastic Bakery là một công ty chuyên tái chế những chiếc nắp chai nhựa bỏ đi thành những món đồ trang trí nhỏ có hình ổ bánh mì. Giống như tên gọi “tiệm bánh”, ở đây nhựa được nướng như cách người ta nướng bánh. Sản phẩm được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Người ta trực tiếp cân đo lượng nhựa đã được nghiền nát, sau đó nướng hoặc ép vào khuôn trong một khoảng thời gian nhất định. Qua các công đoạn này, rác thải nhựa được tái chế thành những chiếc bánh với họa tiết độc đáo.

플라스틱 베이커리가 버려진 플라스틱 병뚜껑으로 빵을 굽게 된 까닭은 무엇일까? 플라스틱 베이커리 박형호 대표(朴亨鎬 Park Hyong-ho)는 요리사도 미술 전공자도 아니다. 그는 대학에서 전기를 전공했지만, 대학원에서 스마트디자인엔지니어링을 공부하면서 지속 가능한 발전에도 관심을 두기 시작했다.

Do đâu mà Plastic Bakery lại có ý tưởng nướng bánh từ nắp chai nhựa bỏ đi? Giám đốc của Plastic Bakery, ông Park Hyong-ho không phải là đầu bếp hay là người theo chuyên ngành mỹ thuật. Ông học cử nhân điện, nhưng trong quá trình học cao học môn Kỹ thuật Thiết kế Thông minh (Smart Design Engineering), ông bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững.

“대학원생 시절, 홍콩과학기술대학교와 홍익대학교 국제디자인전문대학원이 공동주최하는 순환경제디자인워크숍(Circular economy design workshop)에 참가했습니다. 홍콩에서 열린 그 워크숍에서 자원 순환이 전세계적으로 얼마나 중요한 이슈인지 알게 되었죠. 특히 플라스틱을 재활용해 가치 있는 자원으로 만드는 ‘프레셔스 플라스틱(Precious Plastic)’ 프로젝트에 크게 감명받았습니다. 이후 한국에서 자원 순환 프로젝트를 계획해 실천해 봐야겠다고 결심했죠.”

“Trong thời gian học cao học, tôi đã tham gia workshop Thiết kế Kinh tế Tuần hoàn (Circular Economy Design Workshop) do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) và Viện Đào tạo Sau đại học về Thiết kế Quốc tế, Trường Đại học Hongik đồng tổ chức. Tại workshop diễn ra ở Hồng Kông, tôi nhận ra việc tuần hoàn tài nguyên (hay tái chế tài nguyên – chú thích của người dịch) là vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu. Đặc biệt, tôi ấn tượng sâu sắc với dự án Nhựa Quý giá (Precious Plastic), giúp tái chế nhựa để biến chúng thành những tài nguyên có giá trị. Sau đó, tôi quyết tâm thử lên kế hoạch và thực hiện một dự án tái chế tài nguyên tại Hàn Quốc.”

박 대표는 귀국 후 본격적으로 친환경 사업을 구상하기 시작했다. 전에 없던 새로운 형태의 프로젝트를 기획하고자 고심하던 어느 날, 그의 눈에 빵틀이 보였다. 당시 플라스틱 베이커리 사무실은 서울 중구 을지로의 방산종합시장 근처에 있었다. 방산종합시장은 각종 산업 부자재와 포장 용품 등을 판매하는 종합시장으로, 제빵 기구를 전문으로 취급하는 골목이 형성되어 있다. 그곳에서 제빵 도구를 본 박형호 대표는 플라스틱을 빵처럼 굽는다면, 뭔가 재미있는 작품이 나올 것 같다고 생각했다. 그것이 플라스틱 베이커리의 시작이었다.

Sau khi về nước, Giám đốc Park bắt đầu cân nhắc nghiêm túc việc phát triển một dự án thân thiện với môi trường. Một ngày nọ, khi đang loay hoay tìm kiếm ý tưởng cho một loại hình dự án mới lạ, tình cờ ông nhìn thấy những chiếc khuôn bánh mì. Văn phòng công ty Plastic Bakery khi ấy nằm gần chợ tổng hợp Bangsan, đường Eulji-ro, quận Jung-gu, thành phố Seoul. Chợ tổng hợp Bangsan là nơi chuyên bán các loại nguyên phụ liệu công nghiệp và bao bì, trong đó có một con phố chuyên cung cấp dụng cụ làm bánh. Khi nhìn thấy những vật dụng đó, Giám đốc Park đã nảy ra ý tưởng: nếu nướng nhựa như nướng những chiếc bánh mì có lẽ sẽ tạo ra những sản phẩm thú vị. Đó chính là khởi nguồn của Plastic Bakery.

플라스틱 베이커리만의 도전과 협업 - Thử thách và cơ hội hợp tác của Plastic Bakery

박형호 대표는 와플기기, 오븐 등을 이용해 플라스틱을 굽고 또 구웠다. 플라스틱에 열과 압력을 가하니 쉽게 변형됐다. 그러나 최적의 온도와 압력, 시간을 찾기란 쉽지 않았다. 온도가 너무 높으면 표면에 구멍이 생기고, 너무 낮으면 원하는 모양을 만들기 어려웠다. 그는 수백 번의 시행착오를 거쳐 플라스틱의 색, 물성에 꼭 맞는 최적의 온도와 압력, 시간을 찾았다. 금형의 파트 별 온도를 달리 조절하는 것도 플라스틱 베이커리만의 노하우다.

Giám đốc Park Hyong-ho đã sử dụng các thiết bị như lò nướng, máy làm bánh waffle để nướng nhựa hết lần này đến lần khác. Nhựa dễ bị biến dạng dưới tác động của nhiệt và áp suất. Tuy nhiên, việc tìm ra nhiệt độ, áp suất, và thời gian phù hợp nhất không phải là chuyện dễ dàng. Nếu nhiệt độ quá cao, bề mặt sẽ bị rỗ, còn nếu nhiệt độ thấp khó tạo hình theo hình dáng mong muốn. Qua hàng trăm lần thử đi thử lại thất bại, ông mới tìm ra nhiệt độ, áp suất và thời gian tối ưu cho từng loại nhựa với màu sắc và tính chất khác nhau. Việc điều chỉnh nhiệt độ khác nhau cho từng phần của khuôn bánh cũng là một bí quyết riêng của Plastic Bakery.

재료는 플라스틱 병뚜껑을 이용했다. 비교적 활발하게 재활용되는 투명 페트병과 달리 병뚜껑은 작고 따로 분리수거하기 힘들다는 이유로 재활용되지 못하고 있었기 때문이다. 박형호 대표와 팀원들도 처음에는 인근 주택단지 분리수거장에 쪼그려 앉아 일일이 병뚜껑을 회수해 사용했다. 그러다 2023년부터는 춘천지역자활센터에서 병뚜껑을 직접 모아 씻어 말린 후 분쇄 플레이크 형태로 제공해 주고 있다.

Nguyên liệu sử dụng là nắp chai nhựa. Khác với chai PET trong suốt vốn là loại nhựa được tái chế khá phổ biến, nắp chai vừa nhỏ vừa khó thu gom riêng nên khó tái chế. Ban đầu, Giám đốc Park và các thành viên trong đội của ông phải ngồi xổm phân loại rác gần các khu dân cư để thu thập từng chiếc nắp chai. Tuy nhiên, từ năm 2023, Trung tâm Hỗ trợ Tự lực Chuncheon đã bắt đầu trực tiếp thu thập, rửa sạch, phơi khô và cung cấp những nắp chai đã được nghiền thành dạng mảnh nhỏ để thuận tiện cho việc tái chế.

플라스틱 베이커리는 다양한 브랜드와 협업을 통해 실용성과 심미성에 재활용이라는 의미까지 더해 지속가능한 내일을 만들어가고 있다. Plastic Bakery đang tạo ra một tương lai bền vững bằng cách kết hợp tính ứng dụng, thẩm mỹ và ý nghĩa của việc tái chế nguyên liệu thông qua việc hợp tác với nhiều thương hiệu khác nhau. ⓒ Plastic Bakery - 플라스틱 베이커리
플라스틱 베이커리는 다양한 브랜드와 협업을 통해 실용성과 심미성에 재활용이라는 의미까지 더해 지속가능한 내일을 만들어가고 있다. Plastic Bakery đang tạo ra một tương lai bền vững bằng cách kết hợp tính ứng dụng, thẩm mỹ và ý nghĩa của việc tái chế nguyên liệu thông qua việc hợp tác với nhiều thương hiệu khác nhau. ⓒ Plastic Bakery - 플라스틱 베이커리

플라스틱 베이커리는 고순도 플레이크를 활용해 와플, 카눌레, 타르트 등 다양한 형태를 가진 상품을 만들어낸다. 이들은 인센스, 화분 등 인테리어 소품으로 새로운 기능을 얻었다. 플라스틱 베이커리의 아이디어와 상품의 가치는 유수의 기업에서 먼저 알아봤다. 글로벌 화장품 브랜드 록시땅은 플라스틱 베이커리와 협업해 자사의 공병 플레이크로 타르트 모양의 재활용 비누 받침대를 제작했다. 실용성과 심미성에 재활용이라는 의미까지 더해졌기 때문이다. 컴퓨터 주변기기 전문기업 로지텍은 플라스틱 베이커리의 카눌레 모양 연필꽂이와 조약돌 모양 명함 거치대를 자사 제품과 함께 패키지로 선보였다. 기아자동차와 LG생활건강, 러쉬 등도 플라스틱 베이커리와 협업했다. 제품 전시와 임직원 및 일반인 대상 워크숍에 대한 의뢰도 계속 이어지고 있다.

Plastic Bakery sử dụng nhựa tinh khiết cao để tạo ra các sản phẩm kiểu dáng đa dạng như bánh waffle, canelé và bánh tart. Những sản phẩm này trở thành vật dụng trang trí nội thất với những công năng mới như đồ cắm nhang hay chậu hoa. Ý tưởng và giá trị sản phẩm của Plastic Bakery đã được nhiều công ty danh tiếng biết đến. Thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu L'Occitane đã hợp tác với Plastic Bakery để sản xuất khay đựng xà phòng hình bánh tart tái chế từ các chai nhựa rỗng của họ. Sản phẩm này không chỉ có tính ứng dụng và thẩm mỹ, mà còn thêm ý nghĩa tái chế. Công ty chuyên sản xuất thiết bị ngoại vi máy tính Logitech cũng giới thiệu bộ sản phẩm bao gồm ống cắm bút chì hình bánh canelé và giá đựng danh thiếp hình đá cuội của Plastic Bakery. Các thương hiệu như Kia Motors, LG Household & Health Care, và Lush cũng là đối tác hợp tác với Plastic Bakery. Các đơn hàng cho triển lãm và các buổi workshop dành cho nhân viên và khách hàng vẫn tiếp tục tăng lên.

“좋은 뜻으로 사업을 시작했지만, ‘대중도 공감해 줄까?’, ‘잘 팔릴까?’ 하는 두려움이 있었어요. 이익이 남지 않는다면, 기업 운영을 이어갈 수도 없을 테니까요. 하지만 다행히 제품을 선보인 후 많은 기업에서 협업을 제안해 준 덕분에 플라스틱 베이커리만의 방향성을 찾을 수 있었습니다. 하나의 제품을 대량 생산하기보다는 플라스틱의 재활용 가능성을 보여줄 수 있는 시도를 계속 이어가고 있습니다.‘제품’과 ‘작품’의 경계에 있겠다는 선택이었죠. 이처럼 상업성을 인정받으려는 욕심을 버렸더니 다양한 분야에서 계속 도전할 수 있는 기회가 생겼어요.”

“Bắt đầu công việc kinh doanh từ một ý tưởng tốt đẹp, nhưng tôi không khỏi lo lắng liệu khách hàng có đón nhận và sản phẩm có tiêu thụ được hay không. Vì nếu không có lợi nhuận, chúng tôi cũng không thể duy trì dự án này. Tuy nhiên, sau khi sản phẩm ra mắt, may mắn thay, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị hợp tác với chúng tôi. Nhờ đó, Plastic Bakery đã tìm được đường hướng hoạt động riêng. Thay vì sản xuất hàng loạt một mẫu sản phẩm duy nhất, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm để chứng minh khả năng tái chế của nhựa. Đó là sự lựa chọn giữa ranh giới “sản phẩm” và “tác phẩm”. Chính vì từ bỏ tham vọng được công nhận về mặt thương mại như vậy, tôi có thêm nhiều cơ hội để thử thách bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau.”

현재 플라스틱 베이커리에서는 기존 빵 모양 소품에 3D 펜으로 그림을 그리거나 글씨를 써넣어 세상에 단 하나뿐인 상품으로 만들기도 한다. 이때 활용되는 필라멘트 또한 플라스틱을 재활용해 만든다. 최근에는 플라스틱 병뚜껑을 충전재로 쓴 빈 백(Bean Bag)도 선보였다. 또 재활용 제품을 활용한 공간 디자인도 선보인다.

Hiện nay, Plastic Bakery còn tạo ra những sản phẩm có một không hai bằng cách dùng bút 3D vẽ hoặc viết lên các sản phẩm trang trí hình bánh mì. Sợi nhựa (filament) được sử dụng trong quá trình này cũng được làm từ nhựa tái chế. Gần đây, công ty cũng ra mắt sản phẩm ghế lười (bean bag) sử dụng nhựa tái chế từ nắp chai làm chất độn. Bên cạnh đó, họ còn trình làng các thiết kế không gian sử dụng sản phẩm tái chế.

플라스틱이 가진 가능성을 지속 가능성으로 - Từ tính năng căn bản đến khả năng phát triển bền vững của nhựa

플라스틱 베이커리에게 플라스틱이란 ‘가능성’의 또 다른 말이다. 무엇이든 될 수 있었던 플라스틱은 이곳에서 무엇으로든 재탄생한다. 자연 분해되기 어렵다는 플라스틱의 단점이 오히려 기회로 받아들여지는 것이다. 플라스틱이 가져올 미래를 불안해하는 사람들에게도 박형호 대표는 ‘희망’을 이야기한다.

Đối với Plastic Bakery, nhựa là một cách diễn đạt khác của “khả năng”. Từ một thứ có biến thành bất kỳ đồ vật gì, chính tại nơi đây, nhựa có thể được tái sinh thành mọi thứ. Nhược điểm khó phân hủy trong tự nhiên của nhựa nay lại được nhìn nhận như một cơ hội. Giám đốc Park Hyong-ho chia sẻ “hy vọng” này với những ai đang lo ngại về tương lai mà nhựa mang lại.

플라스틱을 오븐에 구워 만드는 카눌레, 타르트, 와플 등은 상품별로 굽는 시간과 온도가 다르다. Mỗi loại bánh như canelé, tart, waffle được làm từ nhựa có thời gian và nhiệt độ nướng khác nhau. ⓒ Plastic Bakery - 플라스틱 베이커리
플라스틱을 오븐에 구워 만드는 카눌레, 타르트, 와플 등은 상품별로 굽는 시간과 온도가 다르다. Mỗi loại bánh như canelé, tart, waffle được làm từ nhựa có thời gian và nhiệt độ nướng khác nhau. ⓒ Plastic Bakery - 플라스틱 베이커리

“플라스틱은 우리 삶의 질을 획기적으로 높여 주었습니다. 인간뿐만이 아닙니다. 무수히 많은 생물에게 긍정적인 영향을 끼쳤죠. 플라스틱이 상아의 대체제로 쓰이면서 코끼리의 멸종을 막았고, 목재 사용을 줄여 아마존 원시림 파괴 속도를 늦췄으니까요. 하지만 지금 우리는 플라스틱 ‘덕분에’가 아닌 ‘때문에’ 우리 삶이 달라졌다고 말합니다. 플라스틱이 인류의 멸망을 부추길 것처럼 여기죠. 플라스틱의 부정적인 면을 강조하면 당장 사람들에게 자극을 줄 수는 있지만 피로감이 쌓이고, 지속 가능한 프로젝트가 지속성을 잃게 됩니다. 그러니 플라스틱이 불러온 긍정적인 효과와 역사를 인정하는 것부터 시작하면 좋겠어요. 그걸 인정해야만 플라스틱과 공생할 수 있습니다. 더 해야 할 일이 있다면, 자연 순환이 어려운 플라스틱의 단점을 보완하는 것입니다. 환경 문제를 감정적으로 바라보고 대응할 것이 아니라 ‘어떻게 쓸 것인가?’, 또 ‘어떻게 다시 쓸 것인가?’ 고민해 보면 좋겠습니다.”

“Nhựa nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta một cách đáng kể. Nhựa không chỉ tác động tích cực đến con người mà còn đến vô số loài sinh vật khác. Được sử dụng thay thế ngà voi, nhựa giúp ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài voi, hay dùng nhựa giúp giảm sử dụng gỗ, qua đó cũng làm giảm tốc độ phá hủy rừng nguyên sinh Amazon. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta lại nói rằng cuộc sống của chúng ta thay đổi “tại vì” nhựa mà không phải là “nhờ vào” nhựa. Hay nói cách khác, người ta nghĩ rằng nhựa sẽ dẫn đến sự diệt vong của nhân loại. Nếu nhấn mạnh mặt tiêu cực của nhựa sẽ dễ thu hút sự chú ý của nhiều người, nhưng việc này dần dà gây cảm giác mệt mỏi, các dự án phát triển bền vững do đó cũng dần mất đi tính ổn định. Vì vậy, tôi cho rằng tốt hơn chúng ta nên bắt đầu từ việc ghi nhận những tác động tích cực và lịch sử mà nhựa mang lại. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể cùng tồn tại với nhựa. Điều chúng ta cần là khắc phục nhược điểm khó luân chuyển tuần hoàn trong tự nhiên của nhựa. Do đó, thay vì nhận thức một cách cảm tính và đối phó với vấn đề môi trường, chúng ta nên cùng nhau suy nghĩ tìm ra “cách để sử dụng”, hay “làm thế nào để tái sử dụng” sẽ tốt hơn.”

박형호 대표는 지속 가능성을 염두에 두고 활동하는 작가와 기업에 “충분한 고민과 연구를 거치라”라고 조언한다. 충분히 연구하지 않고 만든 물건은 오히려 새로운 쓰레기가 될 수 있기 때문이다. 박 대표 역시 기존의 제빵 기법을 개선하는 동시에 새로운 형식의 자원 순환 방법을 발굴하고자 계속 노력할 계획이다.

Giám đốc Park Hyong-ho khuyên các nhà phát minh và doanh nghiệp đang hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững rằng: “Hãy cân nhắc và nghiên cứu một cách thấu đáo”. Vì nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, sản phẩm tạo ra có thể trở thành rác thải mới. Giám đốc Park có kế hoạch tiếp tục nỗ lực cải tiến các kỹ thuật làm bánh hiện tại, đồng thời tìm ra những phương pháp tái chế tài nguyên mới.

“노 플라스틱 선데이(No plastic sunday), 우쥬러브(Would you love), 로우리트(Low-lit) 등 자원 순환에 관심을 두고, 각자의 영역에서 괄목할 성과를 내는 기업이 점점 많아지고 있습니다. 플라스틱 베이커리도 브랜드로서 가치와 인지도를 높여 플라스틱의 순환 가능성을 더 많은 사람이 공감할 수 있도록 하겠습니다.”

“Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc tái chế tài nguyên và đạt được những thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực này như NoPlasticSunday, Would You Love, LOWLIT COLLECTIVE, v.v.. Cùng với nỗ lực nâng cao giá trị và nhận diện thương hiệu của mình, Plastic Bakery hy vọng nhiều người sẽ nhận ra khả năng tái chế của nhựa.”

가능과 불가능을 결정짓는 것은 인간의 선택이다. 플라스틱 베이커리는 ‘가능’을 선택한다. 플라스틱과 지구의 지속 가능성을 말이다. 그 선택은 분명 플라스틱에 제2의 전성기를 가져다줄 것이다.

Có thể hay không thể là do con người lựa chọn. Plastic Bakery chọn “có thể”. Hay nói chính xác hơn là chọn “khả năng” phát triển bền vững của nhựa và hành tinh trái đất. Sự lựa chọn đó chắc chắn sẽ hứa hẹn một thời kỳ hoàng kim thứ hai của nhựa trong tương lai.

이성미(李成美, Lee Seongmi) 작가
Lee Seong-mi – Nhà văn
Dịch. Mai Kim Chi, Mai Xuân Huyên


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: