October 24, 2023

한국의 ‘8090 복고열풍’의 비밀 - Bí mật của "Cơn lốc phục cổ 8090" tại Hàn Quốc

Bài viết liên quan

몇 년 전까지만 해도 한국 곳곳에서 ‘7080풍’ 술집을 쉽게 찾을 수 있었다. 숫자만 보면 헷갈릴 수도 있지만 한국에서 ‘7080’이란 1970년대와 1980년대 전성기를 보낸 세대를 일컫는다. ‘7080’식 바에는 중년층 고객들의 발길이 이어졌다. 이곳에는 아바(ABBA)의 서구식 고전 디스코 곡들뿐만 아니라 당시 한국의 히트곡들이 흘러나왔다.

Chỉ cách đây mấy năm, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những quán rượu mang 'Phong cách 7080'. Nếu chỉ nhìn số có thể dễ nhầm lẫn, nhưng ở Hàn Quốc '7080' chỉ các thế hệ đã trải qua thời kỳ hoàng kim của những năm 70 và 80. Khách tuổi trung niên nườm nượp ra vào các quán bar theo phong cách '7080'. Ở những quán bar này không chỉ bật những bài hát disco nổi tiếng một thời của các ban nhạc phương Tây như ABBA mà còn vang lên những bài hit của Hàn Quốc thời bấy giờ.

이런 바의 특징은 한 때 가장 고급스럽고 비싼 곳이었다는 점이다. 이곳을 찾는 고객들은 주로 고소득 직장인이며 자신들과 비슷한 취향을 나누며 기분 좋은 향수를 즐기기 위해 기꺼이 비용을 지불한다.

Đặc trưng chung của các quán bar này là một thời đây đã từng là những nơi cao cấp và đắt tiền nhất. Bởi vậy, các khách tìm đến đây đa phần là những người đã đi làm có thu nhập cao, họ tự nguyện chi tiền để được trò chuyện với những người có sở thích chung với mình và để hồi tưởng lại những ký ức đẹp khi xưa.

그러나 최근 몇 년 사이에 변화가 생기기 시작했다. 7080식 바도 아직 볼 수 있지만 그렇다고 전처럼 많은 곳에 퍼져 있진 않다. 더 큰 특징은 업주들과 미디어 전문가들이 ‘8090’이라는 또 다른 계층에 주목하기 시작했다는 점이다.

Tuy nhiên, trong vòng mấy năm trở lại đây đã bắt đầu có sự thay đổi. Người ta vẫn có thể thấy các quán bar phong cách 7080, nhưng lại không thấy phổ biến ở mọi nơi như trước nữa. Một đặc trưng lớn hơn là các tiểu thương và giới chuyên gia truyền thông đang bắt đầu để ý đến một tầng lớp khác, chính là '8090'.

얼핏 보면 ‘7080’과 ‘8090’ 계층 사이에는 큰 차이점이 없는 것처럼 보인다. 그렇다면 이들 사이에는 어떤 점에서 다른가? Nếu nhìn qua thì sẽ thấy giữa hai tầng lớp '7080' và '8090' không có gì khác biệt lớn. Vậy, giữa hai tầng lớp này có điểm gì khác biệt?

사실 한국에서는 두 계층 사이의 차이점이 매우 두드러진다. 1970년대 한국은 대규모 사회적 경제적 격변기를 겪었다. 그러나 1980년대부터 한국은 아시아의 신흥국가로 떠오르기 시작했다. 1997년 외환위기 전까지는 벤처기업들이 번창했고 1980년대와 1990년대에 성장한 많은 한국인들은 당시에 보낸 유년 시절을 ‘풍요의 시기’로 추억하며 애정을 갖고 있다.

Trên thực tế ở Hàn Quốc, hai tầng lớp này có điểm khác biệt vô cùng rõ rệt. Ở những năm 70, Hàn Quốc đã trải qua thời kỳ biến đổi mang tính kinh tế - xã hội quy mô lớn. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 80, Hàn Quốc bắt đầu nổi lên là quốc gia mới phát triển của Châu Á. Cho đến trước khủng hoảng tài chính năm 1997, các công ty đầu tư mạo hiểm phát triển thịnh vượng và thế hệ những người Hàn Quốc lớn lên trong hai thập niên 80 và 90 luôn nhớ lại thời niên thiếu của mình như một "thời kỳ trù phú".

결정적인 차이는 1980년대와 1990년대 유년기를 보낸 세대가 현재 가장 중요한 30대~50대 그룹을 형성한다는 점이다. 반면 1970년대~1980년대 세대는 점점 은퇴기에 접어들고 있다. 이들은 자기가 받는 연금의 많은 부분을 소비하길 꺼린다.

Khác biệt mang tính quyết định là thế hệ trải qua thời niên thiếu ở những năm 80 và 90 đến nay đã tạo thành nhóm dân số độ tuổi 30~50 có vai trò quan trọng nhất với hiện tại. Ngược lại, thế hệ những năm 70~80 đang dần bước vào giai đoạn nghỉ hưu. Thế hệ này luôn tránh để khỏi phải tiêu nhiều tiền trong phần lương hưu mình nhận được.

아울러, 시장의 주요 고객인 30대~40대 한국인들의 출산 비율이 상대적으로 낮다. 이들은 가족보다 자신을 위해 쓸 수 있는 가처분 소득이 더 많고 소득이 높아 행복한 추억여행을 하기 좋은 최고 고객이 될 수 있다.

Ngoài ra, tỷ lệ sinh sản của những người Hàn Quốc ở lứa tuổi 30~40 - nhóm khách hàng chính của thị trường lại khá thấp. Đây sẽ là nhóm khách hàng tốt nhất bởi họ có thu nhập khả dụng tiêu cho bản thân mình nhiều hơn gia đình và khi thu nhập cao thì họ lại thích những chuyến du lịch đi tìm miền ký ức hạnh phúc.

논란거리는 있지만 이 같은 황금 고객을 겨냥한 미디어 분야의 첫 시도는 2011년에 출시된 영화 ‘써니’였다. 이 작품은 학창시절 절친한 친구였던 여학생들의 이야기를 다뤘으며 흥행도 성공했고 수익도 많이 거뒀다.

Dù có gây tranh cãi, nhưng bước thử đầu tiên của lĩnh vực truyền thông nhắm đến nhóm khách hàng vàng này chính là bộ phim điện ảnh "Sunny" ra mắt khán giả vào năm 2011. Tác phẩm điện ảnh kể về câu chuyện của những nữ sinh đã từng là bạn thân thời còn đi học này đã thành công vang dội và đem về lợi nhuận khổng lồ.

하지만 이 영화는 감성적인 줄거리로 30대-50대 관객층의 호응을 얻은 것은 아니다. 사실 이 작품은 1980년대 옷차림, 가구, 머리모양 등 당시 학창시절의 향수를 잘 이용해서 관객을 사로잡았다. Tuy nhiên, bộ phim này lấy được lòng các khán giả độ tuổi 30~50 không phải vì câu chuyện cảm động. Thực tế, tác phẩm đã biết cách tận dụng mối hoài niệm về thời học sinh ở những năm 80 như thời trang, đồ dùng gia đình, kiểu tóc... để lôi cuốn khán giả.

영화 ‘써니’의 성공으로 이와 유사한 세대를 겨냥한 영화와 TV쇼가 잇따라 만들어졌다. 2012년 ‘응답하라 1997’로 시작된 tvN의 ‘응답하라’ 시리즈도 여기에 포함된다. 당시의 향수를 단순하게 그려낸 작품과 비교할 때 ‘응답하라’ 시리즈는 제목과 동일한 연도가 배경으로 설정됐고 1990년대 후반 상황을 아주 충실하게 재현했다.

Sự thành công của "Sunny" đã kéo theo sự xuất hiện của các tác phẩm điện ảnh và show truyền hình khác nhắm đến các thế hệ tương tự. Series phim truyền hình của Đài tvN "Lời hồi đáp" được bắt đầu bằng "Lời hồi đáp 1997" ra mắt năm 2012 cũng thuộc danh sách đó. Khi so sánh với các tác phẩm đơn thuần gợi nhớ tới thời bấy giờ thì series phim truyền hình "Lời hồi đáp" được đặt vào bối cảnh của năm xuất hiện trong tựa đề phim để tái hiện lại một cách sinh động giai đoạn cuối thập niên 90.

‘응답하라 1994’도 이 포맷을 그대로 따랐다. 하지만 과거의 향수를 다룬 드라마 시리즈 가운데 최근에 가장 성공한 작품은 ‘응답하라 1988’이다. 이 작품은 지난 해 방영 이후 매우 높은 시청률을 기록했다. "Lời hồi đáp 1994" cũng theo y nguyên format này. Tuy nhiên, trong số series phim truyền hình tái hiện lại thời quá khứ, tác phẩm thành công nhất lại chính là "Lời hồi đáp 1988". Sau khi được chiếu trên truyền hình vào năm ngoái, bộ phim này đã đạt dược tỷ suất người xem rất cao.

버라이어티 TV쇼도 ‘8090 문화현상(8090 cultural phenomenon)’에 큰 역할을 했다. 이러한 예로 MBC 장수 예능 프로그램 ‘무한 도전’에서 방송된 소위 ‘K팝의 첫 세대’들인 1990년대 인기 가수 공연을 들 수 있다. Còn rất nhiều chương trình truyền hình thực tế đóng vai trò lớn đối với "Hiện tượng văn hóa 8090 (8090 cultural phenomenon)". Có thể lấy một ví dụ cụ thể là buổi biểu diễn của các ca sĩ nổi tiếng thập niên 90 - hay còn lại là "Thế hệ K-pop đầu tiên' được phát trong trong chương trình truyền hình thực tế của Đài truyền hình MBC "Thử thách cực đại".

터보, 지누션, 엄정화, SES 등 1990년대 인기스타들이 함께 했던 백댄서들과의 무대를 다시 선보이며 과거에 이들과 함께 성장한 팬들에게 기쁨을 안겨줬다. 무한도전의 ‘토토가’는 크게 히트했고 1990년대 스타들의 귀환으로 이어졌다. 1990년대 스타들이 투어길에 올랐고 콘서트는 매진됐다. 일부는 새 앨범을 내자마자 차트 1위에 오르기도 했다.

Các ngôi sao nổi tiếng của thập niên 90 như Turbo, Jinusean, Uhm Jung-hwa, SES... đã xuất hiện trở lại trên sân khấu cùng các màn vũ đạo đã đem lại niềm vui lớn cho những người hâm mộ lớn lên cùng thời điểm với họ. Chương trình "Totoga (Saturday Saturday is a Singer)" của "Thử thách cực đại" đã có sức hút rất lớn, đánh dấu sự trở lại của các ngôi sao thập niên 90. Các ngôi sao thập niên 90 cũng đã lên đường đi công diễn và các buổi biểu diễn của họ luôn hết sạch vé. Một số ngay khi vừa ra album mới đã leo lên vị trí đầu của bảng xếp hạng.

무한도전 ‘토토가’의 영향은 아직도 느껴진다. SBS의 ‘판타스틱 듀오’에서 건재함을 과시한 김건모와 SES의 바다처럼 1990년대 스타들이 다양한 노래경연 예능 프로그램에 출연해 대중을 사로잡았다. Đến nay, ảnh hưởng của "Totoga" vẫn được cảm nhận rõ rệt. Cũng giống như hai ca sĩ Kim Geon Mo và Bada của SES khoe giọng tại chương trình "Fantastic Duo" của Đài truyền hình SBS, rất nhiều ngôi sao của thập niên 90 đã tham gia các chương trình truyền hình thực tế thi hát và lấy được lòng khán giả hâm mộ.

미국의 소설가 피터 드 브리스(Peter de Vries)는 “향수는 결코 과거의 실제 모습과 같지 않다”고 꼬집어 말했다. 이 말은 특히 한국에서 들어맞는 말인 것 같다. 실제로 요즘처럼 한국에서 복고가 높은 인기를 누린 적이 없다. 특히 1980년대~1990년대 유년기를 보낸 세대는 지금처럼 향수를 크게 즐긴 적 없다.

Tiểu thuyết gia người Mỹ Peter de Vries đã từng phê bình: "Ký ức suy cho cùng cũng không giống với hình ảnh thực của quá khứ". Câu nói này đặc biệt có vẻ rất hợp với Hàn Quốc. Trên thực tế, chưa bao giờ phong trào phục cổ lại diễn ra mạnh mẽ tại Hàn Quốc như gần đây. Đặc biệt, thế hệ đã trải qua thời niên thiếu vào những năm 80-90 chưa bao giờ thấy hứng thú với hoài niệm quá khứ như bây giờ.

 

Tác giả: 팀 알퍼(Tim Alper)
영국 출신 팀 알퍼씨는 한국에 살며 작가 겸 자유기고가로 활동하고 있다. Anh Tim Alper là người Anh, sống tại Hàn Quốc và đang hoạt động như một nhà văn kiêm cộng tác viên tự do.
번역 윤소정 코리아넷 기자
Dịch: Phóng viên Korea.net Yoon So Jeong


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: