▲ 1919년 3월 1일은 일제의 식민 지배에 항거해 독립선언서를 발표하고 만세운동을 전개함으로써 민족의 독립 의사를 전 세계에 알린 날이다. 사진은 지난해 3월 1일 서울 서대문구 서대문형무소역사관에서 진행된 104주년 삼일절 기념행사 ‘서대문, 1919 그 날의 함성’ 에서 태극기를 흔들고 있는 학생들의 모습. Hình ảnh của những học sinh cầm lá cờ Taegeukgi (quốc kỳ Hàn Quốc) trong buổi lễ kỷ niệm 104 năm ngày Samiljeol (ngày kỷ niệm Phong trào kháng Nhật diễn ra vào ngày 1/3/1919), được tổ chức tại Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun, quận Seodaemun-gu, thành phố Seoul vào ngày 1/3/2023. (Ảnh: Văn phòng quận Seodaemun-gu - 서대문구청)
1919년 3월 1일은 한민족이 일제의 식민 지배에 항거해 독립선언서를 발표하고 거족적인 만세운동을 전개한 역사적인 날이다. Ngày 1 tháng 3 năm 1919 (Samiljeol) là một ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với toàn bộ người dân Hàn Quốc. Vào ngày này, dân tộc Hàn đã tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập, và triển khai một phong trào vận động cả nước đứng lên chung tay chống lại thực dân Nhật Bản, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
3·1 운동은 국내외로 널리 전파돼 한국의 독립 의사를 전 세계에 알리고 식민 지배에 대한 저항 의식을 세계적으로 확산시키는 데 중요한 역할을 했다. 특히 비폭력·평화적 시위였던 3·1 운동은 중국의 5·4 운동(1919년 5월 4일 베이징 지역 학생들이 일으킨 반제국주의 혁명운동), 인도의 비폭력 불복종 운동(인도의 대표적인 독립 운동가 마하트마 간디가 주창한 비폭력 저항 운동) 등 주변 식민지 국가에서 거행된 평화적 독립운동의 촉매제가 됐다.
Tinh thần của phong trào này nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc, khởi nguồn cho các phong trào trên thế giới sau này. Góp phần lớn trong việc truyền tải ý chí độc lập của Hàn Quốc, đồng thời hình thành nên dư luận và nhận được sự ủng hộ trên trường quốc tế. Đặc biệt, là một phong trào bất bạo động, Phong trào kháng Nhật diễn ra vào ngày 1/3/1919 đã trở thành “nguồn cảm hứng” của các phong trào độc lập mang tính hòa bình, chẳng hạn như: Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc (năm 1919), và Phong trào bất bạo động của Mahatma Gandhi (năm 1930).
대한민국 임시정부는 3·1 운동을 기념하기 위해 1920년에 '독립선언일'로 칭하고 국경일로 지정했다. 매년 3월 1일 정부는 기념식을 열고, 각 지역에서는 당시 해당 지역의 만세 운동을 재현하는 등 다양한 행사를 진행한다.
Để kỷ niệm ngày bùng nổ Phong trào kháng Nhật, Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc đã chỉ định ngày 1/3 mỗi năm là ngày Quốc khánh với tên “Ngày tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập”. Theo đó, ngày 1/3 hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc đều tổ chức lễ kỷ niệm chính thức dành cho những anh hùng liệt sĩ, hy sinh vì đất nước và gia quyến của họ, đồng thời chính quyền các địa phương cũng tổ chức sự kiện tái hiện Phong trào kháng Nhật lúc bấy giờ theo khu vực.
3·1 운동으로부터 105년이 지난 지금, 삼일절의 의미를 되새기고 한국의 역사와 문화를 느끼고픈 외국인들을 위해 최태성 역사 강사, 정일영 서강대 사학과 교수의 추천을 바탕으로 삼일절 관련 역사 현장 세 군데를 소개한다.
Đánh dấu kỷ niệm 105 năm ngày Samiljeol, dựa theo gợi ý của giảng viên lịch sử Choi Tae-sung, và giáo sư Khoa học lịch sử của trường Đại học Sogang ông Jeong Il-young, Korea.net giới thiệu 3 địa điểm lịch sử mà du khách có thể khám phá lịch sử liên quan đến Phong trào kháng Nhật 1/3.
1. 서울 탑골공원 - Công viên Tapgol
▲ 서울 탑골공원은 서울특별시 종로구 종로2가에 위치한 국내 최초의 도심 내 공원으로, 일제에 대한 최대 규모의 민족 저항운동이었던 3·1 운동이 시작된 곳이다. 공원 내 팔각정에서 1919년 3월 1일 독립선언서가 낭독됐다. Công viên Tapgol là công viên đầu tiên trong khu vực thành thị ở Hàn Quốc, nằm ở phường Jongno 2-ga, quận Jongno, thủ đô Seoul. Đây là nơi bắt đầu Phong trào 3/1, là phong trào chống lại Nhật Bản lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Tuyên ngôn Độc lập được đọc tại Bát Giác Chính trên công viên vào ngày 1 tháng 3 năm 1919. (Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc - 문화재청)
서울 탑골공원은 서울시 종로구에 위치한 한국 최초의 도심 내 공원으로 3·1 운동의 발상지다. Nằm ở quận Jongno-gu, thủ đô Seoul, công viên Tapgol là công viên đầu tiên được xây dựng trong trung tâm thành phố, và cũng là nơi bùng nổ Phong trào kháng Nhật vào năm 1919, trong thời kỳ đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Tiều Tiên.
1919년 3월 1일 오후 2시, 수많은 학생과 시민들은 탑골공원에 모여 민족대표들을 기다렸다. 그러나 민족대표 33인은 일제의 감시를 피하기 위해 탑골공원이 아닌 다른 장소에서 독립선언서를 낭독하고 있었다.
Lúc 14h00 ngày 1 tháng 3 năm 1919, hàng nghìn sinh viên và cư dân đã tụ tập về công viên Tapgol, và chờ 33 đại diện dân tộc để cùng nhau công bố bản Tuyên ngôn Độc lập. Tuy nhiên, để tránh tai mắt của lực lượng đế quốc Nhật, 33 đại diện dân tộc đã không đến công viên và đọc Tuyên ngôn Độc lập ở một nhà hàng có tên “Taehwagwan”.
민족대표들이 나타나지 않자 한 청년이 팔각정에 올라가 독립선언서를 낭독하기 시작했고, 이에 사람들은 "대한독립 만세"를 외치며 종로 거리로 나아갔다. 3·1 운동의 시작을 알리는 순간이었다.
Mặc dù đã quá giờ hẹn nhưng các đại diện dân tộc vẫn không xuất hiện, nên một học sinh đã mạnh dạn bước lên vọng gác bát giác Palgakjeong, và bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Sau đó rất nhiều người dân đã cùng nhau đổ ra đường phố Jongno rồi hét vang câu “Đại Hàn Dân Quốc vạn tuế”. Có thể nói, đây là khoảnh khắc báo hiệu cho sự khởi đầu của một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Hàn.
최태성 강사는 "학생과 시민이 중심이 되어 탑골공원에서 벌어진 독립 선언식은 중요한 의미를 가진다"며 "서울에서 시작돼 전국으로, 국외로 퍼진 만세의 외침이 시작된 곳"이라고 설명했다.
“Buổi lễ công bố Tuyên ngôn Độc lập ở công viên Tapgol có ý nghĩa quan trọng, vì các học sinh và cư dân đã trở thành trung tâm của sự kiện. Và công viên này là nơi bắt đầu cất tiếng kêu đòi lại độc lập được lan rộng từ Seoul ra toàn quốc, đến nước ngoài”, theo giảng viên lịch sử ông Choi Tae-sung.
탑골공원에는 3·1 운동 기념탑과 벽화, 민족대표 33인 가운데 한 명으로 3·1 독립선언을 주도한 의암 손병희 선생의 동상 등이 있어 3·1 운동의 흔적을 느낄 수 있다.
Du khách đến công viên Tapgol có thể theo dõi những dấu vết của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3 thông qua Đài tưởng niệm phong trào độc lập, tường bích họ,a và bức tượng của Uiam Son Byong-hi, người dẫn đầu việc ra Tuyên ngôn Độc lập với tư cách là một thành viên trong 33 đại diện dân tộc.
2. 서대문형무소역사관 - Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun
▲ 서대문형무소는 일본이 대한제국에 대한 침략을 본격화하기 위해 세운 감옥이다. Nhà tù Seodaemun là một cơ sở được xây dựng bởi thực dân Nhật Bản để đàn áp các phong trào kháng Nhật giành độc lập của Hàn Quốc. (Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc - 문화재청)서대문형무소는 일제 통감부가 대한제국에 대한 침략을 본격화하기 위해 1908년에 개소한 감옥이다. Mở cửa vào năm 1908, nhà tù Seodaemun đã được xây dựng bởi đế quốc thực dân Nhật Bản để xâm lược Hàn Quốc một cách quy mô, đàn áp những hoạt động chống lại ách thống trị của thực dân Nhật.
1945년 광복을 맞이할 때까지 일제의 식민 지배에 맞섰던 수많은 독립운동가들이 이곳에 갇혀 고문을 당하는 등 고초를 겪었다. 대한민국 독립을 위해 몸바친 김구 선생, 강우규 의사, 유관순 열사 등이 이곳에 수감됐다. 특히 유관순 열사는 1920년 3월 1일, 3·1 운동 1주년을 맞아 이곳 여옥사 8번 방에 함께 투옥 중이던 여성 독립운동가들과 함께 만세운동을 주도하며 불굴의 독립 의지를 드러냈다. 그리고 그해 9월 28일, 출소를 이틀 앞두고 이곳에서 옥사했다.
Cho đến khi Hàn Quốc giành được độc lập vào năm 1945, nhiều nhà hoạt động nổi tiếng như Kim Gu (1876-1949), Kang Woo-kyu (1855-1920), Yu Gwan-sun (1902-1920) đã bị giam giữ tại nhà tù Seodaemun và bị tra tấn dã man.
Thậm chí, ngay khi ở trong ngục tù, nữ liệt sĩ Yu Gwan-sun đã dẫn đầu việc triển khai một phong trào vào năm 1920 nhân dịp kỷ niệm 1 năm bùng nổ Phong trào kháng Nhật 1/3/1919, thể hiện ý chí mạnh mẽ hướng tới độc lập của Tổ quốc. Không đợi được đến ngày được trả tự do, vào ngày 28/9 cùng năm, tức 2 ngày trước khi mãn tù, cô đã ra đi mãi mãi.
서대문형무소역사관은 우리 민족의 아픈 과거를 간직한 서대문형무소의 일제강점기 시절 모습을 복원한 독립운동 관련 역사관이다. 이 곳에는 독립운동가들의 유물과 수형 기록 카드 등이 전시돼 있고, 당시 그들의 옥중 생활을 체험할 수 있는 공간도 마련돼 있다.
Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun là một cơ sở được xây dựng nhằm khôi phục nhà tù Seodaemun chứa đựng lịch sử đau thương của dân tộc Hàn. Những cơ sở trước đây như nhà hàng, cơ sở thể thao và phòng giam nữ bị phá bỏ khi chuyển nhà tù Seodaemun đến thành phố Uiwang (tỉnh Gyeonggid-do) vào năm 1987, đã được khôi phục ở hội trường này một cách sinh động. Bên cạnh đó, ở đây cũng có một không gian cho phép khách tham quan trải nghiệm cuộc sống trong tù của các nhà hoạt động độc lập.
서대문형무소역사관과 인근 독립문 일대에서는 3·1 운동 105주년을 맞이해 오는 3월 1일과 2일 삼일절 기념행사인 ‘서대문, 1919 그날의 함성’이 개최된다. Vào ngày 1/3 hàng năm, một buổi lễ kỷ niệm “Seodaemun, tiếng hò hét vào năm 1919” diễn ra ở Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun, và Cổng Độc lập để tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của những anh hùng liệt sĩ.
3. 제암리 3·1운동 순국 유적지 - Khu di tích tử đạo của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 tại thị trấn Jeam-ri
▲ 경기도 화성시 제암리는 일제가 군사 경찰과 군대를 동원해 독립운동가들을 무자비하게 탄압하고, 잔인하게 학살한 곳이다. 사진은 1919년 4월 15일 제암리·고주리 민간인 학살 사건이 일어난 제암교회 터 근처에 세워진 3·1운동순국기념탑. Đài tưởng niệm tử đạo Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 được lắp đặt tại khu đất của nhà thờ Jeam, nơi xảy ra vụ thảm sát thường dân thị trấn Jeam-ri và Goju-ri vào ngày 15/4/1919. (Ảnh: Trang web Local N culture - 한국문화원연합회 지역N문화)
경기도 화성시에 있는 제암리는 3·1 운동이 한창 전국적으로 확산할 시기에 일제가 주민들을 가장 잔인한 방법으로 탄압한 학살의 현장이다. Thị trấn Jeam-ri ở thành phố Hwaseong (tỉnh Gyeonggi-do) là nơi đế quốc Nhật Bản đã tiến hành cuộc đàn áp và thảm sát một cách dã mãn các nhà hoạt động độc lập, sau khi Phong trào kháng Nhật ngày 1/3 được khởi xướng, và được lan truyền rộng rãi trên khắp cả nước Hàn Quốc.
3·1 운동은 그 날 하루만 일어난 것이 아니다. 한반도 전역을 넘어 일본과 연해주 지역으로 전파되었으며, 1여 년 간 지속되었다. 이에 일제는 경찰과 군대를 동원해 무자비하게 탄압했고, 그 과정에서 제암리·고주리 민간인 학살 사건이 발생했다.
Phong trào kháng Nhật vào ngày 1/3/1919 không phải được triển khai chỉ trong vòng một ngày, mà đã nhanh chóng lan rộng đến Nhật Bản cũng như vùng Primorsky. Trong bối cảnh đó, thực dân Nhật Bản đã bắt đầu huy động cảnh sát quân sự và lực lượng quân đội để Hàn Quốc không thể thực hiện những hoạt động giành lại độc lập, và đáng tiếc vụ thảm sát thương tâm tại thị trấn Jeam-ri và Goju-ri xảy ra trong cùng khoảng thời gian đã cướp đi sinh mạng của những dân thường vô tội.
1919년 4월 15일 일본군은 기독교와 천도교 남자 신자 20여 명을 제암리에 위치한 교회당에 모이게 했다. 이어 교회당의 출입문과 창문을 잠그고 안에 있는 사람들을 총칼로 학살한 뒤 교회당에 불을 질렀다. 이때 불 속에서 뛰쳐나오거나 길에 나왔다가 달아나는 사람에 대해서는 발포하거나 총검으로 찔러 죽이는 만행을 보였다.
Ngày 15/4/1919, lực lượng quân đội Nhật Bản đã bắt 20 tin đồ Thiên Đạo giáo và Kitô giáo tụ đưa đến một nhà thờ nằm ở thị trấn Jeam-ri. Sau đó, lính Nhật đã đóng hết cửa ra vào và cửa sổ, và bắt đầu dùng súng gươm để thảm sát các tin đồ, rồi phóng hỏa đốt nhà thờ. Thậm chí, đối với những người chạy trốn khỏi đám cháy hay bước ra đường rồi bỏ chạy cũng bị các bắt hoặc dùng gươm đâm cho đến chết.
이때 불탄 예배당 터에는 순국 기념탑이 세워지고 그 일대는 제암리 3·1 운동 순국 유적지로 지정됐다. 또 유적지 근처에는 현재는 휴관 중인 제암리 3·1운동 순국기념관이 있으며 국내외 관계자료가 전시되어 2023년 4월까지 국민 교육의 현장으로 활용됐다. 해당 기념관은 사적지 정비 및 신규 시설 건립 과정을 거쳐 오는 4월 '화성시독립운동기념관'으로 재개관될 예정이다.
Sau đó, một đài tưởng niệm tử đạo được xây dựng tại khu đất của nhà thờ bị cháy và được chỉ định là “Khu di tích tử đạo của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 tại thị trấn Jeam-ri”. Ở gần khu di tích này, có một viện bảo tàng về phong trào kháng Nhật diễn ra tại thị trấn Jeam-ri, và nó đã đón khách tham quan đến tháng 4 năm 2023 với nhiều dữ liệu liên quan được thu thập ở cả trong và ngoài nước.
Dự kiến, viện bảo tàng này sẽ mở cửa lại với tên “Viện bảo tàng Phong trào độc lập thành phố Hwaseong” vào tháng 4 năm nay, sau khi tu sửa khu di tích và xây dựng thêm các cơ sở mới.
윤승진 기자 scf2979@korea.kr
Bài viết từ Yoon Seungjin, scf2979@korea.kr
0 Comment: