April 23, 2022

시 열심히 쓰시오, 통일이 되는 그날까지 Hãy tiếp tục sáng tác thơ, cho đến ngày thống nhất (DMZ)

Bài viết liên quan

길이 244km의 임진강은 한반도 중동부 산간에서 발원하여 하구에서 남과 북을 가르며 흐르다가 한강과 만나 서해로 흘러 든다. 경기도 파주시 문산읍에 위치한 임진나루는 분단 전 내륙 수상교통의 요지였으나 한국전쟁 후 군의 철책 순찰로가 지나는, 그래서 허가 받은 고깃배나 드나드는 쓸쓸한 나루가 되었다.

Con sông Imjin với chiều dài 244 ki-lô-mét bắt nguồn từ ngọn núi vùng Trung Đông bán đảo Hàn, chảy qua hai miền Bắc – Nam cho đến khi gặp sông Hàn và cùng chảy vào biển Hoàng Hải. Bến phà Imjin đặt tại xã Munsan, thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi trước đây là nút giao thông hàng hải trọng điểm trước khi đất nước bị chia cắt. Tuy nhiên sau cuộc chiến hai miền, nơi đây được dùng làm điểm tuần tra hàng rào thép gai của quân đội. Vì vậy giờ đây, nơi này đã trở thành bến phà đìu hiu chỉ với vài con thuyền đánh cá được phép qua lại.


민통선 철책을 전시 공간으로 삼은 파주 임진강변 DMZ 에코뮤지엄거리 설치미술작품인 <날으는 평화의 고무신>은 북한 땅을 밟고 싶은 사람들의 마음을 북쪽을 향해 걸린 수백 켤레 고무신에 꽃을 담아 표현했다. 2010년 대학생공모전 우수작으로 성연귀/양시훈 공동작품이다. “Những đôi giày cao su bay hòa bình”, một địa điểm nghệ thuật trên con đường mòn sinh thái của Khu vực phi quân sự dọc theo con sống Imjin ở Paju, sử dụng hàng rào dây thép phân cách khu vực dân sự và khu vực phi quân sự làm không gian trưng bày. Sự khao khát đặt chân lên mảnh đất Bắc Hàn được thể hiện qua những mầm cây đang he hé trong hàng trăm đôi giày cao su được treo lên hàng rào thép và hướng về phía Bắc. Tác phẩm này được Seong Yeon-gwi và Yang Si-hoon cùng thực hiện, nó đã được chọn là tác phẩm nổi bật trong cuộc thi tổ chức năm 2010 cho các sinh viên đại học.

바람 속에 짙은 풀꽃 향기가 스미어 있다. 지금 나는 두 동무와 함께 강변을 걷는다. 우리는 1970년대 초반 같은 고등학교를 다녔다. 셋은 삶을 보는 공통의 눈이 있었다. 시를 쓴다는 것. 열일곱 열여덟의 나이에 어떻게 시 쓰는 일을 생의 업으로 받아들였는지 지금 생각해도 신비하기 이를 데 없다.
Hương hoa dại ngào ngạt cuốn theo chiều gió. Bây giờ, tôi đang thả bộ dọc theo bờ sông cùng với hai người bạn cũ. Cả ba chúng tôi học trung học cùng nhau vào những năm đầu 1970 và có chung quan điểm sống. Trong số đó có sở thích làm thơ. Ngay cả bây giờ, khi nghĩ về điều đó, tất cả chúng tôi đều không thể tin được ở lứa tuổi 17, 18 ấy chúng tôi lại quyết định sẽ làm thơ để kiếm sống.

“이건 시가 아니군” “Đây không phải là thơ!”
고등학교 시절 우리는 매주 두 차례씩 만나 시에 대한 토론을 했다. 한 차례는 기성 시인들이 최근에 발표한 시들을 읽었고 한 차례는 우리가 쓴 시들을 읽고 토론했다. 그 무렵 우리는 이상한 경험을 했다. 기성 시인들이 문예지에 발표한 시보다 동무들이 쓴 시들이 훨씬 아름답게 느껴지는 것이었다. 그러나 토론의 분위기는 동무들의 시를 이야기할 때 훨씬 격렬했다. 서로의 시를 분석할 때 입버릇처럼 하는 말이 있었다. 이건 시가 아니다! 아무리 아름답고 신비한 시를 써온다 해도 동무들의 입에서 같은 말이 떨어졌다.

Đây không phải là thơ!” Khi chúng tôi còn học phổ thông, chúng tôi gặp nhau hai lần một tuần để cùng nhau nói về thơ. Có ngày, chúng tôi đọc và thảo luận về những bài thơ mới ra đời của những nhà thơ tên tuổi. Ngày khác thì chúng tôi đọc và nói chuyện về các bài thơ của chính mình. Chúng tôi đã có một suy nghĩ kì lạ là những tác phẩm của chúng tôi tuyệt vời hơn những bài thơ của các nhà thơ tên tuổi chúng tôi đọc trên những tạp chí văn học. Thế nên bầu không khí thảo luận trở nên sôi nổi hơn khi nói về các tác phẩm của chúng tôi. Khi phân tích tác phẩm của từng người, chúng tôi hay buột miệng thốt lên gần như một phản xạ: “Cái này không phải là thơ!”. Dù đó là những bài thơ lãng mạn và sâu sắc như thế nào thì đều bị các bạn nói vậy.


어느 날 한 동무가 시를 발표했다. 어느 때보다 심혈을 기울인 시였다. 나는 그에게 얘기했다. 이건 시가 아니군. 형편없어. 기성의 냄새만 날 뿐이야. 왜 이게 시인지 말해봐. 그가 곁에 놓인 가방을 뒤적였다. 가방 안에서 그가 빼 든 것은 군용 대검이었다. 혼신의 힘을 다해 시를 쓴 그는 토론 전날 밤 광주의 한 재래시장에서 그것을 구입함으로써 나름 완벽한 준비를 했던 것이다. 만약 이 시를 시가 아니라고 말하는 녀석이 있다면 더 이상 내 동무가 아니다.
우리는 모두 강의실 밖으로 튀어나갔다. 대검을 든 그가 우리 뒤를 쫓았다. 칼을 들고 쫓고 쫓기는 모습을 보고 시민들이 신고를 했고 우리는 출동한 경찰 손에 체포되었다.

Một ngày, một trong những người bạn đọc cho chúng tôi nghe tác phẩm anh ấy mới sáng tác. Anh đã sáng tác bài thơ này với một niềm cảm xúc mãnh liệt. Nhưng tôi đã nói với anh ấy: “Đây không phải là thơ. Thật là quá tệ. Hãy thử nói xem tại sao đây lại là thơ được?”. Bạn tôi bắt đầu mò sâu trong chiếc cặp đi học và rút ra một con dao quân đội lớn. Anh ấy, người đắm chìm tâm hồn mình vào từng dòng thơ đã mua con dao này tại một khu chợ truyền thống tại Gwangju vào buổi đêm trước khi cuộc thảo luận diễn ra. Đây là việc được anh ấy chuẩn bị hoàn toàn kỹ lưỡng. Và anh ta tự thề với lòng mình: “Bất kể ai nghe được bài thơ này và nói với ta đó không phải là thơ, sẽ mãi mãi không phải là bạn của ta nữa”
Chúng tôi bật dậy và phi ra khỏi lớp học. Tay khua khua con dao, anh ấy bám theo chúng tôi. Chứng kiến cảnh một tốp học sinh bị một học sinh khác cầm dao rượt đuổi, người dân đã báo cảnh sát. Chúng tôi bị bắt và lôi tới đồn cảnh sát.

1971년 이후 민간인의 출입이 금지되었던 군 순찰로가 45년 만에 파주 임진강변 생태탐방로라는 이름으로 개방되었다. 누구나 사전 신청 절차를 밟으면 정해진 시간에 해설사의 인도 아래 군사용 철책 너머 숨겨졌던 절경을 감상하며 걸을 수 있게 되었다. Con đường phục vụ tuần tra của quân đội, ngăn cách khu vực dân sự từ năm 1971, đã được chuyển đổi thành con đường mòn sinh thái dọc con sông Imjin và mở cửa cho du khách tham quan lần đầu tiên trong 45 năm. Khi đặt lịch trước, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào chương trình du lịch này.

왜 대검을 들고 동무들 뒤를 쫓았습니까? 경찰이 물었다.
“Tại sao cậu lại cầm dao đuổi các bạn?”, cảnh sát hỏi.
내 시가 시가 아니라고 했습니다.
“Họ nói thơ cháu làm không phải là thơ.”
동무의 말을 경찰은 이해할 수 없었다. 경찰이 다시 물었다.
Người cảnh sát không thể chấp nhận câu trả lời. Vì vậy, ông hỏi lại.
왜 대검을 들고 쫓았습니까?
“Tại sao cậu lại cầm dao đuổi các bạn?”
내 시를 시가 아닌 쓰레기라고 했습니다.
“Họ nói thơ cháu làm không phải là thơ. Họ gọi là đồ rác rưởi.”
경찰은 고개를 흔들었고 그때 학교의 상담 선생님이 들어오셨다. 경찰이 방금 쓴 조서를 선생님에게 보여 주었다.
Người cảnh sát lại lắc đầu, và lần này thầy giáo bước vào. Người cảnh sát đưa thầy giáo xem biên bản anh vừa viết.
자신의 시를 시가 아니라고 했다 해서 대검을 들고 쫓았다니 도대체 이게 말이 됩니까?
경찰관의 조서를 천천히 읽은 선생님이 짧게 답변했다.
“Cậu học sinh này khẳng định cậu cầm dao đuổi theo các bạn vì họ nói thơ cậu làm không phải là thơ. Anh có thấy điều này hợp lý không?” Thầy giáo đọc biên bản và trả lời ngắn gọn.
말이 됩니다. “Hợp lý.”

우리는 선생님의 보증 하에 훈방되었고 우리의 시 쓰기는 졸업 때까지 이어졌다.
Với sự bảo lãnh của thầy giáo, chúng tôi đã được thả. Và chúng tôi tiếp tục sáng tác thơ suốt thời gian còn học cho đến khi tốt nghiệp.


조선시대 한양에서 압록강변 의주로 가는 중요한 길목이었던 임진나루는 지금은 민통선 안에 거주하는 주민들의 고깃배만 가끔 드나드는 적적한 장소가 되었다. Suốt triều đại Joseon, bến phà Imjin là một điểm dừng trọng yếu trên tuyến đường từ kinh đô Hanyang tới Uiju, khu vực ở sát biên giới phía bắc giáp Trung Hoa. Ngày nay, nơi đây là khu vực hiu quạnh, hoang vắng nằm trong khu kiểm soát hoạt động dân sự nơi thỉnh thoảng mới thấy một vài thuyền đánh cá của ngư dân địa phương qua lại.

아프고 또 아픈 강변 길 Con đường ven sông chất chứa nỗi đau
그 동무들이 함께 강을 따라 걷고 있다. 40년이 넘는 세월이 훌쩍 지났다. 세월은 한 친구를 의사로 만들었고 다른 한 친구와 나는 대학에서 시를 가르치는 선생이 되었다. 시인의 격으로 치면 의사가 된 친구가 으뜸이라 할 것이다. 2년 전 우리 바다에서 비극이 있었다. 세월호라는 이름의 배가 침몰해 304명의 생명이 사라졌다. 그 중 250명이 수학여행을 가던 한 고등학교 학생들이었다. 그는 매일 밤 한 영혼에게 한 편씩 모두 304편의 시를 썼다. 낮의 진료를 마치고 밤 깊은 시간 그가 절대의 슬픔과 싸우며 쓴 시들이 이 가을 한 권의 시집으로 세상에 나온다. 다른 한 친구는 1986년에 <임진강>이라는 장편 서사시집을 세상에 내놓았다. 김낙중이라는 20대 청년이 1955년 6월 임진강을 건너 북한으로 들어갔다 이듬해 6월 남한으로 되돌아온 사건을 다루고 있다. 6,25 전쟁이 끝난 직후인 1954년, 이 청년은 ‘통일독립청년공동체 수립안’ 이라는 통일안을 만든다.

Giờ đây tôi đang dạo bước dọc bờ sông cùng những người bạn cũ của tôi. Vậy là đã hơn 40 năm trôi qua. Thời gian đã biến một người bạn tôi thành bác sĩ, trong khi tôi và người bạn còn lại thì giảng dạy thơ ca ở trường đại học. So với tầng lớp nhà thơ như chúng tôi thì người bạn bác sĩ có thể được coi là tuyệt nhất. Hai năm trước, một thảm kịch đường thủy đã xảy ra tại Hàn Quốc. Chiếc phà Sewol bị đắm mang theo 304 mạng sống. Trong số những người thiệt mạng có 250 em học sinh cấp ba đang trong kỳ nghỉ ngoại khoá của trường. Người bạn bác sĩ đã sáng tác mỗi đêm một bài thơ cho tất cả 304 linh hồn. Các bài thơ mà anh sáng tác trong lúc phải chiến đấu với nỗi buồn khi màn đêm buông xuống sau một ngày chữa trị cho bệnh nhân, sẽ được xuất bản vào mùa thu này. Còn với người bạn còn lại, anh ấy đã sáng tác một tuyển tập thi ca mang tên “Dòng sông Imjin” vào năm 1986. Bài thơ kể lại câu chuyện của một chàng trai trẻ, Kim Nak-jung những năm 20 tuổi đã vượt qua con sông Imjin sang CHDCND Triều Tiên vào tháng 6 năm 1955 và quay trở lại Hàn Quốc vào tháng 6 năm sau. Năm 1954, ngay sau khi cuộc chiến tranh hai miền kết thúc, chàng trai Kim đã đề xuất một kế hoạch thống nhất mang tên “Kế hoạch của cộng đồng thanh thiếu niên độc lập thống nhất”.


휴전선에서 남쪽으로 약 7km 떨어진 지점에 세워진 파주 임진각의 3층 전망대에 오르면 임진강, 강을 가로질러 남북을 이어주는 자유의 다리, 그리고 북녘의 산과 들이 한눈에 들어온다. 임진각에서 서울까지는 53Km, 개성까지는 22km이다. Từ trên khu vực viễn cảnh của công viên Imjingak ở Paju nằm cách đường phân ranh quân sự 7 km về phía nam, mọi người đều có thể nhìn thấy cây Cầu Tự Do nằm vắt qua con sông Imjin cũng như những ngọn núi và cánh đồng lúa của Bắc Hàn.

“20세 미만의 청년을 남쪽과 북쪽의 국적에서 제외하고 이를 하나의 공동체로 만들어 이들이 자치적으로 운영할 수 있게 남과 북 두 체제가 공동으로 도움을 주자.” 비현실적이고 낭만적인 이 통일안을 대한 남쪽의 이승만 정권은 그를 정신병자로 내몰았다. 그는 죽음을 무릅쓰고 비 오는 임진강을 건너 북측에도 이 통일안을 제출한다. 북의 반응 또한 다르지 않았다. 북의 정권은 그를 간첩으로 내몰다가 결국 남쪽으로 돌려보냈고 남쪽에서의 그의 삶은 다섯 번의 사형선고와 18년의 옥살이로 이어졌다.

 “Ngoài những thanh thiếu niên dưới 20 tuổi ở Bắc Hàn và Nam Hàn, chúng ta hãy cùng giúp đỡ xây dựng một cộng đồng chung giữa hai miền Nam – Bắc và để nó có thể tự vận hành.” Đối mặt với một ý đồ thống nhất viển vông, phi thực tế, chính quyền Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) đã nghĩ chàng trai Kim quả là kẻ mất trí. Với những hiểm nguy có thể dẫn tới mất mạng, vào một ngày mưa, Kim băng qua con sống Imjin và mang theo kế hoạch thống nhất tới Bắc Hàn. Nhưng những động thái của Bắc Hàn cũng không có gì khác biệt. Chính quyền miền Bắc đã cáo buộc Kim là một gián điệp và cuối cùng trao trả anh lại cho Nam Hàn, nơi trong suốt cuộc đời còn lại, anh bị tuyên án tử hình năm lần và bị giam cầm 18 năm trong nhà tù.

한 청년의 삶을 관통한 역사의 비극을 안고 강물은 고요히 흐른다. 우리가 걷는 이 길은 올 3월 파주 임진강변 생태탐방로라는 이름으로 민간에 개방되었다. 임진각에서 율곡습지를 잇는 9.1km 구간이다. 길섶에 보지 못한 꽃들이 피어 있다. <임진강>을 쓴 동무는 내가 아는 한 식물이름을 가장 많이 알고 있다. 이 길을 걷기에 최고의 길동무인 셈이다. 우리는 철책선 남쪽을 따라 걷는다. 바람은 부드럽고 강물은 하늘빛을 담아 푸르고 푸르다.

Con sông Imjin trôi lững lờ, mang theo trong mình bi kịch lịch sử ghi dấu cuộc đời của chàng trai trẻ. Con đường mòn chúng tôi đi dọc bờ sông đã được mở cho công chúng tham quan vào tháng Ba năm vừa qua với tên gọi “Đường mòn sinh thái ven sông Imjin ở Paju” dài 9,1 ki-lô-mét. Những loài hoa tôi chưa từng thấy bao giờ đang mọc đầy dọc hai bên con đường. Người bạn sáng tác tác phẩm “Dòng sông Imjin” của tôi biết nhiều tên các loại thực vật hơn bất kỳ nào người nào tôi biết. Anh ấy là người đồng hành tuyệt vời nhất khi dạo bước dọc theo con đường này. Chúng tôi đi tới tận bờ phía nam của hàng rào dây thép gai chia cắt hai miền Nam – Bắc. Gió thổi nhẹ và dòng sông phản chiếu sắc trời, mang một màu xanh ngắt.

2km 쯤 걸었을 때 철책선 위에 몇몇 설치미술작품들이 보인다. 한 작품이 눈에 잡힌다. 하얀 고무신들이 철책 위에 걸려 있다. 몇백 켤레인지 알 수 없다. 고무신마다 초록색 어린 풀꽃 하나씩을 담고 있다. 갈 수 없는 북한 땅을 밟고 싶은 사람들의 마음을 새긴 것이다.
임진강을 따라 걷는 사람들의 마음은 모두 같다. 아프고 또 아프다.

Sau khi đi bộ khoảng 2 ki-lô-mét, chúng tôi nhìn thấy một vài tác phẩm nghệ thuật dựng ngay bên hàng rào dây thép gai. Một tác phẩm đập vào mắt tôi. Đó là một bộ sưu tập những chiếc giày cao su màu trắng treo trên hàng rào. Không thể biết được là có đến mấy trăm đôi giày. Bên trong mỗi chiếc giầy là một bông hoa dại xanh ngắt. Chúng tượng trưng cho nỗi niềm của những người khao khát muốn đặt chân lên mảnh đất Bắc Hàn, nơi họ không thể nào tới được. Bất kì ai đi dọc bờ sông Imjin đều có chung cảm xúc như vậy. Đau buồn nối tiếp đau buồn.

1983년 6월 30일 한국방송공사는 전쟁으로 흩어진 한국인들에게 살붙이를 찾아주는 방송을 시작하였다. 11월 14일까지 138일에 걸쳐 453시간 45분 동안 생방송으로 방영된 이 방송은 10189명의 이산가족이 다시 만나게 했고 2015년 유네스코 세계기록유산으로 등재되기에 이르렀다. 이 방송은 그 어떤 문학작품으로도 묘사할 수 없는, 인류가 빚은 참혹한 비극과 격렬한 사랑의 아픔을 생생한 기록으로 남겼다.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 1983, đài truyền hình KBS khởi động chiến dịch giúp người dân tìm lại người thân, những người đã bị chia tách do chiến tranh. Trong 453 giờ và 45 phút phát sóng suốt 138 ngày, tới ngày 14 tháng 11 cùng năm, đã có 10.189 người được đoàn tụ cùng với thân nhân thất lạc. Năm 2015, các đoạn băng phát thanh đã được ghi danh vào “Di sản kỷ lục thế giới” của UNESCO. Các đoạn băng này như một chứng tích hùng hồn cho bi kịch tàn bạo gây ra bởi con người và nỗi đau của yêu thương không bao giờ có thể miêu tả nổi bằng bất kỳ một tác phẩm văn học nào.

“사니까 좋은 날이 오네요” “Vì còn sống nên ngày tốt đẹp rồi cũng đến”
1999년 4월 우리 셋은 함께 북한 땅을 밟았다. 1998년 11월 금강산 관광길이 열렸던 것이다. 이른 새벽 배가 장전항 외항에 이르러 닻을 내렸을 때 아무 말도 할 수 없었다. 눈앞의 북녘 땅은 모두 갈빛이었다. 산도 배도 건물도 같은 빛이었다. 통관절차를 밟기 위해 세관 건물로 들어설 때 앞으로 만나게 될 북한 동포에 대한 인사말을 무엇으로 할 것인지 우리는 가슴이 설렜다. 몇 가지 인사말들을 궁리했지만 꼭 맞는 인사말을 찾지 못했다. 입국서류를 받는 이에게 나는 “사니까 좋은 날이 오네요” 라고 얘기했다. 그가 무뚝뚝하게 고개를 끄덕였다.

Tháng 4 năm 1999, ba chúng tôi thực sự đã đặt chân lên Bắc Hàn. Chương trình du lịch tham quan ngọn núi Kumgang (hay Geumgang) đã được mở lại cho các du khách Nam Hàn vào tháng 11 năm 1998. Lúc chiều tà, khi con thuyền đang quay về bến cảng Changjon và buông neo, tôi không thể nói được lời nào. Cả một vùng phía bắc trải rộng trước mắt chúng tôi nhuộm một sắc nâu. Những ngọn núi, con thuyền và toà nhà – mọi thứ đều cùng một màu. Trái tim chúng tôi đập nhanh hơn khi tiến vào khu vực hải quan để thực hiện các thủ tục nhập cảnh và cùng phân vân mình sẽ nói gì để chào những người đồng bào phương Bắc. Chúng tôi đã thử vài câu chào nhưng chẳng có câu nào có vẻ phù hợp. Cuối cùng tôi cất lời với người đàn ông đang xử lý đống giấy tờ nhập cảnh: “Vì còn sống nên ngày tốt đẹp rồi cũng đến”. Anh ấy lạnh lùng gật đầu.

금강산 구정봉에 오를 때 안내원 아가씨의 볼이 고왔다. 복숭아빛 연지를 바른 것 같았다. 나는 그이에게 말을 걸고 싶었다. 말을 걸어서는 안 된다는 주의사항을 나는 기억하고 있었다. 진달래 꽃빛이 연지를 바른 듯 고와요. 아가씨의 등 뒤에서 혼자 가만히 중얼거렸는데 반응이 왔다. 참 곱지요? 나는 그렇게 그이와 첫 대화를 했다. 문답이 이어졌다. 동무는 뭐하오? 시를 쓰오. 살아오는 동안 어느 때 보다 큰 마음의 설렘을 느끼며 내가 하는 일을 밝힌 순간이었다. 좋은 시를 많이 쓰시오. 그이가 말했다. 헤어짐의 인사말로 이보다 좋은 인사는 내 기억에 없다.

Khi lên tới đỉnh Kujong thuộc ngọn núi Kumgang, hai bên má của cô gái trẻ hướng dẫn viên du lịch thật đẹp. Nó giống như vừa được thoa lên một lớp phấn hồng ánh đào. Tôi muốn tâm sự vài lời với cô ấy. Nhưng tôi chợt nhớ tới lời cảnh báo không cho phép bắt chuyện với hướng dẫn viên. Những cây hoa đỗ quyên xinh đẹp, cứ như được nhuộm màu hồng, tôi thầm thì với chính mình sau lưng người hướng dẫn viên và được cô đáp lại: “Hoa thật đẹp, phải không?”. Câu nói đó đã bắt đầu cuộc đối thoại giữa chúng tôi. “Đồng chí làm gì?”, “Tôi sáng tác thơ”. Chưa bao giờ trong cuộc đời tôi có thể trả lời về nghề nghiệp mình làm với một cảm xúc kích động đến thế. “Tôi hy vọng anh sẽ tiếp tục sáng tác nhiều bài thơ hay”. Đó là những gì cô ấy nói. Ngoài câu nói chia tay này thì trong tâm trí tôi hoàn toàn không còn lưu lại lời nói nào tốt đẹp nữa.


파주 임진강변 DMZ 에코뮤지엄거리에 걸려 있는 한성필 작 은 뒷짐을 진 북한 장교에게 남한 병사가 손을 내밀고 북측의 판문각 현판을 통일각으로 바꿔 다는 상상 속의 장면을 담고 있다. “Faction”, tranh vẽ khổ lớn của Han Sung-pil trên con đường Bảo tàng Sinh thái DMZ, miêu tả cảnh một người lính Nam Hàn giương tay về phía tướng Bắc Hàn đang đứng thản nhiên, một biển hiệu trước khu Bắc Hàn ở Panmungak, nay được đổi tên thành Tongilgak (hay đài Thống Nhất).

탐방로를 따라 7km 쯤 걸으면 임진나루에 이른다. 이 나루는 조선시대 한양에서 의주로 가는 중요한 길목이었다. 삼국시대 고구려 백제 신라의 접경지대이자 중요한 싸움들이 펼쳐진 곳이다. 6.25 전쟁 중에는 남과 북의 군인들이 전진과 후퇴를 반복하며 몇 번을 번갈아 점령했던 전략적 요충지이기도 하다.
나루에는 작은 목선들이 10척 남짓 묶여 있다. 이곳 주민들이 쓰는 고깃배다. 철조망을 두른 나루엔 군부대의 초소가 서 있고 주민이 아닌 외부인의 출입은 금지된다. 의주로 가는 옛 국도 1호선의 요충지라 큰 나루일 거라 생각했는데 배구 코트 크기의 모래사장이 펼쳐져 있을 뿐이다. 왕래가 끊긴 나루는 나루가 아니다. 율곡 습지 공원에서 생태 탐방로는 끝난다.

Khoảng 7 ki-lô-mét dọc theo con đường mòn lên núi, chúng tôi tới bến phà Imjin. Suốt thời đại Joseon, nơi đây là điểm quan trọng trên tuyến đường từ Hanyang tới Uiju. Trong thời kỳ Tam Quốc, nơi đây là biên giới của các vương quốc Silla, Goguryeo và Baekje nên liên tục xảy ra những cuộc giao tranh. Trong thời kỳ chiến tranh liên Triều, những người lính hai bên Bắc, Nam thay phiên tấn công rồi lại rút lui, và đây chính là khu vực trọng điểm mang tính chiến lược từng bị xâm chiếm.
Ở bến phà, có khoảng 10 con thuyền mộc được chằng lại với nhau. Chúng là những con thuyền được người dân địa phương dùng để đánh cá. Có một đồn canh quân sự của đại đoàn ở trên bến phà bị bao vây bằng hàng rào dây thép gai nên người ngoài không thể ra vào được. Đây cũng là một điểm dừng chân quan trọng trên Quốc lộ số 1 cũ. Khi tới Uiju, tôi đã tưởng tượng nó là một nơi rộng lớn nhưng hoá ra chỉ là một khu đất chả lớn hơn mấy so với một sân bóng chuyền. Thuyền không được qua lại ở khúc sông này nên bến phà giờ đây không còn là bến phà nữa. Khi chúng tôi tới công viên đầm lầy Yulgok, điểm kết thúc của hành trình đường mòn sinh thái cũng kết thúc.

최전방 전망대와 평화습지원 Tháp canh ở chiến tuyến và công viên sinh thái hòa bình
이튿날 우리는 연천군의 태풍전망대를 찾았다. 서 울에서 65km, 평양에서 140km 떨어진 임진강변에 서 있는, 높이 264m의 전망대다. 신분 확인 절차를 밟아야 전망대에 들어갈 수 있다. 영내에 교회와 성당, 법당이 자리잡고 있다. 6.25참전 소년 전차병 기념비가 눈에 띈다. 어떤 소년들은 우리가 한참 시를 토론하던 그 나이에 전차를 몰고 적진을 향해 나아갔다. “우리는 강철 같이 단결하여서/ 전진하는 57중대 소년 전차대.” 비의 몸에 새겨진 소년전차대 군가의 일부다. 이름도 군번도 없이 산화해간 그들을 위해 잠시 묵념을 올린다.

Ngày thứ hai, chúng tôi tiến về tháp canh Taepung ở huyện Yeoncheon. Nó cao 264 mét, nổi bật bên dòng sông Imjin, 64 kilô- mét tính từ Seoul và 140 ki-lô-mét từ Pyongyang. Bạn phải trải qua thủ tục kiểm tra nhân thân rồi mới có thể đi vào tháp canh. Tổ hợp này bao gồm một nhà thờ cho người theo đạo Tin lành, Thiên Chúa giáo, một tòa Phật Giáo. Một đài tưởng niệm những người lính trẻ thuộc lữ đoàn tăng trong cuộc chiến tranh hai miền Nam – Bắc lọt vào tầm mắt chúng tôi. Khi chúng tôi còn ở độ tuổi hăng say thảo luận về thi ca suốt thời kỳ học phổ thông thì những thanh niên khác bằng lứa đã lái xe tăng tấn công hàng ngũ kẻ thù. “Chúng ta đoàn kết như sắt thép/ Chúng ta là Đại đội 57, lữ đoàn tăng thanh niên”. Đó là một phần trong quân ca của lữ đoàn tăng thanh niên, được chạm khắc trên đài tưởng niệm. Chúng tôi đứng mặc niệm một lúc để tưởng nhớ về những người lính đã hy sinh anh dũng không tên, không số hiệu.

UN 미군 전사자 36940위 충혼비 앞에서 걸음을 멈춘다. 이 세상을 아름답게 열렬히 살고 싶은 꿈을 꾸다가, 그 꿈들을 한반도의 산자락에 묻었을 36940명의 영혼. 남은 이들은 어떻게 살아 그들의 몫을 다할 것인가. 전망대 건물 안으로 들어선다. 이곳에서는 북한군 초소를 육안으로 볼 수 있다. 군사분계선까지 800m, 제일 가까운 북한군 초소까지 1,600m 밖에 떨어져 있지 않으니, DMZ 내에서도 최전방이라 할 수 있다.

Những bước chân của chúng tôi dừng lại trước đài tưởng niệm 36.940 lính Mỹ đã chiến đấu dưới lá cờ Liên Hợp Quốc và hy sinh trong chiến tranh. Những giấc mơ của 36.940 linh hồn muốn xây dựng thế giới thành một nơi tốt đẹp đã bị chôn vùi ngay dưới chân núi của bán đảo Hàn. Làm cách nào những người còn sống có thể xứng đáng với những hy sinh đó?
Chúng tôi bước vào bên trong tòa tháp canh. Từ đây, có thể nhìn thấy những đồn bốt canh gác của Bắc Hàn. Giới tuyến quân sự chia cắt Bắc Hàn và Nam Hàn chỉ còn cách khoảng 800 mét và đồn bốt gần nhất của Bắc Hàn chỉ còn cách 1.600 mét. Mặc dù tòa tháp canh nằm trong Khu vực phi quân sự (DMZ) nhưng cũng được coi là chiến tuyến.


경기도 연천군 임진강평화습지원에 들꽃이 만발했다. 습지원 너머 보이는 연강갤러리는 연천군이 안보전시관을 리모델해서 올해 5월에 문을 연, 민통선 안 최초의 예술 공간이다. 건물 외벽에 한성필, 조상기 두 설치작가의 합작 <평화의 문>이 걸렸다. Một cánh đồng rực rỡ hoa dại nở ở công viên đầm lầy Hòa Bình nằm dọc sông Imjin ở khu vực huyện Yeoncheon. Phòng trưng bày Yeongang, dễ dàng được nhìn thấy từ công viên, mở cửa tháng 5 mỗi năm. Đây là cơ sở trưng bày nghệ thuật duy nhất nằm trong khu vực kiểm soát dân sự của Khu vực phi quân sự mà trước đây là nhà triển lãm an ninh.

남북을 가르며 흐르는 임진강 양쪽의 풍경이 확연히 다르다. 북의 산야는 붉은 빛 그대로다. 숲도 나무도 보이지 않는다. 훤히 보이는 빈 땅이 북한의 옥수수 농장이라는 것을 초병의 설명을 듣고서야 알았다. 아프다. 최전방 접경지에 옥수수를 심는 사람들의 마음은 무엇인가. 날이 맑을 때는 이 농장에서 일하는 북한 주민들을 육안으로 볼 수 있다고 한다. 우리가 들른 날 북한 주민들의 모습은 보이지 않았다. 망원경으로 오장동이라는 북한 마을이 흐릿하게 보인다. 눈앞의 노리고지 정상에는 전쟁 당시 1평방m에 4500발의 총탄이 쏟아져 산의 높이가 5m 가량 낮아졌다 한다.

Cảnh vật hai bên bờ sông Imjin chảy qua hai bên Nam – Bắc cũng hoàn toàn khác biệt. Những ngọn núi và cánh đồng bên bờ bắc nhuộm sắc nâu đỏ. Không có những cánh rừng hay cây lọt vào tầm mắt. Chúng tôi không nhận ra những vùng đất trống rất dễ quan sát này thực sự là một ruộng ngô cho đến khi những lính gác nói với chúng tôi. Thật đau lòng. Nỗi lòng của những người nông dân trồng ngô khu vực tiếp giáp với chiến tuyến này là gì? Vào những ngày trời quang, họ nói họ có thể nhìn thấy những nông dân Bắc Hàn bằng mắt thường. Nhưng vào ngày chúng tôi tới thăm, không có một bóng dáng nào của người dân Bắc Hàn. Tất cả chúng tôi có thể lờ mờ nhìn thấy qua ống nhòm là ngôi làng Ojangdong của Bắc Hàn. Trước mặt chúng tôi là cao nguyên Nori-goji, nơi trong suốt cuộc nội chiến, 4.500 viên đạn đã được khai hỏa ào ào tại từng mỗi mét vuông, khiến độ cao của cao nguyên bị giảm đi khoảng 5 mét.

하얀 고무신들이 철책 위에 걸려 있다. 몇백 켤레인지 알 수 없다. 고무신마다 초록색 어린 풀꽃 하나씩을 담고 있다. 갈 수 없는 북한 땅을 밟고 싶은 사람들의 마음을 새긴 것이다. 임진강을 따라 걷는 사람들의 마음은 모두 같다. 아프고 또 아프다.
Những người dân Hàn Quốc tin tưởng rằng mỗi khi sếu đỏ xuất hiện là dấu hiệu của vận may sắp tới. Đó chính là sự thống nhất. Xây dựng môi trường sống cho sếu đầu đỏ dọc con sông Imjin, nơi nỗi đau từ chiến tranh vẫn tồn tại sâu đậm, và cầu nguyện sếu đầu đỏ mỗi năm lại quay về đối với người dân Hàn Quốc đã là một hình thức tín ngưỡng.


남북 화해무드 속에 1998년 금강산으로 가는 해로가 열렸고 2003년 육로가 열려 한국인들이 한동안 관광버스로 동해안 도로를 달려 금강산을 여행하고 돌아오는 감격을 맛보았다. 이 남북 협력 사업은 2008년 7월 중단되어 아직 재개되지 않았다. Trong bối cảnh tái hợp hai miền, các chuyến du lịch tới núi Kumgang bằng đường biển được cấp phép năm 1998 và đến năm 2003 thì cấp phép cho các tuyến trên bộ. Khách du lịch Nam Hàn có thể thưởng ngoạn chuyến du lịch bằng xe buýt dọc bở biển phía đông tới ngọn núi khi băng qua biên giới cho đến khi dự án du lịch song phương bị gián đoạn vào năm 2008.

태풍전망대에서 내려와 바로 곁의 임진강 자락에 자리하고 있는 평화습지원을 찾았다. 인공으로 조성된 이 습지원에서 철새인 두루미 수백 마리가 겨울을 난다. 한국인들에게 학(鶴)이라는 이름으로 친숙한 이 새는 온몸이 흰색이며 목뒤 부분만 붉은 빛을 띤다. 키140cm, 날개 길이 240cm, 몸무게 10kg의 이 새를 한국인들은 길조로 여긴다. 이 새가 찾아오면 좋은 일이 생긴다고 믿는 것이다. 한국인들에게 제일 좋은 일. 그것은 통일이다. 전쟁의 상처가 깊게 드리운 임진강 자락에 학들이 서식할 수 있는 공간을 마련해주고 그들이 해마다 찾아오길 바라는 마음은 한국인들에게 일종의 토테미즘 같은 것이다. 연천군청에서는 이곳에 ‘두루미 느린 우체통’을 만들어 두었다. 지금 편지를 쓰면 1년 뒤에 부쳐준다 한다. 1년 뒤에 오는 두루미를 기다리는 마음을 간접적으로 표현한 것이다. 어쩌면 1년 안에 불쑥 평화가 찾아오기를 간절히 기다리는 마음을 표시한 것인지도 모른다. 나도 엽서 한 장을 썼다. 뭐라고 쓰지? 금강산에서의 마지막 인사가 떠올랐다. 시 열심히 쓰시오, 통일이 되는 그날까지.

Từ tháp canh đi xuống, chúng tôi đi tới công viên sinh thái hòa bình Pyeonghwa ngay bên bờ con sông Imjin. Cứ mỗi năm, hàng trăm con sếu đầu đỏ lại bay về đây để nghỉ đông trong công viên nhân tạo này. Được gọi là hak trong tiếng Hàn Quốc, những con chim thân trắng này có một vệt màu đỏ ở phía sau cổ. Nặng khoảng 10 kg và cao khoảng 140 cm với sải cánh rộng 240 cm, sếu đầu đỏ được coi là loài chim mang điều tốt lành. Những người dân Hàn Quốc tin tưởng rằng mỗi khi sếu đỏ xuất hiện là dấu hiệu của vận may sắp tới. Đó chính là sự thống nhất. Xây dựng môi trường sống cho sếu đầu đỏ dọc con sông Imjin, nơi nỗi đau từ chiến tranh vẫn tồn tại sâu đậm, và cầu nguyện sếu đầu đỏ mỗi năm lại quay về đối với người dân Hàn Quốc đã là một hình thức tín ngưỡng. Ở vùng đầm lầy này, Ủy ban huyện Yeoncheon đã xây dựng một hòm thư “Sếu chậm”. Bất kỳ một bức thư nào được viết hôm nay thì sau một năm sẽ được gửi. Đây là hành động thể hiện gián tiếp sự chờ đợi của sếu đầu đỏ năm tới. Hay có lẽ đó là sự thể hiện những hy vọng chân thành về một hòa bình sẽ bất ngờ tới trong năm tiếp theo. Tôi đã chọn một tấm bưu thiếp. Tôi nên viết gì bây giờ đây? Đột nhiên những gì người hướng dẫn viên ở ngọn núi Kumgang lọt vào tâm trí. Tôi viết: “Hãy tiếp tục sáng tác thơ, cho đến ngày thống nhất.”

곽재구 (Gwak Jae-gu, 郭在九) 시인
Ảnh: Ahn Hongbeom
Dịch: Trần Huyền Trang


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: