서울의 랜드마크로 서울 시민은 한강을, 서울에 거주하는 외국인은 광화문광장을 꼽았다. Trong số nhiều địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hàn Quốc, các cư dân thành phố Seoul lựa chọn sông Hangang là địa điểm yêu thích nhất của họ, trong khi những cư dân nước ngoài sinh sống ở thành phố này chọn quảng trường Gwanghwamun.
서울시는 총 2만 가구(15세 이상 가구원 3만5881명)를 대상으로 지난해 9월 1일부터 10월 15일까지 조사한 '2023년 서울 서베이' 결과를 9일 발표했다.
Hôm thứ Năm (9/5), Chính quyền thành phố Seoul đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát về thành phố Seoul được thực hiện từ ngày 11/9 đến ngày 15/10/2023 với sự tham gia của 35.881 người có 15 tuổi trở lên thuộc 20.000 hộ gia đình.
서울의 랜드마크를 묻는 질문(복수 응답)에 서울 시민 5000명 중 48.3%가 한강을 꼽았다. 이어 광화문광장(36.1%), 고궁(32.3%), N서울타워(17.2%)가 2∼4위를 차지했다.
Trong cuộc khảo sát này (cho phép nhiều câu trả lời), 48,3% trong số 5.000 cư dân thành phố Seoul chọn sông Hangang là địa danh mà họ ưa thích nhất, tiếp theo lần lượt là quảng trường Gwanghwamun (36,1%), các cung điện cổ kính (32,3%) và Tháp N Seoul (17,2%).
▲ 3일 서울시 종로구 광화문 광장 앞에서 열린 분수쇼. Đài phun nước tuyệt đẹp ở quảng trường Gwanghwamun, quận Jongno-gu, thành phố Seoul vào ngày 3/5/2024. (Ảnh: Kim Joo-yeon / Chính quyền thành phố Seoul - 서울시 시민기자 김주연)
서울에 거주(91일 이상 체류)하는 외국인 2500명을 대상으로 한 조사에서는 광화문광장(45.9%)이 이름을 올렸다. 이어 고궁(41.4%), 동대문디자인플라자(25.6%), 한강(23.1%) 순이었다.
Trong số 2.500 cư dân nước ngoài sinh sống tại thành phố Seoul trên 91 ngày trở lên, 45,9% đề cập đến quảng trường Gwanghwamun là địa điểm ấn tượng nhất đối với họ, tiếp theo là các cung điện cổ kính (41,4%), Dongdaemun Design Plaza (25,6%) và sông Hangang (23,1%).
서울의 매력을 묻는 질문 중 도시접근성 측면에서 ‘편리한 교통’이 1위를 차지했다. 도시편의성에서는 ‘다양한 쇼핑·먹거리’가 상위에 올랐다. 도시환경 문항에서는 ‘시내 활동의 안전성’을 꼽는 응답이 가장 많았다.
Ở hạng mục khả năng tiếp cận thành phố, hệ thống giao thông thuận tiện đã được lựa chọn là một yếu tố quan trọng nhất khiến thành phố Seoul trở nên hấp dẫn hơn. Nhiều nơi mua sắm và đồ ăn uống đa dạng chiếm vị trí cao nhất về hạng mục tính thuận tiện của thành phố. Ngoài ra, “sự an toàn khi thực hiện hoạt động trong thành phố” nhận được nhiều phiếu bầu nhất ở hạng mục môi trường thành phố.
박진영 서울시 디지털정책관은 “앞으로 서울시 정책과 사업에 실질적인 시민 삶과 생각을 담아내기 위해 다방면으로 조사·분석, 기초자료를 지속적으로 만들어 나가겠다”고 말했다.
Park Jin-young, Trưởng phòng Chính sách Kỹ thuật số thuộc Chính quyền thành phố Seoul, cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, phân tích và đưa ra các tài liệu cơ bản trong nhiều lĩnh vực nhằm phản ánh thực tế cuộc sống và suy nghĩ của công chúng trong các chính sách và dự án của thành phố Seoul”.
유연경 기자 dusrud21@korea.kr
Bài viết từ Yoo Yeon Gyeong, dusrud21@korea.kr
0 Comment: