2022년 광화문 광장 재개장부터 2023년 광화문 월대 복원까지. 문화재청은 국내외 관람객이 한국의 전통문화를 다채롭게 보고 즐길 수 있도록 각종 행사를 선보이고 있다. 그중 하나가 바로 '수문장 순라의식'. 조선시대 도성과 궁궐을 수호하던 순라군의 순찰을 재현한 행사다. 지난달 30일 근엄하고 엄숙한 분위기 속에서 펼쳐진 행사 현장을 코리아넷 기자들이 순라군과 함께 걸어보았다.
Kể từ khi quảng trường Gwanghwamun mở cửa trở lại vào năm 2022 sau khi được tái thiết lại, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA) đã triển khai những sự kiện đa dạng thú vị, bao gồm cả nghi thức thay ca của lính gác cổng,... nhằm mang đến cho du khách trong và ngoài nước có cơ hội chiêm ngưỡng và thưởng thức văn hóa truyền thống Hàn Quốc ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong đó có thể kể đến “Nghi thức Tuần canh Tướng gác cổng”. Đây là sự kiện tái hiện cuộc tuần tra của đội lính tuần canh (巡邏) bảo vệ thủ đô và cung điện thời Joseon. Ngày 30/3 vừa qua, nghi thức đã được diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, long trọng, và hai phóng viên của Korea.net cũng đã có cơ hội được sánh bước cùng đội lính tuần tra trên suốt quãng đường.
'수문장 순라의식'은 순라군, 수문장, 종사관, 갑사 등 60여 명의 조선시대 군사들이 광화문 월대에서 도열하면서 시작한다. 순라는 조선시대 도둑이 침입하는 것을 막고 화재 등을 예방하기 위해 밤에 궁중과 도성 둘레를 순시하던 순찰 제도다. 조선시대 군사 복장을 한 무리가 줄지어 광화문을 나온다. 지나가던 관광객들도 일제히 발걸음을 멈추고 이들이 향하는 곳으로 눈길을 돌린다.
Tiếng hô to, vững vạc và dứt khoát. Những tướng sĩ với thân hình cao lớn khoác lên mình bộ Hanbok kết hợp “Obangsaek” với màu xanh dương và màu đỏ là hai màu chủ đạo, đầu đội mũ gat, thân đeo kiếm. “Nghi thức Tuần canh Tướng gác cổng” bắt đầu với khoảng 60 binh sĩ triều đại Joseon, bao gồm lính tuần canh, tướng gác cổng, tòng sự quan, giáp sĩ,... xếp hàng trước cổng Gwanghwamun của Gyeongbokgung.
Tuần canh là hệ thống tuần tra quanh cung điện và tường thành vào ban đêm, để ngăn chặn kẻ trộm xâm nhập và ngăn chặn hỏa hoạn trong triều đại Joseon. Người gác cổng là người chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô và các cung điện, trong đó có Gwanghwamun và Heunginjimun... Tòng sự quan là một quan chức triều đình, người hỗ trợ cho người gác cổng và phụ trách các công việc của nội vụ.
군사들이 도열을 마치면 취타대가 풍악을 울려 순라의식의 시작을 알린다. 풍악 소리를 신호로 군사들은 의장기를 높게 쳐들고 열을 맞춰 걷기 시작한다. 월대를 나온 군사들이 도열의 우두머리에 있는 수문장을 따라 인사동 방면으로 향한다. 수문장은 광화문, 흥인지문 등 도성과 궁궐을 지키던 책임자. 종사관은 수문장을 보좌하고 관청의 업무를 맡아 수행하는 관직이었다.
Khi các binh sĩ tập hợp thành hàng trước cổng Gwanghwamun, đã tạo nên sự chú ý và thu hút những vị khách qua đường cũng như khách du lịch ngoại quốc. Tiếng nhạc vang lên, báo hiệu nghi lễ tuần canh bắt đầu. Lá cờ được giương cao, bay phấp phới trong gió, các binh sĩ bắt đầu chuyển động, bước chân đều đặn, khoảng cách được giữ vững. Dưới sự dẫn đầu của tướng gác cổng, đội tuần tra di chuyển từ cổng Gwanghwamun đi theo hướng Insa-dong.
열린송현녹지광장에 들어서자 취타대가 나발, 태평소, 용고 등 조선시대에 사용하던 관악기와 타악기로 아리랑을 흥겹게 연주한다. 전통악기 선율을 들으니 마치 조선시대로 돌아간 듯한 착각 속에 빠져든다. 뒤따르던 관광객들도 장관을 놓칠세라 각자 휴대 전화를 서둘러 꺼내더니 사진과 영상으로 담느라 분주하다.
Lúc tiến vào Quảng trường xanh Yeolrin Songhyeon, Đội Chwitadae (ý chỉ những người thổi kèn đánh trống trong cung đình thời xưa) đã chơi bài “Arirang” bằng các nhạc cụ như Nabal, Taepyeongso, và Yonggo. Tiếng nhạc vang lên trong bầu không khí trang nghiêm, tạo cảm giác như đang thực sự tham gia một buổi tuần canh thời Joseon. Tất cả những người theo dõi nghi thức, đều không quên dùng điện thoại để ghi lại cảnh tượng hùng tráng này.
횡단보도에 빨간불이 켜졌다. 군사들 행진도 멈췄다. 그 덕에 관광객들이 화려한 머리 장식과 형형색색의 의상을 입은 취타수와 순라군의 모습을 가까이 다가가 살핀다. 군사들의 의상과 표정에서 나오는 무게감이 서울 도심 한복판을 장악했다.
Khi đèn giao thông chuyển đỏ, đội binh lính tạm dừng việc tuần tranh, nhờ vậy mà khách tham quan có cơ hội nhìn gần và kỹ hơn Đội Chwitadae cũng như các lính tuần tranh và tướng gác cổng. Khuôn mặt nghiêm nghị không biểu cảm của mỗi người, càng khiến cho bầu không khí trở nên nghiêm trang hơn.
마침내 수문장 순라의식 행군의 눈대목인 인사동 쌈지길에 도착했다. 취타대 소리에 지나가던 관광객들이 양옆으로 길을 터준다. 연신 울리는 카메라 셔터음과 함께 쇼핑을 즐기던 외국인들도 발걸음을 멈추고 호기심 어린 눈길을 보낸다. 수문장을 선두로 휘날리는 수장기(수문부대를 표시하는 깃발)와 순시기(순라 중임을 알리는 깃발)가 주는 위엄에 압도된 모습이다.
Cuối cùng, đội lính tuần đã dừng lại ở đường Ssamzigil, Insa-dong, cũng là nơi sẽ diễn ra điểm nhấn đặc biệt trong nghi lễ. Tiếng Chwitadae vang lên, khiến cho khách đi đường bất giác dẹp sang hai bên, chừa ra lối đi chính giữa cho đội tuần tranh. Mỗi một du khách đều tỏ ra khá ngạc nhiên và thích thú về những điều đang diễn ra trước mắt.
“한식을 먹으러 인사동에 왔다가 순라행진과 마주친 순간 사극 드라마의 한 장면 속으로 들어온 느낌” 이라며 "한마디로 '컬러풀' 한 광경이었다"고 독일에서 온 관광객 로라가 소감을 말한다.
Laura, một khách du lịch người Đức cho biết bản thân đến Insa-dong để trải nghiệm món ăn truyền thống của Hàn Quốc, và khoảnh khắc nhìn thấy màn diễu hành của đội tuần canh khiến cô cảm giác như bước vào một cảnh trong một bộ phim lịch sử. “Nói tóm lại, đó là một cảnh tượng ‘đầy màu sắc’”.
캐나다에서 온 샤햐드 사하도 “정말 멋지고 사람들이 달려가서 사진을 찍으려고 했던 광경이 기억에 남는다”고 거든다. 그러면서 “순라의식 행사 뿐만 아니라 실제로 조선시대때 사람들이 먹었던 전통음식을 먹어보는 체험이 있었으면 좋겠다”고 덧붙인다.
Shahad Sahar, một du khách đến từ Canada, chia sẻ: “Nó thực sự rất tuyệt và tôi nhớ cảnh mọi người chạy lên để chụp ảnh. Tôi hy vọng sẽ có trải nghiệm không chỉ về nghi lễ tuần tranh, mà còn được ăn những món ăn truyền thống thực tế mà mọi người đã ăn trong triều đại Joseon”.
이태행 한국문화재재단 궁궐사업팀 파트장은 “광화문광장 재개장에 이어 복원된 광화문 월대의 가치를 알리기 위해 순라의식의 시작점을 월대로 정했다" 면서 “궁궐 내에서만 보던 수문장을 인사동 한복판에 등장시켜 시민에게 신선함과 의외성을 전달하고 싶었다"고 말했다.
Lee Tae Haeng, một quan chức của Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHF) cho biết: “Năm 2022, sự kiện được tổ chức theo nghi thức tuần tranh đã nhận được nhiều phản ứng tích cực, vì vậy nó đã được lên kế hoạch như một sự kiện cố định để mở rộng cơ hội thưởng thức cho công chúng”.
'수문장 순라의식' 행사 정보 - Thông tin về “Nghi thức Tuần canh Tướng gác cổng”
# '수문장 순라의식'은 올해 12월 29일까지 매주 토·일요일과 공휴일 오후 3시부터 4시까지 약 한 시간 동안 진행한다. Sự kiện sẽ được tổ chức trong khoảng một tiếng từ chiều 15h00 – 16h00 vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ cho đến ngày 29/12 năm nay.
# 행진 경로는 광화문 앞 월대 도열 → 인사동으로 행진 → 관람객과 기념사진 촬영 → 광화문 월대 복귀다. Trình tự của nghi lễ: Tập hợp trước cổng Gwanghwamun, Gyeongbokgung → Diễu hành đến khu phố Insa-dong → Chụp ảnh kỷ niệm với quan khách → Quay trở về cổng Gwanghwamun.
# 행사 중간 북인사 마당 광장(안국역 6번 출구)에서 10여 분가량 순라군과 함께 사진을 찍을 수 있는 촬영시간이 있다. Trong khi sự kiện diễn ra, quan khách sẽ có khoảng thời gian tầm 10 để chụp ảnh với các lính tuần tranh tại quảng trường Bukinsa (cửa ra số 6 ga Anguk).
서울 = 이다솜, 최진우 기자 dlektha0319@korea.kr
사진 = 최진우 기자 paramt@korea.kr
Bài viết từ Lee Da Som và Choi Jin-woo
Ảnh = Choi Jin-woo / Korea.net
0 Comment: