November 19, 2022

민화, 역신을 쫓고 복을 부른다 - Tranh dân gian, xua đuổi ma quỷ, mang tới hạnh phúc

Bài viết liên quan

이름 없는 화가들이 보는 이의 행복을 기원하며 그렸던 민화는 고된 삶 속에서도 건강하고 긍정적이었던 민중의 심성이 반영된 그림이었다. 본래의 주술적 의미는 쇠퇴했을지 모르나, 민화는 오늘날에도 여전히 많은 사람들을 행복하게 해 준다.

Bức tranh dân gian được vẽ bởi người hoạ sĩ vô danh với mong muốn cầu chúc hạnh phúc cho mọi người phản ánh tính cách của những con người mang bản chất lạc quan và khoẻ khoắn ngay cả trong cuộc sống mưu sinh khó khăn. Mặc dù ý nghĩa huyền diệu ban đầu có thể suy giảm, nhưng ngày nay, tranh dân gian vẫn mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều người.

먼 옛날에도 감염병은 큰 재해였다. 바이러스가 전염병의 원인이라는 과학적 상식이 없었던 시대에는 귀신이 병을 가져온다고 믿었다. 그래서 정월 초하루가 되면 집집마다 대문에 설화 속 용왕의 아들인 처용(處容) 그림을 붙여서 역신을 쫒아내려는 풍속이 생겼다.

Từ xa xưa, bệnh truyền nhiễm đã là một thảm hoạ lớn. Vào thời chưa có kiến thức khoa học lý giải virus chính là nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm, con người tin rằng ma quỷ mang đến bệnh tật cho họ. Vì vậy có phong tục vào ngày mùng Một tháng Giêng, trên cánh cửa mỗi nhà sẽ dán bức tranh vẽ Cheoyong – con trai Long Vương trong những bức tranh dân gian, với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.

이 풍속은 역사상 최초로 한반도에 단일 국가를 이루었던 통일신라시대(676-935)에서도 가장 태평성대를 누렸다는 헌강왕(재위 875∼886) 때로 거슬러 올라간다. 헌강왕이 동해안 울산의 개운포에 놀러갔는데, 대낮인데도 갑자기 하늘에 구름과 안개가 드리워지면서 어두워졌다. 상황을 심상치 않게 여긴 왕이 일관(日官)에게 물으니, “이는 용왕의 조화니, 용왕을 달래야 한다”고 대답했다. 이에 왕이 용왕을 위해 절을 짓겠다고 약속하자, 바로 하늘의 조화가 사라졌다.

Phong tục này có nguồn gốc từ thời vua Heongang (trị vì từ năm 875 đến 886), triều đại thái bình và thịnh vượng nhất trong suốt thời Silla thống nhất (676–935). Vào một lần vua Heongang đi dạo tới ngôi làng Gaeunpo ven biển Donghae (ngày nay thuộc Ulsan), \dù đang buổi ban ngày nhưng đột nhiên trên trời mây đen kéo tới và sương mù giăng khắp lối, đất trời bỗng chốc trở nên tối tăm. Vị vua thấy lạ lùng trước khung cảnh ấy bèn hỏi quan thiên văn, khi ấy ông đã trả lời “Đây là biến quái của Long Vương, chúng ta phải xoa dịu Long Vương”. Sau đó, khi vua hứa sẽ xây cung điện cho Long Vương thì ngay lập tức cảnh tượng đất trời tối tăm cũng biến mất.

용왕은 보답으로 자신의 아들인 처용을 보냈고, 왕은 처용을 혼인시킨 후 벼슬을 내렸다. 그런데 처용 부인의 미모가 문제였다. 역신마저 그녀를 흠모할 정도로 아름다웠던 것이다. 어느 달 밝은 밤에 처용이 밤늦도록 놀다 귀가했을 때 사건이 벌어졌다. 역신과 자신의 부인이 잠자리에 든 장면을 목격한 처용은 “본디 내 것이지만 빼앗은 것을 어찌하리오”라며 용서했다. 처용의 관용에 감동한 역신은 이후 대문 앞에 그림만 붙여놓아도 얼씬도 하지 않았다.

Để báo đáp, Long Vương cử con trai của mình là Cheoyong xuống hạ giới, vua sắp xếp hôn nhân cho Cheoyong và ban chức vị cho chàng. Tuy nhiên, vẻ đẹp của phu nhân Cheoyong đã gây ra vấn đề. Người vợ ấy đẹp đến nỗi ma quỷ cũng phải ngưỡng mộ. Vào một đêm sáng trăng, Cheoyong trở về nhà muộn và tận mắt chứng kiến một con quỷ đang cùng nằm trên giường với người vợ của mình. Ông cất tiếng, “Vốn dĩ nó thuộc về ta, nhưng có kẻ đã cướp đoạt, ta phải làm gì với thứ đó”, nói rồi ông tha thứ cho tên quỷ. Cảm động trước tấm lòng khoan dung ấy, từ đó về sau, ma quỷ chỉ cần thấy hình ảnh của Cheoyong trên cửa sẽ không dám lảng vảng tới nữa.


* “Bình phong bốn tấm với hoa mẫu đơn”, thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.Mực và màu trên lụa. 272 x 122,5 cm (mỗi tấm). Bảo tàng Cố cung Quốc gia Hàn Quốc.Hoa mẫu đơn trong suốt một thời gian dài được coi như biểu tượng của sự giàu sang và phú quý. Như một hoạ tiết nghệ thuật, hoa mẫu đơn cũng tô điểm cho đồ dùng và quần áo. Những bình phong hoa mẫu đơn có 4, 6 hay 8 tấm, dùng để trang trí nhà cửa và thường dùng vào dịp hôn lễ.


최초의 민화 - Nguồn gốc tranh dân gian
이 설화는 두 가지 점에서 우리에게 흥미로운 정보를 제공한다. 첫째, 일반 백성들에게까지 널리 퍼졌다는 점에서 처용문배는 기록상 최초로 확인되는 민화라는 점이다. 민화의 시작을 선사 시대 바위 그림까지 거슬러 올라갈 수도 있지만, 기록상으로는 처용문배가 처음이다. 둘째, 처용이 역신을 쫓는 방식이다. 무섭거나 괴기스러운 모습으로 공포를 일으키는 것이 아니라 너그러운 아량으로 귀신을 감동시켜 쫓아냈다. 신라인의 역설적 발상이 아닐 수 없다.

Câu chuyện thần thoại này đem đến cho chúng ta hai điều thú vị. Thứ nhất, Môn thần Cheoyong là bức tranh dân gian đầu tiên được ghi chép lại trong lịch sử và được truyền bá rộng rãi trong dân chúng. Mặc dù sự khởi đầu của minhwa, tranh dân gian, có thể bắt nguồn từ những bức tranh trên hang đá thời tiền sử, nhưng bức hoạ Môn thần Cheoyong là bức tranh đầu tiên được ghi chép lại. Thứ hai, cách mà Cheoyong xua đuổi tà ma. Không phải gây ra nỗi sợ hãi bằng vẻ ngoài đáng sợ hay kỳ dị, Cheoyong đã xua đuổi ma quỷ bằng cách làm nó cảm động trước sự rộng lượng của mình. Đó chắc chắn là lý tưởng nghịch lý của người Silla.

조선 시대(1392~1910)에는 처용문배와 더불어 용호문배도(龍虎門排圖)의 풍속이 유행했다. 정월 초하루에 대문 한쪽에는 용을, 다른 한쪽에는 호랑이를 그려 붙이는 이 세시풍속은 벽사 기능만 하던 처용문배에 길상의 기능을 추가한 것이다. 인간에게 해로운 귀신은 호랑이가 쫒아내고, 인간에게 이로운 귀신은 용이 들여보낸다. 즉 호랑이 그림은 벽사 기능을 하고, 용 그림은 길상 기능을 한다. 이 둘은 같은 목적을 위한 다른 표현이다. 둘 다 가정의 평안과 행복을 유지하기 위한 주술적 수단이다.

Vào thời đại Joseon (1392–1910), phong tục Môn thần Long Hổ cũng khá phổ biến cùng với Môn thần Cheoyong. Vào ngày đầu tiên của năm mới, một bên cửa sẽ gắn hình Rồng và bên còn lại sẽ gắn hình Hổ, cùng với Môn thần Cheoyong – có chức năng xua đuổi tà ma, phong tục Môn thần Long Hổ sẽ có tác dụng cầu mong sự cát tường. Hổ sẽ đánh đuổi những linh hồn ma quỷ gây hại cho con người, và Rồng sẽ mang tới may mắn, hạnh phúc. Nghĩa là, bức tranh Hổ có chức năng trừ tà, kết hợp với bức tranh Rồng có nhiệm vụ cầu may. Dù chức năng biểu hiện khác nhau, nhưng hai linh vật này gần như cùng chung một mục đích. Cả hai đều là những phương tiện thần kỳ để cầu mong và duy trì bình an, hạnh phúc cho gia đình.


“Chaekgeori”. Thế kỷ 19. Mực và màu trên giấy. 45,3 x 32,3 cm. Bộ sưu tập tư nhân.Bức tranh Chaekgeori có đặc trưng tràn ngập các biểu tượng tốt lành. Sách tượng trưng cho thành công; quả dưa hấu, nhiều con trai; quả đào, trường thọ; và hoa sen nở, hạnh phúc.


상징적 이미지 - Hình ảnh tượng trưng
상업의 발달과 함께 그림의 수요도 사회 여러 계층으로 확산되었던 19세기에 민화는 다양하게 발전했다. 모티프가 대폭 늘어나고 그 표현도 다채로워졌다. 무엇보다도 이미지를 통해 행복을 기원했다는 점이 특기할 만하다. 일본 동지사대학의 기시 후미가츠(岸文和) 교수가 한국의 민화를 ‘행복화’로 부르자고 제안한 것도 그런 특징에 주목한 것이다.

Vào thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của thương mại, nhu cầu về tranh đã mở rộng ra nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Khi đó, tranh dân gian cũng phát triển đa dạng hơn. Các loại motif tranh dân gian tăng lên, cùng với đó cách biểu hiện cũng đa chiều hơn. Nhưng trên tất cả, điều đặc biệt đáng nói, là con người thể hiện mong muốn hạnh phúc qua những bức tranh. Vì vậy, giáo sư Fumikazu Kishi của trường Đại học Doshisha Nhật Bản chú ý đến đặc trưng này và đã đề xuất đặt tên cho những bức tranh dân gian là “tranh hạnh phúc” (haengbokhwa).

하지만 조선 시대 민화만 행복을 염원하지는 않았다. 중국을 비롯한 일본, 베트남 등 한자 문화권인 동아시아 여러 국가들의 그림들 모두 행복을 추구했다. 복을 부르고, 출세를 기원하고, 오래 살기를 바라는 마음이 이미지 속에 담겨 있다. 이를 테면 모란• 연꽃•용•봉황•박쥐 등은 행복을 상징하고, 수박•석류•포도•연밥 등은 다남자(多男子)를 의미한다. 맨드라미•공작 꼬리•책•잉어 등에는 출세의 염원이 투영되어 있으며, 대나무•학•해•달•거북•사슴•불로초 등은 장수를 나타낸다. 이런 특색은 행복은 물론이거니와 사랑, 공포, 죽음 등 모든 정서를 포괄하는 서양화와 차별된다.

Tuy nhiên, không chỉ những bức tranh dân gian thời Joseon thể hiện mong muốn hạnh phúc. Tranh dân gian của các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đều thể hiện khát vọng mưu cầu hạnh phúc. Những bức tranh chứa đựng lời cầu bình an, cầu thành công và mong muốn sống lâu. Ví dụ nếu hoa mẫu đơn, hoa sen, rồng, phượng hoàng và con dơi tượng trưng cho hạnh phúc thì dưa hấu, lựu, nho, hạt sen lại mang ý nghĩa đông con trai nối dõi. Nếu như hoa mào gà, đuôi công, sách và cá chép thể hiện ước muốn thành công, thì tre, hạc, mặt trăng, mặt trời, rùa, hươu và cỏ trường sinh là tượng trưng cho sự trường thọ. Đặc điểm này khác biệt hoàn toàn với hội hoạ phương Tây – vốn bao hàm tất cả các cung bậc cảm xúc từ tình yêu, nỗi sợ hãi, cái chết và cả hạnh phúc.

모란꽃이 부귀한 사람을 상징하게 된 것은 북송 시대 성리학자 주돈이(周敦頤)가 쓴 「애연설(愛蓮說)」에서 비롯된다. 그는 이 글에서 모란을 부귀한 사람이라고 규정하는 한편 국화는 은자(隱者), 연꽃은 군자(君子)에 비유했다. 그런데 조선 시대에는 모란의 이런 상징성을 그대로 받아들이기 어려웠다. 조선의 선비들이 숭앙했던 공자가 “거친 밥을 먹고 물을 마시며 팔을 굽혀 베더라도 낙은 또한 그 가운데 있으니, 의롭지 않은 부귀함은 나에게 있어서 뜬구름과 같으니라”(『논어』 ‘술이’ 편)라고 말했기 때문이다. 그런 까닭에 선비들은 세속적인 부귀영화를 운운하는 것을 부끄럽게 여겼다.

Hoa mẫu đơn đã trở thành biểu tượng của sự giàu sang bắt nguồn từ bài thơ “Ái Liên thuyết ”của Chu Đôn Di, triết gia Tân Khổng giáo đời Tống. Trong bài thơ này, hoa mẫu đơn là hình ảnh ước lệ của người giàu sang phú quý, hoa cúc là ẩn sĩ và hoa sen được so sánh với hình ảnh người quân tử. Tuy nhiên, vào thời đại Joseon rất khó để có thể chấp nhận hình ảnh tượng trưng này của hoa mẫu đơn. Bởi Khổng Tử, người được những học giả thời Joseon tôn sùng, đã nói rằng “Ăn cơm gạo thô, uống nước lã, khi ngủ co cánh tay mà gối đầu, niềm vui cũng ở trong đó rồi. Còn như dùng phương pháp không chính đáng để đạt được giàu có và phú quý, ta coi như đám mây trôi vậy” (“Luận Ngữ”, Thiên Thuật Nhi). Vì vậy, những học giả này cảm thấy xấu hổ khi bàn về sự vinh hoa phú quý phàm tục.


“Rồng và Hổ” (một phần). Thế kỷ 19. Mực và màu trên giấy. 98,5 × 59 cm (mỗi tấm). Bộ sưu tập tư nhânRồng thường được tin rằng có thể đuổi ma quỷ. Trong Phật giáo, nó được coi là người bảo vệ đạo pháp, hay luật và trật tự vũ trụ. Vì vậy, rồng trở thành họa tiết trang trí phổ biến trong nghệ thuật đền chùa. Đây là một phần của tác phẩm gồm hai tấm, tấm còn lại có hình một con hổ. Những con thú trông thú vị hơn là hung dữ.


유교적 덕목 - Đức hạnh của Nho giáo
19세기에는 상황이 뒤바뀌었다. 모란도가 가장 인기를 끄는 꽃그림으로 급부상한 것이다. 집 안에 모란도 병풍을 세워 가정을 행복의 공간으로 꾸몄고, 잔치 때에도 모란도 병풍을 둘러 그 행사를 빛냈다. 이는 임진왜란부터 병자호란까지 네 차례 전쟁을 겪으면서 선비들의 인식이 현실적으로 바뀐 탓이라고 보인다. 근엄한 유교의 덕목을 중시하고 철학적인 논쟁에 집착하던 이들이 현실적인 욕망에 눈뜨게 되었다. 뒤늦게 ‘행복의 잔치'에 참여한 조선 사회는 다른 동아시아 나라들보다 더욱 강렬하게 행복을 염원하게 됐다.

Vào thế kỷ 19, mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Bức tranh hoa mẫu đơn bất ngờ trở nên được yêu thích. Trong nhà, bức bình phong hoa mẫu đơn được dựng lên để trang trí không gian gia đình hạnh phúc; trong bữa tiệc, những bức bình phong mẫu đơn bao quanh làm bừng sáng sự kiện. Điều này là do nhận thức của các học giả đã thay đổi theo hướng thực tế sau khi trải qua bốn cuộc chiến tranh từ chiến tranh Joseon–Nhật Bản (1592–1598) tới cuộc chiến tranh xâm lược của Mãn Châu (1627, 1636–1637). Những người tôn trọng tiết hạnh nghiêm khắc của Nho giáo và coi trọng lý lẽ triết học đã mở mắt trước những mong muốn thực tế. Xã hội Joseon tham gia muộn màng vào “Lễ hội hạnh phúc” nên càng khao khát hạnh phúc hơn những quốc gia Đông Á khác.

하지만 민화가 유교 이념에서 완전히 자유로울 수는 없었다. 그래서 유교 윤리의 테두리 속에서 행복을 염원하는 양상을 보였다. 민화를 통해서 추구했던 길상적 욕망조차 유교의 형식에 기대어 풀어가는 이중성을 띠었다. 대표적인 예가 문자도다. 동아시아 다른 국가들에서는 행복, 출세, 장수를 의미하는 문자를 내세운 길상 문자도가 유행했지만, 조선에서만 유독 ‘효제충신예의염치(孝悌忠信禮義廉恥)’라는 유교 이념을 계속 중시했다.

Tuy nhiên tranh dân gian cũng không thể hoàn toàn thoát khỏi hệ tư tưởng Nho giáo. Vì thế trong khuôn khổ đạo lý Nho giáo, họ đã thể hiện hình ảnh về ước muốn hạnh phúc bằng nhiều cách khác nhau. Ngay cả trong những mong ước may mắn mà tranh dân gian theo đuổi cũng mang tính hai mặt của Nho giáo. Một ví dụ điển hình là bức tranh thư phápVăn tự đồ (munjado). Ở những quốc gia Đông Á, những bức tranh thư pháp mang nghĩa may mắn như Hạnh Phúc, Thành Công, Trường Thọ… luôn được ưa thích. Thế nhưng, chỉ có ở thời đại Joseon “Hiếu Đễ Trung Tín Lễ Nghĩa Liêm Sỉ” là những ý niệm Nho giáo liên tục được xem trọng.

시간이 흐르면서 문자 안에 담은 유교적 이상은 점차 약화되었고, 대신 꽃과 새의 도상들이 그 자리를 차지했다. 외형은 관습적 이념을 지향하는 듯했으나, 내면에는 행복을 염원하는 이미지들이 화려하게 꽃을 피우는 기묘한 현상이 벌어진 셈이다. 이에 따라 유교 문자도는 윤리가 욕망을 억압하는 기제가 아니라 행복의 욕망을 푸는 토대 역할을 하는 매우 독특한 의미를 갖게 되었다.

Thời gian trôi đi, lý tưởng Nho giáo chứa đựng trong thư pháp dần dần suy giảm, thay vào đó, biểu tượng Hoa và Chim được thay thế. Bề ngoài nó dường như hướng đến một ý thức hệ phong tục, nhưng bên trong, thật kỳ lạ, nó lại chất chứa hình ảnh mong ước hạnh phúc đang nở rộ. Do đó, những bức tranh chữ Nho giáo đã mang đến một ý nghĩa độc đáo, đạo lý không phải là một cơ chế để kỳm hãm dục vọng, mà nó là cơ sở để đáp ứng những khát vọng hạnh phúc.

명랑한 정서 - Cảm giác vui tươi
행복을 염원하는 한국 민화는 밝은 색채와 해학이 넘치는 명랑한 정서로 표현됐다. 그림에 담긴 뜻뿐만 아니라 밝고 가벼운 이미지 자체가 보는 사람을 행복하게 한다. Những bức tranh dân gian Hàn Quốc cầu mong hạnh phúc được thể hiện bằng những gam màu tươi sáng và những cung bậc cảm xúc tươi vui đầy hài hước. Không chỉ ý nghĩa chứa đựng trong bức tranh, mà bản thân hình ảnh nhẹ nhàng, tươi sáng đã có thể khiến người xem cảm thấy hạnh phúc.

19세기 후반 조선 사회는 정치적, 경제적으로 매우 어려운 시기로 접어들었다. 러시아, 미국, 영국, 프랑스 등 서구 열강들이 한반도를 넘보면서 조선은 점차 망국의 길을 걸었고, 급기야 일본의 식민 지배를 받게 되었다. 그런데 이 시기의 민화에서도 어두운 그림자는 찾아볼 수 없다. 오히려 명랑하고 쾌활하다. 긍정적인 마음으로 고난과 역경을 극복하고자 했던 당시 사람들의 마음을 느낄 수 있다. ‘암울한 역사 속의 명랑한 그림’이었다.

Nửa sau thế kỷ 19, xã hội Joseon bước vào thời kỳ rất khó khăn về chính trị và kinh tế. Những cường quốc như Nga, Mỹ, Anh, Pháp… dòm ngó bán đảo Hàn, và cuối cùng Joseon rơi vào tay Nhật Bản. Tuy nhiên trong tranh dân gian của thời kỳ này vẫn không tìm thấy sự u ám nào. Ngược lại là sự vui tươi và phấn khởi. Bạn có thể cảm nhận được tâm hồn của những người vượt qua nghịch cảnh với tinh thần lạc quan. Đó được gọi là “những bức tranh tươi vui trong lịch sử u tối”.

놀랍게도 요즘 조선 시대 민화가 복고풍을 타고 다시 유행하고 있다. 주부들의 취미생활로 시작된 민화 그리기는 이제 어엿한 현대 미술의 한 장르로 발돋움하고 있다. 민화 작가들이 급증하고 현대 민화가 다양하게 발전하면서 또 다른 전성기를 맞이하고 있다. 이런 붐을 일으킨 계기가 여러 가지 있겠지만, 가장 큰 이유는 민화가 우리에게 행복을 준다는 인식 때문일 것이다. 물론 주술적 믿음에서 비롯된 것이지만, 밝고 명랑한 이미지는 그 자체로 사람들에게 건강한 에너지를 전해준다. 늘 우리에게 긍정의 힘을 제공하는 것 – 이것이 민화가 지닌 가장 아름다운 덕목이다.

Điều đáng ngạc nhiên là gần đây, những bức tranh dân gian thời Joseon hoài cổ trở nên thịnh hành. Tranh dân gian bắt đầu xuất phát từ sở thích sinh hoạt của các bà nội trợ nhưng sau này lại tiếp tục nổi lên như một thể loại mỹ thuật hiện đại. Những tác giả tranh dân gian ngày càng tăng, tranh dân gian hiện đại phát triển theo hướng đa dạng và chuẩn bị đón nhận một thời kỳ vàng son mới. Có nhiều lý do cho sự bùng nổ này, tuy nhiên, lý do lớn nhất là do nhận thức tranh dân gian mang lại cho chúng ta hạnh phúc. Tất nhiên nó xuất phát từ niềm tin vào bùa chú, nhưng hình ảnh tươi sáng và vui vẻ, tự nó đã truyền năng lượng khoẻ khoắn cho mọi người. Luôn cung cấp cho chúng ta sức mạnh của sự tích cực – đây chính là đặc tính cao đẹp nhất của tranh dân gian.

건축가 조자용의 민화 운동 - Cuộc đời dành cho Minhwa của kiến trúc sư Zo Za-yong
민화와 함께 기억되는 이름이 있다. 조자용(Zo Za-yong 趙子庸 1926∼2000) – ‘Mr. Tiger’로도 불렸던 그는 최초로 한국의 민화를 본격적으로 모으고 연구하고 세상에 알린 사람이다. 미국의 유수한 대학에서 건축과 토목공학을 공부하고 돌아온 그의 인생이 어느 날 인사동 골동품 가게에서 만난 호랑이 그림 한 장으로 인해 아무도 예측하지 못한 길로 들어섰다.

Có một tên tuổi gắn liền với tranh dân gian Hàn Quốc. Đó chính là Zo Za-yong (1926–2000) hay còn được biết với tên gọi “Mr. Tiger”. Ông là người đầu tiên chính thức sưu tập, nghiên cứu và quảng bá minhwa, tranh dân gian của Hàn Quốc, ra thế giới. Qua dịp tình cờ thấy hình vẽ một con hổ trên giấy ở cửa hàng đồ cổ ở phố Insadong, không ai ngờ cuộc đời Zo Za-yong, người học ngành kiến trúc và kỹ thuật xây dựng dân dụng trở về từ một trường đại học danh tiếng của Mỹ, đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.


Zo Za-yong, người từng theo học ngành xây dựng và kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Mỹ, là một kiến trúc sư có nhiều công trình xuất sắc khi bén duyên với bức tranh vẽ hổ của một nghệ sĩ vô danh. Ông đã dành phần đời còn lại của mình để khám phá nghệ thuật dân gian Hàn Quốc.

조자용의 학력이나 이력을 보면, 그가 어떻게 민화에 관심을 가지게 되었는지 갸우뚱해진다. 그는 1947년 미국 유학을 떠나 밴더빌트대에서 토목공학을 공부했고, 하버드대 대학원에서 건축공학으로 석사 학위를 취득한 건축학도였다. Khi nhìn vào học vấn hay lý lịch của Zo Za-yong, người ta sẽ nhíu mày tự hỏi làm thế nào ông lại quan tâm đến tranh dân gian. Năm 1947, Zo Za-yong đến Mỹ theo học ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Trường Đại học Vanderbilt, sau đó lấy bằng Thạc sĩ trở thành Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật kiến trúc của Trường Đại học Harvard.

1954년 전쟁으로 폐허가 된 한국에 돌아온 그는 유엔한국재건단(UNKRA)이 추진하던 문경 시멘트공장 건설에 참여하는 등 여러 건축 사업을 벌이면서 성공과 실패를 거듭했다. 그러던 중 범어사 일주문을 보고 신선한 충격을 받게 되었는데, 네 개의 돌기둥을 한 줄로 세워서 무거운 지붕을 안정적으로 지탱하는 구조에 놀란 것이다. 이를 계기로 그는 틈틈이 한국의 전통 건축을 찾아서 전국을 답사했고, 전통 건축의 부재인 기와 수집에도 열중했다.

Năm 1954, trở về Hàn Quốc và thực hiện nhiều dự án phục hồi đất nước từ đống tro tàn của chiến tranh như tham gia công trình xây dựng nhà máy xi-măng Mungyeong do Cơ quan Tái thiết Hàn Quốc của Liên Hiệp Quốc (UNKRA) tiến hành, ông đã gặt hái nhiều điều từ thành công cho đến những va vấp. Trong quá trình đó, khi nhìn thấy cổng Iljumun của đền Beomeosa, ông vô cùng ấn tượng và ngạc nhiên trước cấu trúc bệ đỡ vững chắc cho mái nhà đồ sộ bằng bốn cột đá dựng thẳng hàng. Điều này đã truyền cảm hứng cho các chuyến ngao du khắp đất nước khi rảnh rỗi của ông để tìm hiểu các kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc, và ông cũng miệt mài sưu tầm gạch ngói – vật liệu tiêu biểu trong kiến trúc truyền thống Hàn Quốc.


“Chim Ác là và Hổ”, cuối thế kỷ 19. Mực và màu trên giấy khổ 91,5 x 54,5 cm. Leeum, Bảo tàng Nghệ thuật Samsung. Đây là bức tranh khiến Zo Za-yong mê mẩn,và thay đổi cuộc đời ông. Chú hổ này đã truyền cảm hứng tạo ra Hodori, linh vật của Thế vận hội Olympic Seoul 1988.


“Tranh gấp tám tấm về Núi Geumgang”(một phần). Không rõ thời gian. Mực và màu trên giấy. Khổ 59,3 × 33,4 cm (mỗi tấm). Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc.Nghệ thuật dân gian, qua tranh gấp về Núi Geumgang (Núi Kim Cương), phản ánh phong cách độc đáo của bức tranh phong cảnh “tả thực” (chân cảnh sơn thủy họa - jingyeong sansuhwa) do Jeong Seon (1676-1759), một nghệ sĩ cung đình của triều đại Joseon khởi xướng. Tấm này mô tả Guryong Pokpo (Thác Chín Rồng).


까치호랑이 - Chim Ác là và Hổ
1967년 우연히 인사동 골동품상에서 떡살을 구입했는데, 이때 물건을 포장했던 종이 한 장이 그의 운명을 뒤바꿨다. 이 포장지에 인쇄된 민화 <까치호랑이>의 매력에 푹 빠져 민화를 연구하기 시작한 것이다. 마치 피카소의 그림을 연상케 할 만큼 현대적인 데다가 맹수인 호랑이를 친근하고 바보스럽게 표현한 점이 그의 마음을 사로잡았다. 오늘날 이 그림은 한국 민화를 대표하는 작품이 되었으며, 1988년 서울올림픽 마스코트 호돌이의 모태가 되었다. 그는 이 그림을 통해서 산신도의 호랑이에 주목하게 되고, 다시 그 그림이 민간신앙과 관련됨을 깨닫게 되었다.

Vào năm 1967, trong dịp tình cờ mua bánh gạo tại một cửa hàng đồ cổ ở khu phố Insadong, chính tờ giấy gói bánh đã làm thay đổi hẳn số phận cuộc đời ông. Hoàn toàn bị lôi cuốn bởi bức tranh dân gian “Chim Ác là và Hổ” (Kkachi & Horangi) in trên giấy gói, ông bắt đầu tiến hành nghiên cứu mảng nghệ thuật này. Bức tranh làm ông liên tưởng đến tranh của danh hoạ Picasso, bởi vừa có nét hiện đại, thêm vào đó, biểu cảm vừa thân thiện vừa ngốc nghếch của mãnh hổ đã làm ông say đắm. Ngày nay, bức tranh trở thành tác phẩm tiêu biểu cho dòng tranh dân gian Hàn Quốc và là nguồn cảm hứng tạo ra Hodori, linh vật của Thế vận hội Seoul 1988. Từ bức tranh này, ông để mắt đến hổ trong tranh Sơn Thần Đồ (Sansindo) và lần nữa nghiệm ra bức tranh có liên quan đến tín ngưỡng dân gian.

<까치호랑이> 다음으로 그에게 충격을 준 민화는 <금강산도>다. 그는 이 그림에서 한민족의 우주관과 독창적인 한국화의 양식을 발견했다. 풍경을 사실적으로 묘사하는 데 주력하지 않고 하늘을 찌를 듯한 기세로 일만 이천 봉우리들을 표현한 이 그림이 우주 창조의 형상을 담았다고 보았다. 실경 너머의 민화 정신과 애니미즘을 통찰한 것이다.

Ngoài “Chim Ác là và Hổ”, bức tranh dân gian tiếp theo gây ấn tượng mạnh mẽ cho Zo Za-yong là “Kim Cang Sơn Đồ” (Geumgangsando). Trong bức tranh này, ông đã khám phá ra vũ trụ quan và phong cách độc đáo của hội họa Hàn Quốc. Thay vì chú trọng miêu tả phong cảnh thực, bức tranh vẽ mười hai nghìn đỉnh núi sừng sững chọc trời, chứa đựng triết lý sáng tạo vũ trụ. Qua đó, giúp ông hiểu thấu tinh thần bên trong của tranh dân gian từ thực cảnh bên ngoài cũng như lĩnh hội về thuyết Vật linh.


실용 회화 - Hội họa thực tế
이후 그는 민화의 가치와 아름다움을 국내외에 널리 알리는 활동에 온 힘을 기울였다. 국내 17회, 국외 12회의 민화 전시회를 기획하고 열었다. 특히 미국 유학의 경험을 살려 미국과 일본에서 전시회를 열고 강연한 일은 주목할 만하다. <금강산에서 온 보물들>(1976, 하와이대학 동서문화센터), (1980, 시애틀 와싱톤대학시립박물관), (1981, 오클랜드시립미술관), (1980, LA La Jolla 민예관), (1982, LA 민예관) 등 전시회 제목들을 보면 그가 우리 민화의 어떤 점을 해외에 널리 알리려고 했는지 드러난다. 아울러 그는 관련 저서와 도록 발간에도 힘썼으며, 국문뿐만 아니라 영문과 일문으로도 발간했다.

Từ đó, ông dành hết tâm huyết cho việc quảng bá giá trị và vẻ đẹp của tranh dân gian khắp trong và ngoài nước. Ông lên kế hoạch và đã tổ chức 17 cuộc trưng bày tranh dân gian ở Hàn Quốc và 12 triển lãm ở nước ngoài. Một điều đáng chú ý, tận dụng kinh nghiệm học tập tại Hoa Kỳ, ông đã tổ chức triển lãm cũng như thuyết trình tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các triển lãm như “Bảo vật từ núi Geumgang” (Treasures from Mt. Geumgang, năm 1976, Trung tâm Văn hóa Đông Tây, Đại học Hawaii), “Tinh thần của Hổ” (Spirit of Tiger, năm 1980, Bảo tàng Thành phố Đại học Washington, Seattle), “Thanh Long Bạch Hổ” (Blue Dragon and White Tiger, 1980, Bảo tàng Thành phố Auckland), “Con mắt của Hổ” (The Eye of Tiger, năm 1980, Phòng trưng bày Tranh nghệ thuật dân gian La Jolla, Los Angeles) và “Người canh giữ Hạnh phúc” (Guardians of Happiness, năm 1982, Phòng trưng bày Tranh nghệ thuật dân gian Los Angeles) đã cho thấy những nỗ lực quảng bá tranh dân gian Hàn Quốc ra nước ngoài của ông. Ngoài ra, ông còn dồn tâm sức trong việc xuất bản sách và tuyển tập tranh không chỉ bằng tiếng Hàn, mà còn bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.

조자용은 민화를 인간 본연의 존재를 다룬 그림으로 보았다. 사회구조적인 개념의 틀로 규정되는 것이 아닌 인간 본래의 삶과 심성에 관련된 그림이란 넓은 의미로 보았던 것이다. 아울러 그가 설정한 민화의 범주에는 장식, 기록, 의례 등 실용적인 목적으로 제작된 궁중 회화, 불화와 무속화와 같은 종교화까지 포함돼 있다. 그가 규정한 민화의 개념은 영국의 공예가 윌리엄 모리스의 ‘The Art of People’이나 야나기 무네요시의 민화 개념과는 다른데, 순수 회화의 상대적 개념인 실용 회화를 가리킨다. 그는 민화의 의미를 확장함으로써 민화의 위상을 세우고 높이는 데 힘썼다. 그러나 한편으로는 수요층에 따라 민화와 궁중 회화를 구분해서 보는 한국미술사학계의 의견과 개념상 일치하지 않아 논란의 여지를 남기기도 했다.

Tranh dân gian, theo Zo Za-yong, là những bức vẽ thể hiện bản chất tự nhiên của nhân gian. Nó được nhìn nhận theo nghĩa rộng, là những bức tranh liên quan đến cuộc sống và tâm lý vốn có của con người, chứ không bó buộc trong khuôn khổ khái niệm cấu trúc xã hội. Ngoài ra, phạm trù tranh dân gian theo ông định nghĩa bao gồm cả tranh tôn giáo như tranh cung đình, tranh Phật giáo, tranh tế lễ, được chế tác cho các mục đích sử dụng thực tiễn như trang trí, ghi chép, nghi lễ... Khái niệm tranh dân gian của Zo Za-yong đề cập đến hội họa thực tế – một phạm trù tương đối của hội họa thuần túy, khác với quan điểm “Nghệ thuật của con người – The Art of People” của nghệ nhân người Anh William Morris hay định nghĩa của Yanagi Muneyoshi, nhà phê bình nghệ thuật Nhật Bản và người sáng lập phong trào thủ công dân gian (mingei). Ông đã cố gắng tạo dựng và nâng cao vị thế của tranh dân gian qua việc mở rộng phạm trù ý nghĩa loại hình nghệ thuật này. Nhưng mặt khác, phạm trù tranh dân gian của Zo Za-yong cũng dấy lên nhiều tranh luận do bất đồng với ý kiến và quan điểm của giới sử gia Mỹ thuật Hàn Quốc vốn chia tranh dân gian và hội họa cung đình thành hai thể loại riêng biệt theo tầng lớp tiêu thụ.


삼신사상 - Tư tưởng Tam Thần
<까치호랑이>에서 시작된 민화에 대한 그의 관심과 사랑은 민화 전체로 확대되고 민화의 정신에 대한 깊은 성찰로 이어졌다. 그는 민화를 통해서 한국 미술의 원류를 탐색했고, 기층 문화에 흐르고 있는 한국적 정신 세계의 바탕을 찾았는데 궁극적으로 그것은 샤머니즘인 삼신사상(三神思想)이란 결론에 이르렀다. 한국 문화의 원형을 찾아가는 역정(歷程)을 그는 이렇게 정리했다.

Mối quan tâm và tình yêu đối với tranh dân gian của ông khởi phát từ bức “Chim Ác là và Hổ”, rồi mở rộng ra toàn bộ thể loại tranh dân gian, tiếp đến được thể hiện qua sự nghiền ngẫm sâu hơn về tinh thần tranh dân gian. Thông qua tranh dân gian, ông khám phá ra gốc rễ của mỹ thuật Hàn Quốc, và cuối cùng tìm ra nền tảng thế giới tâm linh Hàn Quốc trong các cơ tầng văn hóa chính là tư tưởng Tam thần của Shaman giáo. Ông đã tóm tắt hành trình tìm về cội nguồn văn hóa Hàn Quốc như sau.

“도깨비를 찾고, 호랑이를 찾고, 산신령을 찾고, 거북이를 찾아 헤매는 과정에서 희미하게나마 내 생부모 문화가 드러나기 시작했다. 바로 별명으로 불러야 할 민문화(民文化) 속에서 내 민족 문화의 모태를 찾게 된 것이다. … 이를 찾노라 쉼 없이 고적을 찾아다니고, 자료를 수집하고, 박물관을 세우고, 해외 홍보에 나서고, 마침내는 삼신사(三神詞)를 세우고, 잃어버린 마을 문화 보호 운동을 일으키는 과정에서 일어난 해프닝을 한데 모았다.”- 조자용, 『우리 문화의 모태를 찾아서』, 2000, 안그라픽스그는 2000년 대전 엑스포에서 오랫동안 꿈에 그리던 <어린이를 위한 왕도깨비, 용, 호랑이전>을 열었다. 하지만 지병인 심장병이 도지면서 전시장에서 민화에 둘러싸여 세상을 떠나고 말았다. 2013년, 그의 업적을 기리는 이들이 조자용기념사업회를 만들었고, 이듬해부터 매년 연초에 서울 인사동 가나아트센터에서 ‘대갈문화축제’를 벌이고 있다. 민화를 통해서 기층 문화의 원류를 탐색하고 민화의 대중화와 세계화에 힘쓴 조자용의 탁월한 발자취는 우리가 그를 길이 기억해야 할 이유이다.

“Trong quá trình mò mẫm tìm yêu tinh, rồi kiếm hổ, rồi lần đến sơn thần, sau đó chuyển sang kiếm tìm rùa, tuy còn mờ nhạt nhưng những nét văn hóa cha sinh mẹ đẻ bắt đầu lộ diện. Đó là việc tìm ra căn nguyên của nền văn hóa dân tộc từ minmunhwa (hay văn hóa dân gian).” Để khám phá điều này, ông đã không ngơi nghỉ tìm kiếm di tích, thu thập tư liệu, thành lập bảo tàng, tích cực đẩy mạnh quảng bá ra nước ngoài, cuối cùng là xây dựng Tam thần tự (đền Tam thần, 三神詞) và khơi dậy phong trào bảo tồn văn hóa làng xã đã mai một. (Theo Zo Za-yong, Đi tìm nguồn cội văn hóa dân tộc, 2000, Ahn Graphics). Tại hội chợ triển lãm Expo Daejeon năm 2000, ông tổ chức cuộc trưng bày mà mình mơ ước ấp ủ từ lâu về “Chúa tể yêu tinh, Rồng và Hổ dành cho thiếu nhi”. Tuy nhiên, đúng lúc đó căn bệnh tim kinh niên đột ngột tái phát, ông mất trong phòng triển lãm bao quanh bởi các bức tranh dân gian. Năm 2013, những người tưởng nhớ công lao sự nghiệp của ông đã thành lập Hội tưởng niệm Zo Za-yong, và từ năm sau đó, “Lễ hội văn hóa Daegal” hằng năm được tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật Gana ở Insadong, Seoul. Chúng ta mãi tưởng nhớ đến Zo Za-yong bởi những dấu ấn kiệt xuất ông để lại trong việc khám phá nguồn gốc nền văn hóa, cùng những nỗ lực trong việc phổ biến và quảng bá tranh dân gian Hàn Quốc ra toàn thế giới của ông.

정병모(Chung Byung-mo 鄭炳模) 경주대학교 문화재학과 초빙교수
Chung Byung-mo, Giáo sư Khoa Di sản Văn hoá, Đại học Gyeongju
Dịch. Trần Phương Anh, Mai Kim Chi


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: