둘레길이 이어주는 지리산 권역의 여러 군 중 함양과 산청이 있다. 산이 오라 하고 들이 머물라 하는 아늑하고도 매혹적인 여행지이다. 걷다 보면 봄 냄새에 옛 선비의 향기가 아련히 떠돈다.
Hamyang và Sancheong là hai trong số rất nhiều huyện của tỉnh Gyeongsangnam được bao quanh bởi dãy núi Jiri. Nơi đây với những đồi núi trập trùng xen lẫn những cánh đồng đã trở thành địa danh du lịch đầy mê hoặc và cũng không kém phần ấm áp. Khi rảo bước trên những cung đường, chúng ta như dần dần cảm nhận được mùi hương của những nho sĩ xưa đang lan tỏa ra từ trong hương xuân vậy.
Dãy núi Jiri nhìn từ đỉnh Nogodan. Dãy núi Jiri trải dài qua ba tỉnh Jeollanam, Jeollabuk và Gyeongsangnam. Nơi đây là được công nhận là Công viên Quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc vào năm 1967. Bức ảnh “Hoa đỗ quyên trên đỉnh Nogodan” được chụp bởi nhiếp ảnh gia Kim Jae-young.
지리산의 추억 Ký ức về dãy núi Jiri
남원에서 지리산 정령치 고개를 넘어 운봉으로 가는 동안 내내 산 냄새를 맡았다. 차창으로 스며드는 이른 봄의 산 냄새를 나는 좋아한다. 오래된 서고에 꽂힌 책 냄새 같기도 하고 밤을 새워 쓴 시의 초고에서 나는 냄새 같기도 하다. 기차역 플랫폼의 낡은 나무 의자, 장도열차의 기적소리, 서서 컵라면을 먹는 사람들의 등허리에까지 묻어 있는 초봄의 산 냄새는 화려하지 않고 고요하다. 산은 내 꿈을 읽어줘, 라고 말하는 법도 없다. 그냥 한 자리에 묵묵히 서서 이제 곧 바뀔 풍경의 다음 장을 기다린다. 세상의 모든 곳을 여행한 이가 지니지 못한 몸 냄새를 이른 봄의 산은 지니고 있다. 그 냄새 속을 차는 고요히 달린다.
Từ Namwon chúng tôi vượt qua dốc Jeongnyeongchi để đi đến Unbong. Trong suốt quãng đường đó chúng tôi hít hà mùi hương của núi rừng. Tôi thật sự thích mùi núi rừng mùa xuân sớm đang len lỏi qua cửa xe của chúng tôi. Nó vừa giống như mùi những quyển sách được để lâu năm trên giá, lại vừa giống với mùi tỏa ra từ bản thảo bài thơ mà tôi đã thức thâu đêm để viết lên. Mùi núi rừng mùa xuân sớm len lỏi vào trong những chiếc ghế gỗ cũ kĩ ở thềm ga xe lửa, trong những tiếng còi xe lửa đường dài, và còn cả trong những người đang đứng ăn mì ly kia nữa. Nó không hoa lệ mà rất thuần khiết. Và hẳn nhiên, dãy núi kia không thể thốt nên lời rằng hãy đọc ước mơ của nó. Nó chỉ có thể đứng yên một chỗ rồi chờ đợi cảnh tiếp theo sẽ thay đổi ngay bây giờ. Chúng tôi ôm trọn vào lòng mình mùi núi rừng mùa xuân sớm mà ngay cả những người đã từng đặt chân đến mọi nơi trên thế gian này cũng chưa chắc có được. Xe chúng tôi chạy nhẹ nhàng lẫn trong mùi hương đó.
Chùa Daewon là một trong những ngôi chùa cổ ở vùng núi Jiri. Nó nằm ở vùng phía đông của huyện Sancheong, tỉnh Gyeongsangnam. Vượt qua cổng chính chúng ta sẽ đến chánh điện của ngôi chùa. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất của các tăng ni ở vùng này.
오래 전 백무동 골짜기를 거쳐 지리산 트레킹을 한 적이 있다. 동행이 있었다. 삶에는 단순히 행운이라고 치부하기 힘든 운명적 순간이 있다. 그 순간이 그러했다.
그가 왜 지리산 트레킹에 동의했는지 신들만 알 것이다. 산을 오르던 중 한 작은 마을에서 점심을 먹었다. 집주인이 김치를 내주었는데 김치에서 신비한 냄새가 났다. 처음 맡는 냄새였다. 쟈스민 꽃 냄새 같기도 하고 라벤다 향 같기도 했다. 주인이 젠피 냄새라고 했다. 낯선 향신료를 맛 본 순간이었다. 처음 맡는 그 냄새가 좋았다. 지리산 아래에서는 젠피라 부르는 이 풀의 사전 이름은 초피이다. 내가 맛있게 먹는 것을 본 주인이 한 마디 곁들였다. “날이 풀렸다고 해도 정상에 오르면 춥다. 그러니 볏짚을 한 단 가지고 가라”고. 그의 집에는 가을에 탈곡하고 남은 볏짚들이 있었다. 나는 그의 말을 들었다. 어리숙하게 배낭 위에 볏짚(10kg 이상 되었을 것이다) 한 단을 지고 지리산을 올랐다. 숙영지에 이르러 나는 그의 말대로 바닥에 볏짚을 깔았다. 누워보니 푹신했다. 그 위에 누워 두 장의 담요를 덮으니 텐트 안의 램프 불빛이 따스했다. 아침에 일어나니 텐트 위에 하얗게 서리가 깔려 있었다. 그날 밤 그 텐트 안에서 첫 키스를 하고 내려와 결혼을 하고 두 아이를 얻게 되었다.
Trước đây rất lâu, tôi đã từng vượt qua thung lũng Baengmudong, leo lên ngọn núi Jiri. Lúc đó tôi cùng đi với một người bạn. Trong cuộc đời chúng ta quả sẽ có những khoảnh khoắc mang tính vận mệnh mà khó lòng chúng ta chỉ đơn thuần gọi là vận may. Khoảnh khoắc đó xuất hiện trong cuộc hành trình này của tôi. Chỉ có thần linh mới biết được tại sao người ấy lại đồng ý làm chuyến hành trình lên núi Jiri với tôi. Trong lúc đang leo lên núi, chúng tôi ghé ăn trưa tại một ngôi làng nhỏ. Chủ nhà đem ra mời chúng tôi món kim chi, cái món tỏa ra một mùi hương vô cùng thần bí. Đây là mùi hương mà lần đầu tôi ngửi thấy trong đời. Nó vừa giống như mùi hoa nhài vừa giống như mùi hoa oải hương vậy. Chủ nhà gọi nó là mùi cây tần bì gai. Đó là mùi vị lần đầu chúng tôi được nếm thử. Và chúng tôi thấy thích cái mùi vị lần đầu được nếm thử đó. Cây tần bì gai mọc dưới chân núi Jiri, trong từ điển được gọi là cây điêu bì. Thấy tôi ăn rất ngon miệng chủ nhà mở lời, “Mặc dù trời đã quang đãng đôi chút nhưng khi leo lên đỉnh núi, trời vẫn rất lạnh. Vậy nên các bạn hãy cầm lấy đụn rơm này mang theo nhé”. Đây là những đụn rơm có được sau vụ lúa thu vừa rồi. Và tôi đã nghe theo lời chủ nhà. Tôi ngoan ngoãn mang theo đụn rơm (phải nặng hơn 10kg), chất nó lên ba lô rồi vác lên núi Jiri. Khi đến nơi dự định cắm trại qua đêm, tôi trải đụn rơm ra như lời của chủ nhà dặn. Tôi nằm lên và thấy thật êm ái làm sao. Tôi đắp hai cái chăn và ánh đèn ngủ trong lều rất ấm áp. Buổi sáng khi thức dậy, tôi thấy một làn sương trắng giăng đầy lên mái lều. Đêm hôm đó, trong chính mái lều này, tôi đã có nụ hôn đầu tiên, sau khi xuống núi chúng tôi kết hôn và sinh được hai người con.
Đây là ruộng bậc thang của làng Macheon ở huyện Hamyang. Và nơi đây đã được CNN bầu chọn thuộc top 50 địa danh đáng tìm đến ở Hàn Quốc.
천 년 된 인공 숲 Khu rừng nhân tạo với ngàn năm lịch sử
차는 지리산 길을 더듬어 함양(咸陽)에 이른다. 중국을 최초로 통일한 진시황의 수도와 같은 이름이다. 구름도 쉬어갈 산골 읍에 왜 이런 이름을 붙였을까? 표의문자인 한자에 그 의미가 들어 있다. 모두가 두루 따뜻한 햇볕 속에 살기를. 내 발걸음은 상림(上林)을 향한다.
상림은 지금부터 1150년 전인 신라 진성여왕 때 문장가 최치원이 만든 숲이다. 한국에서 가장 오랜 역사를 지닌 인공 숲이다. 최치원은 11살에 당나라로 유학을 가 17살에 과거에 급제하고 28살에 귀국한다. 외직을 자원하여 함양 태수로 부임하였는데 고을 사람들이 수재에 고통 받는 것을 보고 방수림으로 이 숲을 만들었다 한다.
Xe chúng tôi dò dẫm men theo con đường núi Jiri và đến Hamyang (Hàm Dương, 咸陽). Tên của nơi này giống với tên thủ đô thời vua Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên có công thống nhất Trung Quốc. Tại sao một ấp làng quê mà những đám mây lơ lững bay dừng chân rồi đi đó lại được gọi tên như vậy? Điều này ta có thể tìm thấy trong ý nghĩa của gốc từ tiếng Hán của nó. Đó là tất cả mọi người đều được sống dưới ánh sáng ấm áp. Bước chân tôi hướng đến Sangnim (Thượng Lâm).
Sangnim là khu rừng được tạo ra cách đây 1.150 năm trước bởi học giả Choe Chi-won (857 - ?), sống vào thời nữ hoàng Jinseong, triều đại Silla. Đây là khu rừng nhân tạo có lịch sử lâu đời nhất ở Hàn Quốc. Choe Chi-won sang nhà Đường du học vào năm 11 tuổi, đến năm 17 tuổi ông thi đỗ khoa cử và về nước khi 28 tuổi. Ông mong muốn được làm quan địa phương và đã được cử làm thái thú ở Hamyang. Người ta nói rằng khi nhìn thấy dân trong làng phải chịu khổ cực bởi nạn lũ ông đã trồng khu rừng với chức năng phòng hộ này.
숲의 입구에 아름다운 전설을 지닌 연리목(連理木)이 서 있다. 두 그루가 몸통이 붙어 하나가 된 나무를 연리목이라 하고 가지가 서로 붙은 것을 연리지라 하거니와, 옛날에는 모두 나라에 상서로운 기운이 있을 조짐으로 받아들였다. 이 연리목은 서로 다른 수종인 느티나무와 개서어나무가 몸을 합한 것이어서 보는 이의 눈을 붙든다. 최치원이 상림을 만들 즈음 강 건너편에 사는 한 총각이 함양 성 안의 처녀를 사랑하여 매일 강물을 건너왔는데 그 이야기를 들은 최치원이 이곳에 징검다리를 놓았다고 한다. 세월이 지나 그 징검다리는 사라지고 없지만 함양 사람들은 그 강물 위에 천년교란 이름의 다리를 놓았다. 이 나무를 함양 사람들은 사랑나무라 부르고 연인들이 이 나무 아래를 함께 지나가면 사랑이 이루어진다는 전설이 내려온다. 20만 제곱미터가 넘는 면적에 120여 종 20,000여 그루의 활엽수로 이루어진 이 숲은 천연 기념물 154호로 지정되어 있다.
Ở lối vào khu rừng, có một cây “liên lý mộc” và trong nó chứa đựng cả một câu chuyện đẹp. Vốn dĩ đó là hai cây dính lại với nhau thành một nên được gọi là yeonlimok (liên lý mộc) và những cành cây của nó cũng hòa quyện gắn kết vào nhau nên được gọi là yeonliji (liên lý chi). Ở những quốc gia xa xưa thì họ coi những cây này chứa đựng trong nó những điềm lành cho đất nước. Liên lý mộc thu hút ánh nhìn của mọi người vì được tạo ra bởi hai loại cây khác nhau là cây du Nhật Bản và cây trăn. Tương truyền rằng khi Choe Chi-won trồng khu rừng Sangnim, có một người con trai sống bên kia sông đem lòng yêu một cô gái sống ở Hamyang. Mỗi ngày anh ta phải vượt qua con sông để đến gặp người yêu. Khi nghe câu chuyện đó, Choe Chi- won đã xếp những tảng đá lên làm thành cây cầu đá ở đây. Thời gian trôi qua, giờ đây cây cầu không còn nữa nhưng người dân Hamyang đã đặt một cây cầu tên Cheonnyeonggyo (Thiên Niên kiều) trên dòng sông đó. Còn về liên lý mộc thì người dân Hamyang gọi nó là “cây tình yêu” và có một truyền thuyết cho rằng những đôi lứa yêu nhau nếu cùng đi qua dưới tán cây này thì tình yêu của họ sẽ được như ý. Khu rừng này có diện tích hơn 200.000m2, có hơn 20.000 cây lá rộng với 120 chủng loại. Nơi đây đã được công nhận là Di sản Kỉ niệm Thiên nhiên số 150.
Hình ảnh ở ngôi nhà của nho sĩ Jeong Yeo-chang ở huyện Hamyang, thuộc tỉnh Gyeongsangnam. Cửa trước của ngôi nhà có thể được nhìn thấy qua hàng rào của ngôi nhà.
개평 한옥마을의 풍치 Cảnh đẹp của ngôi làng cổ Gaepyeong
Đình vọng Nongwoljeong ở huyện Hamyang. Tên của nó có nghĩa là “Tán tỉnh với trăng”, lấy cảm hứng từ cảnh ánh trăng phản chiếu lên mặt nước qua những tảng đá ven suối.
조선시대부터 함양 사람들은 “좌 안동 우 함양”이라는 말을 즐겨 썼다. 이는 함양과 안동이 조선 선비의 정신을 대변하는 고을임을 자랑한 것이리라. 앞서 말한 고운 최치원을 비롯하여 점필재 김종직(1431‒1492), 일두 정여창 (1450‒1504), 연암 박지원(1737‒1805) 등 실로 한국인이라면 이름만 대면 다 아는, 시대의 향기가 짙게 스미어 있는 선비들이 이곳에 그들의 삶과 학문의 발자취를 남겼다.
Từ thời Joseon, người dân Hamyang đã quen với câu “Tả Andong hữu Hamyang”. Ở đây, cả Hamyang và Andong đều tự hào vì mình là ngôi làng cổ, đại diện cho “tinh thần seonbi” của những nho sĩ triều đại Joseon. Những nho sĩ như Choe Chiwon (hiệu là Goun) đã được đề cập ở phần trước, học giả Kim Jong-jik (hiệu là Jeompiljae, 1431-1492), học giả Jeong Yeochang (hiệu là Ildu, 1450-1504), và học giả Park Ji-won (hiệu là Yeonam, 1737-1805) là những nho sĩ mà một khi nhắc đến thì người Hàn nào cũng đều biết. Những nho sĩ đã thấm đẫm trong mình mùi hương của thời đại đó, dấu vết cuộc đời và sự nghiệp văn chương của họ đều lưu giữ tại nơi đây.
지곡면 개평리의 한옥마을에 들어섰다. 작은 다리를 건너 동네로 들어서니 정미소 건물이 눈에 들어온다. 옛 시골 마을에서 정미소의 규모는 곧 삶의 규모였다. 정미소가 열심히 돌아갈수록 사람들의 삶은 부드럽고 따뜻했을 것이다. 정미소 뒤편의 야산에 늘어선 노송들의 비범한 모습이 눈에 들어온다.
Tôi dạo bước thẳng đến làng cổ Gaepyeong. Khi bước qua cây cầu nhỏ để đi vào làng, đập vào mắt tôi là những nhà máy xay xát. Nơi những làng quê xưa thì quy mô của nhà máy xay xát cũng chính là quy mô của cuộc sống ở đó. Nhà máy xay xát hoạt động càng nhiều thì cũng có nghĩa là cuộc sống của người dân ở đó càng nhẹ nhàng và ấm áp. Hình ảnh kì lạ của những cây thông già ở khu rừng phía sau nhà xay xát cũng thu hút tôi.
정여창의 고택을 찾았다. 그는 조선 최대의 폭군 연산군의 어머니 윤씨의 폐출과 사사(賜死) 사건으로 비롯된 1504년 갑자사화로 부관참시 당한 사림파의 대표 선비였다. 12동으로 이루어진 이 집은 1506년 중종반정으로 정여창이 복권된 뒤 후손들이 세운 것이다. 사랑채에 걸린 “백세청풍”이라는 대형 편액이 눈에 들어온다. 대대손손 청백리로 살아갈 것을 다짐하는 조선 선비의 염원이 들어 있다. 당신이 애주가라면 이 집안의 향기가 가득 스민 가양주인 솔송주를 맛볼 필요가 있을 것이다. 5백 년의 전통을 지닌 이 술은 정여창의 후손들이 최고의 예를 올리기 위해 만든 제사 술에서 유래했다. 봄날 어린 소나무의 새순을 채취해 만든다는 이 술을 맛보고 옛 선비들의 시흥을 한 차례 느끼고 싶었으나 불행히도 홍보관에서 사람을 만날 수 없었다.
Tôi lần bước tìm về ngôi nhà xưa của nho sĩ Jeong Yeo-chang. Ông là một nho sĩ đại điện cho phái Sĩ Lâm đã bị họa đào mộ trảm thi, được lịch sử gọi là Giáp Tý Sĩ họa vào năm 1504 vì đã bị vua Yeonsan Gun, vị vua tàn bạo nhất triều đại Jeoson, cho rằng đã liên quan đến việc phế truất và bức tử mẫu thân của mình là Doãn thị (Tề Hiến Vương hậu). Ngôi nhà 12 chái này được con cháu của Jeong Yeo-chang xây dựng khi ông được phục chức sau cuộc nổi dậy chống lại và phế truất vua Yeonsan Gun vào năm 1506. Trong phòng khách, đập vào mắt tôi là bức tranh lớn “Bách thế thanh phong”. Tên của bức tranh chính là tâm niệm của những nho sĩ triều đại Joseon, luôn tự nhủ với lòng mình sẽ gìn giữ và tiếp nối về một cuộc sống thanh bạch của cha ông mình. Nếu bạn là một người thích rượu thì không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức loại rượu solsongju là loại rượu do đích thân chủ nhà nấu cùng những chồi thông tỏa hương thơm ngào ngạt khắp nhà. Loại rượu với 500 năm lịch sử này vốn có nguồn gốc là rượu cúng tế được hậu duệ cuả Jeong Yeochang làm ra để dùng trong những buổi lễ quan trọng nhất. Loại rượu này làm bằng cách chiết xuất từ chồi thông trên những cây thông non ngày xuân.
일두 산책로라 이름이 붙은 언덕길을 오르면 마을 풍경이 한눈에 들어온다. 늙은 소나무 가지 사이로 옛 기와집들의 모습이 정연하다. 마침 개울 주위의 몇몇 집에서 저녁 짓는 연기가 피어 오른다. 옛 여행자들은 하룻밤 묵을 숙소를 정할 때 밥 짓는 연기를 중요한 기준으로 삼았다고 한다. 마을에 꽃이 피고 집집마다 저녁 짓는 연기가 피어 오르면 아, 오늘밤 여기 묵어가야겠다고 생각했던 것이다. 솔송주는 맛보지 못했으나 늙은 소나무 냄새와 밥 짓는 연기를 실컷 맡았으니 송연주(松烟酒)를 들이켰다 할 것이다.
Men theo con dốc với cái tên con đường tản bộ mang tên Ildu, toàn bộ phong cảnh ngôi làng được thu trọn vào tầm mắt của chúng tôi. Lấp ló giữa những cành cây thông già là những ngôi nhà ngói xưa vững chắc. Và đâu đó, những làn khói bay lên từ vài ngôi nhà nằm ven những con suối, đang chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Người ta nói rằng vào thời xa xưa, những người ngao du đây đó khi chọn chỗ ở qua đêm thì tiêu chuẩn quan trọng đối với họ chính làn khói tỏa ra từ căn bếp. Khi nhìn thấy làn khói bay ra từ những ngôi nhà đang chuẩn bị bữa tối ở rong một ngôi làng đầy hoa nở rộ thì họ sẽ thốt lên rằng, “Ô! chắc ta phải nán lại đây một đêm rồi mới đi”. Tôi không có cơ hội nếm vị rượu solsongju nhưng tôi đã ngửi no say mùi của những cây thông già và những làn khói bếp. Chẳng khác gì tôi đang thử qua rượu songyeonju (rượu khói thông) này vậy.
옛 담이 아름다운 마을 Ngôi làng với những bức tường cổ kính
1989년 소설가 이명한 선생과 함께 중국의 서역지방을 여행했다. 돈황과 트루판, 우루무치를 차례로 여행했는데 가업으로 한의원을 하는 선생은 내게 서역지방에 동충하초라고 불리는 기가 막힌 약초가 있다고 했다. 여름에는 풀이고 겨울에는 벌레가 된다는 신비한 약초 이야기를 할 때 믿기지 않았는데 유원의 한 약초 가게에서 진짜 동충하초를 만났다. 선생이 두 손으로 동충하초를 받들어 모시던 모습이 지금도 생생하다. 선생은 내게 한방 치료의 본질이 향기치료임을 일러 준 분이다. 산약초의 좋은 향기로 몸 속의 나쁜 기운을 몰아낸다는 것이니 동충하초와는 다른 신뢰가 있었다. 산청에는 지리산 자락에서 나는 약초들을 소개하는 한의학박물관과 허준의 동의보감 발간 400 주년을 기념하는 동의보감촌이 있다. 동의보감은 동양의술의 교본과 같은 책으로 중국과 일본에서도 간행된 바 있다. 유네스코의 기록 유산으로 등재된 이 저술은 금속활자와 함께 한국인의 자랑이라 할 것이다.
Vào năm 1989, tôi cùng với tiểu thuyết gia Lee Myeong-han đã đi đến những vùng phía tây Trung Quốc. Chuyến du lịch của chúng tôi lần lượt qua các vùng Đôn Hoàng, Thổ Lỗ Phiên, Ô Lỗ Mộc Tề. Và Lee Myeong-han, người sống trong một gia đình có nghề thuốc gia truyền, nói với tôi rằng ở những khu vực phía tây này có một loại dược thảo đáng ngạc nhiên mà người ta gọi nó là dongchung hacho (đông trùng hạ thảo). Khi anh ấy kể cho tôi nghe về dược thảo thần bí, mùa hè là cỏ, mùa đông trở thành côn trùng này, tôi không tin mấy. Nhưng tôi đã thấy đông trùng hạ thảo thật trong một cửa hàng dược thảo ở Liuyuan. Cho đến bây giờ trong đầu tôi vẫn còn hình ảnh Lee Myeong-han dùng hai tay của mình nâng niu đón nhận đông trùng hạ thảo. Tiểu thuyết gia Lee Myeong-han cũng là người cho tôi biết rằng bản chất trong việc điều trị của đông y là điều trị bằng mùi hương. Có một niềm tin khác với đông trùng hạ thảo chính là người ta tin rằng mùi hương tuyệt vời của thảo dược trên núi sẽ đẩy lùi khí hư trong cơ thể của con người. Ở Sancheong có Viện bảo tàng Đông y – nơi giới thiệu những dược thảo trên vùng núi Jiri và cũng có ngôi làng Dongui bogam (Đông y Bảo giám) – nơi kỷ niệm 400 năm ngày phát hành Đông y Bảo giám của thần y Heo Jun. Đông y Bảo giám là một giáo bản về y thuật phương Đông đã được phát hành ở cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản. Công trình trứ thuật này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Và cùng với kỹ thuật chạm khắc chữ kim loại, nó đã trở thành niềm tự hào của người dân Hàn Quốc.
남사예담촌은 조선 선비 마을의 한 전형을 간직한 곳이다. 옛 담이 아름다운 마을이라는 뜻을 지니고 있다. 마을에 들어서면 이순신 장군의 백의종군길 이라는 이정표가 있고 붉은 흙에 꼼꼼히 돌을 채워 넣은 돌담이 눈에 들어온다. 골목 입구에 선 회화나무 두 그루는 머리 위에서 서로 교차하여 여행자를 맞는다. 300년 이상 된 이 회화나무는 옛 선비들이 이 나무의 푸른 기상을 보며 몸과 마음을 맑게 닦았다고 하여 ‘선비나무’로 불리기도 한다. 풍수상으로 이 마을은 두 마리의 용이 불을 뿜는 형상을 지녔다. 그 불길을 막기 위해 이 나무를 심었다고도 한다.
Ngôi làng Namsa Yedam là nơi vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên kiểu làng nho sĩ triều đại Joseon. Tên của nó có nghĩa là ngôi làng với những bức tường xưa đẹp. Khi bước vào ngôi làng, thu hút cái nhìn của chúng tôi chính là bảng chỉ đường với tên đường Đoàn quân áo trắng của tướng quân Yi Sunsin và những bức tường đá được làm bằng cách lấp đầy đá vào trong đất đỏ.
Ở ngay cổng vào con hẻm có hai cây hòe dựa đầu vào nhau như đang đón chào du khách. Cây hòe này đã có lịch sử hơn 300 năm và được là “Cây nho sĩ”. Vì người ta cho rằng những nho sĩ ngày xưa đã gột sạch tâm hồn, thân thể của mình khi nhìn vào khí chất xanh tươi của cây. Cũng có người cho rằng về mặt phong thủy ngôi làng này có hình dạng của hai con rồng đang ngậm lửa, cho nên người dân trong làng đã trồng cây này nhằm để ngăn chặn ngọn lửa đó.
키보다 훌쩍 높은 담장의 높이가 어떤 여행자에게는 조금 불편할 듯도 하다. 산과 들을 끌어들이는 뜰의 모습이 더 자연스러운 것은 아닐까. ‘한국에서 가장 아름다운 마을 제 1호’라는 칭호 또한 내겐 좀 답답하게 느껴진다. 깊은 학식과 덕망을 지닌 선비라면 이렇게 높은 담을 세우지는 않았을 것이라는 생각을 해보는데 담에서 풍겨 나오는 봄 흙 냄새는 우련 좋다.
Bức tường cao hơn chiều cao của một người nên đôi khi làm cho một số du khách cảm thấy bất tiện. Hình ảnh của sân vườn có thể thu trọn núi và những cánh đồng không phải là tự nhiên hơn sao. Và với danh xưng “Ngôi làng đẹp nhất Hàn Quốc” cũng làm cho tôi cảm thấy có đôi chút khó chịu. Tôi tự nghĩ nếu đã là những nho sĩ có học thức sâu rộng và đạo hạnh thì sẽ không xây những bức tường cao như vậy. Thế nhưng mùi đất mùa xuân tỏa ra từ bức tường đã làm tôi thấy thích thú.
Cây lý liên mộc ở ngay cổng vào của rừng Sangnim ở Hamyang. Theo truyền thuyết thì những lứa đôi khi cùng nhau đi dưới tán cây thì tình yêu của họ sẽ trở nên viên mãn.
곽재구 (郭在九, Gwak Jae-gu)시인
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Bùi Thị Mỹ Linh
0 Comment: