지난해 세계적 화제를 모았던 넷플릭스 오리지널 시리즈 <오징어 게임(Squid Game)>은 생존 경쟁의 잔혹한 처절함이 동화 같은 비주얼을 배경으로 부각되어 시선을 끌었다. 이 독특한 공간 디자인을 만들어 낸 채경선(Chae Kyoung-sun 蔡炅宣) 미술 감독을 그의 다음 작품 촬영지인 경기도 고양시 아쿠아특수촬영 스튜디오에서 만났다.
Với bối cảnh tựa như truyện thiếu nhi, loạt phim gốc của Netflix gây sốt toàn cầu vào năm ngoái “Trò chơi con mực” (Squid Game) đã làm nổi bật sự kinh hoàng, tàn khốc của cuộc đấu tranh sinh tồn, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Tôi đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với giám đốc nghệ thuật Chae Kyoung-sun, tác giả của những không gian đặc sắc trong loạt phim đình đám này tại xưởng phim Aqua Special Effect, thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi - nơi tác phẩm tiếp theo của cô đang được sản xuất.
올 1월 <오징어 게임>의 극 중 1번 참가자, 일명 ‘깐부’를 연기한 배우 오영수(O Yeong-su 吳永洙)가 제79회 골든글로브 남우조연상을 수상했다. 이 시리즈는 작년 9월 개봉된 후 총 1억 4천 2백만 가구가 시청하며 연 46일 동안 넷플릭스 시청률 1위를 차지했고, 미국배우조합상(SAG)과 미국제작자조합상(PGA)의 주요 부문에도 후보로 올랐다. 이 드라마가 세계적 인기를 모은 비결에 대해 여러 분석이 나오고 있지만, 분명한 사실은 종전에 볼 수 없었던 초현실적 느낌의 스펙터클한 프로덕션 디자인이 큰 역할을 했다는 점이다.
Tháng 1 năm nay, nam diễn viên O Yeong-su, thủ vai người chơi số 1 hay còn gọi là “gganbu” (đồng đội) trong loạt phim “Trò chơi con mực” (Squid Game), đã giành được giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Quả cầu Vàng lần thứ 79. Sau khi công chiếu vào tháng 9 năm ngoái, loạt phim này đã thu hút đông đảo lượt xem từ 142 triệu gia đình, đứng đầu bảng xếp hạng theo dõi của Netflix trong 46 ngày liên tiếp và được đề cử ở những hạng mục quan trọng của Giải thưởng Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh Hoa Kỳ (SAG) và Giải thưởng Hiệp hội Nhà sản xuất Mỹ (PGA). Nhiều bài viết đã phân tích về bí quyết làm nên sự nổi tiếng toàn cầu của bộ phim truyền hình này nhưng có một sự thật hiển nhiên là quá trình thiết kế sản xuất đầy ấn tượng, mang lại cảm giác siêu thực - điều chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây - đóng vai trò vô cùng to lớn.
공간을 사실적으로 표현하는 게 관건인 대부분의 영화나 드라마와 달리 이 작품 속 공간은 현실과 판타지가 혼재된 구성이 강렬한 색조로 구현되어 있다. 그것이 캐릭터나 서사와 이질감 없이 조화를 이루며 극적 효과를 끌어올린다는 점에서 매우 인상적이다.
Khác với phần lớn các bộ phim điện ảnh và phim truyền hình luôn chú trọng thể hiện không gian một cách chân thực, không gian trong tác phẩm này là sự đan xen giữa hiện thực và kỳ ảo, được thể hiện qua những tông màu mạnh. Đây là điều vô cùng ấn tượng bởi lẽ nó không chỉ đạt được sự hài hòa tuyệt đối với nhân vật hay diễn biến câu chuyện mà còn tăng thêm hiệu quả kịch tích cho bộ phim.
이 시리즈의 채경선 미술 감독은 상명대 연극영화과에서 무대 미술을 전공한 뒤 2010년 다섯 커플의 사랑과 이별을 그린 김종관(Kim Jong-kwan 金宗寬) 감독의 영화 <조금만 더 가까이(Come, Closer)>로 데뷔했다. 다음 해 <도가니(Silenced)> 를 시작으로 <수상한 그녀(Miss Granny)>(2014)와 <남한산성(The Fortress)>(2017)에서 황동혁(Hwang Dong-hyuk 黄東赫) 감독과 미술 감독으로 협업을 계속했고, <오징어 게임>은 그와의 첫 드라마 시리즈 작품이었다. 그 밖에 <화이: 괴물을 삼킨 아이(Hwayi: A Monster Boy)>(장준환(Jang Joon-hwan 張駿桓) 감독, 2013), <상의원(The Royal Tailor)>(이원석(Lee Won-suk 李元錫) 감독, 2014), <엑시트(EXIT)>(이상근(Lee Sang-geun 李相槿) 감독, 2019) 등 여러 영화에 미술 감독으로 참여했다. 이처럼 소재도, 장르도, 호흡을 맞춘 감독도 제각각이지만 그의 작업이 이야기에 적합한 공간을 만들어 내 서사를 확장시켰다는 공통점을 찾을 수 있다.
Giám đốc nghệ thuật của loạt phim là cô Chae Kyung-sun, tốt nghiệp chuyên ngành nghệ thuật sân khấu, Khoa Sân khấu và Điện Ảnh, Trường Đại học Sangmyung. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 2010 với bộ phim “Gần hơn một chút” (Come, Closer) của đạo diễn Kim Jong-kwan, kể về câu chuyện tình yêu và ly biệt của năm cặp đôi. Trong những năm sau đó, cô tiếp tục hợp tác với tư cách giám đốc nghệ thuật với đạo diễn Hwang Dong-hyuk, đầu tiên là bộ phim “Sự im lặng” (Silenced, 2011), tiếp đó là “Ngoại già tuổi đôi mươi” (Miss Granny, 2014) và “Nam Hán Sơn Thành” (The Fortress, 2017). “Trò chơi con mực” là tác phẩm truyền hình dài tập đầu tiên của cô. Ngoài ra, cô cũng tham gia làm giám đốc nghệ thuật cho nhiều bộ phim khác như “Hwayi: Cậu bé quái vật” (Hwayi: A Monster Boy, đạo diễn Jang Joon-hwan, 2013), “Thợ may hoàng gia” (The Royal Tailor, đạo diễn Lee Won-suk, 2014), “Lối thoát trên không” (EXIT, đạo diễn Lee Sang-geun, 2019)… Các tác phẩm mà cô tham gia không chỉ đa dạng về chất liệu, thể loại mà cả cách thức đạo diễn cũng riêng biệt sao cho phù hợp với từng bộ phim; thế nhưng, có một điểm chung là cô luôn tạo ra không gian phù hợp với cốt truyện, từ đó mở rộng cách kể chuyện của phim.
채경선(Chae Kyoung-sun 蔡炅宣) 미술 감독이 차기작인 디즈니+ 오리지널 시리즈 <무빙(Moving)>의 세트가 지어지고 있는 경기도 고양시 아쿠아특수촬영 스튜디오에서 포즈를 취하고 있다. 지난해 넷플릭스 오리지널 시리즈 <오징어 게임(Squid Game)>의 미술 감독으로 시선을 끌었던 그는 넉넉한 재정 지원과 감독으로부터 부여받은 자유재량으로 작업할 수 있었던 것이 큰 행운이었다고 말한다. Giám đốc nghệ thuật Chae Kyoung-sun tạo dáng trước ống kính tại xưởng phim Aqua Special Effect, thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi - nơi trường quay loạt phim gốc tiếp theo của Disney+ mang tên “Moving” đang được xây dựng. Thu hút sự chú ý của công chúng với tư cách giám đốc nghệ thuật trong loạt phim gốc “Trò chơi con mực” của Netflix vào năm ngoái, cô cho biết bản thân cảm thấy vô cùng may mắn khi nhận được sự hỗ trợ tài chính hào phóng và được đạo diễn cho phép tự do quyết định.
<오징어 게임>은 사실적인 공간을 구현해 왔던 황동혁 감독의 전작들과 큰 차이가 있다. 당신에게도 매우 도전적인 작업이었을 것 같다. So với các tác phẩm trước đây của đạo diễn Hwang Dong-hyuk thường xây dựng không gian mang tính thực tế, “Trò chơi con mực” là bộ phim có sự khác biệt rất lớn. Chắc hẳn đây là một trải nghiệm đầy thử thách đối với cô đúng không?
현실적인 공간이 아니어서 프로덕션 디자인에 대한 관객의 호불호가 크게 갈릴 거라고 예상했다. 부정적인 의견도 많을 듯해 마음의 준비를 해야겠다고 생각했는데, 다행히 많은 사람들이 긍정적 반응을 보여 줬다. 미술 감독이 새로운 시도를 할 수 있는 기회를 잡는 건 흔치 않은 일이다. 세트 제작비를 넉넉하게 지원받은 덕분에 머릿속에서 구상했던 그림들을 표현할 수 있었다. 이 작품을 만난 것 자체가 큰 행운이었다.
Vì đây không phải không gian mang tính thực tế nên tôi đã dự đoán sẽ có nhiều ý kiến trái chiều của người xem về thiết kế sản xuất lần này. Tôi nghĩ chắc sẽ có nhiều ý kiến tiêu cực lắm nên cũng tự nhủ mình phải chuẩn bị tâm lý, nhưng may mắn thay mọi người đã phản ứng vô cùng tích cực. Rất hiếm khi người giám đốc nghệ thuật có cơ hội để thử làm một điều gì đó mới mẻ. Phần kinh phí sản xuất được hỗ trợ khá dồi dào nên nhờ đó mà tôi đã có thể hiện thực hóa bức tranh mà mình đã vẽ ra trong đầu. Được tham gia vào tác phẩm này là điều may mắn to lớn với tôi.
시나리오를 처음 읽었을 때 어떤 느낌이 들었나? Cảm xúc của cô như thế nào khi lần đầu tiên đọc kịch bản bộ phim này?
시나리오를 받기 전, 황 감독으로부터 큰 줄기에 대해 미리 들었다. 어린 시절 친구들과 함께 놀았던 놀이들을 활용해 생존 게임이 벌어지는 이야기를 연출하려고 하는데, 새로운 비주얼을 시도하고 싶다고 했다. 그리고 “네 마음대로 하라”고 했다. 이처럼 내용을 대강 알고 있었지만, 막상 시나리오를 읽어 보니 막막했다. 이런저런 구상을 하다가 이전까지 전혀 볼 수 없었던 디자인을 해야겠다는 승부욕이 생겨났다. 중년 세대들이 동심으로 돌아갈 수 있는 공간을 배경으로 잔혹 동화 한 편을 만들어 보자고 생각했다.
Trước khi nhận kịch bản, tôi đã được nghe kể về cốt truyện của bộ phim từ đạo diễn Hwang. Anh ấy dự định tạo ra một câu chuyện về trò chơi sinh tồn dựa trên những trò chơi mà anh đã cùng chơi với bạn bè thời thơ ấu, và muốn thử sức với một hình ảnh phim mới. “Cứ làm theo ý của em đi”, anh ấy còn nói như thế. Dù đã biết trước đại khái về nội dung nhưng đến khi đọc kịch bản, tôi vẫn cảm thấy bối rối.
황 감독과 동의한 프로덕션 디자인의 전체 콘셉트는 무엇이었나? Ý tưởng tổng thể về thiết kế sản xuất mà cô đã thống nhất với đạo diễn Hwang là gì?
크게 세 가지였다. 첫째, 세상을 너무 어둡게 그리지 말자. 둘째, 게임이 진행될 때마다 각 게임의 배경이 되는 공간에 고유한 성격을 부여하자. 이건 게임 참가자들이 각 공간에서 어떤 게임이 펼쳐질지 몰라 느끼는 혼란과 공포감을 극대화시키기 위해 매우 중요했다. 또한 시청자들도 다음 번에는 어떤 장소에서 어떤 게임이 진행되는지 궁금해하길 바랐다. 마지막으로 색깔을 과감하게 쓰자고 했다. 한국 영화는 할리우드 영화에 비하면 색감 활용이 보수적이다. 우리는 그런 제한에서 벗어나 컬러를 과감하게 쓰고 싶었다. 하기는 최근 한국 영화도 SF 같은 새로운 장르를 다루면서 색감을 활용하는 폭이 전보다 넓어지고 있는 추세이기는 하다.
Có ba nội dung chính. Thứ nhất, đừng vẽ ra một thế giới quá tăm tối. Thứ hai, mỗi khi một trò chơi nào đó được tiến hành, hãy tạo cho nó một bối cảnh thật đặc thù và riêng biệt. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để đẩy cảm giác bối rối và hoảng sợ của người chơi lên cực đại vì họ không biết được trò chơi nào mà mình sắp sửa phải tham gia ở từng không gian. Chúng tôi mong điều này cũng sẽ khiến người xem phải tò mò, tự hỏi lần tiếp theo sẽ là trò chơi gì, diễn ra ở đâu. Điều cuối cùng mà chúng tôi thống nhất đó là hãy sử dụng những tông màu nổi bật. So với các bộ phim của Hollywood, điện ảnh Hàn Quốc có tính bảo thủ trong việc sử dụng màu sắc. Chúng tôi muốn thoát ra khỏi giới hạn đó và sử dụng các gam màu mạnh mẽ. Thực ra, xu hướng làm phim gần đây ở Hàn Quốc chính là sử dụng thể loại, chất liệu mới như là khoa học viễn tưởng và mở rộng những giới hạn trong vận dụng màu sắc.
컬러를 선택한 기준은 무엇이었나? Tiêu chuẩn để chọn màu sắc trong phim là gì?
처음에는 주요 컬러로 민트와 핑크 두 가지를 고려했다. 이 두 가지는 1970~80년대를 상징하는 레트로 컬러이다. 이 의견에 대해 조상경(Cho Sang-kyung 趙常景) 의상 감독이 “게임 참가자들을 감시하는 무리들을 과감하게 핑크로 설정하자”고 말했다. 게임 참가자들이 입는 체육복은 채도를 높여서 짙은 녹색으로 가기로 했다. 이 시리즈에서는 핑크색이 억압과 폭력을, 초록은 핍박과 루저를 상징한다. 그래서 게임 참가자들이 핑크빛 천장과 벽으로 둘러싸인 구조물 안을 이동하도록 설정하고, 감시자들이 숙소로 돌아가는 공간은 초록색으로 표현했다. 색을 통해 이야기의 세계관과 규칙을 정한 것이다.
Ban đầu, chúng tôi đã chọn xanh bạc hà và hồng là màu chủ đạo. Đây là hai màu theo phong cách retro (hoài cổ) tượng trưng cho thập niên 1970-1980. Nói về ý kiến này, nhà thiết kế trang phục cho phim là cô Cho Sang-kyung đã đề xuất: “Chúng ta hãy chơi lớn, chọn màu hồng cho đám lính giám sát những người tham gia trò chơi”. Chúng tôi cũng thống nhất chọn màu xanh lá đậm cho bộ quần áo thể dục mà người chơi mặc để tăng thêm độ sắc nét. Trong loạt phim này, màu hồng tượng trưng cho sự áp bức và bạo lực, còn màu xanh lá đại diện cho sự thua cuộc, bị đàn áp. Do đó, chúng tôi xây dựng hình ảnh người chơi phải di chuyển trong một cấu trúc không gian bao quanh bởi trần nhà và tường màu hồng; trong khi đó, nơi nghỉ của những người giám sát lại được tô vẽ bằng màu xanh lá. Thế giới quan và những quy tắc của câu chuyện đã được quy định thông qua màu sắc như thế.
<오징어 게임>에서 참가자들이 미로 같은 계단을 거쳐 숙소로 돌아가는 장면이다. 잔인한 생존 경쟁과 대비되는 파스텔 컬러의 동화적인 비주얼은 자본주의 사회의 모순을 상징한다. 이 프로덕션 디자인은 네덜란드의 판화가 에셔(Maurits Cornelis Escher)의 작품들에서 영감을 받은 것으로 알려졌다. Một cảnh trong phim “Trò chơi con mực”, khi những người chơi di chuyển trên các cầu thang tựa như mê cung để quay về chỗ nghỉ. Những hình ảnh mang màu sắc cổ tích đối lập với cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt là sự tượng trưng cho mâu thuẫn trong xã hội chủ nghĩa tư bản. Khâu thiết kế sản xuất trong loạt phim này được cho là lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Maurits Cornelis Escher - họa sĩ đồ họa người Hà Lan. ⓒ 넷플릭스 - Netflix
첫 번째 게임 ‘무궁화 꽃이 피었습니다’를 하는 공간은 어린 시절 놀던 학교 운동장을 모티브로 설계했다고 들었다. Được biết trò chơi đầu tiên “Hoa mugung đã nở” diễn ra ở một không gian được thiết kế theo mô típ sân chơi trong trường học - nơi chúng ta thường chơi khi còn bé, có đúng vậy không?
이 게임의 콘셉트는 ‘진짜와 가짜’다. 첫 게임이 벌어지는 공간의 푸른 하늘과 영희 인형 뒤편의 벽은 가짜지만, 게임을 통과하지 못하면 진짜로 죽는다. 르네 마그리트의 그림에서 모티브를 얻어 이야기 속 게임 참가자들도, 시청자들도 혼돈을 일으킬 수 있는 공간으로 만들려고 했다. 진행 요원들이 게임 참가자를 감시하는 설정은 영화 <트루먼쇼>(1998)에서 영향을 받았다.
Ý tưởng của trò chơi này là “thật và giả”. Bầu trời xanh ở trên và bức tường phía sau búp bê Young-hee là đồ giả nhưng việc người chơi sẽ chết nếu không vượt qua được trò chơi này lại là sự thật. Chúng tôi đã lấy mô típ từ tác phẩm hội họa của René Magritte để tạo nên một không gian có thể gây bối rối cho cả người chơi trong phim lẫn người xem. Ý tưởng về những nhân viên điều hành giám sát người tham gia trò chơi là chịu ảnh hưởng từ bộ phim “Buổi diễn của Truman” (The Truman Show, 1998).
영희 인형은 어떻게 만들어졌나? Búp bê Young-hee đã được tạo ra như thế nào?
특수 분장팀 제페토(Geppetto)가 인형을 제작했다. 높이가 10m에 달해 상반신과 하반신을 따로 분리해 옮겼다. 황 감독은 원래 영희 인형을 10개나 만들어 줄 것을 미술팀에 주문했지만 그렇게까지 작업할 예산이 없었다. 또한 시나리오에선 영희 인형이 지하에서 지상으로 올라오면서 등장하는 설정이었는데 도중에 바뀌었다.
Đội hóa trang đặc biệt Geppetto đã chế tác ra con búp bê này. Với chiều cao lên đến 10m, con búp bê này được chia thành hai phần nửa thân trên và nửa thân dưới khi chuyển đến. Vốn dĩ đạo diễn Hwang đã đặt hàng đội mỹ thuật làm 10 con búp bê Young-hee nhưng kinh phí của chúng tôi không đủ để làm điều đó. Ngoài ra, trong kịch bản ban đầu thì búp bê Young-hee xuất hiện bằng cách được đưa từ dưới đất lên nhưng điều này đã được thay đổi trong quá trình làm phim.
드라마에서 첫 게임이 벌어지는 운동장은 벨기에의 초현실주의 화가 르네 마그리트의 그림에서 모티브를 얻어, 진짜와 가짜가 뒤섞여 혼돈을 일으키는 공간으로 제시되었다. 시청자들에게 강렬한 인상을 남긴 10m 높이의 영희 인형은 특수 분장팀 제페토(Geppetto)가 제작했다. Khu vực sân chơi, nơi diễn ra trò chơi đầu tiên trong loạt phim, lấy mô típ từ tranh vẽ của họa sĩ người Bỉ theo chủ nghĩa Siêu thực René Magritte, được mô tả là không gian gây ra sự hỗn loạn do thật giả lẫn lộn. Búp bê Young-hee cao 10m và để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem là tác phẩm do đội hóa trang đặc biệt Geppetto chế tác. ⓒ 넷플릭스
드라마에서 중요하게 사용된 초록과 핑크색은 각각 핍박과 루저, 억압과 폭력을 상징한다. Màu xanh lá và màu hồng được sử dụng chủ yếu trong loạt phim lần lượt tượng trưng cho sự ngược đãi và thua cuộc, sự áp bức và bạo lực. ⓒ 넷플릭스
구슬치기 게임이 벌어지는 골목길 풍경에 공을 많이 들였다고 들었다. Trò chơi bắn bi diễn ra trong một con hẻm và đây được cho là không gian đã tiêu tốn rất nhiều công sức sáng tạo?
골목길은 가장 많이 공들인 공간 중 하나다. 이곳 또한 진짜와 가짜가 공존한다. 황 감독이 이 장면에서 주문한 건 두 가지였다. 하나는 석양을 만들어 달라는 것이다. 또 하나는 자신이 어린 시절, 저녁 내내 골목에서 뛰어놀다가 어머니가 이름을 불러 달려가면 집에서 밥 냄새가 났던 기억을 들려주며 ‘밥 냄새까지 느껴질 수 있는 공간’으로 만들어 달라고 했다. 오일남 할아버지의 집을 제외한 나머지 집들은 대문만 있는 것으로 설계했다. 문은 많지만 문 안으로 들어가면 ‘네 집이 아니니 들어갈 수 없다’는 상징성을 공간에 부여하고 싶었다. 대문은 문패, 연탄재, 화분 같은 여러 소품을 통해 진짜처럼 보여주되 패턴화해 표현했다. 즉, 구슬치기에서 지는 사람 쪽에 있는 공간에는 연탄재를 두었고, 산 사람 쪽에는 화분을 배치했다.
Con hẻm là một trong những không gian tốn nhiều công sức nhất. Đây cũng là nơi mà cái thật và cái giả cùng tồn tại. Có hai yếu tố mà đạo diễn Hwang đã đặt hàng cho cảnh phim này, một là cảnh hoàng hôn và hai là “không gian có thể khiến người ta cảm nhận được hương vị của bữa cơm”. Anh ấy kể cho tôi nghe về ký ức thuở còn bé của mình, về những ngày đang nô đùa cả buổi tối trong con hẻm thì vội vã chạy về khi nghe mẹ gọi và anh luôn có thể ngửi thấy mùi thơm của bữa cơm mỗi khi gần đến nhà. Ngoại trừ nhà của nhân vật ông lão Oh Il-nam, tất cả những ngôi nhà còn lại đều được thiết kế chỉ có duy nhất cửa chính. Chúng tôi muốn tạo ra không gian có tính tượng trưng rằng dù có rất nhiều cửa nhưng bạn vẫn bị từ chối nếu bước vào, giống như “Đây không phải là nhà của bạn nên bạn không thể vào trong”. Cửa nhà được chế tác trông như hàng thật với những đạo cụ khác nhau như là bảng tên gắn ở cửa, xỉ than tổ ong, chậu cây… song vẫn tạo ra một khuôn mẫu. Nghĩa là, xỉ than tổ ong được đặt ở bên phía những người thua cuộc và chậu cây được đặt ở bên phía những người chiến thắng trong trò chơi bắn bi.
<오징어 게임> 이전의 과거 얘기도 해 보자. 데뷔 이후 여러 명의 감독들과 다양한 성격의 영화를 만들었는데, 프로덕션 디자인을 통해 서사에 정서를 불어넣는다는 공통점이 보인다. Nói về những chuyện trong quá khứ, trước khi có bộ phim “Trò chơi con mực”, cô đã thực hiện nhiều tác phẩm có cá tính đa dạng và cộng tác với nhiều đạo diễn khác nhau từ khi ra mắt. Tôi nhận thấy cô luôn đặt tình cảm của mình vào cách kể chuyện của bộ phim thông qua công việc thiết kế sản xuất.
매 작품마다 각기 다른 접근을 해 왔다. 기본적으로 영화 미술은 감독이 이야기하고 싶은 주제와 캐릭터를 더 풍부하게 표현하도록 하는 영역이다. 미술이 혼자서 튀면 안 된다. 그래서 어떻게 하면 시나리오를 감독보다도 더 치밀하게, 잘 분석할 수 있을까 늘 고민한다. Mỗi tác phẩm tôi đều có cách tiếp cận khác nhau. Về cơ bản, mỹ thuật điện ảnh là lĩnh vực nhằm diễn tả một cách phong phú những chủ đề và nhân vật mà đạo diễn muốn truyền tải. Mỹ thuật không được phép tự mình quá nổi bật. Vì thế, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để có thể phân tích kịch bản thật tốt, thậm chí phải tỉ mỉ hơn cả đạo diễn.
<남한산성>은 소설을 영화로 옮기는 게 쉽지 않았을 것 같다. 실제 역사를 재구성한 이야기인 만큼 고증이 관건이었을 것 같기도 하다. Là tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết. “Nam Hán Sơn Thành” dường như không phải là một dự án dễ dàng. Do đây là câu chuyện dựng lại từ lịch sử có thật nên có vẻ việc khảo cứu tài liệu là điều cốt yếu.
우리 역사를 다룬 사극 중에서 고증을 가장 철저하게 한 작품으로 남기고 싶었기 때문에 사활을 걸고 작업했다. 눈과 추위, 그리고 적군에게 포위되어 고립된 성을 처절하게 표현하려고 노력했다. Bởi vì muốn để lại một bộ phim về lịch sử Hàn Quốc có nội dung được khảo cứu kỹ lưỡng và chính xác nhất, tôi đã đánh cược mọi thứ để làm ra tác phẩm này. Bản thân tôi đã cố gắng để tái hiện chi tiết hình ảnh một pháo đài bị bao vây và cô lập bởi tuyết trắng, giá lạnh và quân địch.
그보다 먼저 제작된 이원석 감독의 영화 <상의원>도 사극이었는데. 이 영화에 참여했던 경험이 <남한산성> 작업을 하는 데 어떤 영향을 끼쳤나? Tác phẩm điện ảnh trước đó mà cô đã tham gia là “Thợ may hoàng gia” của đạo diễn Lee Won-suk cũng là một bộ phim lịch sử. Những kinh nghiệm cô có được từ bộ phim này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất phim “Nam Hán Sơn Thành”?
왕실의 옷을 짓는 상의원이 이야기의 주요 무대라서 이 공간을 어떻게 시각적으로 풀어갈까, 공간을 통해 인물을 어떻게 드러낼까 고민을 많이 했다. 하지만 흥행이 저조해서 아쉽다. Vì bối cảnh chính của phim xoay quanh câu chuyện về những người thợ may làm ra trang phục của vương thất nên tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để diễn đạt không gian này về mặt thị giác, cũng như cách biểu đạt nhân vật thông qua không gian. Thế nhưng, thật đáng tiếc là bộ phim đã không thể thu hút nhiều khán giả đến xem.
황동혁(Hwang Dong-hyuk 黄東赫) 감독의 <남한산성(The Fortress)>(2017)은 1636년 청나라의 침입으로 남한산성에 피신한 임금과 신하들이 겪은 47일간의 이야기를 그린 작품으로, 채경선 미술 감독은 철저한 고증을 통해 눈과 추위, 적군에게 포위된 당시 상황을 실감 나게 전달했다. “Nam Hán Sơn Thành” (2017) của đạo diễn Hwang Dong-hyuk là tác phẩm mô tả 47 ngày lánh nạn tại pháo đài trên núi Namhan của nhà vua và quần thần do sự xâm lược của nhà Thanh năm 1636. Thông qua sự nghiên cứu lịch sử kỹ lưỡng, giám đốc nghệ thuật Chae Kyoung-sun đã truyền tải hết sức chân thật hoàn cảnh bị bao vây bởi tuyết trắng, giá lạnh và quân địch lúc bấy giờ. ⓒ CJ ENM
<도가니>의 무대인 청각장애인 학교는 어두운 사건이 벌어지고 드러나는 곳인데, 이 공간이 영화의 전반적인 분위기를 상징적으로 보여 주는 게 매우 인상적이었다. Trường học dành cho người khiếm thính, bối cảnh của bộ phim “Sự im lặng”, là nơi diễn ra những sự kiện tăm tối và thật ấn tượng khi không gian này đã thể hiện một cách tượng trưng bầu không khí của toàn bộ phim.
저예산 영화라 시도할 수 있는 게 많지 않았다. 새로 지은 세트는 교장실과 법원 두 개였다. 이 영화에서는 안개가 중요해서 소품을 비롯해 복도를 포함한 주요 공간을 회색 톤으로 설정했다. 이야기 전반에 걸쳐 색감을 드러내는 것보다 누르는 게 중요했다. 다만, 정유미(Jung Yu-mi 鄭裕美)가 연기한 주인공이 일하는 인권센터 공간만 올리브 색을 가미해 따뜻함을 부각시켰다. 미술 감독으로서의 욕심을 절제하고 최대한 이야기에 충실했다.
Vì là bộ phim có kinh phí sản xuất thấp nên không có nhiều thứ để tôi có thể thử sức. Chỉ có hai trường quay được xây mới hoàn toàn là phòng hiệu trưởng và tòa án. Trong bộ phim này, yếu tố sương mù đóng vai trò rất quan trọng, vì thế mà từ đạo cụ đến hành lang đều được thiết kế với tông màu xám. Khi câu chuyện trong phim diễn ra, điều quan trọng là phải giảm màu sắc đi thay vì phô bày nó. Tuy nhiên, trung tâm nhân quyền - nơi nhân vật nữ chính (Jung Yu-mi thủ vai) làm việc - là không gian duy nhất được điểm thêm màu ô liu để tăng sắc thái ấm áp. Đối với tác phẩm này, tôi đã kiềm chế tham vọng của một người giám đốc nghệ thuật và trung thành với câu chuyện hết sức có thể.
900만 명이 넘는 관객을 동원한 영화 <엑시트>는 옥상, 간판, 건물 등 한국에서만 볼 수 있는 공간들을 세세하게 표현해 낸 것이 재미있었다. Thu hút hơn 9 triệu khán giả, bộ phim “Lối thoát trên không” đã thể hiện một cách tỉ mỉ những không gian đặc trưng, chỉ có thể thấy ở Hàn Quốc như sân thượng, bảng hiệu, tòa nhà… và điều này vô cùng thú vị.
처음에는 전형적인 할리우드식 재난 영화로 생각했다. 하지만 이상근 감독과 대화하면서 ‘한국적인 공간’을 표현하는 게 관건이라는 사실을 깨달았다. 전국에 있는 건물 옥상들을 샅샅이 찾아다니며 특징을 조사했다. 특히 영화 후반부 남녀 주인공이 혼신의 힘을 다해 달리며 육교를 뛰어넘는 장면에서 두 배우 양쪽에 보이는 건물들이 중요했는데 의도대로 잘 표현됐다고 생각한다. 정말 짧은 순간이지만 말이다. 감독이 미술팀 의견을 많이 수용해 주었고, 미술팀 또한 감독이 던져 준 아이디어를 많이 활용했다. 서로 생각을 주고받으며 재미있게 작업한 영화다.
Ban đầu, tôi đã tưởng đây sẽ là một bộ phim về đề tài thảm họa điển hình của Hollywood. Thế nhưng, khi trò chuyện với đạo diễn Lee Sang-geun, tôi mới nhận ra điểm mấu chốt là phải tạo ra một không gian mang đậm chất Hàn Quốc. Tôi đã đi xem cặn kẽ, chi tiết sân thượng của các tòa nhà trên cả nước để tìm hiểu đặc trưng của chúng. Đặc biệt, trong cảnh hai nhân vật nam và nữ chính dùng hết sức để chạy và nhảy qua cầu vượt, các tòa nhà xuất hiện ở hai bên của hai diễn viên rất quan trọng và tôi cho rằng nó đã được thể hiện chính xác với ý đồ của mình, dù chỉ xuất hiện trong vài giây ngắn ngủi. Đạo diễn Lee đã nhiệt tình tiếp thu ý kiến của đội mỹ thuật và ngược lại, đội mỹ thuật cũng đã khai thác nhiều ý tưởng do đạo diễn đưa ra. Đây là bộ phim mà chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ suy nghĩ và hợp tác làm việc thật vui vẻ.
예조판서 김상헌(金尙憲)을 연기한 배우 김윤석(Kim Yun-seok 金允錫)이 강을 가로질러 남한산성으로 향하는 장면이다. 실제로 강이 얼어붙어 얼음 두께가 30cm가 되는 곳에서 촬영되었다. Cảnh nhân vật Lễ tào Phán thư Kim Sang-heon (Kim Yun-seok thủ vai) vượt qua con sông để đến pháo đài núi Namhan. Trên thực tế, cảnh phim này được quay tại một dòng sông đã đóng băng với độ dày của băng lên đến 30cm. ⓒ CJ ENM이 영화에서는 신념이 다른 두 인물이 극적인 대비를 이루는데 의상을 통해 두 인물의 특징을 담아냈다. 청나라의 공격에 맞서 끝까지 싸워야 한다고 주장하는 김상헌과 달리 이병헌(Lee Byung-hun 李炳憲)이 연기한 이조판서 최명길(崔鳴吉)은 항복하여 나라와 백성을 지켜야 한다고 주장한다. Trong bộ phim này, hai nhân vật với hai đức tin khác nhau đã tạo nên sự đối lập đầy kịch tính, đặc điểm của mỗi nhân vật đều được thể hiện thông qua trang phục. Trái ngược với Kim Sang-heon - người kiên quyết chiến đấu đến cùng trước cuộc tấn công của nhà Thanh, nhân vật Lại tào Phán thư Choi Myung-gil (Lee Byung-hun thủ vai) lại chủ trương đầu hàng để bảo vệ đất nước và tính mạng của bá tánh. ⓒ CJ ENM
현재 찍고 있는 <무빙(Moving)>은 어떤 작업인가? Cô có thể chia sẻ một ít về bộ phim “Moving” đang trong quá trình sản xuất được không?
박인제(Park In-jae 朴仁载) 감독의 디즈니+ 오리지널 시리즈인데 공개하기 전에 자세한 얘기를 할 수는 없지만, 인기 웹툰 작가 강풀(Kang Full)의 동명 원작을 영상으로 만드는 첫 시리즈라는 점에서 의미가 있다. 한 작품 안에서 1980년대부터 2018년까지 변화하는 시대를 표현하는 것이 내게 큰 도전이다.
Đây là loạt phim gốc của Disney+ do anh Park In-jae làm đạo diễn. Tôi không thể chia sẻ nhiều trước thời điểm công chiếu nhưng đây là bộ phim có ý nghĩa nhất định bởi lẽ nó đánh dấu lần đầu tiên tác phẩm cùng tên của tác giả webtoon nổi tiếng Kang Full được chuyển thể. Việc thể hiện sự thay đổi của thời đại từ thập niên 1980 đến năm 2018 trong cùng một bộ phim là thách thức lớn với bản thân tôi.
천부적인 패션 감각을 지닌 이공진 역의 고수(Go Soo 高洙)가 30년 동안 왕실 옷을 지어온 조돌석 역의 한석규(Han Seok-kyu 韓石圭)가 바느질하는 모습을 유심히 지켜보고 있는 장면이다. 이원석(Lee Won-suk 李元錫) 감독의 2014년작 <상의원(The Royal Tailor)>은 조선 시대 왕실 의복을 만들던 상의원에서 벌어지는 이야기를 담았으며, 다양한 의상과 배경 공간이 관객의 시선을 끌었다. Cảnh nhân vật Lee Gong-jin (Go Soo thủ vai) - người có cảm quan thiên phú về thời trang - đang chú tâm theo dõi cử chỉ của người thợ đã may trang phục cho vương thất suốt 30 năm Cho Dol-seok (Han Seok-kyu thủ vai). Ra mắt năm 2014, bộ phim “Thợ may hoàng gia” của đạo diễn Lee Won-suk kể về câu chuyện xảy ra tại Thượng Y Viện - nơi làm ra y phục của vương thất, những trang phục và không gian bối cảnh trong phim đã thu hút sự chú ý của nhiều khán giả. ⓒ 와우플래닛코리아(WOWPLANET KOREA)
김성훈(Kim Seong-hoon 金成勳) 『씨네21』 기자
Kim Seong-hoon, Phóng viên tạp chí Cine21
0 Comment: