서울의 구도심에 위치한 정동은 100여 년 전 조선 왕조가 근대 국가로 다시 태어나고자 선포했던 대한제국(1897~1910)의 짧은 흥망을 지켜본 역사적 공간이다. 이곳에는 전통과 근대가 병존한 새 황궁 경운궁(현재의 덕수궁)을 둘러싸고 서구 열강의 공사관들이 즐비했다. 사실상 우리 역사상 최초의 다자 외교 타운이었던 정동은 근대식 교육 기관과 병원, 상점들이 들어서면서 급격히 유입된 서구 문명의 전시장이기도 했다.
Phố Jeongdong ở nội thành Seoul là không gian lưu giữ những thăng trầm ngắn ngủi của Đại Hàn Đế Quốc (1897–1910) – quốc gia cận đại do vua triều Joseon thành lập cách đây khoảng 100 năm. Tại khu phố này, nhiều tòa công sứ của các cường quốc phương Tây nằm san sát với cung Gyeongun (ngày nay là cung Deoksu) – nơi dung hòa giữa yếu tố truyền thống và cận đại. Thực tế, Jeongdong không những là phố ngoại giao đa phương đầu tiên ở Hàn Quốc mà còn là “phòng trưng bày” tiến trình du nhập nhanh chóng của văn minh phương Tây cùng sự xuất hiện của các cơ quan giáo dục, bệnh viện và cửa hàng cận đại.
옛 서울의 중심에 위치한 덕수궁의 정전을 전통식 전각과 20세기 초에 건립한 서양식 전각들이 둘러싸고 있다. 조선의 26대 군주 고종은 1897년 이곳에서 대한제국을 선포하고 활발한 외교 활동을 전개했으나 1910년 강제 한일합방 조약으로 주권을 일본에 찬탈당했다. Một góc cung điện Deoksu được bao quanh bởi các điện theo kiến trúc truyền thống và các tòa nhà theo kiến trúc hiện đại phương Tây được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1897, Gojong – vị vua thứ 26 của triều đại Joseon tuyên bố thành lập nước Đại Hàn đế quốc tại cung điện này và thực hiện ngoại giao tích cực. Tuy nhiên, đến năm 1910 Đại Hàn đế quốc bị mất chủ quyền. © 덕수궁관리소(Deoksugung Palace Management Office)
100여 년 전 미국, 영국, 러시아, 프랑스 등 각국 공사관들이 앞다퉈 들어서면서 정동은 ‘공사관 구역(Legation Quarter)’ 혹은 ‘공사관 거리(Legation Street)’로 불리게 되었다. 다른 나라들이 이곳에 당시로서는 거대한 규모의 서양식 건물을 세우고 자국의 위세를 과시했던 것과 달리 미국은 전통 한옥에 공사관을 개설했고, 이 건물은 지금도 미국 대사관저에 남아 있다.
Cách đây khoảng 100 năm, công sứ các nước như Mỹ, Anh, Nga, Pháp… lần lượt tập trung đến khu phố khiến Jeongdong dần được gọi là “khu vực ngoại giao” hay “con phố ngoại giao”. Khi xây dựng tại đây, các nước thể hiện uy thế quốc gia bằng các toà công sứ với quy mô lớn, riêng toà công sứ Mỹ lại được xây dựng theo nhà truyền thống hanok; toà nhà này đến nay còn sử dụng làm tư gia đại sứ Mỹ.
공사관들 주변으로 서양인들이 드나드는 호텔, 상점들이 들어서면서 자연스럽게 이곳엔 외국인 거리가 형성되었으며, 당시 서울에 거주하는 서양인들이 대부분 이 주변에 모여 살게 되었다. 이곳에 거주했던 최초의 서양인은 초대 주한미국공사 푸트(Lucius Harwood Foote)였다. 그는 1882년 체결된 조미수호통상조약에 따라 특명전권공사의 신분으로 이듬해 내한했고, 정동에 위치한 왕비 민씨의 친척 집을 사들였는데 이것이 미국공사관의 시초이다.
Khách sạn, cửa hàng tấp nập người phương Tây ra vào mọc lên xung quanh các tòa công sứ khiến con phố trở thành khu người nước ngoài; đồng thời, phần lớn người nước ngoài tại Seoul thời đó cũng sinh sống quanh khu vực. Người phương Tây đầu tiên sống tại đây chính là đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc – ông Lucius Harwood Foote. Một năm sau khi Điều ước bảo trợ thương mại Mỹ–Triều năm 1882 được ký kết, ông đến Hàn Quốc với tư cách đặc phái viên, bộ trưởng toàn quyền và mua lại nhà của một thân tộc bên gia đình hoàng hậu Min nằm trong khu Jeongdong; nơi này trở thành tòa công sứ Mỹ thời kỳ đầu tiên.
외국인들의 집단적 거주가 시작되면서 이 거리에는 새로운 풍경이 조성되었다. 미국공사관 옆에 미국 북장로회와 북감리회의 선교 기지가 둥지를 틀었고, 선교사들이 운영하는 배재학당, 이화학당, 경신학교 등 근대식 교육 기관과 병원이 문을 열었다. 화려한 서양풍 건물뿐 아니라 진귀한 서양 물품을 취급하는 상점들이 들어선 이 일대는 곧바로 근대 서구 문명의 전시장이 되었으며, 당시 한국인들에게 이곳은 ‘근대’와 ‘서양’을 대표하는 이미지로 다가왔다.
Cộng đồng người nước ngoài sinh sống mang đến diện mạo mới cho con phố. Bên cạnh tòa công sứ Mỹ là cơ sở truyền giáo của Giáo hội Trưởng lão và Giáo hội Giám lý phương Bắc. Các giáo sĩ cũng thành lập cơ quan giáo dục như Học Đường Pai Chai (Pai Chai Haktang), Học Đường Ehwa, trường Kyungshin và các bệnh viện cận đại. Ngoài các tòa nhà có kiến trúc phương Tây hoa lệ, sự nở rộ các cửa hàng mua bán hàng hóa phương Tây quý hiếm đã biến khu vực này thành “phòng trưng bày” văn hóa. Đối với người Hàn Quốc đương thời, một nơi như thế biểu trưng cho tính “cận đại” và “phương Tây”.
1910년 준공된 석조전 1층 중앙홀에서 영친왕(앞줄 가운데)이 일본 관료들과 함께 찍은 사진. 이 전각은 고종이 고관대신과 외국 사절들을 만나는 용도로 사용되다가 일제강점기에는 미술관으로, 해방 이후에는 미소공동위원회의 회의 장소로 사용되었다. 옛 모습을 복원하여 2014년 ‘대한제국역사관’으로 개관했다. Vua Yeongchin (giữa, hàng trước) hoàng tử cuối cùng của Joseon, tạo dáng với các quan chức ngoại giao cấp cao tại điện Seokjojeon. Ảnh chụp năm 1911. Tòa nhà theo kiến trúc tân cổ điển là nơi hoàng đế Gojong tiếp phái viên nước ngoài. Sau khi Nhật đô hộ Joseon, nơi này trở thành bảo tàng nghệ thuật. © 국립고궁박물관 - National Palace Museum of Korea
1903년 미국 공사 호러스 N. 알렌(오른쪽에서 네번째)의 초청으로 각국 공사들이 미국공사관에 모여 회의를 한 후 기념 사진을 찍었다. 미국공사관은 정동에 세워진 최초의 외국 공사관이며, 다른 나라들과 달리 전통 한옥에 공사관을 개설했다. Các trưởng đoàn ngoại giao ở Hanseong (tên cũ của Seoul) tạo dáng trong bức ảnh chụp năm 1903 sau một cuộc họp tại Sứ quán Hoa Kỳ theo lời mời của Bộ trưởng Horace N. Allen (thứ tư từ phải sang). Sứ quán Hoa Kỳ là cơ quan ngoại giao nước ngoài đầu tiên đặt trụ sở ở phố Jeongdong.
근대 국가의 출발 - Khai sinh quốc gia cận đại
대한제국은 청과 일본의 영향권에서 벗어나 서구 열강과 대등한 외교 관계를 수립하고, 식산흥업(殖産興業) 정책을 추진하여 부국강병한 근대적 주권 국가로 거듭나고자 했다. 그 출발점으로 대한제국은 1897년 중국 중심의 동아시아 세계에서 벗어나 국제법이 지배하는 국제 사회의 일원이 되겠다고 선언하며 정동의 서구 여러 나라 공사관들과 외국인 주택들에 인접한 경운궁에 새로운 황궁을 조성하기 시작했다.
Đại Hàn Đế Quốc thành lập trên cơ sở thoát ly ảnh hưởng của nhà Thanh và Nhật Bản, nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với các cường quốc phương Tây xây dựng quốc gia chủ quyền cận đại giàu mạnh về kinh tế lẫn quân sự dựa trên chính sách “tăng sản suất, chấn hưng nghiệp” (thực sản hưng nghiệp). Với xuất phát điểm đó, vào năm 1897, Đại Hàn Đế Quốc tuyên bố thoát khỏi thế giới Đông Á – nơi Trung Quốc là quốc gia trung tâm, trở thành thành viên của cộng đồng quốc gia theo luật pháp quốc tế. Để tiếp cận công sứ các nước phương Tây và nơi cư ngụ của người nước ngoài, nhà vua cho xây dựng hoàng cung Gyeongun trong khu vực.
새 황궁에는 전통 양식의 전각 외에 다수의 서양식 전각이 건립되었다. 개명군주를 표방한 고종 황제는 대한제국의 근대화 의지를 드러내기 위해 적극적으로 양관 건축에 나섰다. 전통 양식의 정전인 중화전이 전통적 권위를 상징한다면, 새롭게 도입된 서양식 건축물들은 근대를 표상하며 황제의 궁궐을 화려하게 수식했다.
Khu hoàng cung mới này, ngoài cung điện với kiến trúc truyền thống, phần lớn các điện khác đều mang kiến trúc phương Tây. Chủ trương con đường khai hóa, vua Gojong tích cực đi theo lối kiến trúc phương Tây thể hiện quyết tâm hiện đại hóa Đại Hàn Đế Quốc. Nếu như chính điện Junghwajeon (Trung Hòa điện) có cấu trúc truyền thống đại diện cho quyền lực nhà vua, thì những tòa có phong cách Tây phương lại tượng trưng cho sự cận đại, góp phần tăng vẻ tráng lệ cho cung điện hoàng gia.
열강 공사들은 일본의 보호국이 된 대한제국을 떠나고, 외교 타운 정동도 쇠락의 길을 걷기 시작했다. 고종이 새로운 황궁 경운궁을 정동에 건설하고 외교 활동에 전념하면서 기대했던 열강의 도움은 전혀 없었다.
Phố ngoại giao Jeongdong dần suy tàn do công sứ các nước phương Tây rời khỏi khi Đại Hàn Đế Quốc trở thành quốc gia bảo hộ của Nhật Bản. Vua Gojong xây dựng cung điện mới Gyeongun tại phố Jeongdong, mong muốn đẩy mạnh ngoại giao với các nước nhưng lại không nhận được sự giúp đỡ nào.
1920년 발행된 『이왕가기념사진첩(李王家記念寫眞帖)』에 실린 고종의 모습. 해외 열강의 내정 간섭 속에서 자주적인 근대 국가를 이루기 위해 힘썼던 고종은 1907년 일제에 의해 강제 퇴위되었다. 1907년 순종 즉위 이후 단발한 모습이다. Một bức ảnh của hoàng đế Gojong trong “Album ảnh Hoàng gia Yi”, xuất bản năm 1920. Bức ảnh cho thấy hoàng đế tóc cắt ngắn, không đội mũ miện sau khi bị cưỡng chế thoái vị để cho con trai lên ngôi lấy hiệu Sunjong năm 1907. © 서울역사박물관 - Seoul Museum of History
그 가운데 현재의 미국대사관저 앞 도로에 가까이 위치한 중명전은 원래 황제의 서재용으로 건립된 건물이었다. 1901년 화재 이후 2층 양옥으로 재건된 이 건물은 1904년 4월 경운궁 대화재 이후에는 고종 황제의 일상적 기거 공간으로 사용되었다. 1905년 9월, 아시아 순방 중 서울을 방문한 루즈벨트 미국 대통령의 딸 앨리스 루즈벨트도 이 건물 2층에서 고종을 알현하고, 1층에서 서양식 오찬을 대접받았다. 이때 황제는 대한제국에 대한 미국의 지원을 기대하며 앨리스를 극진히 환대한 후 이 건물 복도에서 찍은 자신의 사진을 선물하기도 했다. 그러나 미국은 이미 가쓰라-태프트 밀약을 통해 일본을 지원하기로 결정한 상태였다.
Điện Jungmyeongjeon (Trọng Minh điện) trước đây là thư phòng của hoàng đế nằm gần con đường trước tư gia đại sứ Mỹ hiện nay. Sau vụ hỏa hoạn vào năm 1901, điện được xây lại thành tòa nhà hai tầng theo kiến trúc phương Tây; sau đó được sử dụng làm nơi sinh hoạt hàng ngày của vua Gojong do vụ cháy lớn của cung Gyeongun tháng 4 năm 1904. Trong chuyến công du Châu Á và ghé thăm Seoul tháng 9 năm 1905, Alice Roosevelt – con gái của tổng thống Roosevelt đã có buổi tiếp chuyện với vua Gojong ở tầng hai, thưởng thức yến tiệc món Tây ở tầng một của điện. Tiếp đón tiểu thư Alice Roosevelt hết sức nồng nhiệt với mong mỏi nước Mỹ sẽ ủng hộ Đại Hàn Đế Quốc, nhà vua còn tặng cô các bức ảnh cô chụp tại hành lang của tòa nhà. Thế nhưng, khi ấy nước Mỹ đã quyết định ủng hộ Nhật Bản qua Mật ước Taft-Katsura.
그런가 하면 일제 강점기에 훼철되어 없어진 돈덕전은 1902년 고종 즉위 40주년 기념 축하식을 국제적 행사로 치르기 위해 외빈 접대용 건물로 지어졌다. 결국 기념식은 취소되었지만, 르네상스와 고딕 양식을 절충한 이 2층 양옥 건물은 이후 황제의 외국인 접견이나 연미복을 입은 고관대작들이 참석하는 연회시설로 사용되었다.
Mặt khác, điện Dondeokjeon (Đôn Đức điện), bị tháo dỡ vào thời Nhật trị, là cung điện được xây dựng vào năm 1902 nhân lễ chúc mừng 40 năm tại vị của vua Gojong để dùng làm nơi tiếp đón khách nước ngoài với quy mô là sự kiện quốc tế. Lễ mừng cuối cùng bị huỷ bỏ; nhưng tòa nhà hai tầng kiểu phương Tây, dung hòa giữa kiến trúc Phục hưng và Gothic sau đó được nhà vua dùng làm nơi tiếp kiến khách quốc tế hay nơi tổ chức bữa tiệc chiêu đãi giới quan chức cấp cao đến dự trong những bộ vest có đuôi dài.
현재 덕수궁 내에서 가장 규모가 큰 양관으로 남아 있는 석조전은 1900년 영국인 총세무사 브라운(John Mcleavy Brown)의 발의로 건립이 추진되어, 상하이에서 활동하던 영국인 엔지니어 하딩(J. R. Harding)에게 설계를 맡겼던 건물이다. 고종은 부족한 재정에도 불구하고 대한제국의 근대성을 과시할 수 있는 웅장한 신고전주의 양식의 석조전 건축에 큰 기대를 걸었으나, 아쉽게도 이 건물은 식민지화 직전인 1910년 6월이 되어서야 완공되었다.
Tồn tại đến nay trong khuôn viên cung Deoksu (Cung Đức Thọ), có quy mô lớn nhất với dáng dấp phương Tây, điện Seokjojeon (Thạch Tạo điện) là kiến trúc được đề xuất bởi lãnh sự giám sát của viên hải quan người Anh, ông John Mcleavy Brown, và bản thiết kế do kỹ sư người Anh, ông J.R. Harding, người có kinh nghiệm làm việc tại Thượng Hải. Dù gặp nhiều hạn chế về tài chính, vua Gojong đặt rất nhiều kỳ vọng vào điện Seokjo nhằm thể hiện tính cận đại của Đại Hàn Đế Quốc qua cấu trúc tân cổ điển hùng vĩ. Tiếc thay, phải đến tận tháng 6 năm 1910, ngay trước thời điểm bắt đầu thời Nhật trị, tòa nhà mới được hoàn thành.
대한제국 시기에는 경운궁을 중심으로 서울에 방사상 도로망이 개설되고 도로가 확장되었으며, 최초로 시민을 위한 공원이 개설되는 등 도시 개조 사업도 추진되었다. 새로운 도시계획은 주미공사관에 근무한 경험이 있는 한성판윤 이채연이 미국의 워싱턴 D.C.를 모델로 작업한 것이다.
도시 기반 시설을 갖추기 위한 전차, 전기, 전화, 수도 시설 사업에는 고종이 내탕금을 출자한 한성전기회사가 나섰고, 1899년 서대문에서 청량리 구간에 서울의 서쪽과 동쪽을 잇는 첫 전차가 개통되었다. 전차의 등장은 아시아에서는 교토에 이어 두 번째이고, 도쿄보다도 빠른 대중 교통 수단이 장안 사람들의 첫째가는 호기심의 대상이 되었다. 1900년에는 도심을 가로지르는 종로 거리에 가로등이 점등되어 서울의 밤거리 풍경을 훤하게 밝혔다. 한국을 네 차례 방문했던 영국인 여행가 이자벨라 버드 비숍은 1897년 발간되어 베스트셀러가 되었던 여행기 『Korea and Her Neighbours』에서 드라마틱하게 달라진 서울 거리에 큰 놀라움을 표시했다.
Ở thời kỳ Đại Hàn Đế Quốc, công tác phát triển hạ tầng đô thị như mở rộng hệ thống giao thông xuyên tâm, mở cửa các công viên nội đô cho người dân cũng được triển khai. Yi Chae-yeon, một người có kinh nghiệm làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Đại Hàn Đế Quốc, thực hiện kế hoạch cải cách đô thị mới theo mô hình thành phố Washington D.C. Vua Gojong thành lập Công ty điện tử Hanseong có vốn trích từ lương của nhà vua để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Đến năm 1899, chuyến tàu điện đầu tiên nối liền phía tây và đông Seoul từ Seodaemun đến Cheongnyangni đi vào hoạt động. Đường tàu này là đường tàu ra đời thứ hai ở Châu Á sau đường tàu ở Kyoto, Nhật Bản và trở thành tâm điểm hiếu kỳ đối với người dân kinh thành khi lần đầu tiên sử dụng phương tiện công cộng được cho là thuận tiện hơn hệ thống ở Kyoto. Năm 1900, khi các con đường ở phố Jongno nằm cắt giữa nội đô được chiếu sáng bằng đèn, phong cảnh đường phố Gyeongseong (Seoul ngày nay) trở nên thật rạng rỡ. Isabella Byrd Bishop, một nhà du lịch người Anh, sau bốn lần ghé thăm Hàn Quốc thể hiện sự kinh ngạc trước các con phố thay đổi ngoạn mục ở Seoul trong quyển sách bestseller của mình mang tên “Hàn Quốc và Các Quốc Gia Láng Giềng” (Korea and Her Neighbours) xuất bản năm 1897.
외교 전략의 중심지 - Trung tâm chiến lược ngoại giao
고종은 1880년대 개화 정책 추진 당시부터 기독교 선교사, 서구 출신 외교관, 여행가 등과 두루 접촉하면서 누구보다도 먼저 서양 문물과 정보를 수용했다. 그는 궁궐에 전기와 전화를 도입하고 커피와 샴페인을 즐기는 등 서구식 생활 문화에도 익숙했다. 독일 황제와 비슷한 제복을 입고 각국 외교관들을 접견하는가 하면 서구식 연회와 프랑스식 정찬을 베풀었다.
Năm 1880, khi bắt đầu theo đuổi chính sách khai hóa, vua Gojong hơn ai hết là người tích cực tiếp xúc các nhà truyền giáo Cơ Đốc, nhân viên ngoại giao và nhà du lịch phương Tây để tiếp thu và thu thập thông tin về văn minh phương Tây. Ông là vị vua quen với lối sống phương Tây như sử dụng điện và điện thoại, thích thưởng thức cà phê và sâm banh trong cung điện của mình. Ông còn diện lễ phục như vua Đức khi tiếp đón phái đoàn ngoại giao các nước cũng như chiêu đãi họ các buổi tiệc theo phong cách Pháp.
고종은 궁궐에서 외국인 접대를 전담할 인물로 주한러시아 공사의 친척인 독일계 여성 손탁(Antoinette Sontag)을 고용했는데, 그녀는 고종으로부터 하사받은 정동 부지에 손탁호텔을 짓고 영업을 하기도 했다. 고종 황제는 또한 근대화 정책 추진을 위해 정부 각 부처의 고위 고문관에서부터 전기, 전차, 전신, 광산, 철도 관련 기술자에 이르기까지 약 200여 명의 서양인들을 고용했다. 이들은 대한제국 정부 자문에 응하여 서구적 제도와 문물을 전했지만, 한편으로 각기 자국의 이해를 대변하며 서로 경쟁하는 관계이기도 했다. 이들 중 상당수는 정동에 거주하며 외교관, 선교사들과 함께 대한제국의 외국인 커뮤니티를 형성하고 있었다.
Vua Gojong cho Antoinette Sontag, một phụ nữ gốc Đức, họ hàng với công sứ Nga tại Hàn, chuyên đảm nhiệm việc tiếp đón khách nước ngoài. Người phụ nữ này xây dựng một khách sạn để kinh doanh từ phần đất được Gojong ban tặng trong khu Jeongdong. Để thực hiện chính sách hiện đại hóa, vua Gojong đã tuyển khoảng 200 người phương Tây từ các cố vấn cao cấp đến kỹ sư liên quan các lĩnh vực như điện, tàu điện, điện tín, khoáng sản, và các ngành liên quan đến hệ thống đường sắt cho các Bộ trong hệ thống chính phủ. Các cố vấn một mặt hỗ trợ chính phủ Đại Hàn Đế Quốc tiếp xúc chế độ và văn minh phương Tây, một mặt lại gây ra tranh chấp lẫn nhau liên quan đến lợi ích quốc gia của từng người. Những người này cũng sống trong khu Jeongdong cùng với viên chức ngoại giao các nước, các giáo sĩ, hình thành nên cộng đồng người nước ngoài thời Đại Hàn Đế Quốc.
근대 국제 사회의 일원이 되고자 했던 대한제국은 외교에 많은 노력을 기울였고, 정동이 공식적 또는 비공식적 대외 활동의 중심이 되었다. 대한제국은 1887년 미국 워싱턴에 최초로 상주 외교관을 파견한 후 러시아, 프랑스, 영국, 독일 등 유럽 여러 나라에 특명전권공사를 파견하고 상주 외교 공관을 설치했다. 또한 고종은 자신의 측근 민영환을 1896년 러시아 니콜라이 2세 대관식에 특사로 파견한 데 이어, 1897년에는 영국 빅토리아 여왕 즉위 60주년 축하 기념식에도 파견했다.
Nỗ lực trở thành thành viên của cộng đồng quốc tế cận đại, Đại Hàn Đế Quốc rất chú trọng hoạt động ngoại giao, trong đó phố Jeongdong là trung tâm của các hoạt động ngoại giao chính thức và phi chính thức. Sau khi cử nhân viên ngoại giao thường trú đến Washington D.C Mỹ vào năm 1887, Đại Hàn Đế Quốc lần lượt gửi nhân viên ngoại giao thường trú đến các quốc gia khác như Nga, Pháp, Anh, Đức,... thiết lập sứ quán tại các nước. Bên cạnh đó, vua Gojong còn cử đại thần thân cận của mình là Min Young-hwan làm đặc sứ đến tham dự lễ tấn phong của Nga hoàng Nicola đệ nhị năm 1896, cũng như lễ kỷ niệm 60 năm tại vị của nữ hoàng Anh Victoria năm 1897.
대한제국은 국제조약 가입에도 나서 1899년 만국우편연합에 가입하고, 1903년에는 제네바협약 가입국이 되었다. 국제 분쟁의 평화적 해결을 도모한다는 명분으로 세계 각국 대표들이 모인 1899년 제1차 헤이그 평화회의에는 비록 참여하지 못했지만, 1902년 2월에는 대한제국 명의의 가입 신청서를 내고 일본의 국권 침탈에 대비하려 했다.
Cùng với việc tham gia Điều ước quốc tế, Đại Hàn Đế Quốc trở thành thành viên của Liên minh Bưu chính vào năm 1899, đến năm 1903 thì trở thành quốc gia thành viên trong Hiệp Ước Geneva. Tuy không thể tham dự Hội Nghị Hoà bình Hague lần 1 năm 1899, nơi mà các quốc gia thành viên tham dự để giải quyết tranh chấp quốc tế theo phương thức hoà bình, Đại Hàn Đế Quốc cũng đệ đơn xin gia nhập thành viên vào tháng 2 năm 1902, chuẩn bị đối phó với sự xâm lược của Nhật Bản.
1904년 러일전쟁 발발 직전 대한제국은 1월 21일자로 중국의 지푸에서 전 세계를 향해 전시 중립 선언을 타전했다. 이 선언은 고종의 심복인 이용익의 지휘로 궁중에서 궁내관(宮內官)들이 프랑스어 교사 에밀 마르텔(Emile Martel)과 벨기에인 고문의 협조를 받아 작성했다고 알려졌다. 중립 선언문을 프랑스어로 번역한 것은 주한프랑스공사관의 대리공사 퐁트네(Vicomte de Fontenay)였고, 지푸 주재 프랑스 부영사가 이를 직접 타전했다. 하지만 전시 중립 선언에도 불구하고 일본은 러시아와의 개전과 동시에 한반도에 수만 명의 군사를 파병하여 불법적으로 군사적 강점을 진행했고, 국제 사회는 일본의 국제법 위반 행위를 모른 체했다.
Ngay trước khi chiến tranh Nga–Nhật nổ ra vào năm 1904, ngày 21 tháng 1 tại Kiết Phổ (Trung Quốc) Đại Hàn Đế Quốc gửi bức điện tuyên ngôn về lập trường trung lập không tham chiến đến toàn thế giới. Bản tuyên ngôn này được các cung nội quan soạn thảo dưới sự giám sát của Yi Young-ik, một đại thần tâm phúc của vua Gojong, với sự góp ý của Emile Martel, một giáo sư tiếng Pháp và một cố vấn người Bỉ. Đại sứ ủy quyền ở Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc, ông Vicomte De Fonenay, chuyển ngữ Bản tuyên ngôn trung lập sang tiếng Pháp, sau đó phó lãnh sự Pháp tại Kiết Phổ trực tiếp phát đi bản điện tín. Phớt lờ sự tồn tại của bản Tuyên ngôn trung lập, trong lúc chiến tranh Nga–Nhật đang diễn ra, Nhật Bản vẫn đưa hàng ngàn quân vào bán đảo Hàn thực hiện cưỡng chế quân sự, trong khi cộng đồng quốc tế thì vờ như không biết đến hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Nhật Bản.
영국은 제2차 영일동맹을 통해, 미국은 가쓰라-태프트 밀약을 통해 오히려 일본을 지지했다. 러일 간 강화 담판을 중재하기 위해 미국 포츠머스로 두 나라 대표를 불러들인 루즈벨트 대통령은 포츠머스 평화 조약을 이끌어 낸 공로로 1906년 미국인 최초로 노벨평화상을 수상하기까지 했다. 러일전쟁에서 승리한 일본은 미국, 영국, 러시아로부터 대한제국에 대한 권리를 승인받고 1905년 11월, 대한제국에 보호조약을 강요하였다. 고종 황제는 끝까지 조약을 승인하지 않았고, 일본 특파대사 이토 히로부미가 정부 대신들은 협박했으므로 이 조약은 국제법상 무효에 해당된다. 하지만 일본은 서둘러 국제 사회에 조약을 공포하고 대한제국을 보호국으로 만들었다.
Nước Anh, đồng minh với Nhật trong Liên Minh Anh–Nhật đệ nhị, và nước Mỹ với Mật ước Taft-Katsura đương nhiên ủng hộ hành động của Nhật. Năm 1906, nhờ nỗ lực đưa đại diện hai quốc gia tham chiến đến Portsmouth Mỹ tham dự đàm phám Nga–Nhật, Roosevelt trở thành người Mỹ đầu tiên nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình từ vai trò của mình đối với Điều ước Hoà bình Portsmouth. Là quốc gia thắng trận, Nhật được Mỹ, Anh và Nga công nhận quyền ảnh hưởng đối với Đại Hàn Đế Quốc. Tháng 11 năm 1905, Nhật thông qua Điều ước Bảo hộ đối với Đại Hàn Đế Quốc. Vua Gojong nhất quyết không công nhận điều ước đó, Nhật cử đại sứ đặc phái Ito Hirobumi uy hiếp các đại thần trong triều; điều ước này vì vậy không có hiệu lực theo luật quốc tế. Thế nhưng, Nhật nhanh chóng công bố điều ước ra thế giới để biến Đại Hàn Đế Quốc thành quốc gia bảo hộ của mình.
중명전은 1899년 황실 도서관 용도로 지어졌으나 1904년부터는 고종의 집무실 겸 일상 공간으로 사용되었다. 1905년 이곳에서 일제가 대한제국의 외교권을 박탈한 을사늑약이 체결되었다. 현재는 덕수궁 외곽 서쪽에 있다. Điện Jungmyeongjeon được xây dựng năm 1899 làm thư viện của hoàng gia, từ năm 1904 trở thành nơi ở và làm việc của vua Gojong. Hiệp ước bảo hộ Nhật – Hàn ký kết năm 1905 tại đây. Tòa nhà hiện nằm bên ngoài bức tường phía tây của cung Deoksu. © 게티 이미지 뱅크
일본의 식민사학자 오다 쇼고(小田省吾)가 1938년 펴낸 『덕수궁사』(德壽宮史)에 수록되어 있는 중명전의 모습이다. 1925년 화재 이후 개수로 2층이 크게 변형되었다. Một bức ảnh của Jungmyeongjeon in trong quyển “Lịch sử của cung điện Deoksu”, một cuốn sách được viết bởi nhà sử học Nhật Bản Oda Shogo, xuất bản năm 1938. Tòa nhà đã trải qua cải tạo lớn sau trận hỏa hoạn năm 1925. © 한국콘텐츠진흥원 - Korea Creative Content Agency
국권 피탈의 현장 - Nơi chủ quyền quốc gia bị đánh mất
경운궁 안 중명전에서 고종 황제가 이토 히로부미로부터 보호조약을 강요당하던 날 밤, 궁궐 담 너머 미국공사관의 부영사 윌라드 스트레이트(Willard Straight)는 중명전 앞 뜰이 총칼을 든 일본 군인들로 가득 차 있음을 생생히 목격했다. 하지만 보호조약이 발표되자 미국은 가장 먼저 공사관 철수를 결정했다. 나머지 열강의 공사관들도 보호조약 체결과 동시에 아무런 망설임 없이 철수를 결정했다. 그나마 러시아와 군사적 동맹 관계였던 프랑스가 가장 늦게 공사관을 철수했다.
Vào đêm Ito Hirobumi buộc vua Gojong thông qua Điều ước Bảo hộ tại điện Jungmyeong bên trong cung Geyongun, chính phó lãnh sự Williard Straight của Đại sứ quán Mỹ đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều lính Nhật Bản có vũ trang đứng trước điện Jungmyeong. Thế nhưng ngay khi điều ước bảo hộ được tuyên bố, Mỹ cho đóng cửa đại sứ quán của mình. Các nước khác ngay sau đó cũng lần lượt đóng cửa đại sứ quán của họ khi điều ước được kí kết. Chỉ duy có Pháp, đồng minh quân sự của Nga, là quyết định đóng cửa đại sứ quán sau cùng.
열강 공사들은 일본의 보호국이 된 대한제국을 떠나고, 외교 타운 정동도 쇠락의 길을 걷기 시작했다. 고종이 새로운 황궁 경운궁을 정동에 건설하고 외교 활동에 전념하면서 기대했던 열강의 도움은 전혀 없었다. 정동은 국력이 미진하면 열강에 의존한 외교만으로는 독립 주권을 지킬 수 없다는 냉혹한 국제 사회의 현실을 분명하게 보여 주었다.
Phố ngoại giao Jeongdong dần suy tàn do công sứ các nước phương Tây rời khỏi khi Đại Hàn Đế Quốc trở thành quốc gia bảo hộ của Nhật Bản. Vua Gojong xây dựng cung điện mới Geyongun tại phố Jeongdong, mong muốn đẩy mạnh ngoại giao với các nước nhưng lại không nhận được sự giúp đỡ nào. Jeongdong giờ là địa điểm phơi bày hiện thực tàn nhẫn trong cộng đồng quốc tế rằng một quốc gia không thể giữ chủ quyền độc lập nếu chỉ dựa vào quan hệ ngoại giao với các cường quốc trong khi nội lực quốc gia quá suy yếu.
그럼에도 불구하고 고종 황제는 여전히 국제 사회를 향한 호소를 포기하지 않았다. 미국과 러시아에 특사를 파견하고 친서를 보내 도움을 호소했다. 보호조약이 강압적으로 체결되었으므로 국제법적으로 무효라고 주장했으나, 열강은 이를 철저히 외면했다. 고종은 주한 미국 공사였던 알렌(Horace N. Allen)을 통해 미국이 열강과 공동으로 한반도 문제에 개입해 줄 것을 요청했으나, 미국의 응답은 없었다. 또한 고종은 신임하던 미국인 선교사이자 교육자 헐버트(Homer Hulbert)를 통해 미국, 영국, 프랑스, 독일, 러시아, 오스트리아, 헝가리, 이태리, 벨기에, 중국 등 9개국 원수에게 친서 전달을 시도하고, 대한제국 문제를 헤이그 상설 중재재판소에 제소하려 했으나 모두 실패로 돌아갔다.
Tuy vậy, vua Gojong vẫn không dừng kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Ông cử đặc sứ đến Mỹ và Nga để gửi thư yêu cầu giúp đỡ. Bức thư nhấn mạnh tính bất hợp pháp của Điều ước bảo hộ vì sự cưỡng chế của nó, nhưng các cường quốc đều để ngoài tai. Vua Gojong lại nhờ cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc ông Horace N.Allen, yêu cầu Mỹ nêu lên vấn đề ở bán đảo Hàn trước các cường quốc và cộng đồng quốc tế, nhưng chẳng nhận được hồi đáp. Ngoài ra, Gojong còn thông qua vị giáo sĩ người Mỹ là Homer Hulbert, người mà ông tín nhiệm để gửi thư thỉnh cầu đến nguyên thủ chín quốc gia gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Áo, Hungary, Ý, Bỉ và Trung Quốc,... yêu cầu quyền tài phán tại Tòa án Trọng tài Thường trực Hague về vấn đề của Đại Hàn Đế Quốc nhưng tất cả đều thất bại.
고종은 마지막 노력으로 1907년 제2차 헤이그 평화회의에 특사단을 파견했다. 중명전의 어느 방에서 고종 황제와 심복들이 이상설, 이준, 이위종 3인으로 구성된 평화회의 특사단 파견을 논의했다. 러시아를 거쳐 헤이그에 도착한 대한제국 특사단은 44개국이 모인 평화회의에 직접 참석은 못했지만, 회의를 취재하기 위해 모인 전 세계 언론을 향해 일본의 불법적인 국권 침탈 행위를 폭로하고 대한제국의 독립을 지지해 줄 것을 호소했다. 하지만 열강은 또다시 대한제국 문제를 외면했다. 다만 헤이그 현지에서 대한제국 특사단을 도운 미국인 헐버트는 끝까지 한국을 사랑한 인물로 훗날 죽어서 서울 양화진 외국인 묘지에 묻혀 있다.
Nỗ lực cuối cùng của Gojong là gửi đoàn đại sứ đặc phái đến Hội nghị hòa bình Hague lần thứ hai năm 1907. Trong một căn phòng tại điện Jungmyeong, vua Gojong thành lập đoàn đại sứ đặc phái gồm ba đại thần tâm phúc là Yi Sang-seol, Yi Jun, Yi Wi-jong; ở đây, họ bàn thảo về việc đến dự Hội nghị hoà bình Hague. Vượt qua lãnh thổ Nga để đến Hague, sứ đoàn đặc phái của Đại Hàn Đế Quốc không được trực tiếp tham dự hội nghị, nhưng họ đã vạch trần hành vi xâm lược chủ quyền bất hợp pháp của Nhật trước giới ngôn luận thế giới tham dự tường thuật ở hội nghị, kêu gọi thế giới ủng hộ quyền độc lập của Đại Hàn Đế Quốc. Một lần nữa các cường quốc lại làm lơ trước lời kêu gọi của Đại Hàn Đế Quốc. Hulbert, vị giáo sĩ người Mỹ, người luôn yêu thương đất nước con người Joseon và giúp đỡ đoàn đặc sứ tại Hague sau đó cũng qua đời và được an táng tại Công viên Yang Hwa-jin (Dương Hoa Tân) dành cho người nước ngoài ở Seoul.
일본은 헤이그 특사단 파견을 빌미로 1907년 7월 고종 황제에게 퇴위를 강요했다. 고종이 원치 않았음에도 불구하고 억지로 황태자에게 양위를 강요당한 장소가 중명전이다. 대한제국의 마지막 황제로 즉위한 순종은 일제에 의해 예전 조선 왕조 시대의 전통 궁궐인 창덕궁으로 옮겨 갔다. 강제로 퇴위당한 고종만 덕수궁으로 이름이 바뀐 경운궁에 남아 유폐 생활을 하다가 1919년에 승하했다. 그리고 그의 장례식은 나라를 되찾으려는 민중의 거국적 시위로 이어졌다.
Nhật Bản nhân chuyện phái đoàn đặc sứ tại Hague đã buộc Gojong thoái vị vào tháng 7 năm 1907. Điện Jungmyeong là nơi chứng kiến Gojong nhượng ngôi cho hoàng thái tử trái với mong muốn của ông. Vị hoàng đế cuối cùng của Đại Hàn Đế Quốc, vua Sunjong (Thuần Tông) theo lệnh của Nhật chuyển về cung Changdeok, nơi ở truyền thống của các vua triều Joseon. Sau khi buộc thoái vị, vua Gojong bị giam lỏng tại cung Gyeongun, khi ấy được đổi tên thành cung Deoksu, đến năm 1919 thì băng hà. Lễ tang nhà vua khơi mào cho cuộc biểu tình quy mô lớn đòi hỏi chủ quyền độc lập của người Hàn.
이로써 대한제국의 출범과 함께 새 황궁으로 조영되었던 경운궁은 주인을 잃고 빈 궁궐이 되었고, 일제는 궁역을 대대적으로 축소하고 많은 전각들을 훼철했다. 고종 황제가 기거했던 중명전은 외국인을 위한 사교 클럽으로 대여했고, 외빈 접대용 양관으로 건축한 돈덕전을 철거한 자리에는 어린이 놀이 공원을 만들어 버렸다. 1930년대 일제는 덕수궁의 공원화 사업을 추진하면서 중화전과 석조전 등 몇 개의 전각만 남긴 채 수많은 궐내 건물들을 철거했다. 대한제국의 자주권과 국격은 일제에 의해 이처럼 철저히 훼손되었으며 이와 함께 정동 시대도 막을 내렸다.
Gyeongun, hoàng cung gắn với sự ra đời của Đại Hàn Đế Quốc giờ đây không còn chủ và bị bỏ hoang. Đế quốc Nhật sau đó thu hẹp diện tích và phá bỏ nhiều điện trong cung. Cung điện từng là nơi sinh sống của vua Gojong được thuê lại để làm câu lạc bộ vui chơi cho người nước ngoài, còn phần đất của điện Dondeok từng là nơi tiếp khách nước ngoài được quy hoạch để làm công viên vui chơi trẻ em. Năm 1930, khi Nhật xây dựng cung Deoksu thành công viên, ngoài điện Junghwa, Seokjo và một vài điện được giữ lại thì phần lớn các điện khác đều bị tháo dỡ. Chủ quyền quốc gia của Đại Hàn Đế Quốc dần bị Nhật Bản phá hủy cùng với sự suy tàn của con phố Jeongdong.
근대 국가를 향한 대한제국의 꿈과 좌절이 펼쳐졌던 역사의 현장 정동은 이제 더 이상 서양인 거리가 아니다. 그보다는 그로부터 100여 년 후 글로벌 메가 시티로 성장한 대한민국 수도 서울의 유서 깊은 심장으로 남았다. 오늘날 많은 한국인들에게 정동은 번화한 도심 한복판에서 옛 궁궐의 돌담길을 따라 고즈넉한 정취를 즐기며 걸을 수 있는 산책길로 더 유명하다.
Từng là nơi lưu giữ những khát vọng và nỗi đau về nỗ lực cận đại của Đại Hàn Đế Quốc, Jeongdong giờ đây không còn là khu phố Tây nữa. Thay vào đó, sau 100 năm, khu phố là di tích lịch sử nằm giữa trái tim một đô thị toàn cầu, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ngày nay, đối với người Hàn Quốc, phố Jeongdong nổi tiếng là nơi có thể rảo bước và thưởng thức hương vị thanh bình, yên ả của một cung điện cổ giữa lòng phố thị hoa lệ.
바쁜 도심 한가운데 고즈넉한 정취가 가득한 덕수궁 돌담길은 많은 사람들이 사랑하는 산책로이다. 왼쪽이 덕수궁 후문 길이고, 오른쪽이 미국 대사관저이다. Con đường uốn lượn dọc theo tường đá của cung điện Deoksu có bầu không khí đặc biệt yên tĩnh giữa sự náo nhiệt của Seoul nhộn nhịp. Bên trái là bức tường bao quanh cung điện phía sau, còn bên phải là khu đại sứ quán Hoa Kỳ. © 게티 이미지 뱅크 - Getty Images
서영희(Suh Young-hee 徐榮姬) 한국산업기술대학교 근대사 교수(Professor of Modern Korean History, Korea Polytechnic University)
Suh Young-hee, Giáo sư chuyên ngành Lịch sự cận đại Hàn Quốc, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Hàn Quốc
La Duy Tân Dịch
0 Comment: