과거 민화는 사람들에게 잘 알려지지 않았다. 1960년대 이후 민화 수집가나 연구가들이 등장하고 민화를 현대적으로 해석한 화가들의 작품이 주목 받으며 관심이 높아졌다. 최근에는 취미로 민화를 즐기는 이들이 많아졌고, 공모전, 아트페어, 갤러리를 중심으로 확산되어 가고 있다. 민화 강사 신상미 씨는 취미로 시작했던 민화의 매력에 빠져 지금은 민화를 배우고 싶어 하는 이들을 가르치는 강사가 되었다.
Minhwa - tranh dân gian Hàn Quốc - trước đây chưa được nhiều người biết đến. Sau thập niên 1960, với sự xuất hiện của các nhà sưu tập và nghiên cứu minhwa, những tác phẩm của các họa sĩ diễn giải minhwa theo cách nhìn hiện đại được chú ý, sự quan tâm của công chúng dành cho minhwa đã tăng lên. Gần đây, ngày càng có nhiều người có sở thích về minhwa và các hoạt động mở rộng ra các cuộc thi, hội chợ nghệ thuật, triển lãm... Giáo viên dạy vẽ minhwa Shin Sang-mi bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của tranh minhwa, ban đầu chỉ theo đuổi như một sở thích và giờ đã trở thành giáo viên dạy những người muốn học vẽ minhwa.
직장인에서 민화 강사로 제 2의 인생을 살고 있는 신상미 씨. Shin Sang-mi đang sống cuộc đời thứ hai, từ một nhân viên văn phòng trở thành một giáo viên dạy tranh minhwa
열의에 가득 찬 수강생들이 끊임없이 들락거리는 이 공간의 이름은 모리화(毷離畫)이다. 번민 모, 떠날 리, 그림 화 즉 ‘일상의 근심을 떠나 보내는 그림’이라는 뜻이다. 사람들은 이곳에서 ‘민화’를 배운다.
Không gian nơi các học viên đầy nhiệt huyết thường xuyên lui tới này được gọi là Morihwa (Mạo ly họa), trong đó mạo là “phiền muộn”, ly là “lìa xa”, họa là “tranh vẽ”, nghĩa là “bức tranh xua tan những lo toan của cuộc sống đời thường”. Mọi người học vẽ minhwa tại đây.
민화는 조선시대 때 집안을 장식하기 위해 제작한 실용화이다. ‘민중 속에서 태어나고 민중을 위해 그려지고 민중에 의해 유통되는 그림’이라는 의미에서 ‘민화’로 불린다.
Minhwa là tranh vẽ được sáng tác từ thời Joseon với mục đích trang trí nhà cửa. Nó được gọi là minhwa (dân họa) với nghĩa “bức tranh sinh ra trong nhân dân, được vẽ cho nhân dân và được lưu hành bởi nhân dân”.
한 겹 한 겹 색을 쌓다 - Từng lớp từng lớp
신상미(申湘媄) 씨에게는 두 종류의 ‘날’이 있다. 수업이 있는 날과 수업이 없는 날. 일주일 중 사흘은 수업이 있고, 사흘은 없다. 나머지 하루는 ‘배우는 날’이다. Một tuần của cô Shin Sang-mi có hai loại “ngày”. Ngày có lớp và ngày không có lớp. Trong một tuần, cô có ba ngày có lớp và ba ngày không có lớp, ngày còn lại là “ngày đi học”.
수업이 있는 날에는 7시쯤 일어나 중학생인 딸을 학교에 보낸 후 강아지 두 마리를 데리고 작업실로 간다. 경복궁 근처에 있는 21평짜리(69m²) 오피스텔로, 집에서 차로 10분 정도 거리에 있다.
Vào ngày có lớp, cô thức dậy vào khoảng 8 giờ sáng, đưa con gái đang học cấp hai đến trường rồi dắt hai chú cún đến phòng tranh. Đó là một căn hộ officetel rộng 69m2, gần Cung điện Gyeongbok (Cảnh Phúc), cách nhà khoảng 10 phút lái xe.
“처음에는 집에서 동네 분들 모아놓고, 돈도 안 받고 가르쳤어요. 본격적으로 수업을 해보자 마음먹고 일 년 전쯤 작업실을 얻었어요. 경복궁 근처라 임대료는 비싸지만, 그 덕분인지 전국에서 배우러 와요.”
“Ban đầu, tôi tập trung mọi người trong khu phố về nhà dạy miễn phí. Tôi quyết tâm bắt đầu công việc dạy học và chính thức thuê văn phòng khoảng một năm trước. Vì ở gần cung Gyeongbok nên tiền thuê đắt, nhưng có lẽ vì thế mà mọi người khắp cả nước tìm đến học.”
작업실에 도착하면 전기차를 충전시켜 놓고 강아지들과 산책을 한다. 이후 작업실로 돌아와 작업용 앞치마를 메고 화분에 물을 준 다음 수업 준비를 한다. 첫 수업은 오전 10시 30분에 시작해 3시간을 꽉 채우고 끝이 난다.
Đến phòng vẽ, cô sạc xe điện và đi dạo với hai chú cún. Sau đó, cô quay về phòng vẽ, đeo tạp dề, tưới nước cho chậu hoa và chuẩn bị giờ học. Lớp học đầu tiên bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút sáng và kết thúc sau ba tiếng đồng hồ.
“처음에는 책상 다섯 개를 놓고 시작했어요. 지금은 여덟 개가 되었죠. 한 클래스에 8명 정도 들어오시고, 총 여섯 클래스를 진행하고 있어요. 자리가 나면 들어오려고 대기하고 있는 분들도 많아요.”
“Ban đầu, tôi bắt đầu với năm chiếc bàn. Bây giờ tăng lên tám. Mỗi lớp có khoảng tám học viên và hiện tôi đang dạy sáu lớp. Cũng có nhiều người đang xếp hàng đợi vào học khi có chỗ.”
민화는 전공자, 비전공자의 차이가 별로 없다. 밑그림이 있어서 그리고 싶은 그림을 골라 채색하면 되기 때문이다. 그래서 아마추어도 쉽게 시작할 수 있고 결과물도 좋은 편이다.
Tranh minhwa không có nhiều sự khác biệt giữa người chuyên và người không chuyên. Đó là do đã có sẵn tranh nền nên người học có thể chọn mẫu muốn vẽ rồi tô màu là được. Thế nên, người nghiệp dư cũng có thể dễ dàng bắt đầu và kết quả cũng khá đẹp.
신 씨의 수강생들이 그린 작품들. 같은 밑그림이라도 그리는 이의 취향과 선호하는 색 등에 따라 전혀 다른 분위기로 완성된다. Minhwa là những bức tranh vẽ có kết quả đạt được tương xứng với công sức bỏ ra. Có thể nói đây là một văn hóa mà bất kể là người chuyên nghiệp hay không chuyên đều có thể tận hưởng.
“민화는 가루 물감을 아교로 개어 한 겹 한 겹 색을 계속 쌓아가는 작업이에요. 한 작품 완성하는 데 몇 개월씩 걸리는데, 명상하듯이 천천히 하다 보면 계속하고 싶어지는 매력이 있어요. 누구나 향유할 수 있는 문화죠. 다들 재미있게 다니세요.”
“Vẽ minhwa là thao tác trộn bột màu thành dạng cao rồi đắp từng lớp, từng lớp màu lên tranh. Phải mất vài tháng mới hoàn thành được một tác phẩm, nhưng nếu cứ làm từ từ như chiêm nghiệm sẽ thấy sức hấp dẫn khiến chúng ta muốn tiếp tục. Đó chính là văn hóa mà bất cứ ai cũng có thể tận hưởng. Cả lớp đều rất vui khi học.”
특별한 재능이나 기술이 없어도 노력하면 노력한 만큼의 성과가 난다. 일상의 소소한 근심을 까맣게 잊고 온전히 몰두하는 시간이다. Tranh minhwa không cần có năng khiếu hay kỹ thuật đặc biệt nào, chỉ cần chăm chỉ sẽ có được kết quả tương xứng với nỗ lực của mình. Đó là thời gian để bạn hoàn toàn quên đi những lo toan của cuộc sống thường ngày và đắm mình vào tranh.
밥 먹고 그림만 그렸다 - Chỉ ăn và vẽ
민화 강사가 되기 전, 신상미 씨는 20년 동안 직장생활을 했다. 대기업에서 벽지, 바닥재, 가구 필름 등을 디자인하는 디자이너였다. Trước khi trở thành giáo viên minhwa, Shin Sang-mi đã có 20 năm đi làm. Cô là nhà thiết kế giấy dán tường, ván sàn, phim dán nội thất cho một tập đoàn lớn.
“2000년 초반, 컬러와 패턴 등 디자인이 다양한 장판(壯版 한국의 주택에서 방바닥에 까는 PVC로 된 시트) 시장이 어마어마했어요. 장판에 민화 나비를 넣어보고 싶어서 민화 작가를 소개받았어요.”
“Đầu những năm 2000, thị trường jangpan (tấm PVC lót sàn trong nhà ở Hàn Quốc) với thiết kế đa dạng về màu sắc và hoa văn rất sôi động. Vì muốn thể hiện họa tiết con bướm trong tranh minhwa vào ván sàn nên tôi đã được giới thiệu với một họa sĩ tranh minhwa.”
그것이 처음 만난 민화였다. Đó là lần đầu tiên cô tiếp xúc với minhwa.
“직장을 정말 열심히 다녔어요. 누가 하라고 한 것도 아닌데, 일요일에도 일을 했죠. 그러다가 4년 전쯤 아이가 아파서 회사를 그만두게 되었어요. 수십 년 동안 매일 하던 일을 갑자기 안 하게 되니 스트레스가 컸어요. 몸도 마음도 엉망이었죠. ‘이대로는 안 되겠다, 어디 가서 꽃이라도 그리자’ 하고 집 앞 공방을 찾아갔어요. 그때부터 민화를 그리기 시작했어요.”
“Tôi đã đi làm thật sự chăm chỉ. Tôi thường đến công ty sớm nhất và thậm chí còn làm việc cả ngày Chủ nhật dù không ai bảo. Khoảng bốn năm trước, tôi phải nghỉ việc vì con tôi bị bệnh. Tôi bị căng thẳng khi đột nhiên không làm những việc thường làm mỗi ngày trong mấy chục năm. Cơ thể và tâm trí của tôi như một mớ hỗn độn. Tôi nghĩ mình không thể mãi như thế này được, phải đi đâu và vẽ gì đó như hoa mới được. Và tôi tìm đến xưởng vẽ trước nhà. Tôi bắt đầu vẽ minhwa kể từ khi ấy.”
재미있었다. 그림을 그리는 동안에는 마음의 짐을 내려놓을 수 있었다. 정말 밥 먹고 그림만 그린 나날이었다. 한 곳에서 그릴 수 있는 민화가 한계가 있다 보니 화실을 서너 군데 다니면서 닥치는 대로 그렸다. 그러다 보니 실력이 늘어갔다. 남들이 10년 걸려 배울 걸 2~3년 만에 익혔다. 어느 순간 병풍 하나 정도는 그릴 수 있을 것 같은 생각이 들어 병풍 그리기를 시작했다. 1년쯤 걸리는 작업을 3개월 만에 끝냈다. 그때 그린 병풍으로 ‘제 15회 대한민국 민화공모대전’에서 최우수상을 받았다. 이 정도면 화실을 차려도 될 것 같아 작업실을 열고 수강생을 받기 시작했다.
Công việc quả là thú vị. Khi vẽ tranh, cô có thể trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Thực sự đó là những tháng ngày cô chỉ ăn và vẽ. Vì những bức tranh minhwa có thể vẽ ở một nơi có hạn nên cô tìm đến ba bốn lớp học vẽ và vẽ bất cứ thứ gì được học. Cứ như thế, kỹ thuật vẽ của cô tiến bộ hẳn. Trong vòng 2-3 năm, cô đã nắm vững những gì mà người khác cần 10 năm mới học được. Một lúc nào đó, nhận thấy mình có thể vẽ được bình phong, và cô bắt đầu vẽ bình phong. Chỉ trong ba tháng, cô đã hoàn thành bức lẽ ra phải cần khoảng một năm để vẽ. Bức bình phong cô vẽ khi ấy đã nhận giải Nhất tại “Cuộc thi Vẽ minhwa Hàn Quốc”. Cho rằng như thế cũng đủ để mở lớp dạy vẽ nên cô bắt đầu mở lớp và nhận học viên.
“저는 집에 가만히 있는 것이 안 맞는 사람이더라고요. 뭔가를 시작하면 몸이 상할 정도로 몰두해요. 칭찬받고 싶고, 잘하고 싶고. 그림을 시작하면서 활력이 생기고 아이를 돌볼 시간도 생겨서 아이도 저도 건강해졌어요.”
“Tôi thấy mình không phải là kiểu người thích ngồi yên ở nhà. Mỗi khi bắt đầu một việc gì, tôi thường tập trung đến mức kiệt sức. Tôi muốn được khen, muốn làm thật tốt. Khi bắt đầu vẽ, tôi thấy mình tràn đầy năng lượng và có nhiều thời gian chăm sóc con hơn, thế nên cả tôi và con đều khỏe lên”.
빠른 시간 안에 민화 작가로서의 입지를 굳힌 이유 중 하나는 직장생활 때의 경험이었다. 벽지, 바닥재, 가구 필름 등을 디자인하면서 빨강, 노랑, 파랑으로 색을 조합하는 작업만 20년을 했다.
Một trong những lý do khiến cô nhanh chóng khẳng định vị trí là một họa sĩ minhwa là nhờ kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp. Cô đã làm công việc phối hợp các màu sắc đỏ, vàng và xanh với nhau trong suốt 20 năm khi thiết kế giấy dán tường, ván sàn, phim dán nội thất.
“제가 색을 만드는 데 특화되어 있었던 거죠. 민화는 정해진 색이 없어요. 같은 그림이라도 작가마다, 공방마다 색이 다르죠. 여러 색을 실험해 보고 칠해보면서 자신의 색깔을 찾아가는 거예요. 오방색(다섯 방위를 상징하는 청색, 흰색, 적색, 흑색, 황색)을 화려하게 써야 민화라고 하는 사람들이 많은데, 저는 ‘간색’이라고 불리는 중간색을 적극적으로 쓰는편이죠. 오방색은 한옥에는 어울리지만, 현대적인 인테리어와는 안 어울린다고 생각해요. 제가 출품한 병풍도도 출품작 중 제일 어두운 그림이었어요. 요즘은 톤 다운된 노란색, 겨자색에 꽂혀 있어요.”
“Tôi chuyên về mảng tạo màu. Tranh minhwa không quy định màu sắc cố định. Cùng một bức tranh nhưng màu sắc khác nhau tùy vào họa sĩ và phòng tranh. Mỗi người thử nghiệm các màu sắc, tô thử để tìm ra màu sắc của riêng mình. Có nhiều người cho rằng phải sử dụng obangsaek (ngũ phương sắc: xanh, trắng, đỏ, đen, vàng tượng trưng cho năm hướng) rực rỡ mới là minhwa, nhưng tôi luôn có xu hướng giảm bớt tông màu. Tôi nghĩ ngũ phương sắc hợp với nhà truyền thống hanok của Hàn Quốc chứ không hợp với nội thất hiện đại. Bức bình phong tôi vẽ dự thi cũng là bức tối màu nhất trong số các tác phẩm của tôi. Dạo này, tôi bị cuốn bởi màu mù tạt và màu vàng tông nhạt.”
매주 화요일은 민화 명장 스승님께 전통 민화 그림을 배우러 간다. 오전 11시부터 오후 5시까지, 10여 명의 학생들과 함께 듣는다. Thứ Ba hàng tuần cô đi học lý luận về minhwa. Cô nghe giảng từ 11 giờ trưa đến 5 giờ chiều với khoảng 10 học viên khác.
“시상식 날 원로 선생님들께서 앞 줄에 앉아 계셨는데, 아빠랑 너무 비슷하게 생기신 분이 있었어요. 그래서 그분한테 가서 ‘저 좀 받아주세요’ 했어요. 그림 속 꽃 하나, 나비 하나에도 다 의미가 있거든요. 그리다 보면 알고 싶어져요. 그래서 책도 많이 읽고 수업도 듣는 거죠. 수업 중간에 밥도 먹고 막걸리도 한잔하면서 선생님께 수업을 받고 있어요.”
“Vào ngày trao giải, các lão làng ngồi ở hàng ghế đầu, có một người trông rất giống cha tôi. Tôi đến gặp ông và nói, “Xin hãy nhận con”. Mỗi bông hoa, mỗi con bướm trong tranh đều có ý nghĩa riêng. Tôi muốn biết từng ý nghĩa đó khi vẽ tranh. Đó là lý do tại sao tôi đọc nhiều sách và tham gia nhiều lớp học. Đôi lúc vừa học, chúng tôi vừa ăn cơm, vừa uống rượu makgeolli và nghe thầy giảng.”
어설픔도 맛이다 - Sự vụng về cũng đẹp
수업이 없는 날에는 작업실에 나오지 않는다. Những ngày không có lớp, cô không đến phòng tranh.
“처음에는 여기서 제 작업도 해야지 싶었는데, 점점 회사처럼 되다 보니 집에 가고 싶은 마음이 커져요. 그래서 개인 작업은 집에서 해요. 그런데 이제는 화실 이름도 걸려 있고, 제가 가르치는 사람이 되니 그림에 힘이 들어가요. 잘해야 한다는 생각이 앞서서 그림 그리는 것이 예전만큼은 재미가 없어요. 회원들 그림 봐 드리고, 그 그림들이 점점 나아지는 걸 보는 게 훨씬 좋아요.”
“Lúc đầu, tôi nghĩ mình phải vẽ tranh của riêng mình ở đây, nhưng dần dần ở đây giống công ty nên tôi bắt đầu muốn về nhà. Vì thế, tôi làm việc cá nhân ở nhà. Giờ đây, phòng tranh đã có tên tuổi và tôi là người dạy nên việc vẽ tranh vất vả hơn. Vẽ không còn thú vị như xưa nữa bởi suy nghĩ phải làm thật tốt lấn át. Việc xem tranh cho các học viên, nhìn thấy các bức vẽ ngày càng hoàn thiện khiến tôi vui hơn nhiều.”
수강생은 주로 40~50대 여성들이다. 작업대에 그림과 재료를 잔뜩 펼쳐놓고 수다를 떨며 쉴 새 없이 손을 움직인다. 그렇게 세 시간 동안 스트레스를 날린다. Phần lớn các học viên là nữ giới ở độ tuổi 40-50. Họ bày tranh và vật liệu lên bàn, rồi tán chuyện và tay không ngừng cử động. Họ giải tỏa căng thẳng trong ba giờ như thế.
민화는 노력한 만큼의 성과가 나오는 그림이다. 그래서 전공자, 비전공자 할 것 없이 누구나 향유할 수 있는 문화라고 말한다. Các tác phẩm do học viên của cô Shin vẽ. Tuy cùng một mẫu vẽ nhưng kết quả hoàn thiện có không khí hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào sở thích và sự lựa chọn màu sắc của người vẽ.“혼자서 작업을 하면 그야말로 무념무상이에요. 쉬는 날에 종일 미적거리다가 저녁에 시작할 때가 많은데 정신차려보면 새벽이에요. 저희 엄마가 70대인데 엄마도 제 수강생이에요. 나이와 상관없이 누구나 할 수 있고, 아마추어의 어설픔도 민화의 맛이에요. 저희 화실은 아직 회원전을 연 적은 없지만, 회원전을 열면 작품도 절 팔린다고 하더라고요.”
“Khi làm việc một mình, tôi cứ lơ lửng không suy nghĩ gì cả. Vào ngày nghỉ, có nhiều khi tôi chần chừ cả ngày rồi đến tối mới bắt đầu, đến khi nhìn lại thì đã rạng sáng. Mẹ tôi đã ngoài 70 và đang là học viên của tôi. Bất cứ ai cũng có thể vẽ được bất kể tuổi tác, thậm chí sự vụng về của người nghiệp dư cũng tạo ra vẻ đẹp cho tranh minhwa. Khi tổ chức triển lãm minhwa của các học viên, tranh cũng bán rất chạy. Vì tranh không đắt nên ai cũng có thể dễ dàng mua và khá nhiều người nước ngoài mua về làm kỷ niệm”.
수강생들의 즐거움이 신 씨의 보람이자, 회사 다닐 때는 몰랐던 기쁨이 된다. 새벽 서너 시까지 그리고, 서너 시간 자고, 하루 아홉 시간 수업이 있는 날에는 한 끼 챙겨 먹기도 힘들지만, 모든 게 감사하다. 열정을 쏟았던 직장생활의 끝에 새롭게 찾은 길이 감사하고, 경력이 짧은 자신에게 배우기 위해 먼 길을 오는 사람들이 감사하다.
Niềm vui của các học viên là động lực của cô Shin, đây là niềm vui mà cô chưa từng biết đến khi làm ở công ty. Vào những ngày thức vẽ tranh đến ba bốn giờ sáng rồi ngủ ba bốn tiếng, dạy học chín tiếng một ngày, rất khó để có một bữa ăn đúng nghĩa nhưng cô luôn thấy biết ơn tất cả. Cô biết ơn con đường mới tìm thấy ở cuối con đường của một nhân viên công sở từng dồn hết đam mê nhiệt tình vào công việc; cô biết ơn những học viên đã đi một chặng đường dài đến học hỏi từ một người tuy còn ít kinh nghiệm như cô.
“얼마 전에 아버지가 돌아가셨어요. 최근 아버지를 위한 그림을 그리고 있어요. 제가 좋아하는 겨자색, 그리고 파란색으로요.” “Cha tôi qua đời cách đây không lâu. Gần đây tôi đang vẽ một bức tranh tặng cha với màu mù tạt và màu xanh lam mà tôi thích.”
황경신(Hwang Kyung-shin 黃景信) 작가
한정현(Han Jung-hyun 韓鼎鉉) 사진가(Photographer)
Hwang Kyung-shin – Nhà văn
Ảnh. Han Jung-hyun
Dịch. Lê Hoàng Bảo Trâm
0 Comment: