<Trang 71> 옛날 사람들은 무엇을 믿었을까? Người xưa tin vào gì?
Từ vựng
무속: đạo Shaman, tục cầu cúng (Phong tục xem bói và thờ cúng ma quỷ hay thực hiện nghi lễ cúng tế Gut để xua đuổi tai họa và cầu phúc lành)
신앙: Tín ngưỡng
예로부터: Từ xưa tới nay
신령 : thần thánh
길흉화복: may rủi họa phúc
정하다: định, quyết định, chọn
무당 : pháp sư, thầy cúng, thầy bói
굿 : lễ trừ tà (của thầy bói)
묻다: hỏi
-곤 하다: thường, thường hay...
궁금하다: tò mò, thắc mắc, hồi hộp
찾아가다: tìm đến, tìm gặp
점을 치다: xem bói
신: thần
연결하다: liên kết, kết nối
존재: tồn tại, có thật
Ngữ pháp
더라도: Bấm vào đây
일상생활 : sinh hoạt đời thường, cuộc sống đời thường
행운 : vận may, số tốt
빌다: cầu mong, cầu khẩn
점을 보다 : coi bói, xin quẻ
역시 : quả là, quả thật
신성하다: thần thánh, linh thiêng
기운: sức lực, khí lức, số mệnh
마을입구 : đầu làng, cổng vào làng
지키다: bảo vệ, canh giữ
시골 : miền quê, vùng quê
제사 : sự cúng tế
빌다: cầu xin, cầu mong
장승: Cột bằng đá hoặc cây, được khắc mặt người và được đựng ở lối đi vào làng hoặc bên đường.
솟대 : Là vật tượng trưng vừa biểu thị các vị thần giữ làng vừa biểu thị ranh giới của làng, trên đỉnh cột có gắn con chim bằng gỗ, được dựng ở cổng làng.
인식되다: được nhân thức
기둥 : cột, trụ
길을 알려주다: chỉ đường, dẫn đường
뿐 아니라: Xem cấu trúc này tại đây
막대기: cây gậy
돌로 만든 새 : con chim làm bằng đá
올려놓다: để lên, đặt lên
행운 : vận may
세우다: dựng lên
Bài dịch:
Tôn giáo lâu đời nhất ở Hàn Quốc có thể nói đó là đạo Shaman. Từ xưa tới nay, người Hàn Quốc nghĩ rằng có nhiều thần thánh ở xung quanh và những vị thần thánh này quyết định may rủi họa phúc của con người. Vì vậy, nếu bị đau bệnh hoặc xảy ra chuyện không vui thì sẽ gọi pháp sư đến để làm lễ trừ tà và khi có chuyện lo lắng thì cũng tìm đến thầy pháp sư để hỏi cách có thể ngăn chặn được trước. Ngoài ra khi tò mò về tương lai họ cũng tìm đến thầy coi bói. Cái này là do có tồn tại sự liên kết giữa thần linh và con người. Cho dù không tìm đến thầy cúng làm lễ trừ tà thì trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, cũng có nhiều trường hợp cầu xin đến các vị thần linh phúc lành cho bản thân. Dạo gần đây, khi đứng trước một việc quan trọng hoặc kết hôn thì cũng có những trường hợp đi xem bói quả thật có liên quan đến tín ngưỡng đạo Shaman
Ở Hàn Quốc, theo truyền thống thì tin rằng cái cây hay hòn đá cũng có số mệnh linh thiêng. Tiêu biểu đó là cây 당산나무, là cây thần canh giữ ngôi làng ở cổng vào làng. Dạo gầy đây ở các vùng quê, cùng với sự cầu xin cho việc canh tác trong năm được tốt đẹp và không xảy ra nỗi lo hay vấn đề gì trong làng, mọi người cũng làm lễ cúng tế đến cây thần 당산나무.
장승 và 솟대 cũng được cho rằng là có tồn tại việc canh giữ bảo vệ làng ở cổng làng. 장승 là cái cột có hình dạng đầu người thể hiện một cách đáng sợ, mọi người tin rằng cột 장승 không những dẫn đường mà còn giúp để không xảy ra các việc xấu trong ngôi làng. Mặt khác, 솟대 là đặt con chim được làm bằng đá hoặc cáu cây lên trên cây gậy, mọi người dựng 솟대 lên mong rằng việc trồng trọt canh tác được tốt đẹp và vận may sẽ tìm đến. Ngoài ra, khi trong làng có được việc gì đó tốt lành, mọi người cũng dưng cây 솟대 để kỷ niệm điều này.
알아두기
Từ vựng
성주신 : Thần thổ địa, thần tài trong nhà
다스리다: cai trị, thống trị, điều hành
삼신: Bà mụ (thần linh giúp cho có em bé trong tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc)
안방: phòng trong (phòng mà nữ chủ nhân trong gia đình sinh hoạt)
상대적: mang tính tương đối
빌다: cầu xin, cầu mong
차리다: sắp xếp, chuẩn bị
집터 : đất nền, đất xây nhà
Bài dịch:
Mọi người tin rằng trong nhà cũng có nhiều vị thần linh
Ngày xưa, người Hàn Quốc đã tin rằng trong nhà cũng có các vị thần linh canh giữ bảo vệ ngôi nhà. Thần 성주 được tin là vị thần cai quản toàn bộ trong nhà, bảo vệ gia đình bình an và giúp trở thành người giàu có. Thần 삼신 (Bà mụ) được tin là vị thần ở phòng trong giúp sinh em bé và bảo vệ sức khỏe. Ngày xưa, bởi vì kỹ thuật y tế tương đối chưa phát triển nên nhiều trường hợp nhiều em bé bị mất sớm nên nếu sinh được em bé, mọi người sẽ cảm tạ đến thần 삼신 và cũng sắp xếp đặt bàn cúng thần 삼신 ở phòng trong chứa đựng lòng cầu xin cho đứa trẻ được lớn lên khỏe mạnh. Ngoài ra thì mọi người cũng đã tin rằng ở phòng bếp có thần 조왕신 (ông Táo), ở phòng vệ sinh có thần 측신, thần 터주신 canh giữ đất nhà.
Từ vựng:
불교: Phật giáo
기독교 : Cơ đốc giáo
유교: Nho giáo
원불교: Viên phật giáo
천도교: đạo Cheondo (một hệ tư tưởng tôn giáo của Hàn Quốc thế kỷ 20, dựa trên phong trào tôn giáo Donghak thế kỷ 19)
이슬람교: Hồi giáo
인정하다: công nhận, thừa nhận
로서: như, với tư cách
절반: một nửa
세기 : thế kỉ
무렵: vào lúc, vào khoảng, vào thời kì
전파되다: được truyền bá, được lan truyền
외래 : ngoại lai, du nhập ngoại
문화유산 : di sản văn hóa
남기다: để lại, truyền lại
불상 : tượng phật
탑: tháp
문화재 : tài sản văn hóa, di sản văn hóa
지정되다: được công nhận, được chỉ định
삼국시대 : thời kỳ Tam Quốc
고려 : Cao Ly
자리를 잡다: chiếm chỗ, giữ chỗ, có được chỗ đứng
통치 : sự thống trị
이념 : ý niệm, tư tưởng
채택되다: được lựa chọn, được tuyển chọn
영향을 끼치다: gây ảnh hưởng, tác động ảnh hưởng
웃어른 : người lớn, bề trên
예의 : lễ phép
결속 : sự đoàn kết, sự đồng lòng
가르침 : sự dạy bảo
자연스럽게: tự nhiên
따르다: tuân theo
가치관 : giá trị quan
인식되다: được nhận thức
제사를 지내다: cúng tế, cúng giỗ
가톨릭 : đạo Thiên Chúa (Catholic)
개신교 : đạo Tin Lành
서양 : phương Tây
신분 : vai trò, thân phận, địa vị, vị trí
평등: sự bình đẳng
주장하다: chủ trương, khẳng định
제사 : sự cúng tế
강조하다: nhấn mạnh, đề cao
억압 : áp bức, cưỡng bức
선교사: người truyền giáo
설립하다: sáng lập, thành lập, xây dựng nên
널리 알려지다: được biết đến rộng rãi
고유 : đặc trưng vốn có, cái vốn có
신도 : tín đồ
확보하다: đảm bảo
Bài dịch:
Ngày nay, người Hàn Quốc đang có nhiều tôn giáo khác nhau như là Phật giáo, Cơ đốc giáo, Nho giáo, Viên phật giáo, đạo Cheondo, Hồi giáo. Hàn Quốc như một quốc gia công nhận tự do tôn giáo, khoảng 1 nửa dân số Hàn đang hoạt động tôn giáo (theo đạo).
Phật giáo với tư cách là tôn giáo được truyền bá vào Hàn Quốc vào thời kỳ thế kỷ thứ 4, trở thành tôn giáo lâu đời nhất trong số các tôn giáo ngoại lai và đã để lại nhiều di sản văn hóa tương đương với tuổi đời của nó. Những ngôi chùa có từ lâu đời và các tượng Phật, tòa tháp ở trong đó đã có nhiều trường hợp được công nhận là di sản văn hóa quan trọng của Hàn Quốc. Vì vậy có nhiều người mặc dù không có liên quan đến tôn giáo cũng đến thăm chùa để tham quan hoặc trải nghiệm.
Nho giáo nhìn chung cũng bắt đầu có chỗ đứng trong xã hội Hàn Quốc vào khoảng cuối thời kỳ Cao Ly, sau khi bước vào đầu thời đại Tam Quốc. Đặc biệt vào thời đại Joseon, cùng với việc Nho giáo được chọn là tư tưởng thống trị đất nước, nó đã tác động ảnh hưởng lớn đến Hàn Quốc sau đó. Người Hàn Quốc trong cuộc sống thường ngày thì tuân theo một cách tự nhiên sự dạy bảo mang tính nho giáo như là lễ phép với người lớn, đoàn kết trong gia đình. Vì vậy Nho giáo nhiều trường hợp được nhận thức như là một gá trị quan hơn là một tôn giáo. Việc làm lễ cúng ông bà tổ tiên vào ngày tổ tiên qua đời hoặc ngày lễ tết là một trong những nghi thức mang tính tiêu biểu của Nho giáo.
Cơ đốc giáo chia thành đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành. Thiên chúa giáo đã du nhập vào Hàn Quốc cùng với những tri thức của phương Tây vào thế kỷ 17. Vì lý do không phù hợp với truyền thống nho giáo chẳng hạn như ở điểm khẳng định bình đẳng địa vị trong xã hội hoặc là không đề cao việc thờ cúng tổ tiên mà Thiên Chúa giáo đã bị cấm trong một thời gian ở thời Joseon hay là còn bị áp bức. Đạo Tin Lành đã du nhập vào Hàn Quốc ở thế kỷ 19 thông qua các nhà truyền giáo. Đạo Tin Lành không chỉ là hoạt động tôn giáo mà còn được biết đến rộng rãi thông qua các hoạt động thành lập nên bệnh viện, trường học... Nghi thức tôn giáo của đạo Thiên Chúa được thực hiện ở thánh đường (성당), nghi thức tôn giáo của đạo Tin Lành được thực hiện ở nhà thờ (교회).
Mặt khác, Viên Phật giáo và đạo 천도 với tư cách là tôn giáo vốn được tạo ra ở Hàn Quốc, đang đảm bảo được một số lượng tín đồ nhất định. Gần đây, cùng với đông người lao động nước ngoài đến Hàn Quốc mang theo tôn giáo đạo Hồi thì cơ hội có thể tiếp nhận văn hóa đạo Hồi như là tu viện Hồi giáo cũng đang tăng lên.
더 배우기
고사: sự cúng bái
올리다: đưa lên, nâng lên
운 : số phận, vận
없어지다: mất đi
행운: vận may
제사 : cúng bái, cúng tế
소원 : sự cầu xin, sự cầu nguyện
역할 : vai trò, nhiệm vụ
새끼 : thú con, con vật mới sinh
절 : sự quỳ lạy
큰돈을 벌다: kiếm được số tiền lớn
성공하다: thành công
Bài dịch:
Tại sao khi cúng bái thì đưa đầu heo lên?
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Trang facebook cập nhất các bài học: Hàn Quốc Lý Thú
Ở Hàn Quốc, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh làm lễ cúng khi khai trương doanh nghiệp như là mở cửa hàng mới hoặc khi mới sản xuất ra được một bộ phim điện ảnh, phim truyền hình. 고사 là việc bày dọn thức ăn và cúng bái cầu xin thần linh để làm cho vận xui mất đi và vận may đi tới. Về cơ bản, dầu heo được đưa lên trên bàn bày thức ăn để cúng 고사, lý do là vì người ta tin rằng đầu heo làm vai trò giúp truyền lại lời thỉnh cầu đến với thần linh. Ngoài ra còn mang ý nghĩa là kiếm được nhiều tiền giống như việc con heo đẻ ra được nhiều con. Việc quỳ lạy và đặt tiền vào miệng heo khi làm lễ cúng 고사 còn chứa đựng ý nghĩa kiếm được thành công số tiền lớn.
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Trang facebook cập nhất các bài học: Hàn Quốc Lý Thú
0 Comment: