March 19, 2019

[KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 21. 한국의 정치제도 Chế độ chính trị của Hàn Quốc

Bài viết liên quan

<Trang 95> Section 1: 한국에서는 선거를 어떻게 할까? Ở Hàn Quốc bầu cử như thế nào?

Từ vựng: 
투표하다: bỏ phiếu, bầu cử
선거권 : Quyền bầu cử
주어지다: được quy định
원칙: nguyên tắc
치러지다: tiến hành
추가되다: được bổ sung
후보 : ứng cử viên, việc ứng cử

Bài dịch:
Ở đất nước theo chủ nghĩa dân chủ, bầu cử là cách thức tham gia chính trị cơ bản, nói đến việc người dân trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình. Quyền bầu cử là quyền có thể bỏ phiếu tại Hàn Quốc được quy định đối với công dân Đại Hàn Dân Quốc tròn 19 tuổi trở lên. Bầu cử ở Hàn Quốc được tiến hành theo bốn nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bí mật. Nguyên tắc bầu cử tự do cũng được thêm vào đây.

Bầu cử phổ thông là bất kỳ ai đủ 19 tuổi với tư cách là công dân đều có thể tham gia bầu cử không phân biệt giới tính, tài sản, lý lịch học tập, quyền lực, tôn giáo, v.v.

Bầu cử bình đẳng là việc biểu quyết từng lá phiếu bầu một cách công bằng không phân biệt giới tính, tài sản, lý lịch học tập, quyền lực hay tôn giáo.

Bầu cử trực tiếp là việc người dân có quyền bầu cử trực tiếp bỏ phiếu và bầu người đại diện cho bản thân.

Bầu cử bí mật là việc không cho người khác biết được người bỏ phiếu đã chọn ứng cử viên hoặc đảng nào.

Từ vựng: 
동등하다: đồng đẳng, ngang hàng
참정권 : quyền tham chính, quyền bầu cử
국회의원 : đại biểu quốc hội
후보 : việc ứng cử, ứng cử viên
영주권 : quyền định cư
오르다: đưa vào (sổ sách)
납부하다: nộp, đóng
인정하다: công nhận
최초로 : đầu tiên
영주권자: thường trú nhân, người có quyền định cư
지방선거투표권 : quyền bỏ phiếu bầu cử địa phương 
주민투표권 : quyền bỏ phiếu cư dân 
주민소환권 : quyền triệu hồi cư dân 
부여하다: ban, trao

Bài dịch:
Người nước ngoài có thể tham gia chính trị?
Bởi vì người nước ngoài không phải là công dân Hàn Quốc nên không có quyền tham chính trị ngang hàng như người dân Hàn Quốc, không thể đứng ra ứng cử cũng như bỏ phiếu trong cuộc bầu cử chọn ra người đại diện của dân như là bầu cử tổng thống hoặc bầu cử đại biểu quốc hội.

Tuy nhiên, người nước ngoài đạt tư cách nhất định có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử bầu ra đại diện cho cư dân địa phương. Theo tiêu chuẩn ngày bầu cử, bất cứ ai trong những người nước ngoài đủ 19 tuổi trở lên đã lấy được quyền định cư hơn 3 năm, nếu có tên trong 외국인등록대장 của chính quyền địa phương thì đều có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử bầu ra đại diện cho cư dân địa phương. Những người này trong quá trình sinh sống ở mỗi đoàn thể tự trị địa phương có nghĩa vụ của một cư dân chẳng hạn như đóng thuế nên được công nhận quyền lợi như là cư dân.

Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Á công nhận người định cư nước ngoài là 'cư dân' và trao cho quyền bỏ phiếu bầu cử địa phương (지방선거투표권), quyền bỏ phiếu cư dân (주민투표권) và quyền triệu tập cư dân (주민소환권).


<Trang 96> Section 2: 한국의 지방자치제는 어떻게 이루어져 있을까? Thể chế tự trị địa phương ở Hàn Quốc được cấu thành như thế nào?
Từ vựng: 
지방자치제 : Chế độ tự trị địa phương 
담당하다: đảm nhận, đảm nhiệm
도록 하다: cho, để cho, sai, bắt...
처하다: đối mặt
중앙정부 : chính phủ trung ương
처리하다: xử lý 
권력 남용: sự lạm quyền
막다: ngăn chặn
지방의회: hội đồng địa phương
계획을 세우다: lên kế hoạch
실행하다: tiến hành
선출되다: được chọn
임기: nhiệm kỳ
최대 : tối đa
특별시: thành phố đặc biệt, thủ đô 
광역시: thành phố trực thuộc trung ương

Bài dịch:
Thể chế tự trị địa phương ở Hàn Quốc là chế độ cho cư dân địa phương tự mình bầu ra người đại diện của địa phương họ và đảm nhiệm chính trị địa phương. Vì mỗi địa phương có các tình huống đối mặt và vấn đề khác nhau nên rất khó để xử lý hết tất cả các điều khoản yêu cầu của từng khu vực tại chính phủ trung ương. Vì vậy, cần có một thể chế tự trị địa phương cho phép đoàn thể tự trị và cư dân của địa phương chịu trách nhiệm về các vấn đề trong khu vực và tự xử lý chúng. Thể chế tự trị địa phương có điểm mạnh là có thể ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của chính phủ trung ương và cư dân địa phương có thể tham gia trực tiếp vào chính trị của địa phương mình.

Trong thể chế tự trị địa phương ở Hàn Quốc, mỗi một chính quyền địa phương thì có hội đồng địa phương. Nếu hội đồng địa phương quyết định việc sẽ xử lý như thế nào các vấn đề ở địa phương thì chính quyền địa phương sẽ lên kế hoạch và thực hiện nó. Thành viên của hội đồng địa phương và người đứng đầu chính quyền địa phương (tỉnh trưởng, thị trưởng, quận trưởng, v.v.) được bầu thông qua bầu cử địa phương, có nhiệm kỳ bốn năm và có thể được bầu tối đa 3 lần.

Mặt khác, chính quyền địa phương ở Hàn Quốc được chia thành tổ chức tự trị vùng đô thị lớn (광역자치 단체) và các tổ chức tự trị cơ bản (기초자치단체). Theo tiêu chuẩn năm 2016, 광역자치 단체 có 1 của thành phố đặc biệt, 6 của thành phố trực thuộc trung ương, 1 của thành phố tự trị đặc biệt, 8 của tỉnh và 1 của tỉnh tự trị đặc biệt. 기초자치단체 được chia thành 군, 구 và  ngoại trừ thủ đô và thành phố trực thuộc trung ương.
Từ vựng: 
사전투표: bỏ phiếu trước
설치되다: được thiết lập
가기 : lúc thích hợp nhất 
절차: trình tự, thủ tục 

Bài dịch:
Làm thế nào để bỏ phiếu trước?
Ở Hàn Quốc thông qua bầu cử để tuyển chọn ra người đại diện của quốc dân hoặc cư dân như là tổng thống, ủy viên quốc hội hoặc người đứng đầu chính quyền tự trị địa phương, thành viên hội đồng địa phương. Tuy nhiên, có những trường hợp phát sinh không thể bỏ phiếu vào ngày bầu cử do lịch trình khác thì có một chế độ mà những người như thế này có thể bỏ phiếu trước.

Cái này được gọi là bỏ phiếu trước (사전투표) . Thông thường việc bỏ phiếu trước được bắt đầu trước ngày bầu cử 5 ngày và được thực thi trong vòng 2 ngày. Trong khoảng thời gian đó, có thể đi vào thời điểm thích hợp nhât đến nơi nào bản thân mình thấy tiện trong số các điểm bỏ phiếu trước được lập ra trên toàn quốc. Không có thủ tục khai báo riêng, nhưng phải mang giấy tờ tùy thân đến.

>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Like trang facebook để cập nhật các bài học: Hàn Quốc Lý Thú


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: