July 19, 2018

Bài 22: 3 cấu trúc diễn tả sự hoàn thành/ kết thúc: -았/었다가, -았/었던, -아/어 버리다, -고 말다

Bài viết liên quan

22. 완료를 나타낼 때
Diễn tả sự hoàn thành/ kết thúc
1. -았/었다가
2. -았/었던
3. -아/어 버리다
4. -고 말다

1. -았/었다가
가: 더운데 창문을 좀 열까요?
Trời nóng, tôi mở cửa nhé?
나: 밖이 너무 시끄럽더라고요. 그래서 창문을 열었다가 다시 닫았어요.
Ở ngoài ồn lắm nên tôi đã mở cửa rồi lại đóng lại rồi.

가: 주말에 특별한 계획 있으세요?
Cuối tuần bạn có kế hoạch gì đặc biệt không?
나: 네, 친구랑 부산에 갔다가 오려고요.
Có, tôi định đi Busan với bạn.

Cấu trúc này diễn tả sau khi hành động ở mệnh đề trước kết thúc thì hành động ở mệnh đề sau xảy ra. Chú ý rằng hình thức -았/었 trong -았/었다가 không ngụ ý quá khứ mà diễn tả sự hoàn tất của hành động. Mệnh đề sau có thể kết hợp với mọi thì thể gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. -았/었다가 có thể được giản lược thành ~았/었다. Cấu trúc này chỉ có thể kết hợp với động từ.


코트를 샀다가 마음에 안 들어서 환불했어요.
Tôi đã mua áo khoác nhưng không vừa ý nên đã trả lại rồi.
비행기 표를 예약했다가 갑자기 일이 생겨서 취소했어요.
Tôi đã đặt vé máy bay rồi nhưng đột nhiên có việc nên đã hủy vé rồi.
잠깐 우체국에 갔다 올게요.
Tôi sẽ đi đến bưu điện một lát rồi về.

1. Chủ ngữ hai mệnh đề phải đồng nhất.
양강 씨는 편지를 썼다가 자야 씨가 찢었어요. (X)
ᅳ> 양강 씨는 편지를 썼다가 (양강 씨가) 찢었어요. (O)

2. Thông thường, hành động ở mệnh đề trước và mệnh đề sau tương phản nhau.
° 코트를 입었다가 벗었어요.
Tôi đội mũ và (sau đó) cởi bỏ.
° 불을 꼈다가 어두워서 다시 켰어요.
Tôi tắt điện nhưng tối quá nên lại bật.
° 일어났다가 졸려서 다시 잤어요.
Tôi thức dậy sau đó buồn ngủ lại ngủ tiếp.

3. Cấu trúc này cũng có thể sử dụng để diễn tả trong khi thực hiện hành động nào đó và ở trạng thái hành động đó được tiếp tục duy trì thì một việc không được trù tính hoặc không có kinh nghiệm xảy ra. Thông thường sau khi hành động ở mệnh đề trước xảy ra, một việc không được dự trù ngẫu nhiên được xảy đến. Chủ yếu sử dụng ở thì quá khứ với các động từ như 가다. 오다, 타다, 들르다. Lúc này có thể thay thế bằng cấu trúc tương đương -았/었는데.
• 백화점에 갔다가 우연히 고등학교 때 친구를 만났어요.
= 백화점에 갔는데 우연히 고등학교 때 친구를 만났어요.
Tôi đến bách hóa và tình cờ gặp lại bạn hồi cấp ba.
• 서점에 들렀다가 재미있는 책을 발견했어요.
= 서점에 들렀는데 재미 있는 책을 발견했어요.
Tôi đến hiệu sách và thấy một cuốn sách thú. vị.

Xem thêm về hành động gián đoạn với cấu trúc -다가 ở bài 13 tại đây
-다가 và -았/었다가 có hình thái tương tự nhưng ý nghĩa thì rất khác nhau, hãy cùng xem xét nhé.




2. -았/었던
가: 어디에서 만날까요?
Chúng ta gặp nhau ở đâu nhỉ?
나: 지난번에 만났던 커피숍에서 만나요.
Gặp nhau ở quán café mà lần trước đã từng gặp nhé.

가: 이 옷 멋있네요. 새로 사셨어요?
Áo này đẹp quá. Anh mới mua à?
나: 아키라 씨 생일 파티 때 입었던 옷인데 기억 안 나세요?
Là chiếc áo anh đã từng mặc hôm sinh nhật Akira em không nhớ sao?
Cấu trúc này diễn tả sự hồi tưởng sự việc đã xảy ra trong quá khứ và không kéo dài đến hiện tại. Cấu trúc này gồm -았/었 diễn tả sự hoàn tất và 던 diễn tả sự hồi tưởng, chỉ sử dụng trước danh từ.


어렸을때 얌전했던 윤주가 지금은 적극적인 성격으로 바뀌 었어요.
Yunju đã từng hiền dịu khi còn nhỏ bây giờ đã thay đổi thành người rất sôi nổi.
어제 점심 때 먹었던 음식 이름이 뭐지요?
Tên món ăn chúng ta đã từng ăn trưa hôm qua là gì nhỉ?
작년 여름에 놀러 갔던 곳에 다시 가고싶어요.
Tôi muốn đến nơi mà chúng ta đã từng đến chơi vào mùa hè năm ngoái.

Đối với động từ diễn tả mức độ nhất định của trạng thái tiếp diễn như 살다, 근무하다, 다니다, 사귀다 và các tính từ thì có thể thay thế bằng cấu trúc -던 với cùng ý nghĩa.
이 집은 제가 어렸을 때 살았던 집입니다.
= 이 집은 제가 어렸을 때 살던 집입니다.
Đây là ngồi nhà mà hồi còn nhỏ tôi đã sống.

고등학교 때 뚱뚱했던 유진이는 대학교에 와서 살을 많이 빼 날씬해졌습니다.
= 고등학교 때 뚱뚱하던 유진이는 대학교에 와서 살을 많이 빼 날씬해졌습니다.
Yujin đã từng mập hồi cấp 3 (sau đó) vào học đại học đã trở nên thon thả sau khi giảm cân rất nhiều.

Khác với trường hợp của động từ, khi tính từ kết hợp với -았/었던 thì có hai ý nghĩa khác nhau tùy theo bối cảnh. Nghĩa thứ nhất chỉ sự việc ở hiện tại tương phản với sự việc ở quá khứ. Nghĩa thứ hai chỉ sự việc ở quá khứ còn kéo dài đến hiện tại.
초등학교 때는 키가 작았던 도영이가 지금은 패션모델을 할 정도로 컸대요.
Doyeong từng thấp bé hồi còn tiểu học bây giờ đã cao đến mức có thể trở thành người mẫu rồi.
-> Hiện tại và quá khứ tương phản nhau.

어릴 때부터 똑똑했던 경수는 대학교에 가서도 항상 1등을 한대요.
Gyeongsu từng thông minh từ hồi còn nhỏ bây giờ (anh ấy) vẫn luôn đứng đầu lớp.
-> Trạng thái ở quá khứ- tiếp tục duy trì ở hiện tại.

-던 và -았/었던 có hình thái tương tự nhưng chúng có sự khác nhau như sau:


-(으)ㄴ đơn giản chỉ các việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc đã hoàn tất trạng thái nào đó trong quá khứ hoặc còn tiếp diễn đến hiện tại. Tuy nhiên, so với -았/었던 thì có sự khác nhau như sau:



Khi nhắc lại quá khứ, có thể dùng động từ với cả -(으)ㄴ, -던; tuy nhiên trái lại, với trường hợp tính từ, 이다, và 아니다 thì phải sử dụng  -던, -았/었던. Lúc này, có thể sử dụng -던 và -았었던 thay thế cho nhau.
• 10년 전에 중학생인 수경이가 이제 결혼하여 애 엄마가 되었어요. (X)
ᅳ> 10년 전에 중학생이었던 수경이가 이제 결혼하여 애 엄마가 되었어요. (〇)
ᅳ> 10년 전에 중학생이던 수경이가 이제 결혼하여 애 엄마가 되었어요. (〇)
10 năm trước, Sugyeong còn là học sinh tiểu học, bây giờ đã lấy chồng và làm mẹ rồi.

• 어렸을 때 조용한 주영이는 고등학교에 들어가면서 활발한 아이로 변했어요. (X)
->어렸을 때 조용했던 주영이는 고등학교에 들어가면서 활발한 아이로 변했어요. (〇)
->어렸을 때 조용하던 주영이는 고등학교에 들어가면서 활발한 아이로 변했어요. (〇)
Hồi còn nhỏ, Juyeong là đứa bé ít nói nhưng từ khi học cấp 3 đã thay đổi thành người hoạt bát rồi.



3. -아/어 버리다
가: 자야 씨, 왜 그렇게 화가 났어요?
Jaya à, sao bạn giận thế?
나: 제가 사다 놓은 케이크를 동생이 다 먹어 버렸거든요.
Em tôi đã ăn cái hết bánh mà tôi đã mua.

가: 작년에 나온 제품들을 어떻게 하지요?
Chúng ta làm gì với sản phẩm từ năm ngoái đây?
나: 다음 주부터 신상품을 팔아야 하니까 작년 제품 싸게 팔아 버립시다.
Kể từ tuần sau chúng ta sẽ phải bán hàng mới nên hãy bán rẻ hàng năm ngoái đi cho rồi.

Cấu trúc này diễn tả hành động hoặc sự việc nào đã hoàn toàn chấm dứt và cũng thể hiện thực tế rằng kết quả đó không còn lại gì sau sự kết thúc của hành động, sự việc ấy. Ngoài ra, cấu trúc này diễn tả cảm giác và thái độ trước sự việc đã kết thúc như tiếc nuối, buồn phiền trước một kết quả không may nào đó, cảm giác nhẹ nhõm khi có sự thay đổi tích cực trước sự việc nào đó, hoặc cảm giác giận giữ, ngạc nhiên trước một sự việc bất ngờ. Cấu trúc này chỉ kết hợp với động từ.


• 유행이 지나 입지 않는 옷들을 다 치워 버리려고 해요.
Tôi định dọn bỏ tất cả quần áo lỗi mốt đã lâu rồi không mặc.
• 날씨가 덥고 해서 머리를 짧게 잘라 버렸어요.
Trời nóng nên tôi đã cắt tóc ngắn rồi.
• 10분밖에 안 늦었는데 친구는 저를 기다리지 않고 가 버렸어요.
Tôi đến muộn chỉ có 10 phút mà bạn tôi không đợi mà bỏ đi mất rồi.

Cấu trúc này diễn tả nhiều cảm giác, tâm trạng nên cần hiểu cảm giác của người nói trong bối cảnh nhất định.
• 그 사람이 결국 떠나 버렸어요. (그래서 너무 아쉽고 섭섭해요.)
Cuối cùng người đó đã rời đi mất rồi. (Vì thế, tôi cảm thấy nhớ và tiếc nuối)
• 그 사람이 드디어 떠나 버렸어요. (그래서 너무 시원해요.)
Rốt cuộc, người đó cũng đã rời đi (Vì thế, tôi cảm thấy nhẹ nhõm)
• 그 사람이 통화 중간에 전화를 끊어 버렸어요.
Đang nói chuyện thì cô ấy cúp máy mất tiêu rồi.
(그 사람이 화가 많이 났나 봐요. / 그 사람은 버릇없고 무례하게 행동했어요.)
(Chắc cô ấy đã rất giận. / Cô ấy hành động quá thô lỗ.)



4. -고 말다
가: 마크 씨, 시험공부 많이 했어요?
Mark, bạn ôn thi được nhiều chưa?
나: 아니요. 10분만 잔다는 게 그만 아침까지 자고 말았어요.
Chưa, tôi định ngủ 10 phút thôi nhưng lại ngủ đến tận sáng mất rồi.

가: 자야 씨, 이 과자를 다 먹었어요? 다이어트한다고 하지 않았어요?
Jaya à, chị ăn hết bánh rồi à? Chẳng phải chị nói đang ăn kiêng sao?
나: 한 개만 먹으려고 했는데 먹다 보니까 과자를 다 먹고 말았네요.
Tôi định ăn một cái thôi nhưng thành ra lại ăn hết cả rồi.

Cấu trúc này diễn tả kết quả không định trước hoặc hành động tiếp tục xảy ra theo cách người nói không mong muốn. Người nói có cảm giác tiếc nuối hoặc buồn phiền trước kết quả đã xảy ra. Chỉ có thể kết hợp với động từ.


그렇게 며칠 동안 밤을 새워서 일을  하면 병이 고 말 거예요.
Nếu bạn cứ tiếp tục thức đêm mấy ngày như thế này thì bạn sẽ đổ bệnh mất. 
우리 축구 선수들이 열심히 싸웠지만 상대 팀에게 고 말았어요.
Các cầu thủ đội bóng chúng tôi đã thi đấu hết mình nhưng cuối cùng thì vẫn thua trước đối phương rồi.
화재가 나서 문화재가 불에 고 말았어요.
Xảy ra hỏa hoạn và di sản văn hóa đã chìm trong biển lửa mất rồi.

1. Cấu trúc -고 말다 chỉ kết hợp với động từ nên nếu kết hợp với tính từ thì câu sai về ngữ pháp.
• 담배를 많이 피우더니 건강이 나쁘고 말았어요. (X)
->담배를 많이 피우더니 건강이 나빠지고 말았어요. (〇)
Vì 나쁘다 là tính từ nên phải chuyển sang động từ 나빠지다.

2. Cấu trúc -고 말다 còn có thể diễn tả ý chí mạnh mẽ hoặc dự định làm gì đó. Lúc này, thường kết hợp với các cấu trúc diễn tả dự định như -겠, -(으)ㄹ 테니까 để tạo thành mệnh đề -고 말겠다. Thêm vào đó, hình thức này còn thường sử dụng với các trạng từ 꼭 và 반드시.
• 무슨 일이 있어도 오늘밤까지 이 일을 끝내고 말겠습니다.
Tôi định sẽ hoàn thành công việc này muộn nhất vào đêm này cho dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa.
• 이번에는 합격하고 말 테니까 걱정하지 마십시오.
Lần này nhất định tôi sẽ thi đỗ nên đừng lo.

3. Có thể kết hợp cấu trúc này với -아/어 버리다 thành -아/어 버리고 말았다 để nhấn mạnh cảm giác tiếc nuối và phiền muộn.
① 피자를 먹고 말았어요.
② 피자를 먹어 버리고 말았어요.
Câu ② nhấn mạnh ý tiếc nuối hơn câu ①.

-아/어 버리다 và -고 말다 giống nhau ở chỗ đều diễn tả sự hoàn tất của hành động hoặc trạng thái nhưng khác nhau như sau:


Tuy nhiên, một số trường hợp không liên quan đến ý chí hoặc ý định, hai cấu trúc này khác nhau như sau:

Link tổng hợp tất cả ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng trung cấp: Bấm vào đây
Tham gia group để học và thảo luận tiếng Hàn: Bấm vào đây
Theo dõi trang facebook để theo dõi các bài học tiếng Hàn: Hàn Quốc Lý Thú


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: