November 20, 2024

노잼도시 대전의 재발견 - Khám phá lại thành phố Daejeon tẻ nhạt

노잼도시 대전의 재발견 - Khám phá lại thành phố Daejeon tẻ nhạt

한반도에서 대전광역시는 중심에 있다. 위에서 내려오거나 아래에서 올라가도 그렇다. 게다가 주요 고속도로와 철도 노선이 교차하는 교통의 요지이기도 하다. 그래서 예부터 지금까지 대전은 한반도 교통의 길목이자, 중심에 있다.

Daejeon nằm ở trung tâm bán đảo Triều Tiên. Điều này đúng bất kể ta tính từ trên xuống hay từ dưới lên. Ngoài ra, đây cũng là đầu mối giao thông nơi các tuyến cao tốc và đường sắt chính giao nhau. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, Daejeon là cửa ngõ giao thông của bán đảo Triều Tiên và nằm ở vị trí trung tâm.

 ⓒ 대전관광공사 - Tổng Công ty Du lịch Hàn Quốc

편리한 교통 입지는 이곳에 한국 최대의 과학연구단지가 자리잡는 계기로 작용했다. 인재를 모으는 데 유리하고, 여러 지역의 공업단지와 연계하기 좋으며, 근처 금강(錦江)에서 용수를 끌어다 쓰기에도 좋은 입지였기 때문이다. 그렇게 들어선 것이 1970년대 초반 첫 삽을 뜬 대덕(大德)연구단지, 지금의 대덕연구개발특구(INNOPOLIS DAEDEOK)다.

Vị trí giao thông thuận tiện là lý do khiến khu nghiên cứu khoa học lớn nhất Hàn Quốc được đặt tại đây. Đó là vì vị trí này thuận lợi để thu hút nhân tài, kết nối tốt với các khu công nghiệp ở nhiều địa phương và cũng là nơi dễ dàng lấy nước từ sông Geumgang gần đó về sử dụng. Khởi đầu việc này vào đầu những năm 1970 là Khu Nghiên cứu Daedeok, nay là Đặc khu Nghiên cứu và Phát triển Daedeok (INNOPOLIS DAEDEOK).

한국 최대 과학의 도시 - Thành phố khoa học lớn nhất Hàn Quốc

1984년에 설립돼 오늘에 이르고 있는 한국과학기술원(KAIST)은 한국 과학 발전의 초석 역할을 해오고 있다. 또한 1993년에 개최된 대전엑스포는 한국인들 사이에서 ‘대전하면 과학’을 떠올리게 하는 기폭제가 되었다. 특히 대전엑스포에는 세계 108개국, 33개 국제기구, 국내 200여 개 기업이 참가해 88서울올림픽만큼이나 성대하게 치뤄졌다. 당시 학생이었다면 학교단체여행으로 대전엑스포를 방문한 덕에 대전엑스포 ‘꿈돌이’는 한때 모르는 사람이 없을 정도로 인기를 누렸다. 대전 도심을 가로지르는 갑천 위의 엑스포다리는 당시의 추억을 여전히 전하고 있으며, 새로운 랜드마크로 떠오른 엑스포 과학공원은 대전시민들의 쉼터로, 엑스포 한빛탑은 야경 명소로 인기다.

Được thành lập từ năm 1984 đến nay, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) giữ vai trò là nền tảng cho sự phát triển của khoa học công nghệ Hàn Quốc. Ngoài ra, Daejeon Expo được tổ chức vào năm 1993 chính là yếu tố khiến người Hàn Quốc hễ cứ “nhắc đến Daejeon là nghĩ đến khoa học”. Đặc biệt, vì Daejeon Expo quy tụ 108 quốc gia, 33 tổ chức quốc tế và hơn 200 công ty trong nước tham gia nên nó được tổ chức quy mô như Thế vận hội Seoul Olympic 1988. Hội chợ này nổi tiếng đến mức nếu là học sinh vào thời điểm đó, không ai không biết đến linh vật Kumdori của Daejeon Expo nhờ những chuyến tham quan tập thể do các trường tổ chức. Cầu Expo bắc qua sông Gapcheon chảy ngang trung tâm thành phố Daejeon là nơi lưu giữ những kỷ niệm về ngày ấy. Công viên Khoa học Expo, hiện đang nổi lên như một cột mốc mới, cũng là nơi nghỉ chân của người dân Daejeon và tháp Expo Hanbit trở thành một điểm ngắm cảnh đêm được yêu thích.

대전엑스포93 기념관과 엑스포과학공원의 상징인 한빛탑, 물빛광장 음악분수 등이 있는 엑스포과학공원은 대전 시민의 휴식처이자 야경 명소가 되었다. Nhà Lưu niệm Daejeon Expo 93 và Tháp Hanbit là biểu tượng của Công viên Khoa học Expo, Công viên Khoa học Expo với đài nhạc nước Quảng trường Mulbit... đã trở thành nơi nghỉ ngơi và là điểm ngắm cảnh đêm nổi tiếng của người dân Daejeon. © Tổng Công ty Du lịch Daejeon - 신정식
대전엑스포93 기념관과 엑스포과학공원의 상징인 한빛탑, 물빛광장 음악분수 등이 있는 엑스포과학공원은 대전 시민의 휴식처이자 야경 명소가 되었다. Nhà Lưu niệm Daejeon Expo 93 và Tháp Hanbit là biểu tượng của Công viên Khoa học Expo, Công viên Khoa học Expo với đài nhạc nước Quảng trường Mulbit... đã trở thành nơi nghỉ ngơi và là điểm ngắm cảnh đêm nổi tiếng của người dân Daejeon. © Tổng Công ty Du lịch Daejeon - 신정식

2022년 12월말 기준, 현재 대덕에 위치한 연구기관 및 기업은 2,397개에 이르며, 국내외 특허 출원 건수만 119,683건에 달한다. 대덕연구개발특구는 한국 과학경쟁력을 끌어올리는 데 핵심적인 역할을 수행해온 구심점이자 이러한 과학 발전은 한국 경제를 성장시키는 견인차 역할을 했다 해도 과언이 아니다.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2022, có 2.397 viện nghiên cứu và doanh nghiệp được đặt tại Daedeok, chỉ tính đến các sáng chế đã đăng ký đã có tới 119.683 hồ sơ trong và ngoài nước. Thật không quá lời khi nói rằng Đặc khu Nghiên cứu & Phát triển Daedeok là điểm trục đóng vai trò trọng tâm trong việc nâng cao sức cạnh tranh khoa học của Hàn Quốc, và sự phát triển khoa học này chính là đầu tàu thúc đẩy sự tăng tưởng của nền kinh tế Hàn Quốc.

November 19, 2024

누구나 그리고 즐기는 민화의 즐거움 - Niềm vui tranh dân gian Minhwa dành cho tất cả mọi người

누구나 그리고 즐기는 민화의 즐거움 - Niềm vui tranh dân gian Minhwa dành cho tất cả mọi người

과거 민화는 사람들에게 잘 알려지지 않았다. 1960년대 이후 민화 수집가나 연구가들이 등장하고 민화를 현대적으로 해석한 화가들의 작품이 주목 받으며 관심이 높아졌다. 최근에는 취미로 민화를 즐기는 이들이 많아졌고, 공모전, 아트페어, 갤러리를 중심으로 확산되어 가고 있다. 민화 강사 신상미 씨는 취미로 시작했던 민화의 매력에 빠져 지금은 민화를 배우고 싶어 하는 이들을 가르치는 강사가 되었다.

Minhwa - tranh dân gian Hàn Quốc - trước đây chưa được nhiều người biết đến. Sau thập niên 1960, với sự xuất hiện của các nhà sưu tập và nghiên cứu minhwa, những tác phẩm của các họa sĩ diễn giải minhwa theo cách nhìn hiện đại được chú ý, sự quan tâm của công chúng dành cho minhwa đã tăng lên. Gần đây, ngày càng có nhiều người có sở thích về minhwa và các hoạt động mở rộng ra các cuộc thi, hội chợ nghệ thuật, triển lãm... Giáo viên dạy vẽ minhwa Shin Sang-mi bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của tranh minhwa, ban đầu chỉ theo đuổi như một sở thích và giờ đã trở thành giáo viên dạy những người muốn học vẽ minhwa.

직장인에서 민화 강사로 제 2의 인생을 살고 있는 신상미 씨. Shin Sang-mi đang sống cuộc đời thứ hai, từ một nhân viên văn phòng trở thành một giáo viên dạy tranh minhwa
직장인에서 민화 강사로 제 2의 인생을 살고 있는 신상미 씨. Shin Sang-mi đang sống cuộc đời thứ hai, từ một nhân viên văn phòng trở thành một giáo viên dạy tranh minhwa

열의에 가득 찬 수강생들이 끊임없이 들락거리는 이 공간의 이름은 모리화(毷離畫)이다. 번민 모, 떠날 리, 그림 화 즉 ‘일상의 근심을 떠나 보내는 그림’이라는 뜻이다. 사람들은 이곳에서 ‘민화’를 배운다.

Không gian nơi các học viên đầy nhiệt huyết thường xuyên lui tới này được gọi là Morihwa (Mạo ly họa), trong đó mạo là “phiền muộn”, ly là “lìa xa”, họa là “tranh vẽ”, nghĩa là “bức tranh xua tan những lo toan của cuộc sống đời thường”. Mọi người học vẽ minhwa tại đây.

민화는 조선시대 때 집안을 장식하기 위해 제작한 실용화이다. ‘민중 속에서 태어나고 민중을 위해 그려지고 민중에 의해 유통되는 그림’이라는 의미에서 ‘민화’로 불린다.

Minhwa là tranh vẽ được sáng tác từ thời Joseon với mục đích trang trí nhà cửa. Nó được gọi là minhwa (dân họa) với nghĩa “bức tranh sinh ra trong nhân dân, được vẽ cho nhân dân và được lưu hành bởi nhân dân”.

한 겹 한 겹 색을 쌓다 - Từng lớp từng lớp

신상미(申湘媄) 씨에게는 두 종류의 ‘날’이 있다. 수업이 있는 날과 수업이 없는 날. 일주일 중 사흘은 수업이 있고, 사흘은 없다. 나머지 하루는 ‘배우는 날’이다. Một tuần của cô Shin Sang-mi có hai loại “ngày”. Ngày có lớp và ngày không có lớp. Trong một tuần, cô có ba ngày có lớp và ba ngày không có lớp, ngày còn lại là “ngày đi học”.

수업이 있는 날에는 7시쯤 일어나 중학생인 딸을 학교에 보낸 후 강아지 두 마리를 데리고 작업실로 간다. 경복궁 근처에 있는 21평짜리(69m²) 오피스텔로, 집에서 차로 10분 정도 거리에 있다.

Vào ngày có lớp, cô thức dậy vào khoảng 8 giờ sáng, đưa con gái đang học cấp hai đến trường rồi dắt hai chú cún đến phòng tranh. Đó là một căn hộ officetel rộng 69m2, gần Cung điện Gyeongbok (Cảnh Phúc), cách nhà khoảng 10 phút lái xe.

“처음에는 집에서 동네 분들 모아놓고, 돈도 안 받고 가르쳤어요. 본격적으로 수업을 해보자 마음먹고 일 년 전쯤 작업실을 얻었어요. 경복궁 근처라 임대료는 비싸지만, 그 덕분인지 전국에서 배우러 와요.”

“Ban đầu, tôi tập trung mọi người trong khu phố về nhà dạy miễn phí. Tôi quyết tâm bắt đầu công việc dạy học và chính thức thuê văn phòng khoảng một năm trước. Vì ở gần cung Gyeongbok nên tiền thuê đắt, nhưng có lẽ vì thế mà mọi người khắp cả nước tìm đến học.”

작업실에 도착하면 전기차를 충전시켜 놓고 강아지들과 산책을 한다. 이후 작업실로 돌아와 작업용 앞치마를 메고 화분에 물을 준 다음 수업 준비를 한다. 첫 수업은 오전 10시 30분에 시작해 3시간을 꽉 채우고 끝이 난다.

Đến phòng vẽ, cô sạc xe điện và đi dạo với hai chú cún. Sau đó, cô quay về phòng vẽ, đeo tạp dề, tưới nước cho chậu hoa và chuẩn bị giờ học. Lớp học đầu tiên bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút sáng và kết thúc sau ba tiếng đồng hồ.

“처음에는 책상 다섯 개를 놓고 시작했어요. 지금은 여덟 개가 되었죠. 한 클래스에 8명 정도 들어오시고, 총 여섯 클래스를 진행하고 있어요. 자리가 나면 들어오려고 대기하고 있는 분들도 많아요.”

“Ban đầu, tôi bắt đầu với năm chiếc bàn. Bây giờ tăng lên tám. Mỗi lớp có khoảng tám học viên và hiện tôi đang dạy sáu lớp. Cũng có nhiều người đang xếp hàng đợi vào học khi có chỗ.”

민화는 전공자, 비전공자의 차이가 별로 없다. 밑그림이 있어서 그리고 싶은 그림을 골라 채색하면 되기 때문이다. 그래서 아마추어도 쉽게 시작할 수 있고 결과물도 좋은 편이다.

Tranh minhwa không có nhiều sự khác biệt giữa người chuyên và người không chuyên. Đó là do đã có sẵn tranh nền nên người học có thể chọn mẫu muốn vẽ rồi tô màu là được. Thế nên, người nghiệp dư cũng có thể dễ dàng bắt đầu và kết quả cũng khá đẹp.

신 씨의 수강생들이 그린 작품들. 같은 밑그림이라도 그리는 이의 취향과 선호하는 색 등에 따라 전혀 다른 분위기로 완성된다. Minhwa là những bức tranh vẽ có kết quả đạt được tương xứng với công sức bỏ ra. Có thể nói đây là một văn hóa mà bất kể là người chuyên nghiệp hay không chuyên đều có thể tận hưởng.
신 씨의 수강생들이 그린 작품들. 같은 밑그림이라도 그리는 이의 취향과 선호하는 색 등에 따라 전혀 다른 분위기로 완성된다. Minhwa là những bức tranh vẽ có kết quả đạt được tương xứng với công sức bỏ ra. Có thể nói đây là một văn hóa mà bất kể là người chuyên nghiệp hay không chuyên đều có thể tận hưởng.

“민화는 가루 물감을 아교로 개어 한 겹 한 겹 색을 계속 쌓아가는 작업이에요. 한 작품 완성하는 데 몇 개월씩 걸리는데, 명상하듯이 천천히 하다 보면 계속하고 싶어지는 매력이 있어요. 누구나 향유할 수 있는 문화죠. 다들 재미있게 다니세요.”

“Vẽ minhwa là thao tác trộn bột màu thành dạng cao rồi đắp từng lớp, từng lớp màu lên tranh. Phải mất vài tháng mới hoàn thành được một tác phẩm, nhưng nếu cứ làm từ từ như chiêm nghiệm sẽ thấy sức hấp dẫn khiến chúng ta muốn tiếp tục. Đó chính là văn hóa mà bất cứ ai cũng có thể tận hưởng. Cả lớp đều rất vui khi học.”

특별한 재능이나 기술이 없어도 노력하면 노력한 만큼의 성과가 난다. 일상의 소소한 근심을 까맣게 잊고 온전히 몰두하는 시간이다. Tranh minhwa không cần có năng khiếu hay kỹ thuật đặc biệt nào, chỉ cần chăm chỉ sẽ có được kết quả tương xứng với nỗ lực của mình. Đó là thời gian để bạn hoàn toàn quên đi những lo toan của cuộc sống thường ngày và đắm mình vào tranh.

November 18, 2024

파묘 (破墓 Exhuma), 마니악한 장르를 대중적으로 만든 K-오컬트의 세계 - Địa hạt K-occult, dòng phim bên lề vươn đến công chúng

파묘 (破墓 Exhuma), 마니악한 장르를 대중적으로 만든 K-오컬트의 세계 - Địa hạt K-occult, dòng phim bên lề vươn đến công chúng

올해 개봉한 장재현(張在現 Jang Jae-hyun) 감독의 영화 < 파묘 (破墓 Exhuma) > (2024)는 천만 관객을 돌파하는 놀라운 성과를 거뒀다. 최근 한국의 오컬트 영화는 공포적인 요소를 극대화하기보다, 다양한 요소를 결합하여 대중이 즐길 수 있게 하는 동시에 오컬트가 마니악한 장르라는 편견을 깨고 있다.

Phim điện ảnh Quật mộ trùng ma(Exhuma, 2024) của đạo diễn Jang Jae-hyun khởi chiếu năm nay đã gặt hái được thành quả ấn tượng với hàng chục triệu lượt xem. Bộ phim thuộc thể loại K-occult gần đây của Hàn Quốc đã lôi cuốn đông đảo người xem bằng cách kết hợp nhiều yếu tố khác nhau thay vì chỉ thổi phồng yếu tố kinh dị, đồng thời phá vỡ định kiến phim thể loại huyền bí chỉ là một thể loại bên lề của nền điện ảnh.

수상한 묘를 이장한 풍수사와 장의사, 무속인들에게 벌어지는 기이한 사건을 담은 오컬트 영화 < 파묘 (破墓 Exhuma) >(2024). 오컬트 장르에 대중적이고 오락적인 재미요소를 더해 K-오컬트를 완성했다는 평이다. Phim điện ảnh huyền bí Quật mộ trùng ma (2024) chứa đựng câu chuyện kì dị xảy ra với nhà phong thủy, nhà tổ chức tang lễ và những pháp sư cùng dời một ngôi mộ đáng ngờ. Bộ phim được đánh giá đã làm nên diện mạo K-occult bằng những yếu tố giải trí độc đáo dễ dàng tiếp cận đại chúng. ⓒ SHOWBOX - 주식회사 쇼박스
수상한 묘를 이장한 풍수사와 장의사, 무속인들에게 벌어지는 기이한 사건을 담은 오컬트 영화 < 파묘 (破墓 Exhuma) >(2024). 오컬트 장르에 대중적이고 오락적인 재미요소를 더해 K-오컬트를 완성했다는 평이다. Phim điện ảnh huyền bí Quật mộ trùng ma (2024) chứa đựng câu chuyện kì dị xảy ra với nhà phong thủy, nhà tổ chức tang lễ và những pháp sư cùng dời một ngôi mộ đáng ngờ. Bộ phim được đánh giá đã làm nên diện mạo K-occult bằng những yếu tố giải trí độc đáo dễ dàng tiếp cận đại chúng. ⓒ SHOWBOX - 주식회사 쇼박스

과거 “뭣이 중한디”라는 유행어까지 만들었던 영화 < 곡성(哭聲, The Wailing) >(2016)은 680만 관객을 기록하며 K-오컬트가 거둘 수 있는 최대의 성공으로 여겨진 바 있다. < 곡성 > 개봉 1년 전에 개봉한 장재현 감독의 <검은 사제들(黑司祭們 The Priests)>이 거둔 540만 관객 흥행을 넘어선 기록이었기 때문이다. 하지만 올해 장 감독이 다시 들고 온 영화 < 파묘 >는 그 기록을 갈아치웠다. 1,190만 관객이 영화에 열광했기 때문이다.

Trước đây, bộ phim Tiếng than (The Wailing, 2016) đã làm nên câu thoại xu hướng “Điều gì mới thật quan trọng đây?”, đồng thời chễm chệ ngôi vương trong dòng phim K-occult với 6,8 triệu lượt xem. Một năm trước khi Tiếng than khởi chiếu, đạo diễn Jang Jae-hyun đã trình làng bộ phim Trừ tà (The Priest, 2015) và đạt được 5,4 triệu lượt xem. Cho đến năm nay, đạo diễn Jang Jae-hyun quay trở lại với bộ phim Quật mộ trùng ma, tiếp tục xô đổ kỷ lục của phim trước với 11,9 triệu lượt xem.

돌이켜 생각해 보면 오컬트 장르를 고집해 온 장재현 감독만의 색깔이 분명히 느껴지는 대목이고, 그것이 이러한 놀라운 흥행을 가능하게 한 저력이었다고 여겨진다. 그건 바로 마니악한 장르로 여겨지던 오컬트를 대중적으로 해석해 낸 그만의 방식이다.

Tựu trung, sự kiên trì của đạo diễn Jang Jae-hyun với dòng phim này đã làm nên phong cách độc đáo của ông, đồng thời nó cũng là nội lực tiềm tàng tạo nên bàn thắng kinh ngạc như đã thấy. Đây cũng là cách riêng mà chỉ có ở đạo diễn Jang Jae-hyun khiến một bộ phim huyền bí vốn bị coi là bên lề điện ảnh nay được tái hiện sống động với công chúng.

오컬트에 장르적 재미를 더하다 - Thêm thắt sức hút “K-occult”

< 파묘 >는 무당(巫堂 한국에서 신을 섬겨 길흉을 점치고 굿을 하는 것을 직업으로 하는 사람)과 풍수사(風水師 음양오행설을 바탕으로 좋은 터를 잡아 주는 사람) 그리고 장의사(葬儀師 장례 의식을 전문적으로 도맡아 하는 사람)가 등장하고 이들이 귀신 같은 존재들과 사투를 벌이는 내용으로 분명 오컬트 장르의 색깔을 갖추고 있다.

Quật mộ trùng ma mang màu sắc huyền bí điển hình kể về cuộc đối đầu thực thể ác linh của một bà đồng (người làm công việc thờ phụng thần linh, bói toán vận mệnh và hầu đồng), một thầy phong thủy (người tìm thế đất tốt thuận theo âm dương ngũ hành) và một người làm nghề mai táng (người thực hiện công việc tổ chức lễ tang chuyên nghiệp).

하지만, 이 작품이 특이한 건, 오컬트 특유의 마니아적인 공포 속으로 관객들을 빠뜨리기보다는 훨씬 더 대중적이고 오락적인 장르물의 재미요소를 더했다는 점이다. 영화가 입소문을 탄 후 관객들은 영화에 등장하는 주인공인 MZ세대 무당 화림(김고은 金高銀 Kim Go-eun)과 봉길(이도현 李到晛 Lee Do-hyun), 어딘지 정감이 가는 꼰대 풍수사 상덕(최민식 崔岷植 Choi Min-sik), 감초 같은 해학이 묻어나는 장의사 영근(유해진 柳海真 Yoo Hai-jin)을 일컬어 ‘묘벤져스’라고 불리기도 했다.

Tuy nhiên, điều làm cho tác phẩm độc đáo là ở chỗ nó không để cho khán giả mãi đắm chìm vào thế giới kinh dị hãi hùng vốn có ở thể loại huyền bí, mà còn thêm vào đó các yếu tố hài hước của một sản phẩm đại chúng. Khán giả đã gọi các nhân vật chính trong phim là “Myo-venger” (kết hợp từ myo nghĩa là “mộ” và avenger là tên tiếng Anh của bộ phim Biệt đội báo thù – chú thích của người dịch), gồm hai pháp sư thuộc thế hệ MZ là Hwa-rim (Kim Go-eun thủ vai) và Bong Gil (Lee Do-hyun thủ vai), thầy phong thủy cộc tính nhưng tình cảm Sang-deok (Choi Min-sik thủ vai) và người làm nghề mai táng Yeong-geun (Yoo Hai-jin thủ vai) - dạng nhân vật hài không thể thiếu.

오컬트 특유의 공포물이 갖는 오싹함이 있지만, 이들 묘벤져스의 장르적인 재미를 따라가면 마치 저 귀신과 치고받고 싸우는 액션물 같은 카타르시스를 경험하게 된다. 게다가 영화 후반부로 가면 묫자리를 잘못 써서 흉흉해진 집안 이야기를 넘어서 일제 잔재의 과거사를 파헤치는 이야기까지로 확장된다. 일제의 쇠말뚝에 의해 끊긴 민족정기를 잇기 위해 묘벤져스가 사투를 벌이는 이야기는 냉혹한 일본의 정령과 싸우는 민족적인 영웅처럼 그려진다.

Các yếu tố rùng rợn thường thấy của dòng phim kinh dị vẫn được giữ nguyên, nhưng nếu theo chân nhóm Myo-venger thì công chúng còn được mãn nhãn như đang thưởng thức một bộ phim hành động quyết liệt với quỷ thần. Sau khi câu chuyện hạ huyệt nhầm nơi dẫn đến sự biến động kinh ngạc của gia tộc, nửa sau bộ phim chuyển hướng phơi bày bức tranh quá khứ đau thương của tàn dư Nhật trị. Biệt đội Myo-venger được khắc họa như những anh hùng chiến đấu đến cùng, họ dũng cảm đương đầu với ác linh Nhật Bản để tiếp nối mạch nguồn dân tộc từng bị chôn vùi dưới cọc sắt thời Nhật trị.

이러한 장르적 재미를 더한 영화는 공포를 줄이는 대신 대결 구도를 선명히 함으로써 관객들에게 장르적 재미를 선사하는 작품이 됐다. 이것은 < 검은 사제들 >, < 사바하(Svaha: The Sixth Finger) >(2019)에 이어 < 파묘 >까지 이른바 장재현 감독의 오컬트 3부작에서 공통으로 느껴지는 특징이다. 그리고 이건 최근 K-오컬트라는 지칭이 생길 정도로 세계적인 주목을 받는 한국적 오컬트의 특징이기도 하다.

Bộ phim với các yếu tố đặc sắc như thế đã làm cho đông đảo khán giả thích thú, bằng việc tạo nên thế trận đối đầu căng thẳng mà vẫn không giảm đi độ kinh dị. Đây cũng là điểm chung có thể thấy được ở ba tác phẩm huyền bí siêu nhiên của đạo diễn Jang Jae-hyun, từ Trừ tà, Svaha: Ngón tay thứ sáu (Svaha: The Sixth Finger, 2019) đến nay là Quật mộ trùng ma. Đây cũng là đặc trưng của dòng phim huyền bí Hàn Quốc đang được đón nhận trên khắp thế giới với danh xưng K-occult.

범죄물과 결합한 K-오컬트 - K-occult kết hợp tâm lý tội phạm

K-오컬트는 죽음을 소재로 한다는 점에서 종종 범죄물과 결합하는 양상을 보이곤 한다. SBS에서 방영된 김은희(金銀姬 Kim Eun-hee) 작가의 드라마 < 악귀(Revenant) >(2023)가 대표적인 사례다. 미스테리한 댕기를 만진 후 귀신이 든 주인공과 귀신을 보는 민속학자 그리고 강력범죄수사대 경위가 연달아 발생하는 의문의 죽음을 추적하는 이야기를 다뤘다.

K-occult là một dòng phim có sự kết hợp thêm yếu tố điều tra tội phạm khi đề cập đến cái chết. Bộ phim Ác quỷ (Revenant, 2023) của đạo diễn Kim Eun-hee chiếu trên đài SBS là một ví dụ điển hình cho thể loại này. Bộ phim là hành trình giải mã chuỗi cái chết đáng nghi với sự tham gia của nhân vật chính bị vong nhập sau khi chạm vào dây buộc tóc bí ẩn, một nhà dân tộc học có thể nhìn thấy ma và một thanh tra đội điều tra tội phạm bạo lực.

여기서 악귀는 자신이 깃든 자의 욕망을 들어주면서 점점 존재가 커지고, 주인공이 가진 세상에 대한 욕망과 분노에 반응한다. 누군가를 죽이고 싶은 마음만으로 실제 악귀가 그걸 실행해내는 걸 알게 된 주인공은 민속학자의 도움을 받아 악귀와 싸워나가게 된다. 이건 오컬트의 소재로 종종 등장하는 저주를 악귀라는 존재로 해석해 낸 것이라고 볼 수 있다.

Bộ phim mở ra câu chuyện về ác quỷ đánh hơi và lợi dụng lòng tham của con người để trở nên lớn mạnh hơn, nó đáp ứng cho dục vọng và cơn phẫn nộ cuộc sống từ vật chủ. Nhân vật chính đã phát hiện ra rằng con ác quỷ có dã tâm giết người, thế nên cô đã nhờ sự trợ giúp của một nhà dân tộc học để cùng chiến đấu với nó. Điều này cho thấy chất liệu của dòng phim huyền bí chính là lời nguyền thường đi liền với hình ảnh ma quỷ.

이러한 범죄와 오컬트의 결합은 일찍이 김홍선 감독의 드라마 < 손 the guest >(2018)에서도 시도된 바 있다. 막강한 힘을 가진 귀신에 빙의된 자들이 살인을 저지르고, 이를 막으려는 이들의 협업을 그렸던 작품이다.

Sự kết hợp yếu tố huyền bí và tâm lý tội phạm cũng đã sớm được thực hiện ở bộ phim Vị khách (The Guest, 2018) của đạo diễn Kim Hong-sun. Đây là tác phẩm nói về hành trình của những con người bị vong nhập và trở thành sát nhân, họ phải hợp lực chiến đấu lại cái ác.

이 두 드라마는 범죄물이 접목된 K-오컬트로서 도저히 인간이 저지른 일이라고는 믿기지 않는 잔혹한 범죄들에 대한 비판하는 작품이기도 하다. 이처럼 K-오컬트는 그저 자극적인 공포의 차원을 넘어 사회적인 의미까지 담아내기도 하는데, 보다 보편적인 공감대를 얻기 위한 노력이 엿보이는 대목이다.

Hai bộ phim truyền hình này với lối kể kết hợp giữa huyền bí và tâm lý tội phạm đã phê phán các tội ác tàn nhẫn của con người, với ý đồ thể hiện tư tưởng rằng những chuyện tày trời này không thể do con người làm được. Như thế, K-occult đã không dừng lại ở sự giật gân điển hình của dòng phim kinh dị mà còn tiếp cận đến các tầng nghĩa có yếu tố xã hội. Từ đó cho thấy nỗ lực của nhà sản xuất để nhận được sự đón nhận từ công chúng.

November 17, 2024

'디지털 유목민 문턱 낮춘다'···제주 외국인 '워케이션 비자' 도입 추진 - Đảo Jeju chuẩn bị ra mắt thị thực mới cho dân du mục kỹ thuật số

'디지털 유목민 문턱 낮춘다'···제주 외국인 '워케이션 비자' 도입 추진 - Đảo Jeju chuẩn bị ra mắt thị thực mới cho dân du mục kỹ thuật số

 ▲ 일과 휴가를 결합한 이른바 워케이션을 활성화하기 위해 제주특별자치도가 ‘제주형 디지털 노마드 비자’ 도입을 추진한다고 14일 밝혔다. Chính quyền tỉnh tự quản đặc biệt Jeju có kế hoạch ra mắt một loại thị thực mới có tên “Thị thực dân du mục kỹ thuật số kiểu Jeju”. (Ảnh: Trang web Jeju Workation - 연합뉴스)

일과 휴가를 결합한 이른바 워케이션을 활성화하기 위해 제주도가 '워케이션 비자' 도입을 추진한다. Để thúc đẩy xu hướng kết hợp công việc và kỳ nghỉ (workation), tỉnh Jeju đang lên kế hoạch triển khai "visa workation".

제주특별자치도(제주도)가 비자 없이 입국할 수 있는 ‘무사증’과 ‘워케이션 비자’를 결합한 ‘제주형 디지털 노마드 비자’를 도입하기 위해 관련 연구 용역에 들어간다고 14일 밝혔다.

Trong thời gian tới, đảo Jeju sẽ chuẩn bị triển khai một loại thị thực mới mang tên “Thị thực dân du mục kỹ thuật số kiểu Jeju” nhằm thúc đẩy du lịch theo hình thức “Workcation”, theo Chính quyền tỉnh tự quản đặc biệt Jeju cho biết vào ngày 14/11 vừa qua.

디지털 노마드는 스마트폰이나 노트북 등 디지털 기기를 이용해 공간 제약 없이 재택·원격근무를 하는 사람들을 말한다. 디지털과 유목민을 뜻하는 노마드를 합성한 신조어다. 이를 바탕으로 공간에 제약받지 않고 자유롭게 근무하는 전 세계 디지털 인재들을 유치한다는 계획이다.

Thuật ngữ “Dân du mục kỹ thuật số” (tiếng Anh: Digital Nomad) dùng để chỉ những người làm việc tại nhà hoặc làm việc từ xa thông qua các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh và máy tính xách tay. Còn “Workcation” - thuật ngữ kết hợp giữa làm việc (work) và kỳ nghỉ (vacation) là một hình thức du lịch kết hợp làm việc từ xa.

Với sự phát triển của công nghệ, số lượng dân du mục kỹ thuật số đang ngày càng tăng nhanh và trong bối cảnh đó, đảo Jeju quyết định ra mắt thị thực mới nhằm thu hút các nhân tài hàng đầu trong ngành kỹ thuật số và dẫn đến việc tạo ra động lực tăng trưởng dài hạn cho tương lai.

김인영 제주도 경제활력국장은 "디지털 시대의 새로운 라이프 스타일인 워케이션이 제주의 성장동력이 될 것"이라고 말했다. Ông Kim In-young, Giám đốc Sở Kinh tế của tỉnh Jeju, chia sẻ: "Workation, một phong cách sống mới trong thời đại kỹ thuật số, sẽ trở thành động lực phát triển của Jeju."

제주도는 제주특별법에 따라 지난 2002년부터 테러지원국을 제외한 일부 국가의 외국인에 한해 비자 없이 입국해 한 달간 제주에 체류할 수 있는 무사증 제도를 운영하고 있다.

Mặt khác, kể từ năm 2002, đảo Jeju đã áp dụng hệ thống miễn thị thực cho phép công dân nước ngoài lưu trú tối đa một tháng ở hòn đảo này, ngoại trừ những người đến từ các quốc gia hỗ trợ khủng bố.

유연경 기자 dusrud21@korea.kr
Bài viết từ Yoo Yeon Gyeong, dusrud21@korea.kr

그림이 된 말들 - Ngôn từ hóa ảnh/tranh chữ

그림이 된 말들 - Ngôn từ hóa ảnh/tranh chữ

홍인숙(Hong In-sook, 洪仁淑)은 글자와 그림을 넘나드는 독특한 화풍을 구사하는 작가이다. 그녀는 민화 장르 중 하나인 문자도(Munjado, 文字圖)를 현대적 어법으로 따뜻하고 유머러스하게 해석하는데, 작품의 소재는 대부분 자신의 체험에서 나온다.

Hong In-sook là một nghệ sĩ sử dụng lối vẽ độc đáo đan xen giữa chữ cái và hình ảnh. Bằng thủ pháp biểu thị hiện đại, cô truyền tải thông điệp thể loại munjado (văn tự đồ) - một trong những thể loại tranh dân gian của Hàn Quốc vô cùng hài hước và nhẹ nhàng, với hầu hết chất liệu trong những tác phẩm đều đến từ chính trải nghiệm của bản thân.

 자신의 작업실에서 포즈를 취하고 있는 홍인숙 작가. 2000년 인사동 경인(耕仁)미술관(Kyung-in Museum of Fine Art)에서 열린 첫 개인전을 시작으로 개성이 뚜렷한 작품 세계를 선보이고 있다. 작가는 자신의 생각을 노트에 수시로 기록하고 곱씹은 뒤 그것을 이미지화한다. Hong In-sook đang chụp ảnh trong studio của mình. Bắt đầu với triển lãm cá nhân đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Gyung-in ở Insa-dong vào năm 2000, cô trình làng một thế giới tác phẩm đầy cá tính riêng biệt. Tác giả thường xuyên ghi chú lại những suy ngẫm của mình vào một cuốn sổ, suy nghĩ kỹ rồi phác họa ra những hình ảnh về chúng. ⓒ Lee Min-hee

지난 5월, 서울 회현동(會賢洞)에 자리한 모리함전시관(Moryham Exhibition Center, 慕里函)에서 홍인숙의 개인전 < 다시 뜬 달, 월인천강지곡(Re-rising moon, Worin cheongangjigok) >이 열렸다. 『월인천강지곡(Songs of the Moon’s Reflection on a Thousand Rivers, 月印千江之曲)』은 조선의 4대 국왕 세종(재위 1418~1450)이 세상을 떠난 아내 소헌(昭憲)왕후(1395-1446)의 공덕을 빌기 위해 지은 찬불가(讚佛歌)다.

Triển lãm cá nhân của Hong In-sook với tựa Mặt trăng tái sinh, Nguyệt ấn thiên giang chi khúc (Re-rising Moon, Worin cheongangjigok) đã được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Moryham ở Hoehyeon-dong, Seoul vào tháng 5 vừa qua. Nguyệt ấn thiên giang chi khúc (tạm dịch: các ca khúc về vẻ đẹp của ánh trăng phản chiếu trên ngàn dòng sông) vốn là một bài hát ca ngợi đức Phật được ngự bút bởi Vua Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-145) - vị vua thứ tư của triều đại Joseon để tưởng nhớ công đức người vợ quá cố là Hoàng hậu Soheon (Chiêu Hiến, 1395-1446).

작가는 이 전시에서 사랑하는 사람을 잃은 심정을 달, 빛, 사랑 등의 글자와 그림을 통해 선보였다. 글자가 그림으로 보이기도 하고, 그림이 글자로 읽히기도 하는 작품들이다. 그녀는 글과 그림이 하나로 인식되는 전통 문자도를 자신만의 어법으로 표현하며, 우리 삶의 사라지지 않을 가치에 주목한다.

Tại triển lãm lần này, nghệ sĩ lột tả cảm xúc mất đi người thân yêu thông qua tranh và chữ viết biểu thị vầng trăng, ánh sáng và tình yêu. Cô biến hóa các tác phẩm - ở đó chữ cái được nhìn như tranh vẽ, còn hình ảnh được đọc như chữ cái. Cô thể hiện sơ đồ kí tự truyền thống, nơi văn tự và tranh ảnh được nhận thức là một, theo cách của riêng cô, chú tâm đến những giá trị không khi nào biến mất trong cuộc sống chúng ta.

< 한글자풍경 – 꽃 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 꽃 (kkot). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 꽃 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 꽃 (kkot). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙 

< 한글자풍경 – 빛 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 빛 (bit). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 빛 >. 2024. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 140 × 118 cm. Tranh một chữ cái – 빛 (bit). 2024. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên hanji. 140 × 118 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙

‘사람들에게 힘이 되는 글자는 무엇일까?’에 대한 작가의 상념을 전통 문자도 형식으로 표현한 작품들이다. 올해 5월, 모리함 전시관에서 열린 < 다시 뜬 달, 월인천강지곡 >의 전시작들이다.

Các tác phẩm thể hiện nỗi suy tư của tác giả về “Những chữ cái nào sẽ tiếp thêm sức mạnh cho con người nhỉ” qua hình thức thể hiện chữ cái truyền thống. Vào tháng 5 năm nay, các tác phẩm đã được ra mắt trong Mặt trăng tái sinh, Nguyệt ấn thiên giang chi khúc tại Trung tâm Triển lãm Moryham.

유년의 경험 - Trải nghiệm tuổi thơ

문자도는 민화의 한 종류로, 글자의 의미와 관계있는 옛이야기를 한자(漢字) 획 속에 그려 넣어 구성한 그림을 말한다. 조선 시대 유교의 주요 덕목이었던 효(孝), 충(忠), 신(信) 같은 글자를 형상화한 교훈적인 내용과 부귀(富貴), 수복강녕(壽福康寧), 길상(吉祥)과 같이 복을 기원하는 기복(祈福) 신앙적 측면이 강조된 그림으로 나뉜다.

Munjado là một thể loại tranh dân gian, mỗi điển tích được vẽ lồng vào trong đường nét Hán tự trên đó đều có liên quan đến ý nghĩa của con chữ. Những bức tranh này bao gồm nội dung giáo huấn thể hiện qua các chữ hiếu, trung, tín vốn là những đức tính chính của Nho gia trong triều đại Joseon; đồng thời nhấn mạnh tín ngưỡng cầu phúc lành như phú quý, thọ phúc khang ninh và cát tường.

“제 작품은 전통적인 문자도와 차이가 있어요. 작품 속 요소들이 저의 유년 시절 경험에서 나온 것들이거든요. 시대적 가치관이나 기복과는 거리가 멀죠.”

Nghệ nhân Hong In-sook trải lòng: “Tác phẩm của tôi có sự khác biệt so với munjado truyền thống. Các yếu tố trong tranh đều đến từ trải nghiệm thời thơ ấu, khác với giá trị quan của thời đại hay mong muốn cầu phúc”.

그녀는 자신의 작품에 ‘한글자 풍경’이라는 이름을 달았다. 달, 집, 꽃, 밥, 빵 등 한 음절로 이루어진 단어와 그에 맞게 형상화된 이미지는 과거의 기억과 미래의 상상이 어우러져 자기만의 세계를 만든다.

Cô đặt tên cho tác phẩm của mình là “tranh một chữ cái”. Hình ảnh được khắc họa phù hợp với tranh và chữ trong một âm tiết như 달(dal - trăng), 집 (jip - nhà), 꽃 (kkot - hoa), 밥 (bap - cơm), 빵 (ppang - bánh mì), đã tạo ra một thế giới rất riêng - ở đó ký ức của quá khứ và suy tưởng của tương lai được hòa nhịp.

< 한글자풍경 – 안(安)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 안 (an). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 안(安)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 안 (an). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙

< 한글자풍경 – 녕(寧)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 녕(nyeong). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙
< 한글자풍경 – 녕(寧)>. 2020. 한지에 종이 판화, 드로잉, 채색. 110 × 90 cm. Tranh một chữ cái – 녕(nyeong). 2020. Tranh in giấy, vẽ, tô màu trên Hanji. 110 × 90 cm. ⓒ Hong In-sook - 홍인숙

2020년 교보(敎保)아트스페이스(Kyobo Artspace)에서 열린 < 안,녕 >은 코로나19 팬데믹으로 모두가 큰 고통을 겪었던 시기, ‘안녕’의 의미와 소중함을 되새기는 전시였다.

Triển lãm với tựa “An, Nyeong” (An, Nhiên) của Hong In-sook được tổ chức tại Không gian Nghệ thuật Kyobo vào năm 2020, để suy ngẫm lại tầm quan trọng và ý nghĩa của hai từ “annyeong” (sự an nhiên) trong giai đoạn đại dịch COVID-19 khi mọi người đều nếm trải nỗi thống khổ.

November 16, 2024

‘전통주 한자리에’···15~17일 ‘우리술 대축제’ - Lễ hội Rượu Hàn Quốc 2024, nơi có thể khám phá các loại đồ uống có cồn truyền thống của Hàn Quốc

‘전통주 한자리에’···15~17일 ‘우리술 대축제’ - Lễ hội Rượu Hàn Quốc 2024, nơi có thể khám phá các loại đồ uống có cồn truyền thống của Hàn Quốc

 ▲ 지난해 11월 24일 서울 서초구 양재동 aT센터에서 열린 ‘2023 대한민국 우리술 대축제’에서 방문객들이 전시장을 둘러보고 있다. Khách tham quan đến Lễ hội Rượu Hàn Quốc 2023 diễn ra ở Trung tâm aT, quận Seocho-gu, thủ đô Seoul vào ngày 24/11 năm ngoái. (Ảnh: Yonhap News - 연합뉴스)

전국에서 선발된 우수 전통주를 한자리에서 만나볼 수 있는 행사가 열린다. 농림축산식품부(농식품부)와 한국농수산식품유통공사는 15일부터 17일까지 사흘간 서울 서초구 양재동 aT센터 제1전시장에서 ‘2024 대한민국 우리술 대축제(우리술 대축제)’를 개최한다고 14일 밝혔다.

Trong 3 ngày từ ngày 15-17 tháng này, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) phối hợp với Tổng công ty thương mại nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc (aT) tổ chức Lễ hội Rượu Hàn Quốc (Korean Sool Grand Festival) năm 2024 ở Trung tâm aT, quận Seocho-gu, thủ đô Seoul.

올해로 14회를 맞는 우리술 대축제는 매년 1만 명 넘는 관람객이 방문하는 국내 최대규모 전통주 행사다. 소비자에게 우리술에 관한 다양한 정보를 제공해 인지도를 높이고 소비를 활성화하고자 마련했다.

Đánh dấu lần tổ chức thứ 14 vào năm nay, Lễ hội Rượu Hàn Quốc là sự kiện có quy mô lớn nhất về các loại đồ uống có cồn truyền thống của xứ sở Kim Chi và thu hút hơn 10.000 khách tham quan mỗi năm. Mục đích của sự kiện là cung cấp cho người tiêu dùng thông tin đa dạng về các loại rượu truyền thống trong nước cũng như nâng cao nhận thúc và kích thích tiêu thụ.

우리술 대축제에선 막걸리 빚기 등 여러 체험 프로그램을 선보인다. 우리술 품평회 시상식, 한정판 전통주를 구매할 수 있는 특별경매쇼, 주류 트렌드 세미나도 준비했다.

Tại lễ hội năm nay sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc như chương trình làm Makgeolli (rượu gạo), lễ trao giải Cuộc thi Rượu Hàn Quốc 2024, chương trình đấu giá rượu truyền thống phiên bản giới hạn và hội thảo về xu hướng trong ngành đồ uống có cồn.

이번 행사의 하나로 15일부터 오는 29일까지 전국 10개 하나로마트에서 지역 전통주 100여 종을 만나볼 수 있다. Là một phần của sự kiện này, khoảng 100 loại đồ uống có cồn truyền thống của Hàn Quốc sẽ được bán từ ngày 15 đến 29 tháng 11 tại 10 chi nhánh của chuỗi siêu thị Hanaro Mart trên toàn quốc.

농식품부 송미령 장관은 “우리술 대축제는 전국의 우수한 전통주를 한 자리에 모아 소개하는 행사인 만큼, 다양한 우리술을 즐기는 자리가 되길 바란다”고 말했다.

Bộ trưởng MAFRA bà Song Mi-ryung cho biết: “Lễ hội Rượu Hàn Quốc quy tụ và giới thiệu những loại đồ uống có cồn truyền thống chất lượng cao từ khắp cả nước, và tôi hy vọng lễ hội này sẽ mang đến cho công chúng cơ hội thưởng thức nhiều loại đồ uống của Hàn Quốc”.

▲ '2024 대한민국 우리술 대축제' 공식 포스터. Poster chính thức của Lễ hội Rượu Hàn Quốc 2024. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc - 농림축산식품부)
▲ '2024 대한민국 우리술 대축제' 공식 포스터. Poster chính thức của Lễ hội Rượu Hàn Quốc 2024. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc - 농림축산식품부)

길규영 기자 gilkyuyoung@korea.kr
Bài viết từ Gil Kyuyoung, gilkyuyoung@korea.kr

서울의 닭요리, 닭한마리 - Dakhanmari, món gà tiêu biểu của Seoul

서울의 닭요리, 닭한마리 - Dakhanmari, món gà tiêu biểu của Seoul

닭한마리는 서울에서 생겨난 요리다. 1960년대 이후에 발생한 것으로 추정한다. 투박한 양푼 냄비 안의 닭한마리는 맛과 재미로도 훌륭한 음식인 동시에 대도시 서울의 성장기에 시민들이 거친 노동을 견뎌야 했던 용광로 같은 시대의 산물이기도 하다.

Dakhanmari là món ăn có nguồn gốc từ Seoul, được cho là ra đời từ thập niên 1960. Được nấu trong chiếc nồi nhôm mộc mạc, dakhanmari không chỉ là một món ăn tuyệt vời vì hương vị hấp dẫn, bản sắc thú vị mà nó còn là sản phẩm của một thời đại ngột ngạt, nặng nề tựa như “lò luyện kim”, thời mà người dân phải chịu đựng lao động khắc nghiệt trong giai đoạn phát triển của đại đô thị Seoul.

 닭한마리는 이름 그대로 닭 한 마리를 다른 재료들과 함께 냄비에 넣고 끓인 뒤 양념을 찍어 먹는 서울 요리다. Dakhanmari là một món ăn ở Seoul, được chế biến bằng cách cho cả con gà vào nồi đúng như tên gọi, nấu cùng các nguyên liệu khác cho chín rồi thưởng thức cùng nước sốt. ⓒ Getty Images Korea - 게티이미지코리아

김치찌개, 소고기 잡채, 떡볶이처럼 한국의 요리는 대개 재료+조리법(또는 특별한 양념 이름)의 순서로 명명된다. 그런데 닭한마리는 아이들이 학교에서 처음 수학을 배우기 시작할 때 수를 세던 방식에 머물러 있다. 그냥 ‘닭 한 마리’이다. 당신이 세 마리를 먹고 싶어 가게 직원에게 “닭 세 마리요!”라고 하면 식당 직원은 아마 당황할 것이다. 그럴 때는 이렇게 말해야 한다. “닭한마리 세 개요!”.

Những món ăn Hàn Quốc như kimchi jjigae (canh kim chi), jabchae (miến trộn) thịt bò, tteokbokki (bánh gạo cay) thường được đặt tên theo thứ tự nguyên liệu kết hợp với cách chế biến (hoặc tên loại gia vị đặc biệt). Thế nhưng, món dakhanmari lại được gọi tên theo đơn vị gà nguyên con như phép tính cơ bản mà trẻ em được học đầu tiên ở trường. Nếu bạn muốn ăn ba con gà nấu món dakhanmari và nói với nhân viên quán ăn là “Cho ba con gà” thì có thể họ sẽ bối rối. Trong trường hợp đó, bạn nên nói “Cho ba con gà nguyên con!”.

닭한마리가 갖는 의미 - Ý nghĩa đằng sau tên gọi dakhanmari

이렇게 단순하고 직선적인 이름이 붙은 과정이나 이유는 아무도 모른다. 그냥 ‘그렇게 지어졌기’ 때문이다. 다만 음식에 대해 공부하는 사람들은 그 이유를 유추해 볼 수 있다. 일단, 닭한마리라는 요리가 생겨날 당시 닭은 귀중한 음식이었다. 물론 지금도 그렇긴 하지만 당시에는 더 비쌌다. 비싼 닭 한 마리를 통째로 먹는다니! 그것은 당시 사람들에게 놀라운 축복이었다. 마치 미국인들이 칠면조 한 마리를 놓고 추수감사절을 보내는 것이 깊은 의미를 담고 있듯이 말이다.

Không ai biết đích xác cái tên đơn giản và trực tiếp này đã được đặt như thế nào và bởi vì đâu, chỉ biết nó cứ được đặt như vậy thôi. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu về ẩm thực có thể lý giải được nguồn gốc của tên gọi này. Trước hết, vào thời kỳ món dakhanmari ra đời, thịt gà là một loại thực phẩm quý giá. Đương nhiên là bây giờ vẫn vậy, nhưng hồi đó nó đắt hơn. Ăn cả một con gà đắt tiền! Đó quả là phúc phần tuyệt vời đối với người dân ngày ấy. Đối với người Hàn Quốc, điều này cũng có ý nghĩa sâu sắc giống như việc người Mỹ thưởng thức nguyên một con gà tây trong ngày Lễ Tạ ơn.

“닭을 통째로 먹는다고?’” 그 이름만으로도 손님들은 흥분했다. 이 요리가 퍼져 나갈 무렵, 한국의 양계산업은 크게 성장하기 시작했다. 식용을 위한 닭을 대량으로 생산할 수 있는 기반이 마련된 것이다. 닭을 한 마리나! 제공할 수 있는 배경이 되었다. 특히 한국인은 어떤 음식을 통째로 놓고 먹거나 제사상에 올려야 의미가 깊다고 생각한다. 그런 전통이 닭한마리의 성공 요인에 투영되었을 것이다.

“Ăn nguyên một con gà sao?” - chỉ cần tên gọi đó thôi cũng đủ khiến thực khách phấn khích. Vào thời điểm món ăn này phổ biến, ngành chăn nuôi gia cầm của Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh, có thể cung cấp gà nguyên con với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hơn nữa, người Hàn Quốc tin rằng một món ăn nào đó được chế biến trọn vẹn chứ không tách nhỏ nguyên liệu sẽ có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc để thưởng thức hoặc dâng lên bàn thờ tổ tiên. Truyền thống đó có lẽ đã được phản ánh qua sự thành công của món dakhanmari.

지금도 한국인은 프라이드치킨을 ‘통닭’이라고 부르는 문화가 있다. 만약에 그 닭이 조각조각 나뉘어 튀겨졌다고 해도 말이다. ‘통’은 원만하고 많은 것, 완벽한 것, 100퍼센트라는 의미가 있다. 더 좋은 대접, 만족감을 의미한다. 닭한마리라는 명명도 그런 의미를 같이 담고 있다. 닭 한 마리는 닭 반 마리의 두 배가 아니라 완전체를 상징한다.

Đến tận ngày nay, người Hàn Quốc vẫn còn văn hóa gọi món gà rán là tongdak, nghĩa là “gà chiên nguyên con”. Giả như con gà được chiên thành từng miếng thì người ta vẫn gọi như thế. “Tong” có nghĩa là trọn vẹn, dồi dào, hoàn hảo và một trăm phần trăm. Nó có nghĩa là đối đãi tốt hơn và khiến thực khách hài lòng hơn. Với việc đặt tên món là dakhanmari cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Một con gà không chỉ là gấp đôi của một nửa con gà mà còn tượng trưng cho một tổng thể trọn vẹn.

서울의 역사가 담긴 맛 - Hương vị chứa đựng lịch sử của Seoul

의류 상가가 즐비한 서울 동대문 뒷골목에는 짧게는 5년에서 길게는 30년 이상 된 닭한마리 골목이 있다. 이 골목에 간다면, 골목의 역사에 대해 알아두면 좋을 것 같다. 본래 이 골목은 시장의 일부다. 서울은 조선시대에 수도가 되었는데, 광화문 앞에 정부에서 운영하는 시장이 있었다. 또한 지금의 닭한마리 골목 주변은 서울의 서민적인 동네로 번성했고, 시장이 생겨났는데 한국전쟁 이후에 더 많은 사람들이 몰리면서 큰 시장으로 확장되었다. 동대문시장, 광장시장, 평화시장 등 서울의 주요한 시장이 자리 잡았다. 이 시장이 닭한마리의 인기에 큰 몫을 했다고 할 수 있다.

Giữa những con hẻm tập trung các cửa hàng quần áo san sát nhau ở Dongdaemun ngay trung tâm Seoul, có con hẻm chuyên bán món dakhanmari với những quán có tuổi đời từ 5 năm đến 30 năm. Sẽ rất hay ho nếu bạn tìm hiểu về lịch sử của con hẻm này khi bạn đến đây. Ban đầu, con hẻm này là một phần của một khu chợ. Khi Seoul trở thành thủ đô của triều đại Joseon, chính quyền đã thành lập và vận hành một khu chợ ngay trước Gwanghwamun. Thêm vào đó, ngày ấy, khu vực xung quanh con hẻm dakhanmari hiện nay đã dần phát triển thành một khu phố bình dân ở Seoul. Khu chợ cũng đã được mở rộng, lớn hơn khi có nhiều người đổ về đây từ sau Chiến tranh Triều Tiên. Các chợ lớn ở Seoul như Dongdaemun, Gwangjang và Pyeonghwa đều tập trung ở đó. Có thể nói, khu chợ này đã góp phần rất lớn vào sự phổ biến của món dakhanmari.

시장은 시민들이 장을 보는 곳인 동시에 많은 사람들의 일터이기도 하다. 의류 제조 종사자들은 저렴하게 한 끼 식사를 해결하거나 일 끝난 후 소주 한잔을 나눌 수 있는 술집을 찾게 되었다. 저렴한 가격, 충분한 양, 맛있는 음식, 여기에 ‘고기’가 들어간다면 인기가 높을 수밖에 없었다.

Chợ không chỉ là nơi người dân mua sắm mà còn là nơi làm việc của nhiều người. Những người làm trong ngành sản xuất quần áo tìm trong chợ những quán rượu, nơi họ có thể thưởng thức một bữa ăn rẻ tiền hoặc uống một ly rượu soju sau giờ làm việc. Quán nào có giá cả phải chăng, phần ăn phong phú, đồ ăn ngon, và nếu có cả “thịt” thì chắc chắn nó sẽ rất nổi tiếng.

이 음식의 유래는 두 가지 설이 있다. 하나는 닭백숙을 팔던 집에서 지금과 같은 방식으로 칼국수와 떡, 야채 등의 사리를 제공하면서 닭 한 마리를 ‘풀 서비스로’ 즐길 수 있게 완성되었다는 설, 다른 하나는 닭칼국수를 팔던 집에서 저녁 술안주로 닭백숙을 제공하면서 자연스럽게 특별한 양념을 내어놓은 것이 지금과 같은 형식으로 만들어졌다는 설이다.

Có hai giả thuyết về nguồn gốc của món dakhanmari. Giả thuyết thứ nhất cho rằng nó được tạo ra ở tiệm chuyên bán dakbaeksuk (gà hầm với ít gia vị như tỏi, có thể nhồi thêm gạo nếp – chú thích của người dịch). Ở đó, người ta vừa bán dakbaeksuk vừa biến tấu món này bằng cách thêm cả kalguksu (mì cắt sợi bằng tay) với các nguyên liệu như tteok (bánh gạo), rau củ,... để mọi người có thể thưởng thức nguyên con gà “đầy đủ dịch vụ” (full service) theo kiểu món dakhanmari hiện nay. Giả thuyết thứ hai cho rằng tiệm bán kalguksu với gà có bán món dakbaeksuk làm đồ nhắm buổi tối đã cho thêm gia vị đặc biệt vào món này, và một cách tự nhiên đã tạo ra công thức món dakhanmari như hiện tại.

동대문 뒷골목 닭한마리 골목. 과거 시장 닭한마리를 먹기 위해 상인들과 직장인들이 모여들던 골목에는 최근 외국인도 모여들며 한국의 맛과 문화를 즐기고 있다. Con hẻm dakhanmari ở Dongdaemun. Nếu trước đây chủ yếu chỉ có thương nhân và nhân viên văn phòng đến ăn thì dạo gần đây, cả người nước ngoài cũng tìm tới để thưởng thức hương vị và văn hóa Hàn Quốc qua món ăn này. ⓒ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc - 한국관광공사
동대문 뒷골목 닭한마리 골목. 과거 시장 닭한마리를 먹기 위해 상인들과 직장인들이 모여들던 골목에는 최근 외국인도 모여들며 한국의 맛과 문화를 즐기고 있다. Con hẻm dakhanmari ở Dongdaemun. Nếu trước đây chủ yếu chỉ có thương nhân và nhân viên văn phòng đến ăn thì dạo gần đây, cả người nước ngoài cũng tìm tới để thưởng thức hương vị và văn hóa Hàn Quốc qua món ăn này. ⓒ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc - 한국관광공사

1970년부터 1980년대를 거치면서 서울에는 시장의 상인들, 노동자들 외에 이른바 화이트칼라 노동자들도 늘어났다. 그들은 낮엔 열심히 일하고 저녁에는 삼삼오오 모여 술을 마시면서 피로를 풀었다. 서울의 맛있는 음식점을 찾아서 다니는 것은 당시의 새로운 문화였다. 그들은 저렴하면서 맛있는 술집을 넘어서는 어떤 재미를 갈구했는데, 닭한마리는 그런 니즈에 완벽한 메뉴나 다름없었다.

Từ những năm 1970 đến những năm 1980, ngoài thương nhân và công nhân ở chợ, lực lượng lao động là nhân viên công sở cũng đã tăng lên ở Seoul. Ban ngày họ làm việc vất vả, buổi tối họ tụ tập thành từng nhóm nhỏ và uống rượu để giải tỏa mệt mỏi. Việc tìm những quán ăn ngon ở Seoul là một nét văn hóa mới vào thời điểm đó. Họ không chỉ muốn một quán rượu ngon và rẻ mà còn tìm kiếm thứ gì đó thú vị hơn thế, và dakhanmari là món ăn hoàn hảo trong thực đơn đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu này.

November 15, 2024

서울 성북동(城北洞)에 자리 잡은 간송미술관(澗松 - Kansong Art Museum)은 국내 최초의 사립 미술관으로, 어려운 여건 속에서도 후대에 물려줄 문화유산을 지키며 연구해 왔다. 보수 공사를 마치고 올해 상반기 개최한 재개관전이 뜨거운 관심을 불러일으킨 가운데 9월 초 대구간송미술관(Kansong Art Museum Daegu)도 개관하여 더욱 기대를 모은다.

Bảo tàng Mỹ thuật Kansong (Kansong Art Museum) tọa lạc tại Seongbuk-dong, Seoul là bảo tàng mỹ thuật tư nhân đầu tiên ở Hàn Quốc và đã bảo tồn, nghiên cứu các di sản văn hóa để truyền lại cho hậu thế ngay cả trong những điều kiện khó khăn. Sau khi việc trùng tu được hoàn thành, chương trình triển lãm chào mừng bảo tàng mở cửa trở lại được tổ chức vào nửa đầu năm nay đã thu hút sự quan tâm nồng nhiệt và dự kiến trong nửa cuối năm, Bảo tàng Mỹ thuật Kansong (Kansong Art Museum Daegu) sẽ khánh thành.

[caption id="attachment_21634" align="aligncenter" width="800"]간송미술관은 문화유산 보호와 연구를 위해 설립된 사설 미술관이다. 초기에는 소장품 연구에 집중했으며, 1971년 가을 정선(鄭敾, 1676-1759)의 작품 공개를 시작으로 매년 봄과 가을에 정기전을 개최해 왔다. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong là bảo tàng mỹ thuật tư nhân được thành lập để bảo vệ và nghiên cứu các di sản văn hóa. Ban đầu, bảo tàng tập trung vào việc nghiên cứu các hiện vật nhưng kể từ khi ra mắt các tác phẩm của Jeong Seon (1676-1759) vào mùa thu năm 1971, bảo tàng đã tổ chức các buổi triển lãm định kỳ vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. ⓒ Lee Min-hee 간송미술관은 문화유산 보호와 연구를 위해 설립된 사설 미술관이다. 초기에는 소장품 연구에 집중했으며, 1971년 가을 정선(鄭敾, 1676-1759)의 작품 공개를 시작으로 매년 봄과 가을에 정기전을 개최해 왔다. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong là bảo tàng mỹ thuật tư nhân được thành lập để bảo vệ và nghiên cứu các di sản văn hóa. Ban đầu, bảo tàng tập trung vào việc nghiên cứu các hiện vật nhưng kể từ khi ra mắt các tác phẩm của Jeong Seon (1676-1759) vào mùa thu năm 1971, bảo tàng đã tổ chức các buổi triển lãm định kỳ vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. ⓒ Lee Min-hee[/caption]

지난 5월 1일부터 6월 16일까지 간송미술관에서 < 보화각(Bohwagak, 葆華閣) 1938: 간송미술관 재개관전 >이 열렸다. 설비 노후, 외벽 탈락 등의 문제로 1년 7개월간 보수 및 복원 공사를 마치고 다시 문을 연 이곳에는 45일 동안 3만여 명의 관람객들이 방문했다. 과거, 봄과 가을에 열렸던 정기전은 전시 기간이 짧았던 터라 좀처럼 접하기 어려운 귀한 작품들을 보려는 사람들의 행렬이 길게 이어지곤 했다. 하지만 이번에는 인터넷 예매로 시간당 100명씩 입장을 제한해 관람객들이 한층 여유롭게 전시장을 둘러볼 수 있었다. 이번 전시는 간송미술관 건축 과정을 알 수 있는 설계도와 각종 자료들을 비롯해 일반에 처음 공개되는 초기 컬렉션들을 볼 수 있어 더욱 이목을 끌었다.

Từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 16 tháng 6, triển lãm “Bohwagak 1938: Sự trở lại của Bảo tàng Mỹ thuật Kansong” đã được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Kansong. Sau quá trình sửa chữa, trùng tu kéo dài một năm bảy tháng vì một số vấn đề như cơ sở vật chất xuống cấp, tường bị bong tróc. bảo tàng vừa được mở cửa trở lại và chỉ sau 45 ngày đã đón khoảng 30 nghìn lượt khách tham quan. Trước đây, những buổi triển lãm được tổ chức định kỳ vào mùa xuân và mùa thu thường có thời gian rất ngắn nên những ai mong muốn được nhìn thấy các tác phẩm quý hiếm, khó tiếp cận thường phải xếp hàng chờ rất lâu. Tuy nhiên lần này, bằng cách giới hạn tối đa 100 người/giờ thông qua hệ thống bán vé trực tuyến, khách tham quan đã có thể thoải mái chiêm ngưỡng khu triển lãm. Triển lãm lần này thu hút nhiều sự quan tâm khi mang đến những bộ sưu tập từ thuở ban đầu và lần đầu tiên được ra mắt công chúng, chẳng hạn bản thiết kế và các tài liệu về quá trình xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Kansong.

간송미술관은 일제강점기였던 1938년, 문화재 수집가인 전형필(Jeon Hyeong-pil, 全鎣弼, 1906~1962) 선생이 세운 미술관이다. 미술관 이름 ‘간송’은 그의 호(號)이다. 건립 당시에는 ‘빛나는 보물을 모아둔 집’이라는 뜻의 보화각으로 불렸다. 국내 1세대 건축가 박길룡(Park Kil-yong, 朴吉龍, 1898~1943)은 전형필의 의뢰를 받아 당대 최신 모더니즘 양식으로 건물을 지었다. 미술관 건물은 역사적 가치를 인정받아 2019년 국가등록문화유산(National Registered Cultural Heritage)으로 지정됐다.

Bảo tàng Mỹ thuật Kansong được thành lập bởi nhà giáo kiêm nhà sưu tầm di sản văn hóa Jeon Hyeong-pil (1906-1962) vào năm 1938 trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Cái tên “Kansong” của bảo tàng chính là hiệu (bút danh) của ông. Khi mới xây dựng, bảo tàng có tên là Bohwagak với ý nghĩa là “ngôi nhà chứa đựng những báu vật tỏa sáng”. Kiến trúc sư thuộc thế hệ đầu tiên của Hàn Quốc Park Kil-yong (1898-1943) là người được ông Jeon Hyeong-pil tin tưởng, giao phó trọng trách xây dựng bảo tàng theo phong cách chủ nghĩa hiện đại tân tiến nhất tại thời điểm đó. Bảo tàng được công nhận về giá trị lịch sử và được chỉ định là Di sản văn hóa quốc gia năm 2019.

[caption id="attachment_21636" align="aligncenter" width="800"]

 지난 5~6월 열렸던 성북동 간송미술관의 재개관전 모습. 1층 전시실에는 간송미술관 건립 과정을 엿볼 수 있는 자료들이 전시되었으며, 2층에서는 그동안 일반에 공개되지 않았던 서화와 유물들이 관람객들을 맞이했다. Hình ảnh triển lãm nhân dịp mở cửa lại Bảo tàng Mỹ thuật Kansong ở Seongbuk-dong được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 6 vừa qua. Phòng triển lãm tầng một trưng bày các tài liệu nói về quá trình xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Kansong. Ở tầng hai, khách tham quan “được chào đón” bởi các bức tranh và hiện vật chưa từng được công bố trước đây.

간송미술관 정원에 설치된 전형필 동상. 교육자이자 문화유산 수집가였던 전형필은 선친에게 물려받은 막대한 재력과 탁월한 감식안을 바탕으로 민족 유산 수집 및 보호에 일생을 바쳤다. Tượng ông Jeon Hyeong-pil được đặt trong khu vườn của Bảo tàng Mỹ thuật Kansong. Nhà giáo kiêm nhà sưu tầm di sản văn hóa Jeon Hyeong-pil đã dành cả đời để thu thập và bảo tồn di sản dân tộc, dựa trên nguồn tài chính khổng lồ và con mắt phán đoán xuất sắc được thừa hưởng từ người cha quá cố.
간송미술관 정원에 설치된 전형필 동상. 교육자이자 문화유산 수집가였던 전형필은 선친에게 물려받은 막대한 재력과 탁월한 감식안을 바탕으로 민족 유산 수집 및 보호에 일생을 바쳤다. Tượng ông Jeon Hyeong-pil được đặt trong khu vườn của Bảo tàng Mỹ thuật Kansong. Nhà giáo kiêm nhà sưu tầm di sản văn hóa Jeon Hyeong-pil đã dành cả đời để thu thập và bảo tồn di sản dân tộc, dựa trên nguồn tài chính khổng lồ và con mắt phán đoán xuất sắc được thừa hưởng từ người cha quá cố.

November 14, 2024

'지스타 2024' 14일 부산서 개막 - Triển lãm game G-STAR 2024 ở Busan quy tụ sự tham gia của 1.375 công ty

'지스타 2024' 14일 부산서 개막 - Triển lãm game G-STAR 2024 ở Busan quy tụ sự tham gia của 1.375 công ty

 ▲ 국내 최대 게임 전시회 '지스타(G-STAR) 2024'가 14일부터 17일까지 부산 벡스코에서 열린다. 사진은 지난해 11월 부산 해운대구 벡스코에서 열린 '지스타(G-STAR) 2023'에서 관람객들이 게임을 즐기는 모습. Hình ảnh chụp đông đảo khách tham quan đã tham gia trải nghiệm trò chơi trong hội chợ triển lãm game thế giới “G-STAR 2023”, diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Busan (BEXCO), quận Haeundae-gu, thành phố Busan vào tháng 11/2023. (Ảnh: Yonhap News - 연합뉴스)

국내 최대 게임 전시회 '지스타(G-STAR) 2024'가 14일부터 17일까지 부산 벡스코에서 열린다. “G-STAR”, sự kiện có quy mô lớn nhất trong ngành game Hàn Quốc, sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 11 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Busan (BEXCO), quận Haeundae-gu, thành phố Busan.

'당신의 지평선을 넓혀라(Expand Your Horizon)'를 슬로건으로 열리는 이번 행사엔 44개국, 1375개 게임사가 참여한다. 역대 최대 규모다. 이들 게임사들은 총 3359개의 부스에서 다양한 신작과 콘텐츠를 선보일 예정이다. 넥슨을 비롯해 크래프톤, 펄어비스, 넷마블 등 대형 게임사들은 신작 게임 시연도 펼친다.

Dưới khẩu hiệu “Mở rộng chân trời của bạn” (tiếng Anh: Expand Your Horizon), G-STAR 2024 sẽ thu hút số lượng công ty tham gia lớn nhất từ trước đến nay với 1.375 công ty game đến từ 44 quốc gia trên thế giới.

Thông qua tổng cộng 3.359 gian hàng được lắp đặt tại địa điểm tổ chức sự kiện, các công ty game hàng đầu như Nexon, Krafton, Pearl Abyss và Netmarble sẽ khiến khách tham quan không thể rời mắt khi giới thiệu các sản phẩm game mới và màn trình diễn đầy mãn nhãn.

메인 스폰서 넥슨은 300개 부스에서 MOBA 배틀로얄 '슈퍼바이브', 3D 액션 RPG '프로젝트 오버킬', 하드코어 액션 RPG '퍼스트 버서커: 카잔' 등 다양한 신작을 공개한다. 넥슨의 전시관에 시연 기기 500대가 설치돼 관람객이 게임을 직접 체험할 수 있다.

Nexon, nhà tài trợ chính, sẽ có 300 gian hàng, giới thiệu các tựa game mới như MOBA battle royale 'Super Vibe', game nhập vai hành động 3D 'Project Overkill', và game hành động nhập vai hardcore 'First Berserker: Kazan'. Khu triển lãm của Nexon sẽ trang bị 500 thiết bị để khách tham quan có thể trực tiếp trải nghiệm các trò chơi.

크래프톤은 '딩컴 투게더' 와 신작 '프로젝트 아크'를 처음 내놓는다. 특히 하드코어 액션 RPG '인조이' 와 인기 게임 '하이파이 러시' 등 다양한 장르의 게임도 선보인다.

Krafton sẽ lần đầu giới thiệu các tựa game như 'Dinkum Together' và dự án mới 'Project Arc'. Họ cũng mang đến nhiều trò chơi đa dạng như game hành động nhập vai 'Enjoy' và game được yêu thích 'Hi-Fi Rush'.

지스타와 글로벌 게임 유통 플랫폼 스팀은 '지스타 인디 쇼케이스 2.0'에서 독창적인 인디 게임을 소개한다. 스팀은 인디 게임사 60곳의 게임을 전시, 관람객이 다양한 장르의 게임을 즐길 수 있는 기회를 제공한다.

G-STAR 2024 còn hợp tác với nền tảng phân phối game toàn cầu Steam để tổ chức 'G-STAR Indie Showcase 2.0', nơi giới thiệu các game indie sáng tạo. Steam sẽ trưng bày trò chơi của 60 công ty game indie, mang đến cho người tham dự cơ hội trải nghiệm nhiều thể loại game phong phú.

국제 게임 콘퍼런스(G-CON)에선 '삼국지' 시리즈 개발사인 코에이 테크모 대표 시부사와 코우, '파이널 판타지' 시리즈 제작사인 스퀘어 에닉스의 키타세 요시노리 프로듀서 등이 기조연설자로 나선다.

Còn hội thảo G-Con sẽ có sự xuất hiện của các diễn gia chính bao gồm Kou Shibusawa - CEO của công ty Koei Tecmo, đơn vị sản xuất trò chơi “Romance of the Three Kingdoms”, và Yoshimori Kitase - nhà sản xuất tại công ty Square Enix nổi tiếng với những loạt trò chơi nhập vai như “Final Fantasy”.

행사와 관련한 자세한 내용은 지스타 공식 누리집(https://gstar.or.kr/)에서 확인할 수 있다. Các thông tin chi tiết có thể xác nhận trên trang web chính thức của triển lãm G-STAR (https://gstar.or.kr | Tiếng Hàn, Anh).

김선아 기자 sofiakim218@korea.kr
Bài viết từ Kim Seon Ah, sofiakim218@korea.kr

스트리트 H: 홍대앞 동네가 응원하는 동네 잡지 - Tạp chí địa phương được cư dân hỗ trợ

스트리트 H: 홍대앞 동네가 응원하는 동네 잡지 - Tạp chí địa phương được cư dân hỗ trợ

정지연(Jung Ji-yeon, 鄭芝姸)은 올해로 창간 15주년을 맞은 월간지 『스트리트 H(Street H)』의 편집장이다. 홍대 지역의 문화를 다루는 이 잡지는 이곳의 변화무쌍한 풍경을 촘촘히 기록해 왔다. 그녀는 지속적인 변화 속에서도 다양성, 대안적 삶, 예술성, 자생성 등으로 요약되는 ‘홍대 정신’이 여전히 살아 있다고 말한다.

Tạp chí hằng tháng Street H sẽ kỷ niệm 15 năm thành lập vào năm nay. Tạp chí này chuyên đề cập đến văn hóa của khu vực Hongdae và ghi lại một cách sát sao cảnh tượng luôn thay đổi của nơi này. Tổng biên tập của tạp chí, bà Jung Ji-yeon, cho rằng “tinh thần Hongdae” vẫn luôn tồn tại bất kể sự biến đổi không ngừng của thời đại. Tinh thần ấy giản gọn trong tính đa dạng, lối sống khác, tính nghệ thuật và sức sống tự thân.

정지연(Jung Ji-yeon, 鄭芝姸)은 잡지사와 출판사에서 15년 넘게 일하다가 동네 잡지에 관심을 갖게 되면서, 2009년 홍대 앞 문화를 다루는 『스트리트 H』를 창간했다. 그녀는 홍대에 대해 “트렌드를 일으키고 그것을 확산시킬 수 있는 저력을 지닌 곳”이라고 말한다. Jung Ji-yeon đã làm việc tại công ty xuất bản và tạp chí trong hơn 15 năm. Bà rất quan tâm đến các tạp chí địa phương và đã thành lập Street H vào năm 2009 chuyên đề cập đến văn hóa ở khu vực Hongdae. Bà nói về Hongdae: “Đó là nơi có sức mạnh tạo lập và truyền bá xu hướng”.
정지연(Jung Ji-yeon, 鄭芝姸)은 잡지사와 출판사에서 15년 넘게 일하다가 동네 잡지에 관심을 갖게 되면서, 2009년 홍대 앞 문화를 다루는 『스트리트 H』를 창간했다. 그녀는 홍대에 대해 “트렌드를 일으키고 그것을 확산시킬 수 있는 저력을 지닌 곳”이라고 말한다. Jung Ji-yeon đã làm việc tại công ty xuất bản và tạp chí trong hơn 15 năm. Bà rất quan tâm đến các tạp chí địa phương và đã thành lập Street H vào năm 2009 chuyên đề cập đến văn hóa ở khu vực Hongdae. Bà nói về Hongdae: “Đó là nơi có sức mạnh tạo lập và truyền bá xu hướng”.

서울 상수동(上水洞)에 자리한 『스트리트 H』의 사무실에는 곳곳에 타블로이드판 잡지와 지역 관련 책자들이 잔뜩 쌓여 있다. 편집부의 오랜 역사가 보이는 듯하다. 정지연 편집장은 홍대 앞 다양한 공간과 사람들의 이야기를 매월 업데이트한 지도, 인포그래픽 포스터와 함께 무가지(無價紙) 형태로 발행한다.

Những chồng sách và tạp chí khổ nhỏ liên quan đến địa phương chất đầy khắp nơi trong văn phòng của Street H tại Sangsu-dong, cho thấy bộ phận biên tập của tạp chí đã có lịch sử lâu dài. Tổng biên tập Jung Ji-yeon đã xuất bản Street H dưới dạng tạp chí miễn phí hằng tháng có đính kèm các tờ đồ họa thông tin và bản đồ, trong đó đăng tải những câu chuyện về con người và những địa điểm khác nhau ở trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch).

이 잡지는 지난 15년 동안 음악, 미술, 디자인, 출판, 식문화 등 전 영역에 걸친 지역의 변화상을 발 빠르게 전하며, 특별한 홍보 없이도 동네 주민과 상점 주인들이 자발적으로 찾아 읽는 장수 매체로 자리 잡았다.

Trong 15 năm qua, tạp chí đã phản ánh một cách nhanh chóng những thay đổi của nơi này trong mọi lĩnh vực bao gồm âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế, xuất bản, văn hóa ẩm thực, đồng thời khẳng định được vai trò là phương tiện truyền thông có lịch sử lâu dài mà người dân địa phương và các chủ cửa hàng luôn tìm đọc dù không có quảng cáo gì đặc biệt.

30여 년 전, 젊고 가난한 예술가들의 동네였던 홍대 앞은 2010년대부터 젠트리피케이션과 상업화의 물결에 휩쓸리며 성장과 쇠퇴를 거듭하고 있다. 이 과정을 오롯이 기록해 온 『스트리트 H』는 홍대 지역의 역사를 한눈에 살펴볼 수 있는 귀중한 자료가 되었다.

Cách đây khoảng 30 năm, khu vực phía trước Hongdae từng là nơi dành cho các nghệ sĩ trẻ và nghèo. Kể từ năm 2010, nơi này trải qua những đợt tăng trưởng lẫn suy thóai liên tục dưới ảnh hưởng của làn sóng thương mại hóa và chỉnh trang đô thị. Nhờ ghi lại đầy đủ quá trình này, Street H trở thành nguồn tài liệu quý giá mang đến cho độc giả cái nhìn bao quát về lịch sử của khu Hongdae này.

유행의 속도가 빠른 서울에서 동네 잡지를 오래 지속할 수 있었던 비결은? Bí quyết gì để một tạp chí địa phương có thể tồn tại được lâu ở Seoul - nơi các xu hướng diễn ra rất nhanh?

『스트리트 H』는 광고 기반의 상업 잡지가 아니다. 만약 클라이언트나 기관의 보조금으로 운영되었다면, 지원이 사라지는 순간 쉽게 동력을 잃었을 것이다. 창간 10주년을 넘기면서 지역과 관계가 한층 끈끈해진 이유도 있다. 주민들이 지역 내 소식을 먼저 알려주기도 하고, 동네의 중요한 사안에 대해 의견이 필요할 때는 『스트리트 H』가 나서서 마이크 역할을 하기도 한다.

Street H không phải là tạp chí thương mại dựa vào quảng cáo. Nếu vận hành bằng tiền tài trợ từ các tổ chức hoặc khách hàng thì tạp chí sẽ khó thể duy trì khi nguồn tài trợ chấm dứt. Sau hơn mười năm xuất bản, mối quan hệ của tạp chí với cộng đồng địa phương càng thêm bền chặt cũng có lý do cả. Lúc thì cư dân cung cấp cho tạp chí tin tức địa phương trước, lúc thì Street H lại chủ động đóng vai trò cơ quan ngôn luận để cư dân phát biểu ý kiến về những vấn đề quan trọng của khu phố.

오랫동안 변화를 목격해 온 사람으로서 지난 시절을 복기해 본다면? Đã từng chứng kiến sự thay đổi của Hongdae suốt một thời gian dài, bà chú ý điều gì khi nhìn lại quá khứ?

나는 2005년부터 2010년 사이를 ‘감성 문화기’라고 정의한다. 1990년대부터 2000년대 초반까지 성행했던 인디밴드 열풍이 잦아들고, 통기타 들고 노래하는 어쿠스틱 뮤지션들이 다수 등장한 시기다. 원목 느낌을 살린 카페라든지 버스킹 공연 같은, 오늘날 대중문화에서 이야기하는 낭만적인 홍대 이미지가 이때 만들어졌다. 축제도 많이 열렸다. 이처럼 홍대 앞에 굵직한 문화적 흐름이 형성되던 2009년 6월, 『스트리트 H』가 창간되었다.

Tôi định nghĩa giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 là “thời kỳ văn hóa cảm xúc”. Đó là khi cơn sốt ban nhạc indie nở rộ từ thập niên 1990 đến đầu những năm 2000 dần lắng xuống, thay vào đó là những nghệ sĩ acoustic hát với guitar thùng. Cũng chính trong khoảng thời gian này đã dần hình thành hình ảnh lãng mạn của khu vực Hongdae mà chúng ta biết trong văn hóa đại chúng ngày nay, với những quán cà phê gỗ mộc mạc, những buổi biểu diễn đường phố, và nhiều lễ hội. Street H được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2009, khi xu hướng văn hóa ấy được hình thành trước Hongdae một cách mạnh mẽ.

창간 계기는 무엇이었나? Điều gì đã thúc đẩy việc ra mắt tạp chí?

2007년, 다니던 출판사를 그만두고 뉴욕에서 일 년 정도 머무르며 재충전하는 시간을 가졌다. 그때 『L 매거진(L Magazine)』, 『타임아웃(Time Out)』 같은 로컬 잡지들을 자주 뒤적였는데, 거기 실린 정보들이 참 요긴했다. 문득 한국에서 ‘홍대’를 주제로 잡지를 만들면 어떨까 싶더라. 당시 홍대 앞은 다채로운 문화가 꿈틀거릴 때여서, 이를 콘텐츠로 다루면 굉장히 재미있을 것 같았다.

Năm 2007, tôi nghỉ việc tại một công ty xuất bản và ở lại New York một năm để nạp năng lượng. Khi đó tôi thường lục lọi các tạp chí địa phương như L Magazine hay Time Out, chúng chứa đầy những thông tin hữu ích. Đột nhiên tôi nghĩ đến việc làm ra một tạp chí về Hongdae ở Hàn Quốc. Đó là lúc các văn hóa khác nhau đang khuấy động khu vực Hongdae, vì vậy tôi nghĩ làm nội dung về nơi này sẽ rất thú vị.

홍대 지역은 젠트리피케이션으로 큰 변화를 겪은 상권이다. 그 과정을 걱정스럽게 지켜봤을 것 같다. Khu Hongdae là khu vực thương mại đã trải qua nhiều thay đổi do quá trình chỉnh trang đô thị. Tôi nghĩ bà hẳn đã rất lo lắng khi theo dõi quá trình này.

그렇다. 2010년부터 슬슬 임대료가 올라가더니, 2013년에 관련 기사가 나오기 시작했고 2016년쯤엔 폭발적으로 쏟아졌다. 그 여파로 홍대 지역이 예전의 동력을 잃은 면이 있다. 예술적인 분위기는 사라지고, 댄스 클럽과 포장마차를 중심으로 유흥의 거리로 변모했다. 또한 작고 개성 있는 가게 대신 프랜차이즈 점포들이 많이 들어섰다. 그만큼 대중화되었다는 얘기다.

Đúng vậy. Giá thuê ở đây bắt đầu tăng từ năm 2010. Các bài báo về khu Hongdae bắt đầu xuất hiện năm 2013 và bùng nổ vào khoảng năm 2016. Điều này khiến khu Hongdae mất đi nguồn năng lượng trước đây. Bầu không khí nghệ thuật dần tan biến, thay vào đó là những con phố giải trí tập trung các câu lạc bộ khiêu vũ và các quán rượu lưu động. Thêm vào đó, nhiều cửa hàng nhượng quyền xuất hiện thế chỗ cho các cửa hàng nhỏ mang bản sắc riêng, khiến khu vực này ngày càng mang tính đại trà.

그 시기에 『스트리트 H』도 로컬 미디어들이 흔히 빠지는 딜레마를 의식할 수밖에 없었다. 우리가 만드는 잡지가 본의 아니게 젠트리피케이션에 일조할 수도 있다는 사실 말이다. 그 이전까지 우리는 ‘연남동(延南洞) 특집’, ‘망원동(望遠洞) 특집’처럼 종종 특정 동네를 앞세운 특별판을 발행했다. 그러나 고민이 깊어지면서 지역을 섹션화하는 기사는 더는 쓰지 않게 되었다. 어차피 SNS에서 쉽게 찾을 수 있는 정보인데, 괜히 우리까지 나서서 부동산 업자들이 솔깃해할 콘텐츠를 만들어 줄 필요는 없다고 생각했다.

Thời gian đó, Street H cũng ý thức được tình thế tiến thóai lưỡng nan mà truyền thông địa phương dễ mắc phải. Thực tế là các số tạp chí chúng tôi làm ra có thể đã vô tình góp phần vào quá trình chỉnh trang đô thị. Trước đó, chúng tôi đã xuất bản các ấn phẩm đặc biệt về những khu phố cụ thể như Yeonam-dong và Mangwon-dong. Tuy nhiên, khi tìm hiểu vấn đề sâu hơn, tôi không còn viết các bài báo phân chia theo từng khu vực. Dù sao những thông tin này cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng nên chúng tôi không nghĩ rằng cần phải nỗ lực tạo ra nội dung mà các nhà bất động sản hứng thú.

『스트리트 H』는 홍대 지역의 역사와 이곳에서 일어나는 다양한 문화 활동, 그리고 주요 거점들을 기록하기 위해 창간되었다. 로컬 콘텐츠 제작이 드물었던 시기에 첫발을 디뎠던 『스트리트 H』는 이제 전국에서 가장 유명한 동네 잡지가 됐다.

Street H được thành lập để ghi lại các sự kiện, các hoạt động văn hóa đa dạng và các đia điểm lớn của khu vực Hongdae. Street H đặt bước đi đầu tiên khi việc sản xuất nội dung về địa phương vẫn còn hiếm hoi, và giờ đây nó đã trở thành tạp chí địa phương nổi tiếng nhất cả nước.

취재 장소를 선별하는 기준은 무엇인가? Tiêu chuẩn để lựa chọn địa điểm đưa tin là gì?

나는 “사람이 공간을 만들고, 공간이 지역을 만든다”는 말을 자주 한다. 어떤 공간이 지역에 좋은 영향을 미치려면, 그곳을 운영하는 사람이 확고한 자기 콘텐츠를 가지고 있어야 한다. 홍대 앞에는 예전에 방송국 PD였던 이가 주인인 카페도 있었고, 라디오 작가가 운영하는 서점도 있다. 이런 재미난 이력을 가진 공간이 전에 비해 많이 줄어든 건 사실이지만, 아직까지도 자기만의 이야기를 바탕으로 공간을 꾸려 가는 사례가 종종 있다.

Tôi thường nói: “Con người tạo ra không gian và không gian tạo ra khu vực”. Để không gian có ảnh hưởng tích cực lên khu vực thì những người vận hành khu vực đó phải xây dựng nội dung vững chắc. Phía trước Hongdae có một quán cà phê thuộc sở hữu của người từng là nhà sản xuất chương trình truyền hình và một hiệu sách do một biên tập viên đài phát thanh vận hành. Đúng là số lượng không gian có lịch sử thú vị như vậy đã giảm đáng kể so với trước đây, nhưng vẫn có trường hợp người ta tạo ra không gian dựa trên câu chuyện của mình.