한국은 샤머니즘부터 불교, 유교, 기독교, 이슬람교 등 여러 종교가 평화롭게 공존한다. 2015년 통계 조사에 따르면 한국 인구의 44%가 종교를 가지고 있다. Tại Hàn Quốc có các tôn giáo từ Shaman giáo đến Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… đều tồn tại và chung sống hòa bình. Theo thống kê năm 2015, 44% dân số Hàn Quốc có tôn giáo.
한국인에게 뿌리 깊은 사상은 불교와 유교 이며, 한국 유적과 문화재의 절반 이상이 불교나 유교와 관련돼 있다. 불교는 서기 372년에 전래되었 으며 전국에 수만 개의 사찰이 있다.
Trong số đó, Phật giáo và Nho giáo là hai luồng tư tưởng gốc rễ của người Hàn Quốc, hơn một nửa các di tích và di sản văn hóa của Hàn Quốc có liên quan đến Phật giáo hoặc Nho giáo. Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc năm 372 Sau Công Nguyên (SCN), trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc đã có hàng chục ngàn ngôi chùa được xây dựng.
유교는 조선(1392~1910)의 국교로, 종교라기보다는 충효와 조상 숭배를 중시하는 윤리적 행동 강령에 가깝다. 조선은 유교의 개념을 토대로 백성의 생활 예절과 풍속을 정착시키기 위해 행동강령 을 마련했으며 신하가 왕에게 충성하는 ‘충’, 부지런히 일하고 자식이 부모님을 잘 모시는 ‘효’, 남편과 아내 사이에 지켜야 할 도리인 ‘열’ 등이 이에 해당한다.
Được xem là tôn giáo của quốc gia dưới triều đại Joseon (1392-1910), Nho giáo gần như một cương lĩnh hành động mang tính luân thường đạo lý coi trọng trung hiếu và thờ cúng tổ tiên hơn là một tôn giáo. Thời đại Joseon đã thiết lập các quy tắc hành động mạnh mẽ để xây dựng được phong tục và cách ứng xử trong xã hội của toàn dân dựa trên nền tảng khái niệm của Nho giáo, như ‘trung’ - việc trung thành giữa thuộc hạ với vua; ‘hiếu’ - con cái làm việc chăm chỉ và hiếu thảo phụng dưỡng bố mẹ, hay ‘nhiệt’ - sự nồng ấm phải gìn giữ giữa vợ chồng.
천주교는 조선 시대 후기 베이징에 갔던 사신과 밀입국한 서양 신부에 의해 전해졌다. 초창기 선교 활동이 박해를 받았지만 서민들에게 급속히 전파됐다. 이 과정에서 순교자가 많아 한국은 세계 에서 네 번째로 성인을 많이 배출한 나라이다.
Thiên chúa giáo thâm nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc nhờ các công sứ của thời đại hậu Joseon, những người từng đến Bắc Kinh và dẫn theo các linh mục phương Tây. Thời kì đầu việc truyền giáo có bị đàn áp nhưng tôn giáo này đã nhanh chóng lan rộng đến các tầng lớp dân chúng. Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo đã tử vì đạo trong thời Joseon khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có số thánh nhân nhiều thứ tư trên thế giới.
정동제일교회 (서울 정동에 위치한 한국의 첫 개신교회) Nhà thờ Jeongdong Jeil. Nhà thờ Tin lành đầu tiên của Hàn Quốc tại Jeongdong-gu, Seoul.
부처님 오신 날을 13일 앞둔 30일 이른 아침 서울시 종로구 조계사에서 관불의식 예불이 봉행되고 있다. 관불의식은 석가모니 부처님이 룸비니 동산에서 탄생했을 때 아홉 마리의 용이 향기로운 물로써 아기 부처를 목욕시킨 것을 상징하는 의식이다. (2019.4.30.) Lễ hội rước lồng đèn hoa sen. Lễ hội được tổ chức để kỉ niệm ngày lễ Phật Đản 8 tháng 4 âm lịch.
개신교 역시 조선 말 학교와 병원을 중심으로 한국 전역에 널리 퍼졌다. 한국에는 기독교 정신을 가르치는 중·고등학교와 대학교는 물론 병원도 많이 있다. Cuối triều đại Joseon, Đạo Tin lành được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc thông qua trường học và bệnh viện. Ở Hàn Quốc, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học dạy về tinh thần của Kitô Giáo và có nhiều bệnh viện cũng vậy.
이 밖에 천도교, 원불교, 대종교 같은 고유 종교가 전국적으로 포교 활동을 벌이고 있다. 천도교 는 19세기에 창시된 동학을 모태로 출발했다. 모든 사람은 근원적으로 평등하며 사람이 곧 하늘이 라는 인내천(人乃天) 사상은 한국 근대화에 큰 영향을 미쳤다. 대종교는 한민족의 시조인 단군을 신으로 모시는 종교이다.이슬람교는 1955년 처음으로 한국이슬람교협회가 창립돼 최초의 한국인 이맘(이슬람 교단 지도자)을 선출하고, 1967년 한국이슬람교중앙회가 설립되었다
Ngoài ra, các tôn giáo bản địa như Thiên đạo giáo Cheondogyo, Viên phật giáo Wonbulgyo và Đại tông giáo Daejonggyo luôn có nhiều hoạt động nhằm mở rộng tín ngưỡng khắp toàn quốc. Thiên đạo giáo Cheondogyo có khởi nguồn từ phong trào Đông Học (Donghak) thế kỷ 19, duy trì học thuyết cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng về bản chất, và ý tưởng về Innaecheon, có nghĩa con người là thượng đế, có ảnh hưởng lớn đến quá trình hiện đại hóa Hàn Quốc. Daejonggyo (Đại tông giáo) là tôn giáo được thành lập đầu thế kỷ 20 nhằm thờ phụng Dangun, người sáng lập nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc. Năm 1955, Hiệp hội Giáo hội Hồi giáo đầu tiên được thành lập và bầu ra "Imam" (thủ lĩnh giáo phái Hồi giáo) đầu tiên của Hàn Quốc. Đến năm 1967 Hiệp hội Hồi giáo Hàn Quốc được thành lập.
서울 명동에 위치한 명동대성당 내부 - Bên trong nhà thờ lớn Myeongdong ở Myeong-dong, Seoul.
서울 이태원에 위치한 이슬람교서울중앙성원 - Nhà thờ Hồi giáo Trung ương Seoul ở Itaewon, Seoul.
이 외에 무당이 미래를 예언하고 죽은 영혼을 달랠 수 있다고 믿는 사람들이 있으며, 사업을 하거나 결혼을 할 때 점집을 찾는 사람들도 있다.
Bên cạnh đó, có nhiều người tin rằng Mudang (pháp sư) có thể tiên đoán tương lai và xoa dịu linh hồn đã chết, cũng có những người tìm đến nơi xem bói khi kinh doanh hoặc kết hôn.
0 Comment: