소비자들이 구매할 식재료와 가공품을 둘러보면서 생산자이자 판매자인 농부들과 교감할 수 있는 도심형 파머스 마켓이 주목받고 있다. 특히 사단법인 농부시장 마르쉐가 운영하는 마르쉐@는 10년이 넘는 시간 동안 공고히 뿌리를 내리며 생산자와 판매자, 소비자가 함께 성장하는 새로운 유형의 시장 문화를 정착시키는 데 앞장서고 있다.
Chợ nông sản đô thị đang thu hút sự chú ý, khi ở đó người tiêu dùng có thể tiêp xúc với các nhà nông trực tiếp trồng trọt và bày bán nguyên liệu, thực phẩm chế biến mà họ muốn mua. Đặc biệt, chợ Marché@, được điều hành bởi Hiệp hội Chợ Nông dân Marché, đã được gầy dựng vững chắc trong hơn 10 năm qua và đang đi đầu trong việc thiết lập một loại hình văn hóa chợ kiểu mới, trong đó người sản xuất, người bán và người tiêu dùng cùng nhau đạt được lợi ích.
2023년 5월, 서울 국립극장 광장에서 열린 ‘아트 인 마르쉐(Art in Marché)’. 이 행사는 사단법인 농부시장 마르쉐가 지난 2021년부터 국립극장과 협업하여 진행해 왔다. Sự kiện “Art in Marché” được tổ chức ở quảng trường Nhà hát Quốc gia Seoul. Sự kiện này đã được Hiệp hội Chợ Nông dân Marché kết hợp với Nhà hát Quốc gia để tổ chức từ năm 2021 đến nay.
봄과 가을이 되면 매월 셋째 주 토요일마다 서울 장충동(獎忠洞)에 위치한 국립극장 본관 앞 광장에서 장을 보는 사람들이 있다. 각종 채소와 먹을거리를 구입한 이들은 장바구니를 안고 앉아 광장 중앙에 마련된 임시 무대에서 펼쳐지는 공연도 즐긴다. 사단법인 농부시장 마르쉐가 국립극장과 협업하여 2021년부터 진행해 오고 있는 ‘아트 인 마르쉐(Art in Marché)’의 풍경이다.
Vào mùa xuân và mùa thu, cứ mỗi thứ bảy của tuần thứ ba hàng tháng, mọi người mua sắm tại quảng trường trước tòa nhà chính của Nhà hát Quốc gia ở Jangchung-dong, Seoul. Người dân mua nhiều loại rau và đồ ăn, họ ngồi ôm làn đi chợ và thưởng thức các tiết mục biểu diễn trên một sân khấu tạm được dựng ở trung tâm quảng trường. Đây chính là khung cảnh thường thấy của chương trình “Art in Marché”, được tổ chức kể từ năm 2021 bởi Hiệp hội Chợ Nông dân Marché phối hợp với Nhà hát Quốc gia.
농부시장 마르쉐는 농부와 요리사, 수공예 작가 등이 참여해 각종 물품을 판매하는 도심형 장터 ‘마르쉐@’를 운영한다. 국립극장뿐 아니라 이 단체의 설립 취지에 공감하는 다양한 브랜드들과 함께 팝업스토어를 열기도 한다. 2019년에는 국립현대미술관 50주년을 기념해 협업 프로그램을 선보이기도 했다.
Hiệp hội Chợ Nông dân Marché điều hành chợ Marché@ - một chợ nông sản đô thị, và là nơi nông dân, đầu bếp và nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tham gia và bán nhiều mặt hàng khác nhau. Ngoài Nhà hát Quốc gia, nhiều thương hiệu khác nhau cũng hứng thú với mục đích thành lập chợ của hiệp hội nên họ tiến hành hợp tác mở các cửa hàng pop-up (cửa hàng bán lẻ được dựng lên tạm thời - chú thích của người dịch). Năm 2019, để kỷ niệm 50 năm thành lập, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia cũng cho ra mắt một chương trình hợp tác với Hiệp hội Chợ Nông dân.
자신이 키운 농작물을 장터에 직접 들고나온 농부는 소비자와 경험을 공유하기에 바쁘고, 소비자는 장바구니를 채우며 연신 질문을 쏟아내느라 여념이 없다. Người nông dân mang nông sản do chính họ trồng ra ra chợ, tất bật chia sẻ kinh nghiệm với người mua, còn người mua vừa chất đầy hàng vào giỏ vừa liên tục hỏi chuyện.
대화와 소통 - Đối thoại và giao tiếp
마르쉐@는 단순히 물건을 사고파는 시장이 아닌, 상인들과 소비자들의 즐거운 대화를 통해 일상에 활력을 줄 수 있는 장소가 되기를 꿈꾼다. Chợ Marché@ mong muốn trở thành nơi mà người bán và người mua có thể làm cuộc sống hàng ngày của họ trở nên sôi nổi hơn thông qua những cuộc trò chuyện thú vị, chứ không đơn thuần chỉ là nơi mua bán hàng hóa.“농부들이 아침에 수확한 채소를 그날 오후에 도심 한복판에서 살 수 있다는 것만으로도 매력 있는 시장이죠. 그래서 그런지 조리 후 음식의 풍미도 다른 것 같아요. 또 덤으로 색다른 조리법이나 재료 보관법 같은 유용한 정보도 얻을 수 있고요.”
“Đây là một kiểu chợ rất hấp dẫn, bởi vào tầm giờ chiều trong ngày, ngay giữa lòng thành phố, mọi người vẫn có thể mua được rau từ các nông dân vừa thu hoạch buổi sáng. Chẳng biết có phải vì thế hay không mà hương vị của món ăn sau khi nấu cũng rất khác biệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được nhiều thông tin hữu ích như các công thức nấu ăn mới lạ hoặc cách bảo quản nguyên liệu.”
종로구에 거주하는 한 주부의 얘기처럼 마르쉐@는 신선도 높은 물건을 거래한다는 이점 외에도 많은 장점이 있다. 단순한 상거래만을 목적으로 하지 않는 이 시장에서는 직거래와 소통을 통해 생산자와 소비자 간에 깊은 유대와 신뢰를 쌓을 수 있다.
Giống như câu chuyện một người nội trợ sống ở Jongno-gu chia sẻ, Marché@ còn nhiều ưu điểm khác, ngoài lợi thế kinh doanh nông sản tươi. Chợ này không chỉ hoạt động với mục đích thương mại mà còn là nơi có thể xây dựng niềm tin và mối liên kết sâu sắc giữa người cung cấp với người tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán trực tiếp và hoạt động tương tác với nhau.
“다양한 플랫폼이 존재하는 세상이지만, 농부의 손으로 소비자들에게 직접 농작물을 건넨다는 행위 자체에 의미가 있습니다. 또한 소비자가 생산자에게 현장에서 질문을 할 수 있다는 점도 이 시장만의 특성이겠죠.”
“Thế giới hiện tại có rất nhiều ứng dụng mua sắm, nhưng việc người nông dân trực tiếp trao nông sản cho người mua thực sự rất có ý nghĩa. Ngoài ra, điểm đặc biệt của chợ này là người mua có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho người sản xuất.”
농부시장 마르쉐의 한 관계자는 마르쉐@의 장점에 대해 이렇게 설명한다. 이 같은 형식의 시장이 비단 소비자에게만 이득이 되는 건 아니다. 생산자 역시 자신이 정성껏 키운 농작물을 고객에게 직접 전달하면서 큰 성취감을 얻기 때문이다.
Một người làm việc cho Hiệp hội Chợ Nông dân Marché giải thích những lợi thế của Marché@ như sau: hình thức chợ này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà người nông dân cũng cảm nhận được thành quả lớn lao của mình khi tận tay trao cho người mua những nông sản mà họ đã tận tụy vun trồng.
“저희는 토종 콩으로 만든 후무스나 비건 소스를 만들어 판매하고 있는데, 이런 곳이 아니라면 소비자와 만날 자리가 없기 때문에 매우 소중한 시간이라고 생각합니다.” 행사에 참가한 한 농부의 얘기다.
Người nông dân tham gia sự kiện cũng chia sẻ rằng: “Chúng tôi làm và bán sốt hummus (sốt đậu gà nghiền nhuyễn - chú thích của người dịch) hoặc các loại sốt chay làm từ đậu nành quê. Tôi nghĩ nếu như không bán ở đây thì chả có nơi nào để chúng tôi có thể gặp gỡ trực tiếp thực khách nữa. Chính vì vậy khoảng thời gian bán hàng ở đây thực sự là quý giá”.
공동체의 가치 - Giá trị cộng đồng
‘아트 인 마르쉐’에서 4인조 모던록 밴드 호아(HOA, 好我)의 공연을 즐기고 있는 방문객들. 아트 인 마르쉐는 마르쉐@와 국립극장이 함께하는 문화 장터이다. Những quan khách đang tận hưởng tiết mục trình diễn của nhóm HOA - nhóm nhạc rock với bốn thành viên tại sự kiện Art in Marché. Trọng tâm của chương trình Art in Marché chính là khu chợ văn hóa nơi chợ Marché@ và Nhà hát Quốc gia cùng phối hợp tổ chức.
마르쉐@는 2012년 10월 서울 혜화동(惠化洞)에서 시작됐다. 장터란 뜻을 가진 프랑스어 ‘마르쉐(marché)’에 장소 앞에 붙는 전치사 ‘at(@)’을 더해 지은 이름은 ‘언제 어디서든 열릴 수 있는 시장’이란 뜻이 담겼다. 당시 서울을 떠날 수 없어 옥상에 텃밭을 만들어 꾸리고 있던 여성 3명이 귀농, 농장 직거래, 자연농 같은 주제로 수다를 떨다가 나온 아이디어가 이 시장의 시작이었다. 이들은 단순히 물건을 사고파는 시장이 아니라 사람, 관계, 대화가 있는 공간을 꿈꾸었다.
Chợ Marché@ được ra mắt vào tháng 10 năm 2012 tại phường Hyehwa, Seoul. Tên này có nguồn gốc từ tiếng Pháp “marché” nghĩa là “chợ” và cụm giới từ “at (@)” được gắn vào trước tên của một địa điểm, mang nghĩa là chợ có thể được tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Lúc đó, có ba người phụ nữ chăm sóc vườn rau trên sân thượng vì không thể rời khỏi Seoul. Họ trò chuyện về các chủ đề như rời phố về quê làm nông, mua nông sản trực tiếp ở vườn và canh tác tự nhiên, rồi từ đó nảy ra ý định mở chợ nông sản. Họ mơ về một không gian có con người, sự giao lưu và các cuộc trò chuyện chứ không chỉ là một khu chợ để mua và bán.
10년이 넘는 세월이 흐른 지금 마르쉐@는 전국의 농부들이 자신의 밭과 부엌에서 정성껏 키우고 만든 먹거리들을 들고나와서 소비자들에게 소개하고 판매하는 꽤나 크고 활기찬 시장으로 성장했다. 출발지인 혜화동에서 열리는 장터는 ‘농부시장’이라는 이름으로 매월 둘째 주 일요일마다 대학로 마로니에공원에서 열리고 있다. 이곳에는 새로운 시장 문화를 즐기고 싶어 하는 젊은이들이 많이 방문한다. 또한 주민들의 일상에 더욱 밀착하기 위해 기획한 ‘채소시장’은 서울 서교동(西橋洞)과 성수동(聖水洞)에서 정기적으로 열린다. 장소에 따라 시장의 분위기와 콘셉트가 달라지지만, 형형색색의 장바구니를 들고 모인 사람들이 자유롭고 진취적인 대화를 이어 가는 모습은 어디나 한결같다.
Bây giờ, hơn 10 năm sau, Marché@ đã phát triển thành một chợ lớn và sôi động, nơi nông dân từ khắp nơi trên đất nước trồng các nông sản với cả tấm lòng rồi đem về nấu ở nhà họ, sau đó mang đến chợ giới thiệu và bán cho người tiêu dùng. Chợ lúc đầu được tổ chức tại Hyehwa-dong với tên gọi là “chợ nông dân” và được tổ chức vào chủ nhật của tuần thứ hai hàng tháng tại công viên Maronier ở khu Daehak-ro. Những bạn trẻ muốn tận hưởng văn hóa chợ kiểu mới đến đây rất nhiều. Ngoài ra, “chợ rau” - mô hình chợ được thiết kế sao cho gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân - được tổ chức thường xuyên tại Seogyo-dong và Seongsu-dong ở Seoul. Bầu không khí và ý tưởng về cách thức tổ chức chợ thay đổi tùy theo nơi tổ chức, nhưng hình ảnh mọi người đến chợ với những chiếc làn đựng muôn màu muôn vẻ, liên tục nói chuyện thoải mái, rôm rả là không đổi.
마르쉐@는 판매하는 물품을 직접 기르고 제작한 생산자가 참여하는 것이 원칙인데, 이는 물품에 대한 충분한 설명이 이루어질 수 있도록 하기 위해서다. Quy định của chợ Marché@ là các nhà nông tham gia phải trực tiếp trồng (và nấu) các sản phẩm đem đến bán, để đảm bảo có thể đưa ra lời giải thích đầy đủ về sản phẩm.
이 단체가 지속적으로 성장해 나갈 수 있었던 데는 다채로운 프로그램도 한몫했다. ‘마르쉐 친구들’이라 불리는 운영진이 기획과 운영을 담당하는데, 이들은 시장의 운영뿐 아니라 다양한 기획을 통해 농업의 진정한 가치를 전달한다. 농작물이 어떻게 농법이나 토양, 주변의 동·식물과 연결되어 있는지를 소개하는 간행물을 발간하고, 각기 다른 방식으로 살아가는 농부들의 농가로 시민들이 여행을 떠나 함께 이야기를 나누는 프로그램을 진행하며, 농부와 요리사, 시민을 연결하는 프로젝트들도 함께 기획하고 진행한다.
Sự đa dạng trong chương trình tổ chức cũng là yếu tố giúp hiệp hội phát triển liên tục. Đội ngũ quản lý, được gọi là “Những người bạn của Marché”, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và vận hành. Họ truyền tải giá trị thực sự của nông nghiệp không chỉ thông qua việc tổ chức chợ, mà còn thông qua các hoạt động khác nhau. Họ xuất bản các ấn phẩm giới thiệu cách trồng trọt hoặc giải thích cây trồng chịu ảnh hưởng gì từ đất và hệ động thực vật xung quanh, thực hiện các chương trình cho người dân đi trải nghiệm tại các nông trại mà chủ đều là những người nông dân với phong cách sinh hoạt khác nhau, sau đó hai bên cùng chia sẻ câu chuyện. Ngoài ra, họ cũng lên kế hoạch và thực hiện các dự án kết nối nông dân, đầu bếp với người dân thành thị.
“우리는 공동체 관계의 장이었던 시장의 본래 모습에 주목합니다. 삶의 토대를 이루는 먹거리를 통해 관계 맺고 대화하면서 단절되어 있던 삶을 다시 ‘연결’합니다. 우리의 다른 삶은 그곳에서부터 시작합니다.”
“Chúng tôi chú ý đến ý nghĩa ban đầu của chợ, đó là nơi diễn ra các mối quan hệ cộng đồng. Thông qua việc mua bán, trao đổi các mặt hàng thực phẩm, chúng tôi trò chuyện, tạo nên sự gắn kết với nhau, “nối” lại cuộc sống từng vắng bóng giao tiếp. Một cuộc sống khác biệt của chúng ta sẽ bắt đầu từ những khu chợ đó.”
농부시장 마르쉐는 2017년 지속가능성 보고서 『말이 씨앗이 되다』를 발간하면서 “마르쉐의 원동력은 ‘연결’이다. 삶의 중심인 먹거리, 먹거리를 둘러싼 생태계, 그리고 그것들에 대한 대화를 통해 도시와 농촌, 사람과 사람이 이어지는 장을 펼친다”라고 밝혔다.
Chợ nông dân Marché@ đã phát hành báo cáo phát triển bền vững năm 2017 với chủ đề: “Lời nói sẽ trở thành hạt giống”, đồng thời khẳng định: “Động lực cho sự phát triển của Marché là “sự kết nối”. Khu chợ giúp kết nối thành thị và nông thôn, con người và con người thông qua các cuộc trò chuyện về thực phẩm- một vấn đề cơ bản của cuộc sống, cũng như hệ sinh thái gắn liền với nó”.
매력적인 프로그램과 디자인 - Chương trình và thiết kế hấp dẫn
마르쉐@를 찾는 사람들은 대부분 장바구니를 비롯해 음료와 음식을 담을 용기까지 준비해 온다. Phần lớn những người khách tìm đến chợ Marché@ đều chuẩn bị từ làn đi chợ đến đồ đựng thức ăn, nước uống.
농부시장 마르쉐가 추구하는 가치는 일정 정도 공감을 얻었다고 할 수 있다. 마르쉐@를 즐겨 찾아오는 사람들은 장바구니는 물론이고, 음료와 음식을 담을 텀블러와 그릇까지 챙겨 온다. “일회용품을 사용하지 않고, 플라스틱 쓰레기를 줄이기 위해 노력하는 태도가 마르쉐@의 가장 큰 장점”이라고 말하는 사람들도 많다. 또한 자신의 소비 행위가 생태계와 어떤 형태로 관련을 맺고 있으며, 어떤 영향을 끼치는지 관심을 기울이는 사람들이 늘어났다.
Có thể nói, những giá trị mà chợ nông dân Marché@ theo đuổi đã nhận được sự đồng cảm nhất định. Những người thích ghé thăm Marché@ không chỉ mang theo làn đi chợ, mà còn cả bình giữ nhiệt và bát để đựng đồ ăn thức uống. Nhiều người nói: “Hành động cố gắng không sử dụng đồ dùng một lần và phấn đấu giảm thiểu rác thải nhựa là ưu điểm lớn nhất của Marché@”. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người để tâm đến việc liệu hành vi tiêu dùng của họ có liên quan và gây ra ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái không.
도심형 파머스 마켓은 대규모 생산으로 인해 불거지는 다양한 문제점들에 대한 고민을 해결하기 위한 대안으로 만들어졌다. 『오래된 미래: 라다크로부터 배우다(Ancient Futures: Learning from Ladakh)』의 저자 헬레나 노르베리 호지가 비영리단체 로컬 퓨처스(Local Futures)를 만들어 활동하는 이유도 이와 같다. 그녀는 지역 경제와 사회의 회복을 위해 지역 중심 농업 체제의 복원이 필요하며, 이를 위해 소규모 농장의 다품종 재배가 권장되고 지역 안에서 소비될 수 있도록 지원해야 한다고 말한 바 있다.
Chợ nông sản đô thị đã trở thành một giải pháp thay thế để giải quyết các vấn đề gây ra bởi hoạt động sản xuất quy mô lớn. Đó cũng là lý do tại sao Helena Norbury Hodge, tác giả của sách “Tương lai cổ đại: Học hỏi từ Ladakh” (Ancient Futures: Learning from Ladakh), thành lập tổ chức phi lợi nhuận Local Futures với cùng nguyên tắc hoạt động. Bà nói rằng cần phải tái khởi động hệ thống nông nghiệp tại địa phương để phục hồi kinh tế và xã hội ở địa phương. Để làm được điều này, cần khuyến khích các trang trại quy mô nhỏ trồng đa dạng nhiều loại nông sản và hỗ trợ tiêu thụ trong khu vực.
하지만 아직도 파머스 마켓을 낯설게 또는 불편하게 여기는 사람들이 많다. 규모가 작은 농가의 다양한 농작물은 여전히 그 가치를 제대로 평가받지 못하는 것이 현실이다. 그래서 전통적 시장의 원형에 가장 가까운 파머스 마켓의 등장과 지속적 성장은 반가운 일이 아닐 수 없다. 다양한 형태의 파머스 마켓이 전국 곳곳에서 열리고 있지만, 아직은 일회성 이벤트로 그치는 경우가 많다. 파머스 마켓의 확산과 지속성을 위해서는 농업 관련 다양한 주제들을 매력적인 프로그램과 디자인으로 전달하려는 노력이 필요하다. 이것이 마르쉐@가 더욱 주목받는 이유다.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thấy chợ nông sản thật lạ lẫm hoặc không thoải mái. Trên thực tế, các loại nông sản đa dạng của các nông trại quy mô nhỏ vẫn chưa được đánh giá đúng như giá trị thực của nó. Do đó, sự xuất hiện và phát triển liên tục của chợ nông sản- mô hình gần nhất với nguyên mẫu của chợ truyền thống, là một điều rất đáng vui mừng. Nhiều mô hình chợ nông sản đa dạng được tổ chức trên khắp đất nước, nhưng phần lớn vẫn là kiểu sự kiện diễn ra không thường xuyên. Để chợ nông sản ngày càng phổ biến và được duy trì lâu dài cần nỗ lực truyền tải các chủ đề đa dạng liên quan đến nông nghiệp thông qua các chương trình và thiết kế hấp dẫn. Đây là lý do tại sao Marché@ đang thu hút nhiều sự chú ý hơn.
한지인(Han Gi-in, 韓芷仁) 브랜딩 컨설턴트
Han Gi-in, Chuyên gia tư vấn thương hiệu
Dịch. Mai Như Nguyệt
0 Comment: