교육제도 - Chế độ giáo dục
예부터 한국은 교육 활동을 매우 중요하게 여겼다. 특히 산업화 과정에서 부족한 자본과 자원에 효율적으로 대처하기 위해 인적 자원 육성에 매진했다. 그 결과 높은 교육열이 한국의 경제 성장에 결정적인 역할을 했다.
Từ xa xưa người Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục. Trong quá trình công nghiệp hóa, nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng được đầu tư nhằm đối phó hiệu quả với hiện trạng nguồn vốn và tài nguyên khan hiếm của quốc gia. Nhiệt huyết giáo dục cao đã đóng vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
교육과정은 유치원(1~3년), 초등학교(6년), 중학교(3년), 고등학교(3년), 대학교(4년)가 기본이며, 전문대학(2년 혹은 3년)과 석사·박사과정의 대학원도 있다. 모든 국민은 중학교까지 의무교육을 받는다. 2013년부터는 정부가 0세부터 5세까지 영유아 대상으로 보육료를 지원한다.
Chương trình giáo dục cơ bản bao gồm: hệ mẫu giáo (1 đến 3 năm), tiểu học (6 năm), trung học cơ sở (3 năm), trung học phổ thông (3 năm) và 4 năm đại học. Ngoài ra, cũng có những trường cao đẳng chuyên nghiệp (2 hoặc 3 năm) và hệ cao học (đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ). Tất cả mọi công dân đều có nghĩa vụ hoàn thành giáo dục bắt buộc cho đến bậc trung học cơ sở, và từ năm 2013, chính phủ đã bắt đầu hỗ trợ phí chăm sóc trẻ em cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi.
- 학교현황 단위:개/교육부 2020년 유치원 8,705 초등학교 6,120 중학교 3,223 고등학교 2,367 특수학교 182 전문대학 136 대학교 191 대학원대학 45 대학부설대학원 1,124
Số liệu các cơ sở giáo dục: Đơn vị tư nhân/trực thuộc Bộ giáo dục năm 2020 gồm Trường mẫu giáo 8,705; Trường tiểu học 6,120; Trường trung học cơ sở 3,223; Trường trung học phổ thông 2,367; Trường học đặc biệt 182; Trường cao đẳng 136; Đại học 191; Trường sau đại học 45; Trường sau đại học liên kết 1,124
높은 교육 경쟁력 - Năng lực cạnh tranh giáo dục cao
우수한 교육제도와 높은 교육열 때문에 각 부분에 숙련된 인재가 풍부하다. 대학은 물리학을 비롯한 기초과학은 물론, 전자·기계공학, 경영학, 경제, 회계학 등 다양한 방면에서 인재를 배출하고 있다.
Nhờ có chế độ giáo dục tốt và nhiệt huyết giáo dục cao, mỗi lĩnh vực ở Hàn Quốc đều có nhiều nhân tài có tay nghề cao. Các trường đại học Hàn Quốc đã đào tạo ra những lớp người trẻ tuổi tài năng chuyên về khoa học cơ bản, bao gồm vật lý và các lĩnh vực chính khác, như điện tử, kỹ thuật cơ khí, quản lý kinh doanh, kinh tế, và kế toán.
성인은 대부분 기초영어를 할 수 있으며, 일부는 제2외국어도 가능하다. 최근에는 고등학교 직업교육을 강화해서 전문자격증을 취득한 젊은이가 많이 배출되고 있다.
Phần lớn người trưởng thành ở Hàn Quốc có thể nói tiếng Anh cơ bản, một số biết sử dụng thêm một ngoại ngữ khác. Ngày nay, các trường học phổ thông Hàn Quốc đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề nên thu hút được nhiều học sinh và đã đào tạo ra nhiều lớp thanh niên trẻ có chứng chỉ nghề chuyên ngành.
국제학업성취도평가(PISA)에 따르면 한국 학생들은 수학, 과학 및 읽기 분야에서 높은 학업 수준을 보인다. 한국은 PISA 2018에서 OECD 회원국 중 읽기 2 ~ 7위, 수학 1 ~ 4위, 과학 3 ~ 5위로 상위 수준의 성취를 보였다.
Theo Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD, sinh viên Hàn Quốc có thành tích học tập cao trong môn đọc, toán và khoa học. Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 - 7 về đọc trong số các nước thành viên OECD, thứ 1 - 4 về toán học và thứ 3 - 5 về khoa học trong xếp hạng PISA 2018.
연구 · 개발(R&D) 투자 - Đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D)
한국에는 정부가 직접 관리하는 기초연구소와 대학교, 그리고 기업체의 연구소에서 뛰어난 인재들이 다양한 분야의 첨단기술을 연구하고 신제품 개발에 매진하고 있다. Tại Hàn Quốc, những nhân lực tài năng trong các viện nghiên cứu cơ bản do chính phủ trực tiếp quản lý, các trường đại học và viện nghiên cứu của các doanh nghiệp đang góp phần nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực khác nhau và cống hiến hết mình để phát triển sản phẩm mới.
최근에는 인공지능과 전자, 컴퓨터, 사물인터넷, 빅데이터 등을 기반으로 하는 4차산업 분야에 대한 연구개발이 활발하다. Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, điện tử, máy tính, Internet vạn vật và big data đang trở nên tích cực hơn.
한국의 연구원 수는 2018년 기준으로 총 51만 4천여 명이며, 이는 경제활동인구 천 명당 14.7명으로 높은 수준이다. 이들의 풍부한 연구·기술의 성과는 다량의 특허출원으로 성과를 보이고 있다. Tính đến năm 2018, số lượng các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc là 514.000, tức là ở mức cao, khoảng 14,7 trên 1.000 dân số hoạt động kinh tế. Thành tựu nghiên cứu và hoạt động của họ đã được phản ánh qua số lượng lớn các bằng sáng chế đa dạng, phong phú ở cả trong và ngoài nước.
1. 국립중앙도서관 디지털 열람실 - 디지털도서관이 보유하고 있는 막대한 양의 디지털 자료 열람과 이를 활용한 미디어 편집, 문서작성, 연구 등 다양한 작업을 동시에 수행할 수 있는 공간이다. Phòng đọc kỹ thuật số tại Thư viện Quốc gia Hàn Quốc. Đây là nơi người dân có thể truy cập và sử dụng rất nhiều văn bản tài liệu điện tử cũng như tham gia biên tập, viết tài liệu và nghiên cứu.
2. 뽀로로 - 한국의 대표적 유아용 캐릭터 ‘뽀로로’는 교육용 애니메이션과 캐릭터를 이용한 다양한 상품 등을 선보이며 미래 문화산업의 큰 흐름을 주도하고 있다. Pororo, nhân vật hoạt hình được mọi trẻ em Hàn Quốc yêu thích, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt hình và các sản phẩm đa dạng sử dụng nhân vật hoạt hình. Ngành công nghiệp văn hóa này hứa hẹn là một lĩnh vực phát triển đầy tiềm năng trong tương lai của Hàn Quốc.
고도의 정보화사회 - Xã hội công nghệ thông tin cao
한국은 세계 최고의 정보통신기술(ICT) 강국이자 지구촌에서 가장 역동적인 나라다. 통신 분야에서 부호분할다중접속(CDMA), 휴대인터넷(WiBro)을 세계 최초로 상용화하였고, 차세대(4G)통신 롱텀에볼루션(LTE)의 전국망까지 갖췄다. 2019년 4월에는 세계 최초로 스마트폰을 통한 5G 서비스를 개시하였다.
Hàn Quốc là cường quốc dẫn đầu về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và là quốc gia năng động nhất trên thế giới. Trong lĩnh vực truyền thông, đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) và Internet di động (WiBro) đã được thương mại hóa đầu tiên trên thế giới và hệ thống mạng LTE 4G đã được phủ sóng trên toàn quốc. Vào tháng 4 năm 2019, dịch vụ 5G cho điện thoại thông minh đã được ra mắt lần đầu tiên trên thế giới.
이러한 정보통신기술을 기반으로 사회 각 분야에 다양한 변화를 주도하고 있다. 정부(행정)의 혁신이 그중 하나이다. 출생에서 취업, 이사, 사망에 이르는 행정절차를 온라인으로 논스톱 처리하는 시스템을 완비했다.
Những thay đổi về công nghệ thông tin và truyền thông này đã đem lại những biến đổi đa dạng trên từng lĩnh vực của xã hội. Một trong số đó là sự đổi mới về mặt hành chính của chính phủ. Chính phủ được trang bị một hệ thống công nghệ để xử lý trực tuyến không ngừng các thủ tục hành chính từ khai sinh, đi làm, chuyển nhà đến khai tử.
소셜 네트워크 서비스(SNS) - SNS는 온라인상에서 기존 인맥을 강화하고 새로운 인맥을 쌓으며 폭넓은 인적 네트워크를 형성할 수 있도록 해 주는 서비스 시스템이다. Dịch vụ mạng xã hội (SNS)- SNS là một hệ thống dịch vụ giúp tăng cường mối quan hệ trên mạng trực tuyến, xây dựng mạng lưới quan hệ mới và hình thành mạng lưới nhân sự rộng lớn.
또한, 소셜 네트워크 서비스(Social Networking Service: SNS)를 이용해 정부의 정보를 제공하고, 생활의 불편 사항을 신고할 수 있는 쌍방향 소통 체계도 갖췄다. 이를 바탕으로 2018년 전자정부 수출은 총 201건, 2억 5,800백만 달러의 실적을 이루어냈다.
Thông qua dịch vụ mạng xã hội (Social Networking Service: SNS), chính phủ cung cấp những thông tin hữu ích cho người dân và người dân cũng thông báo những bất tiện trong sinh hoạt cho chính phủ, tạo nên hệ thống giao tiếp tương tác đầy hiệu quả. Dựa trên điều này, xuất khẩu chính phủ điện tử năm 2018 đã đạt được tổng cộng 210 vụ, trị giá 258 triệu đô la.
2020년 유엔이 실시한 세계 전자정부 평가에서 한국은 덴마크에 이어 2위를 차지했다. 동일 평가에서 한국은 2010년과 2012년, 2014년 1위에 선정된 바 있다. Trong đánh giá chính phủ điện tử năm 2020 do Liên Hợp Quốc tiến hành, Hàn Quốc đứng thứ hai sau Đan Mạch. Ngoài ra, Hàn Quốc đã liên tục được xếp hạng số 1 trong các đánh giá năm 2010, 2012 và 2014.
첨단 통신기반시설이 확충되고 모바일 기기 보급이 늘어나면서 세계인들과 실시간 소통이 가능해짐에 따라 기존 정보교환 체계가 크게 바뀌고 있다. 한국에서 개발된 스마트폰 메신저인 카카오톡(Kakao Talk)은 한국인의 디지털 커뮤니케이션을 이야기할 때 빼놓을 수 없는 필수 플랫폼이다. 또한 많은 한국인이 인스타그램이나 틱톡 같은 글로벌 SNS를 활발하게 사용한다.
Với việc mở rộng cơ sở hạ tầng truyền thông tiên tiến và sự gia tăng của các thiết bị di động, giao tiếp trực tuyến với mọi người trên khắp thế giới trở nên khả thi, giúp cho hệ thống trao đổi thông tin hiện tại thay đổi đáng kể. Kakao Talk, một app nhắn tin trên điện thoại thông minh đã được phát triển tại Hàn Quốc, trở nên cần thiết không thể thiếu trong việc giao tiếp thời đại kỹ thuật số của người Hàn Quốc. Ngoài ra, nhiều người Hàn Quốc cũng sử dụng nhiều tin nhắn trên Instagram hoặc Tiktok.
SNS의 또 다른 형태인 팟캐스트는 한국콘텐츠가 상위권을 대부분 차지할 정도로 한국에서 새로운 통신(방송)영역을 구축하고 있다. 이제 SNS는 정보 전달, 오락 등 마케팅 차원을 넘어 여론 형성을 통해 정치에까지 영향을 미치고 있다.
Podcast, một hình thức khác của SNS, đang thiết lập một lĩnh vực truyền thông (phát sóng) mới ở Hàn Quốc khi chiếm hầu hết các thứ hạng đầu trong các nội dung văn hóa giải trí Hàn Quốc. Hiện nay, bên cạnh chức năng khác như cung cấp thông tin hoặc giải trí, SNS còn ảnh hưởng đến chính trị thông qua việc tạo ra các luồng dư luận.
변화와 비전 - Thay đổi và tầm nhìn
농업사회와 공업사회를 거쳐 지식기반사회로 빠르게 변화하는 한국에서 가장 중시하는 것은 바로 사람이다. 지식기반사회에서는 인적 자원이 천연자원이나 공업생산력보다 중요하며, 사람이 곧 국가경쟁력의 기준이 된다.
Yếu tố được coi trọng nhất ở Hàn Quốc và cũng là yếu tố giúp Hàn Quốc nhanh chóng thay đổi từ xã hội nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang xã hội dựa trên tri thức chính là con người. Trong xã hội dựa trên tri thức, nguồn lực con người có tầm quan trọng hơn cả tài nguyên thiên nhiên và năng suất công nghiệp. Con người sẽ trở thành tiêu chuẩn cạnh tranh quốc gia.
한국은 인적 자원에 문화자원이 결합한 독창적이고 우수한 문화상품을 21세기를 주도할 산업의 하나로 보고 있다. 최근 세계를 열광시키는 K-Pop, ‘킹덤’, ‘사랑의 불시착’ 등을 비롯한 한류 드라마, 세계 어린이에게 친근한 ‘뽀로로’ 등 유아용 애니메이션은 문화상품으로 성공한 대표적인 품목들이다.
Hàn Quốc coi sản phẩm văn hóa xuất sắc và độc đáo kết hợp nguồn nhân lực với tài nguyên văn hóa là một trong những ngành công nghiệp dẫn đầu thế kỷ 21. Ví dụ tiêu biểu về sản phẩm văn hóa đầy tiềm năng của Hàn Quốc có thể kể đến như K-Pop, phim truyền hình 'Kingdom', 'Hạ cánh nơi anh' và hoạt hình cho trẻ em "Chú chim cánh cụt Pororo".
이런 창의적인 산업의 주역인 사람에 대한 투자와 개발을 중시한 결과, 한국의 인간개발지수(Human Development Index: HDI)가 높아지고 있다. HDI란 유엔개발계획이 실질국민소득, 교육 수준, 문맹률, 평균수명 등 삶의 지표를 조사해 인간 발전과 선진화 정도를 평가한 지수이며, 사람의 경쟁력 지표이다. 한국은 2018년 HDI 지수 0.906을 기록하며 189개국 중 22위에 선정되었다.
Theo chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP), chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) của Hàn Quốc ngày càng tăng lên, phản ánh hiệu quả của việc tập trung vào đầu tư và phát triển con người như một yếu tố then chốt trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo. HDI là chỉ số đánh giá mức độ phát triển và phát triển con người bằng cách tổng hợp những đánh giá về các chỉ số như thu nhập quốc dân thực tế, trình độ giáo dục, tỷ lệ mù chữ, tuổi thọ trung bình. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về khả năng cạnh tranh của yếu tố con người. Hàn Quốc đứng thứ 22 trong số 189 quốc gia với chỉ số HDI năm 2018 là 0,906.
0 Comment: