September 23, 2021

[KIIP lớp 5 심화 sách mới] 7과. 민주주의의 발전 Sự phát triển của chủ nghĩa dân chủ

Bài viết liên quan



1. 4·19 혁명과 유신 반대 운동은 어떻게 전개되었을까?

Cách mạng ngày 19/4 và phong trào phản đối Yushin được diễn ra như thế nào?

4·19 혁명과 5·16 군사 정변 Cách mạng ngày 19/4 và cuộc đảo chính quân sự ngày 16/5
초대 대통령 이승만은 무리한 방법으로 헌법을 바꾸는 등 오랫동안 권력을 유지하고자 하였다. 특히 1960년에는 대대적인 부정 선거를 저질렀다(3·15 부정 선거). 이에 시민과 학생들이 전국적인 항의 시위를 벌였는데, 이를 4·19 혁명이라고 한다. 시위를 진압하는 과정에서 많은 사람들이 희생되었다. 결국 이승만 대통령은 국민의 요구를 받아들여 대통령직에서 물러났다.
Tổng thống đầu tiên, 이승만 đã cố gắng duy trì quyền lực trong một thời gian dài bằng cách thay đổi hiến pháp một cách phi lý. Đặc biệt, vào năm 1960, một cuộc bầu cử bất chính theo quy mô lớn đã được thực hiện (cuộc bầu cử bất chính ngày 15 tháng 3). Tiếp theo đó người dân và sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối trên toàn quốc và được gọi là cách mạng 19/4. Nhiều người đã bị hy sinh trong quá trình đàn áp các cuộc biểu tình. Cuối cùng, tổng thống 이승만 đã phải rời bỏ chức vụ tổng thống trước những yêu cầu của người dân.
정변: cuộc chính biến, cuộc đảo chính
무리하다: vô lí (Quá mức vượt khỏi mức độ thông thường)
대대적: một cách to lớn, theo quy mô lớn
저지르다: gây ra, tạo ra, làm ra
부정: (sự) bất chính
항의: sự phản kháng, sự quở trách, sự chống đối (Việc chủ trương thái độ phản đối vì việc gì đó không đúng đắn hoặc không hài lòng)
물러나다: rút khỏi, rời bỏ (Rút lui khỏi vị trí hay công việc đang làm)

이후 장면 국무총리가 중심이 된 정부가 세워졌으나 1년이 못되어 1961년에 박정희를 비롯한 일부 군인들이 무력으로 정권을 차지하였다. 이를 5·16 군사 정변이라고 한다. 군사 정변을 이끌었던 박정희는 1963년에 대통령에 당선되었다.
Sau đó, một chính phủ do thủ tướng chính phủ Chang Myon lãnh đạo đã được thành lập, nhưng chỉ chưa đến một năm, vào năm 1961 một số binh lính mà đứng đầu là Park Chung-hee đã chiếm giữ chính quyền bằng vũ lực. Đây được gọi là cuộc đảo chính quân sự 16/5. Park Chung-hee, người lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự, được bầu làm tổng thống năm 1963.
차지하다: giành, chiếm hữu, chiếm giữ, nắm giữ

유신 체제의 성립과 민주주의 억압 Sự thành lập thể chế Yushin và sự đàn áp chủ nghĩa dân chủ
박정희 정부는 경제 발전을 위해 경제 개발 5개년 계획을 실시하였다. 이와 함께 한국의 풍부한 노동력을 이용하여 생산한 물건을 해외에 수출하였고 경부 고속 국도 등 고속도로를 개통하였으며, 포항 종합 제철소 등과 같은 경제 발전에 필요한 중요한 시설을 건설하였다.
그러나 박정희 정부는 민주주의를 억압하였다. 박정희 대통령은 헌법을 바꾸어가며 대통령을 세 번까지 할 수 있도록 하였다. 특히 1972년에는 유신 헌법을 발표하여 대통령의 권한을 더욱 강화하였다. 이를 유신 체제라고 한다.
Chính phủ Park Chung-hee đã thực hiện kế hoạch 5 năm mở mang kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế. Đồng thời, hàng hóa sản xuất sử dụng nguồn lao động dồi dào của Hàn Quốc đã được xuất khẩu ra nước ngoài, các đường cao tốc như Đường cao tốc Gyeongbu đã được khai thông và các công trình quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế như nhà máy luyện thép tổng hợp Pohang đã được xây dựng.
Tuy nhiên, chính phủ Park Chung-hee đã đàn áp chủ nghĩa dân chủ. Tổng thống Park Chung-hee đã thay đổi hiến pháp, cho phép tổng thống được bầu tối đa ba lần. Đặc biệt, năm 1972, Hiến pháp Yushin được công bố và tăng cường hơn nữa quyền hạn của tổng thống. Đây được gọi là thể chế Yushin.
억압하다: áp bức, cưỡng bức
개통하다: khai thông
제철소: nhà máy luyện thép

국민들은 대통령에게 권력을 집중시켜 놓은 유신 체제가 민주주의에 맞지 않다고 보고 유신 반대 운동을 펼쳤다. 박정희 정부는 이를 억압하였지만 부산, 마산을 비롯한 여러 지역에서 시민들이 정부에 반대하는 시위에 참여하였다. 이러한 혼란 속에서 1979년 박정희 대통령이 사망하였고(10·26 사태) 유신 체제는 막을 내리게 되었다.
Người dân thấy rằng thể chế Yushin tập trung quyền lực vào tổng thống, không phù hợp với chủ nghĩa dân chủ và đã phát động một phong trào chống Yusin. Chính phủ Park Chung-hee đã trấn áp việc này, nhưng người dân ở nhiều khu vực mà mở đầu là Busan và Masan đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính phủ. Trong sự hỗn loạn đó, Tổng thống Park Chung-hee đã thiệt mạng vào năm 1979 (sự kiện ngày 26 tháng 10) và thể chế Yushin chấm dứt.
펼치다: mở ra, diễn ra, tổ chức ra



알아두면 좋아요

오빠와 언니는 왜 총에 맞았나요? Tại sao anh trai và chị gái bị bắn?

4·19 혁명이 일어났을 때 대학생, 중고등학생은 물론 초등학생들도 시위에 참여하였다. 서울 수송초등학교 학생들 중 일부는 경찰이 쏜 총에 맞아 사망하기도 했다. 이 학교에 다니던 강명희 학생은 사망한 친구들을 그리워하는 마음으로 다음과 같은 시를 지었다.
Khi cách mạng 19/4 nổ ra, sinh viên đại học, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng như học sinh tiểu học đã tham gia biểu tình. Một số học sinh của trường tiểu học Susong Seoul đã bị cảnh sát bắn chết. 강명희, một học sinh tại trường này, đã viết bài thơ sau đây với tấm lòng nhớ nhung những người bạn đã khuất của mình.

잊을 수 없는 4월 19일/ 학교에서 파하는 길에/ 총알은 날아오고/ 피는 길을 덮는데/ 외로이 남은 책가방/ 무겁기도 하더군요/ 나는 알아요 우리는 알아요/ 엄마 아빠 아무 말 안해도/ 오빠와 언니들이/ 왜 피를 흘렸는지
Ngày 19 tháng 4 khó quên / Trên con đường tan học từ trường / Viên đạn bay vèo tới và/ Máu bao phủ đầy đường / Chiếc ba lô còn lại cô độc / Cũng nặng trĩu / Tôi biết, chúng tôi biết / Dù cho bố mẹ không nói gì / Những người anh và chị / Tại sao lại bị đổ máu?
파하다: chấm dứt, kết thúc, xong
총알: viên đạn
날아오다: bay đến, bay tới, bay vèo đến


2. 5·18 민주화 운동과 6월 민주 항쟁은 어떻게 전개되었을까?
Phong trào dân chủ hóa 18/5 và cuộc đấu tranh dân chủ tháng 6 diễn ra như thế nào?



5·18 민주화 운동 Phong trào dân chủ hóa ngày 18/5

10·26 사태 이후 국민들은 민주주의 실현에 대한 희망을 가졌다. 그러나 오히려 전두환, 노태우 등 일부 군인들이 정권을 장악하자 이에 반대하는 시위가 광주를 비롯한 전국 각지에서 일어났다. 당시 정권을 잡고 있던 군인들은 모든 정치 활동을 금지하며 시위를 강력하게 진압하였으며, 비상계엄을 전국으로 확대하였다.
특히 1980년 5월 18일에 무장한 군인들을 광주에 보내 민주화 시위에 참가한 사람들을 잡아들이고 억압하였다. 광주의 많은 학생과 시민들이 이에 저항하는 과정에서 죽거나 다쳤다. 이를 5·18 민주화 운동이라고 한다. 이 운동은 이후 한국의 민주화 운동에 큰 영향을 주었다.
Sau sự kiện 26/10, người dân đã mang theo hy vọng vào việc thực hiện chủ nghĩa dân chủ. Tuy nhiên, khi một số binh sĩ như 전두환 và 노태우 lên nắm chính quyền thì các cuộc biểu tình phản đối việc này đã nổi lên ở các nơi trên toàn quốc bắt đầu từ Gwangju. Những quân sĩ cầm quyền lúc bấy giờ đã cấm mọi hoạt động chính trị đồng thời đàn áp mạnh mẽ các cuộc biểu tình, và tình trạng thiết quân luật khẩn cấp được mở rộng trên toàn quốc.
Đặc biệt, vào ngày 18/5/1980, những quân lính có vũ trang đã được cử đến Gwangju để bắt giữ và đàn áp những người tham gia vào các cuộc biểu tình dân chủ hóa. Nhiều sinh viên và người dân ở Gwangju đã chết hoặc bị thương trong quá trình kháng cự. Đây được gọi là phong trào dân chủ hóa 18/5. Phong trào này đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào dân chủ hóa ở Hàn Quốc sau này.
항쟁: sự đối kháng, sự đấu tranh, sự kháng cự
장악하다: nắm bắt (Nắm chặt để có thể làm việc gì đó theo ý mình)
계엄: tình trạng thiết quân luật (Việc quân đội thay thế nắm chính quyền tạm thời khi đất nước đang trong tình trạng cấp bách..)
잡아들이다: tóm vào, đưa vào (Bắt rồi giam giữ)
저항하다: chống cự, kháng cự




6월 민주 항쟁 Cuộc đấu tranh dân chủ tháng 6
1987년에 한 대학생이 경찰의 조사를 받다가 죽었다는 사실이 알려져 국민들은 크게 분노하였다. 더구나 전두환 정부가 다음 대통령을 간접 선거로 선출하겠다고 발표하자, 많은 시민과 학생들이 직접 선거를 요구하는 시위를 벌였다. 정부의 진압에도 불구하고 민주화를 요구하는 시위는 전국적으로 확대되었다.
결국 정부는 국민의 요구를 받아들인다는 선언(6·29 민주화 선언)을 발표하였다. 이에 따라 1987년 헌법 개정을 통해 국민의 직접 선거로 대통령을 선출하게 되었고 대통령의 임기는 7년에서 5년으로 줄어들었다.
Năm 1987, khi sự thật một sinh viên đại học thiệt mạng trong khi bị cảnh sát điều tra bị phơi bày, người dân đã rất phẫn nộ. Hơn nữa, khi chính phủ 전두환 thông báo rằng tổng thống tiếp theo sẽ được bầu gián tiếp, nhiều người dân và sinh viên đã biểu tình yêu cầu bầu cử trực tiếp. Bất chấp sự đàn áp của chính phủ, các cuộc biểu tình kêu gọi dân chủ hóa đã lan rộng khắp đất nước.
Cuối cùng, chính phủ đã công bố một tuyên bố rằng họ sẽ chấp nhận các yêu cầu của người dân (Tuyên ngôn dân chủ hóa 29/6). Theo đó, tổng thống được lựa chọn bằng bầu cử trực tiếp của người dân thông qua việc sửa đổi hiến pháp năm 1987, và nhiệm kỳ của tổng thống được giảm từ 7 năm xuống còn 5 năm.
분노하다: phẫn nộ, căm phẫn

알아두면 좋아요
5·18 민주화 운동을 기록한 여고생의 일기 Nhật ký của một nữ sinh trung học phổ thông ghi lại phong trào dân chủ hóa ngày 18 tháng 5

5·18 민주화 운동 당시 광주여자고등학교에 다니던 주소연 학생은 광주에서 벌어진 군인들의 무자비한 시위 진압과 시민들이 총을 들 수밖에 없었던 이유를 일기로 남겼다.
이 같은 생생한 일기를 포함하여 시민들이 작성한 선언문, 기자들의 취재 수첩, 시민들의 증언, 피해자들의 병원 치료 기록, 각종 사진 자료 등 5·18 민주화 운동과 관련된 많은 기록물이 그 가치를 인정받아 유네스코 세계 기록 유산에 등재되었다.
주소연, một học sinh tại trường trung học nữ sinh Gwangju vào thời điểm diễn ra phong trào dân chủ hóa 18/5, đã viết trong nhật ký về sự đàn áp tàn nhẫn các cuộc biểu tình của binh lính ở Gwangju và tiếp nối là lý do tại sao người dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc cầm súng.
Bao hàm cả những cuốn nhật ký sống động như thế này, nhiều tài liệu ghi chép liên quan đến phong trào dân chủ hóa ngày 18 tháng 5, chẳng hạn như bài tuyên bố được viết bởi người dân, nhật ký của phóng viên, lời khai của người dân, hồ sơ điều trị tại bệnh viện của các nạn nhân, các tài liệu ảnh khác nhau đã được công nhận có giá trị lớn và được đăng ký vào di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận.
무자비하다: không từ bi, nhẫn tâm, dã man
등재되다: được đăng ký

이야기 나누기

국민의 대표를 뽑는 헌법의 개정 Sửa đổi Hiến pháp để bầu ra đại diện của người dân

1987년 6월 민주 항쟁의 결과 다음과 같이 헌법이 바뀌었다. 이 내용은 현재까지 이어지고 있다.
Do kết quả của cuộc đấu tranh dân chủ tháng 6 năm 1987, hiến pháp đã được thay đổi như sau. Nội dung này vẫn tiếp nối cho đến ngày nay.

1980년 헌법: Hiến pháp năm1980:
제39조 ① 대통령은 대통령 선거인단에서 무기명 투표로 선거한다.
Điều 39 mục ① Tổng thống sẽ được đoàn cử tri tổng thống bầu chọn bằng cách bỏ phiếu kín (không ghi tên).
제45조 대통령의 임기는 7년으로 하며, 중임할 수 없다.
Điều 45: Nhiệm kỳ của Tổng thống là bảy năm và không thể tái nhiệm lại.


1987년 헌법: Hiến pháp năm 1987:
제67조 ① 대통령은 국민의 보통·평등·직접· 비밀선거에 의하여 선출한다.
Điều 67 mục ① Tổng thống sẽ được bầu dựa vào cuộc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bí mật của người dân.
(현행 헌법) 제70조 대통령의 임기는 5년으로 하며, 중임할 수 없다.
(Hiến pháp hiện hành) Điều 70: Nhiệm kỳ của tổng thống là 5 năm và không thể tái nhiệm.

선거인단: đoàn cử tri (Tập thể những người có quyền bầu cử khi tuyển chọn người đứng đầu quốc gia hoặc người đại diện cơ quan thông qua cuộc bầu cử gián tiếp)
무기명: sự không ghi tên
중임하다: Tái nhiệm


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: