April 29, 2022

진도 - 치유의 섬에서 만나는 ‘눈부신 풍경’ "Một phong cảnh rực rỡ" ở Jindo - hòn đảo chữa lành

Bài viết liên quan

한반도의 서남쪽 끝에 자리 잡고 있는 진도는 국내에서 세 번째 큰 섬으로 크고 작은 수많은 섬에 둘러싸여 아름다운 풍경을 이룬다. 중국과 일본 양 방향으로 통하는 바닷길의 길목에 위치해 일찍부터 교류가 많았던 만큼 역사적 부침도 많았다. 이런 환경은 독특한 문화를 키워 냈다.

Nằm ở mũi Tây Nam bán đảo Hàn, Jindo là hòn đảo lớn thứ ba cả nước, bao quanh là vô số đảo lớn nhỏ tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ. Nhờ nằm ở vị trí giao lộ của tuyến đường biển thông thương giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nơi này từ rất sớm đã có giao lưu với bên ngoài tạo nên một quá trình lịch sử phát triển lúc thăng lúc trầm phong phú. Chính môi trường như vậy hình thành nét văn hóa độc đáo cho hòn đảo.


Một khung cảnh của Jindo, hay đảo Jin, nhìn xuống từ núi Cheomcha. Những ngọn đồi chắn gió biển cho những cánh đồng vàng ươm. Vùng Haenam của bán đảo Hàn nhìn trên biển.

진도는 멀다. 최고 시속 300㎞로 달리는 고속철도를 타고 서울에서 목포까지 2시간 반, 그리고 다시 목포에서 자동차로 1시간이 걸린다. 이 물리적 거리는 진도를 1,000년 가까이 유배의 적소로 만들었다. 많은 사람들이 유배를 온 진도는 국경의 끝에 있는 섬이라는 점에서 가장 가혹한 유배지였다. 그러나 서양 사람들의 거리감은 한국인들과 달랐다. 유럽의 정반대 동쪽 끝에 있으니 거리로 치면 비길 수 없이 멀지만, 그들은 조선을 중국과 인접한 나라이고 그중 진도는 중국과 가까운 해안에 있다고 여겼다.

Đảo Jindo ở khá xa xôi. Để đến đảo, nếu đi tàu cao tốc từ Seoul đến Mokpo với tốc độ tối đa 300km/h mất hai tiếng rưỡi, rồi từ Mokpo phải đi thêm một giờ bằng xe ô-tô. Quãng đường này khiến hòn đảo trở thành địa điểm lưu đày lý tưởng suốt gần 1.000 năm qua. Là nơi nhiều người bị đưa đến lưu đày, Jindo được xem là hình phạt tàn khốc hơn cả vì ở xa tận cùng biên giới. Nhưng người phương Tây lại nhìn nhận khác người Hàn Quốc về Jindo. Mặc dù nằm ở phía bên kia bán cầu về phía Đông, về mặt khoảng cách, Jindo xa là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người phương Tây, Joseon vừa là nước lân bang, trong khi đó Jindo lại là nơi gần bờ biển Trung Quốc.

조도와 세방낙조 Đảo chim Jodo và Sebang Nakjo
1816년 영국의 군함 두 척이 중국 텐진을 거쳐 광동에 도착했다. 이 배는 뒷날 인도 총독을 지낸 윌리엄 애머스트(William Pitt Amherst 1773~1857)가 타고 왔는데, 그는 영국과 청나라 간 무역 증진이란 사명을 띤 특별 대사의 신분이었다. 그가 중국에 머물고 있는 동안 리라(Lyra)호와 알세스트(Alceste)호 두 척의 군함은 영국 정부로부터 한국의 서해안 일대를 탐사하라는 훈령을 받았다. 리라호의 함장 바실 홀(Basil Hall 1788~1844)은 1816년 9월 9일 진도 앞바다에 있는 상조도(上鳥島) 정상에 올라 주변을 둘러보았다. 그는 점점이 떠 있는 154개의 섬들을 둘러보며 “눈부신 풍경”에 감탄했다. 무엇이 그의 시선을 사로잡았는지는 상조도에 조성된 도리산 전망대에 올라본 사람이라면 누구나 알 수 있다.

Vào năm 1816, hai tàu chiến của Anh đã đến Quảng Đông qua Thiên Tân, Trung Quốc. William Pitt Amherst (1773–1857), người sau này trở thành thống đốc Ấn Độ đã đi trên con tàu này đến Trung Quốc với tư cách là đại sứ đặc biệt thực hiện sứ mệnh thúc đẩy thương mại giữa Anh và nhà Thanh. Trong thời gian ở Trung Quốc, hai tàu chiến Lyra và Alceste được chính phủ Anh ra lệnh khai phá toàn bộ vùng duyên hải phía Tây Hàn Quốc khi đó. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1816, Basil Hall (1788–1844), thuyền trưởng tàu Lyra, đã lên đỉnh cao nhất của đảo Sangjo (上鳥島, Thượng Điểu Đảo) nằm ngoài khơi Jindo. Khoảnh khắc phóng tầm mắt ra xung quanh nhìn 154 hòn đảo lớn nhỏ mấp mô, ông phải thốt lên rằng “một khung cảnh kỳ vĩ”. Bất cứ ai từng đến đài quan sát núi Dori trên đảo Sangjo đều hiểu điều gì đã thu phục ánh nhìn của vị thuyền trưởng khi đó.

바실 홀은 이때의 기록을 『10일간의 조선항해기』(A Voyage of Discovery to the West Coast of Corea and the Great Loochoo Island in the Japan Sea, 1818)라는 책으로 남겨 진도를 뱃길로 갈 수 있는 조선의 대표적 장소로 세상에 알렸다. 조선이 일본에 문호를 개방하기 반세기 전의 일이다. 전하는 말에 의하면 그 뒤 영국은 조선 정부에 진도와 조도 군도의 조차(租借)를 요청했다고 한다. 진도 사람들은 이때 조선이 진도를 빌려 주었다면 지금의 홍콩처럼 크게 발전했을 것임을 의심하지 않는다. 진도군에서는 도리산 전망대 부근에 ‘바실 홀 공원’을 만들어 그의 방문을 기리고 있다.

Trong cuốn “Thập nhật Triều Tiên hàng hải kí” (“A Voyage of Discovery to the West Coast of Corea and the Great Loochoo Island in the Japan Sea” – “Hành trình khám hiểm bờ Tây Corea và đảo Great Loochoo ở Biển Nhật Bản”, xuất bản năm 1818), Basil Hall đã để lại các ghi chép về Jindo, cho thế giới biết đây là một nơi tiêu biểu của Joseon có thể đến bằng đường biển. Đây là chuyện trước khi Joseon mở cửa với Nhật Bản nửa thế kỉ. Tương truyền rằng sau này Anh quốc đã ngỏ ý với chính phủ Joseon thuê Jindo và quần đảo chim (quần đảo Jodo). Người dân đảo Jindo tin chắc rằng, nếu khi đó Joseon đồng ý cho mượn thì Jindo hẳn đã phát triển vượt bậc như Hồng Kông ngày nay. Tại quận Jindo, người ta dựng “Công viên Basil Hall” gần Đài quan sát núi Dori để ghi nhớ cuộc viếng thăm của vị thuyền trưởng người Anh.

조도 군도를 오가는 카페리호는 진도의 남쪽 여객항인 진도항에서 하루 다섯 번 출발한다. 오후 늦게 진도에 도착하였다면 네비게이터에 ‘세방낙조’를 입력한 뒤 부지런히 남서쪽 해안가 언덕으로 달려가라. 일몰이 아름답기로 이름난 세방낙조 전망대에서 구름을 붉게 물들이며 지는 해의 왼쪽으로 검은 새처럼 늘어선 섬들을 보았다면 당신은 운이 좋은 것이다. 그것이 바로 바실 홀이 감탄한 조도 군도다.

Mỗi ngày có năm chuyến phà đến và rời quần đảo Jodo khởi hành tại Cảng hành khách Jindo nằm ở phía nam đảo Jindo. Trường hợp đến Jindo vào buổi chiều muộn, hãy nhập địa danh “Sebang Nakjo” vào thiết bị định vị và kiên trì chạy lên ngọn đồi phía Tây Nam bờ biển. Nếu may mắn, trên đài quan sát Sebang Nakjo bạn sẽ thấy cảnh hoàng hôn đẹp trứ danh với những áng mây nhuộm hồng, bên trái mặt trời đang lặn là những hòn đảo trải dài như những cánh chim màu đen. Đó chính là khung cảnh quần đảo chim Jodo từng làm Basil Hall phải ngẩn ngơ.


진도의 세방낙조는 한반도 최남단의 아름다운 일몰 전망지로 명성이 자자하다. 태양이 수평선에 몸을 담그기 시작하면, 다도해에 떠 있는 154개의 작은 섬들이 검은 실루엣으로 변신한다. Sebang Nakjo nằm ở cực Nam của Hàn Quốc. Một khung cảnh hoàng hôn rực rỡ, được tạo nên bởi 154 đảo nhỏ chuyển những vệt đen khi mặt trời lặn.

찹쌀로 술을 빚은 뒤 증류 과정에서 지초(芝草)의 마른 뿌리로 담홍색의 빛깔을 낸 홍주를 마시고, 섬 곳곳의 산야에서 자라는 차나무의 여린 순을 덖은 차를 즐기던 문화도 그 맥락은 같다. 그러나 모든 역사가 그렇듯이 진도의 이런 풍토가 항상 좋은 결과만 가져오지는 않았다.
Văn hóa uống rượu hay thưởng trà đều chung một bối cảnh đó. Người dân Jindo uống hồng tửu, một loại rượu làm từ nếp, trong quá trình chưng cất, được cho thêm rễ cây tử thảo (芝草) phơi khô để tạo sắc hồng. Trà dùng để uống là những búp chè được hái từ những cây chè mọc khắp nơi trên núi của đảo rồi về sao khô. Tuy nhiên, không phải lúc nào lịch sử cũng mang đến cho Jindo những kết quả tốt đẹp như vậy.

보존과 유입의 문화 Bảo tồn và du nhập văn hóa
한반도 동해의 북쪽에서 내려오는 한류와 적도 지방에서 올라오는 난류가 부딪치는 곳이 바로 진도 앞바다다. 여기에 조류의 영향까지 더해지면 섬 주위의 물살은 더 빨라진다. 진도를 둘러싼 이 빠른 물길이 멀리는 중국과 일본을 이어 예부터 사신들의 왕래가 끊이지 않았으며, 가깝게는 한반도의 남해에서 서해를 지나 개경과 한양으로 가는 조운선의 길목이었다. 진도의 특산물이 꽃게와 조기, 멸치, 전복, 낙지 같은 다양한 어종과 양질의 미역, 김, 다시마 같은 해초류를 모두 포함하고 있다는 것 또한 한류와 난류가 만나는 진도 바다가 준 혜택이다.

Vùng biển ngoài khơi Jindo chính là nơi giao nhau giữa dòng hải lưu lạnh chảy từ phía bắc biển Đông bán đảo Hàn xuống và dòng hải lưu nóng đi từ vùng xích đạo lên. Thêm vào đó, ảnh hưởng của thủy triều làm cho dòng nước quanh đảo càng thêm chảy xiết. Dòng chảy nhanh bao quanh Jindo từ xa xưa không những là đường qua lại tấp nập của sứ thần Trung Quốc và Nhật Bản, mà còn là ngã rẽ của tàu chở hàng từ Namhae (Nam Hải) qua Seohae (Tây Hải) của bán đảo Hàn đến Gaegyeong (Khai Kinh) và Hanyang (Hán Dương). Đặc sản của Jindo gồm ghẹ xanh (ghẹ hoa) và nhiều loại cá như cá lù đù, cá cơm, bào ngư và bạch tuộc cùng nhiều loại tảo biển có chất lượng tốt như rong biển, rong biển khô, tảo bẹ. Đây là món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển Jindo nhờ sự giao thoa giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

진도를 돌아다니다 보면 섬이라는 사실을 잊을 만큼 산과 들판으로 이루어진 전형적인 농촌 풍경을 자주 만난다. 보통의 섬과 달리 농토가 넓고 저수지들이 곳곳에 눈에 띤다. 섬과 육지의 양면성을 갖춘 것은 일찍이 구릉을 깎아 갯벌을 메우는 간척 사업을 꾸준히 벌인 결과이다. 이것이 “일 년 농사를 지으면 삼 년을 먹는다”는 말이 나오게 된 배경이고, 섬이면서도 ‘비옥한 고을’이란 뜻을 가진 옥주(沃州)라는 지명을 얻은 이유다. 주산물은 쌀이다. 생산된 쌀의 일부는 진도보다 4배나 넓지만 논농사가 불가능한 제주도 사람들의 식량으로 공급되었다. 진도가 한국 제일의 종묘지인 것도 농업의 혜택이다. 섬이라는 조건에 더해 세 방향이 산으로 둘러싸여 잡종 수정이 거의 이루어지지 않았기 때문이다.

Khi đi quanh đảo Jindo, người ta có thể quên mất mình đang ở trên đảo bởi khung cảnh nông thôn điển hình của núi và những cánh đồng. Không giống những hòn đảo khác, ở đây khắp nơi đều là đất nông nghiệp rộng cùng với hồ chứa nước. Hai mặt của hòn đảo và đất liền có được là kết quả quá trình khai hoang, san đồi và bồi đắp các bãi triều không ngừng nghỉ kể từ rất sớm. Nơi đây có câu: “Trồng một năm, ăn ba năm”. Câu nói tiết lộ lý do mặc dù là đảo nhưng Jindo lại được gọi là “Okju” nghĩa là “vùng đất trù phú”. Sản phẩm chính của đảo là lúa gạo. Gạo làm ra một phần để cung cấp lương thực cho đảo Jeju, là nơi không trồng được lúa tuy diện tích rộng gấp bốn lần Jindo. Jindo là vùng lúa giống lớn nhất của Hàn Quốc cũng là một sự ưu đãi của thiên nhiên cho nông nghiệp. Với điều kiện là đảo, thêm vào đó ba mặt là núi bao quanh nên hầu như các giống lúa không bị lai tạp.

이런 환경 속에서 춤과 노래는 자연스럽게 진도 사람들의 특질로 자리 잡았다. 지금도 어느 마을에 가든 부녀자들의 느릿하고 구성진 육자배기 한 자락쯤은 쉽게 들을 수 있으며, 농사철에 들리는 흥겨운 들노래는 논일 하며 부르는 노래와 밭일 하면서 부르는 노래가 각각 다르고 가락도 무척 다양하다. 8월 한가위 보름달이 뜨면 마을 처녀와 아낙네들이 새 옷으로 단장하고 손을 잡고 둥글게 모여 뛰노는 강강술래 놀이, 끊어질 듯 이어지는 진도 아리랑, 빠르고 경쾌한 진도 농악은 유네스코 세계인류무형유산으로 지정되기도 했다. 인구 3만 명의 섬에 기악단, 성악단, 무용단으로 구성된 국악연주단을 보유하고 현대식 공연장과 교육 시설을 갖춘 국립 남도국악원이 들어서 있는 걸 보면 그리 놀랄 일도 아니다.

Môi trường đồng quê như vậy, nhảy múa và ca hát trở thành một đặc trưng rất tự nhiên của người dân đảo. Ngay cả ngày nay khi đến bất kì làng nào cũng có thể nghe vài làn điệu dân ca yukjabaegi dặt dìu, mộc mạc của các chị em phụ nữ. Những khúc ca hát khi làm việc trên ruộng đồng hay những bài hát cất lên khi canh tác trên nương rẫy đều khác nhau và có tiết tấu đa dạng. Điệu nhảy ganggang sullae vào dịp rằm tháng 8 của các cô gái và phụ nữ tay trong tay nối thành vòng tròn, xúng xính trong bộ quần áo mới, rồi làn điệu dân ca nhặt khoan của “Jindo Arirang”, hay giai điệu nhộn nhịp, vui tươi của nông nhạc nongak Jindo đều được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại. Vì vậy thật không có gì ngạc nhiên khi bên trong Nhạc viện Dân tộc Quốc gia Namdo có cả sân khấu và các trang thiết bị đào tạo hiện đại. Họ còn sở hữu dàn nhạc truyền thống với dàn nhạc hòa tấu, thanh nhạc và vũ đoàn biểu diễn trong khi dân số trên đảo chỉ 30.000 người.

자연 조건이 진도의 토속 문화를 잘 보존하게 만들었다면, 역으로 이런 조건에서 외부로부터 유입된 인위적인 교류는 진도의 문화를 다양하고 풍요롭게 만들었다. 그 전파 경로에 대한 합리적 추론이 가능한 것은 유배 문화다. 정치적∙사상적 이유로 유배형을 받은 사대부들이 유배 생활 중 지역 사람들과 교류하면서 타 지역의 문화가 새롭게 유입되었다. 이들은 시대를 달리하며 짧게는 3년 길게는 20년가량 진도에 살면서 이 지역의 준재들에게 새로운 시대 정신과 가치의 전파자로 기여했다.

Nếu điều kiện tự nhiên làm cho văn hóa địa phương của Jindo được bảo tồn tốt, thì mặt khác, sự giao lưu nhân tạo, các yếu tố du nhập từ bên ngoài khiến văn hóa đảo thêm đa dạng và phong phú. Con đường truyền bá văn hóa bên ngoài vào Jindo theo một giả thuyết có tính thuyết phục là thông qua văn hóa lưu đày. Những quan chức quý tộc vì lý do chính trị, tư tưởng bị lưu đày đến đây. Quá trình họ sinh sống và giao lưu với người dân bản địa sẽ đem văn hóa từ một vùng khác vào đảo. Với vai trò là những nhà truyền bá, sống lưu đày trên đảo ngắn thì ba năm, dài thì 20 năm, những người bị lưu đày làm thay đổi thời đại đồng thời góp phần truyền bá tinh thần thời đại mới và những giá trị mới cho cư dân bản địa.

예를 들어 진도가 남종문인화의 본거지로 인정받고 올해 제1회 국제수묵비엔날레가 열린 것도 허련(1809~1892), 허백련(1891~1977) 같은 출중한 남종화가들이 대부분 이곳 출신이기 때문인데, 이들을 지도하고 후원한 이들이 바로 높은 안목과 식견을 갖춘 유배인들이었다. 찹쌀로 술을 빚은 뒤 증류 과정에서 지초(芝草)의 마른 뿌리로 담홍색의 빛깔을 낸 홍주를 마시고, 섬 곳곳의 산야에서 자라는 차나무의 여린 순을 덖은 차를 즐기던 문화도 그 맥락은 같다. 그러나 모든 역사가 그렇듯이 진도의 이런 풍토가 항상 좋은 결과만 가져오지는 않았다.

Đơn cử như việc Jindo được công nhận là một trung tâm của trường phái tranh thủy mặc miền Nam. Năm 2018, Jindo được chọn làm nơi tổ chức Triển lãm tranh thủy mặc quốc tế lần thứ nhất cũng bởi vì các họa sĩ xuất chúng như Heo Ryeon (1809–1892) và Heo Baek-ryeon (1891–1977) đều xuất thân từ đây. Họ chính là những người được dạy dỗ và nâng đỡ bởi những người lưu đày có tầm nhìn và kiến thức sâu rộng. Văn hóa uống rượu hay thưởng trà đều chung một bối cảnh đó. Người dân Jindo uống hồng tửu, một loại rượu làm từ nếp, trong quá trình chưng cất, được cho thêm rễ cây tử thảo (芝草) phơi khô để tạo sắc hồng. Trà dùng để uống là những búp chè được hái từ những cây chè mọc khắp nơi trên núi của đảo rồi về sao khô. Tuy nhiên, không phải lúc nào lịch sử cũng mang đến cho Jindo những kết quả tốt đẹp như vậy.

삼별초와 명량해전 Quân nổi dậy Sambyeolcho và trận hải chiến Myeongnyang
지금은 차를 타고 해남에서 다리 하나만 건너면 잠깐 사이에 진도에 이르지만, 조선 시대에는 우수영진에서 현재 이순신 장군 동상이 서 있는 녹진나루로 건너는 뱃길이 관로였다. 그러나 일반인들이 이용하는 뱃길은 가깝지만 물살이 센 이곳보다 옥동 선착장에서 벽파항으로 건너가는 1㎞의 뱃길이었다. 그 벽파항에서 산등성이를 하나 넘으면 용장산성이라는 유적지가 나오는데, 이곳이 39년 동안의 대결 끝에 몽골과 화친하기로 결정한 고려 정부에 반대해 ‘또 하나의 고려’를 꿈꾸며 끝까지 저항하던 이른바 ‘삼별초’라 불리던 군사 정부의 수도였다.

Ngày nay, nếu đi ô-tô từ Haenam, băng qua một chiếc cầu là tới đảo Jindo trong phút chốc. Tuy nhiên, vào thời Joseon, con đường để đến Jindo là đi thuyền từ căn cứ hải quân Usuyeong qua bến phà Nokjin – nơi có tượng đồng của tướng quân Yi Sun-sin đang đứng ngày nay. Nhưng dân chúng thường đi tuyến đường xa hơn một cây số từ bến phà Okdong qua cảng Byeokpa thay vì chọn đường ngắn có dòng nước xiết. Từ cảng Byeokpa, băng qua sườn núi sẽ thấy khu di tích pháo đài núi Yongjang. Đây là thủ phủ của chính quyền quân sự Sambyeolcho (Tam Biệt Sao). Sambyeolcho là lực lượng nổi dậy phản đối quyết định giảng hòa với Mông Cổ sau 39 năm giao chiến của chính quyền Goryeo, quyết chống trả đến cùng với quân Mông Cổ với mơ ước xây dựng “một Goryeo mới”.

몽골과의 결사 항전을 선언한 삼별초에게 진도는 방어와 군수 조달 등 모든 면에서 최적지였다. 1270년 8월 19일 진도에 들어온 삼별초는 당시 읍성이 있던 용장에 진을 치고 용장사라는 진도 최대의 사찰을 기반으로 주위에 방어용 도성을 쌓는 데 주력했다. 그들은 고려라는 국호를 그대로 사용하고 독자적으로 왕을 추대하는 한편 개경(오늘날의 개성)의 왕궁인 만월대를 그대로 옮겨 놓은 듯한 산성을 축조하는 등 고려의 정통성을 내세웠다.
진도 사람들은 삼별초의 꿈을 지지해 힘을 보탰다. 그들의 바람은 보다 더 현실적이었으니, 새 지배층이 될 몽골의 수탈을 걱정했고 이것이 삼별초에 대한 호응으로 이어진 것이다. 그러나 역사상 가장 넓은 영토를 가진 세계의 패권국인 몽골의 위세를 당할 수는 없었다. 결국 1년도 채 못 버티고 1271년 5월 여몽연합군의 총공격으로 용장산성은 함락되었다.

Đối với Sambyeolcho – đội quân đã tuyên bố quyết tử kháng chiến với Mông Cổ thì Jindo là nơi thích hợp mọi mặt về phương diện phòng thủ và huy động quân nhu. Sambyeolcho tiến vào đảo Jindo ngày 19 tháng 8 năm 1270, tập trung xây dựng các trấn phòng thủ ở Yongjang từ các thành ấp đương thời và xây đắp pháo đài phòng vệ quanh ngôi chùa lớn nhất của Jindo là Yongjangsa. Để tạo tính chính thống, một mặt họ vẫn sử dụng quốc hiệu là Goryeo và tự xưng vương. Mặt khác, họ cho xây dựng thành trì với dụng ý di dời cung Manwoldae (Mãn Nguyệt Đài) của kinh đô Gaegyeong (Gaeseong – Khai Thành ngày nay) về đây. Người dân đảo Jindo ủng hộ và góp sức cho ước mơ của lực lượng Sambyeolcho. Bởi họ cho rằng điều mong ước đó dù sao cũng thực tế hơn. Lo lắng sẽ bị bóc lột bởi tầng lớp thống trị mới là Mông Cổ, người dân đảo tiếp bước hưởng ứng cho Sambyeolcho. Nhưng cuối cùng, Sambyeolcho không thể chiến thắng sức mạnh của Mông Cổ, quốc gia bá chủ thế giới có diện tích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử. Kết cục, cầm cự không được một năm, pháo đài núi Yongjang đã thất thủ trước cuộc tổng công kích của liên quân Goryeo – Mông Cổ vào tháng 5 năm 1271.


남도진성은 13세기 고려의 정예 부대 삼별초가 진도에서 몽골과 항쟁을 벌일 때 해안 지방을 방어하기 위해 쌓은 성으로 전해진다. 이후 조선 시대에는 왜구의 노략질을 막기 위한 해군 진지로 사용되었다. Pháo đài Namdo Garrison, hay Namdo Jinseong, được xây dựng vào thế kỷ 13 để bảo vệ vùng ven biển thời kì Sambyeolcho – đội quân tinh nhuệ của triều Goryeo – chiến đấu chống quân xâm lược Mông Cổ. Trong triều đại Joseon kế tiếp, nó được sử dụng như một pháo đài hải quân để ngăn chặn quân xâm lược Nhật Bản.

진도 사람들은 삽시간에 지옥 같은 전쟁터로 변해 버린 삶의 터전 앞에서 무슨 생각을 했을까? 그 마음을 짐작하게 하는 장소가 있다. 굴포리에 있는 삼별초 장수 배중손의 사당에서는 지금도 해마다 정월대보름이면 주민들이 정성을 다해 당제를 지낸다. 역사학자들은 삼별초가 진도로 향하기 전에 신분증명서를 태워버린 사건을 상기시킨다. 귀족을 중심으로 한 엄격한 신분 사회였던 고려에서 삼별초는 신분 사회를 부정하고 민중 중심의 새로운 사회를 꿈꿨다. 전쟁이 끝나자 몽골군은 주민 1만여 명을 포로로 끌고 갔고, 섬에는 말 목장이 들어섰다. 오늘날 많은 사람들의 사랑을 받는 진돗개가 이때 몽골이 목축을 위해 들여온 개와 토종 재래견의 혼종이라는 견해는 꽤 설득력이 있다.

Người dân Jindo nghĩ gì khi nơi sinh sống của mình trong phút chốc biến thành bãi chiến trường không khác gì địa ngục như vậy? Có một nơi giúp ta đoán được tâm trạng đó. Tại đền thờ Bae Jung-son, thủ lĩnh Sambyeolcho ở Gulpuri, người dân thành khẩn tổ chức lễ giỗ vào rằm tháng giêng âm lịch hàng năm. Các nhà sử học gợi nhớ lại sự kiện lực lượng Sambyeolcho đã đốt bỏ giấy tờ tùy thân trước khi đến Jindo. Xã hội thời Goryeo là một xã hội phân chia giai cấp nghiêm ngặt, trong đó trung tâm là giai cấp quý tộc. Còn Sambyeolcho thì phủ định xã hội giai cấp, mơ về một xã hội mới trong đó lấy dân làm trung tâm. Sau khi chiến tranh kết thúc, Mông Cổ bắt đi 10.000 tù binh và lập trang trại ngựa trên đảo. Giống chó Jindo mà nhiều người yêu mến ngày nay được cho là chó lai giữa giống khi đó được Mông Cổ đưa lên đảo nuôi với loài chó địa phương.

진도 벽파진이 다시 주목을 받은 것은 그로부터 300년이 더 지난 뒤인 정유재란(1597~1598) 때이다. 거짓 정보와 모함으로 파직되었다 다시 삼도수군통제사로 임명된 이순신 장군에게 가용할 수 있는 군선은 열두 척뿐이었다. 1597년 8월 29일, 그는 이 배들을 지휘해 벽파진으로 들어갔고, 그로부터 보름 뒤 녹진과 벽파 사이의 울돌목에서 왜군 함대 400척과 2만의 군대(일본의 기록이다)와 맞서 빠른 물살과 조류를 이용해 대승을 거두었다. 이를 ‘명량대첩’이라 부른다.

300 năm sau, cảng Byeokpa lại được chú ý khi là nơi xảy ra cuộc chiến Jeongyu Jaeran (Đinh Dậu Tái Loạn, 1597–1598). Đô đốc Yi Sun-sin, đương thời đang bị bãi chức bởi những tin tức đơm đặt và bị mưu hại, đã được phục chức Tam Đạo Thủy Quân Thống Soái và chỉ có 12 chiến thuyền để chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Vào ngày 29 tháng 8 năm 1597, ông chỉ huy các chiến thuyền tiến vào cảng Byeokpa. Nửa tháng sau, quân đội của ông tận dụng dòng nước chảy xiết và thủy triều đã đại thắng hạm đội 400 thuyền chiến với 2 vạn quân Nhật trong cuộc chạm trán giữa hai bên tại eo biển Myeongnang nằm giữa Nokjin và Byeokpa. Chiến công này được gọi là “đại thắng Myeongnang”.

많은 사람들은 이 싸움을 뛰어난 전술로 소수가 다수를 이긴 전쟁으로 기억한다. 그러나 이를 가능케 한 것은 잘 훈련된 군사라기보다는 좁게는 200여 미터밖에 떨어지지 않은 좁은 물길의 양안에 늘어서서 이순신의 수군을 지원하고 함성을 지르며 돌과 화살로 왜군을 교란했던 평범한 백성들이었다. 이순신의 수군이 재정비를 위해 서해안으로 올라간 뒤 이들에게 닥친 것은 패전 소식을 접한 왜군들의 엄청난 보복이었다. 이순신은 『난중일기』에 23일 만에 다시 이곳을 찾았을 때 “인가가 하나도 남아 있지 않았고, 사람의 자취도 보이지 않는 적막강산일 뿐이었다”고 기록했다. 그러나 아무리 참혹한 보복도 수세에 몰렸던 조선이 전세를 뒤집고 일본과의 7년 전쟁을 끝내는 중대한 전환점이 되었다는 사실만은 뒤집을 수 없었다.

Trận đánh được nhiều người nhớ tới nhờ chiến thuật tác chiến xuất chúng, lấy thiểu số thắng đa số. Để làm được điều này, so với công laocác binh lính được huấn luyện tinh nhuệ, chính những người dân đảo bình thường giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hải quân của đô đốc Yi Sun-sin. Họ đứng cách không quá 200 m dàn hàng hai bên bờ eo biển nhỏ hẹp, vừa hò hét vừa bắn đá và mũi tên làm rối loạn quân Nhật. Sau khi quân của Yi Sun-sin di chuyển lên phía bờ Tây để cơ cấu lại lực lượng, người dân đảo bị quân Nhật báo thù một cách tàn bạo. Trong cuốn “Nanjung ilgi” (“Nhật ký trong gian lao”) của mình, Yi Sun-sin viết, “không còn một ai, chỉ còn lại cảnh tịch mịch điêu tàn không một vết tích của con người”, khi quay trở lại nơi này 23 ngày sau. Tuy nhiên, bất kể sự trả thù khủng khiếp như thế nào chăng nữa thì cũng không thể thay đổi một sự thật, trận chiến tại eo biển Myeongnang là một cột mốc quan trọng giúp Joseon từ thế phòng thủ bị dồn ép có thể hoán chuyển thế trận, kết thúc bảy năm chiến tranh với Nhật Bản.


서망항 포구에서 어민들이 어망에 걸린 조기를 털어내느라 여념이 없다. 조기는 그물에서 재빨리 떼어내 냉동시켜야 상품성이 유지되는 생선이라 조기철이면 수많은 어촌 주민들이 공동으로 작업하는 진풍경을 연출한다. Phụ nữ nhanh nhẹn giũ cá mắc trong lưới tại cảng Seomang. Cá phải được nhanh chóng gỡ ra khỏi lưới và cấp đông để duy trì độ tươi. Trong suốt mùa cá lù đù, dân làng quy tụ cùng nhau lao động tạo thành một quang cảnh tấp nập.

두 개의 묘역 Hai nghĩa trang
명량해전의 격전지였던 울돌목과 벽파진 사이인 고군면 도평리 지방도로 옆 산기슭에 230여 기의 무덤이 모여 있다. 공식 명칭은 ‘정유재란 순절묘역’이다. 이곳에는 명량해전 당시 전사한 조선군들을 비롯해 왜군들의 보복으로 죽임을 당한 민간인들이 묻혀 있다. 10여 기를 제외하고는 모두 신원 미상의 무덤이다. 무덤은 모두 임금이 계신 북쪽을 향하고 있다.

Dưới chân núi, cạnh con đường làng thuộc xã Dopyeong, huyện Gogun, nằm giữa eo biển Myeongnang và cảng Byeokpa có một quần thể gồm khoảng 230 ngôi mộ. Tên gọi chính thức cho quần thể mộ này là “Nghĩa trang những người hy sinh trong cuộc chiến Jeongyu Jaeran (chiến tranh Đinh Dậu)”. Đây là nơi an táng những người lính Joseon tử trận trong trận hải chiến Myeongnang và những người dân thường chết do quân Nhật báo thù. Trừ 10 ngôi mộ ra thì tất cả đều là mộ không rõ danh tính. Các ngôi mộ đều hướng về phía Bắc, nơi nhà vua ngự.

이곳에서 산을 끼고 바닷가 쪽으로 9㎞쯤 돌아가면 고군면 내동리에 왜덕산이라 불리는 아담한 야산이 나온다. ‘왜덕’이란 이름은 ‘왜인에게 덕을 베풀다’는 뜻이다. 이곳에도 100여 기의 무덤이 있었는데, 이 무덤들의 주인공들은 명량해전 때 일본 수군의 선봉에 섰던 구루시마 미치후사 휘하의 수군들이었다. 이때 전사한 일본 수군의 주검이 남동 조류를 따라 해안가로 떠밀려오자 마을 사람들이 이 시신들을 수습해 일본이 바라보이는 남쪽의 양지바른 언덕에 묻어 주면서 조성된 묘역이다. 지금은 개간과 도로 공사로 훼손되어 50여 기가 남아 있다.

Từ đây nếu vòng theo núi, đi về phía biển khoảng chín cây số sẽ gặp một ngọn đồi xinh đẹp mang tên Waedeoksan (Oa Đức Sơn) thuộc xã Naedong, huyện Gogun. Tên gọi “Waedeok” có nghĩa “làm phước đức cho người Nhật”. Tại đây có cả thể 100 ngôi mộ. Đây là những ngôi mộ chôn cất đội quân tiên phong của thủy quân Nhật tử trận trong trận hải chiến Myeongnang dưới sự chỉ huy của Kurushima Michifusa. Khi đó, thi thể những binh lính thiệt mạng theo thủy triều bị trôi dạt vào bờ biển. Những người dân đảo đã thu gom và mai táng, lập mộ ở phía nam một ngọn đồi chan hòa ánh nắng, nơi nhìn thấy Nhật Bản. Ngày nay do quá trình khai hoang và làm đường nên quần thể nghĩa trang kể trên bị hư hại, chỉ còn lại khoảng 50 mộ phần.

2006년 8월, 처음으로 이 사실을 알게 된 일본인 후손들과 뜻있는 일본 대학생들이 마을 사람들의 안내로 이 묘역을 성묘했다. 일본 히로시마의 한 신문엔 성스러운 왜덕산과 고마운 진도 사람들에 대한 기사까지 실렸다. 그러나 삶과 죽음의 화해를 중시하는 한국인의 전통적인 생사관과 ‘씻김굿’이라는 독특한 장례 문화를 이어온 진도 사람들에게는 이런 행위가 낯설거나 드문 일이 아니었다.

Tháng 8 năm 2006, lần đầu tiên khi biết được sự thật này, thế hệ con cháu người Nhật và những sinh viên có lòng đã đến viếng mộ theo sự hướng dẫn của dân làng. Trên một tờ báo ở Hiroshima còn đăng tải nội dung về ngọn đồi Waedeoksan linh thiêng và sự biết ơn đối với người dân đảo Jindo. Tuy nhiên, đối với người dân đảo Jindo, những người thấm nhuần quan niệm về sinh tử truyền thống của người Hàn Quốc vốn coi trọng sự hòa giải giữa cuộc sống và cái chết thì những nghĩa cử đó không phải xa lạ hay hiếm thấy. Điều đó cũng được phản ánh qua “ssitgim-gut” (“nghi lễ thanh tẩy”), một nét văn hóa tang lễ độc đáo của đảo Jindo.


용장사 석불좌상은 삼별초가 인근에 새로운 왕국의 터전으로 용장성을 쌓을때 화강암으로 조성한 것으로 전해진다. 중앙에 있는 높이 2m의 약사불은 결가부좌한 하체를 높고 크게 표현해 고려 불상 특유의 비례 감각을 엿보게 한다. Bộ ba tượng Phật bằng đá ở đền Yongjang, ở giữa là tượng Phật Dược Sư có chiều cao 2 mét. Phật ngự trên tòa sen, phần thân dưới cao và rộng, cho thấy tỷ lệ điển hình của tượng Phật Goreyo.

산 자와 죽은 자의 화해 Hòa giải giữa người sống và người chết
씻김굿이란 죽은 사람의 맺힌 마음을 풀어주고 달래어 편안해질 수 있도록 기원하는 굿이다. 서양의 종교와 비교하자면 ‘씻김’이란 ‘세례’라는 말과 유사하고 그 종교적 원리도 다르지 않다. 다만 물에 빠져 죽은 망자의 넋을 건질 때 행하는 ‘건지기 씻김굿’, 객사하여 고혼이 된 망자를 위하여 행하는 ‘혼맞이 씻김굿’ 등 그 서사는 죽음의 양태나 장소, 상황에 따라 달라지고 절차나 연행의 방식도 다양하다. 여기에 다른 지역과 다른, 단순하면서도 매력적인 ‘신춤(신을 위한 춤)’과 소리로 음악을 만들어 내는 사설(辭說), 다양한 무구(巫具) 같은 빼어난 예술적 요소가 더해져 진도의 씻김굿은 종교적 의식 행위를 넘어 국가의 중요무형문화재로 대접받고 있다.

“Ssitgim-gut” là một nghi lễ giúp tháo gỡ tâm hồn bị trói buộc của người chết, an ủi để giúp họ thanh thản ra đi. Nếu so sánh với tôn giáo phương Tây, “ssitgim” tương tự với “thanh tẩy” và cũng không khác biệt về nguyên lý tôn giáo. Nhưng tùy vào trạng thái, nơi chốn và tình huống của cái chết mà nghi lễ có tên gọi khác nhau, thứ tự và cách thức cử hành cũng đa dạng. Ví dụ như “nghi lễ geonjigi (trục vớt) ssitgim-gut” được cử hành khi vớt linh hồn người chết đuối lên, hay đối với người chết nơi đất khách trở thành cô hồn thì cử hành “nghi lễ honmaji (đón vong hồn) ssitgim-gut”. Ngoài ra, không giống những địa phương khác, ssitgim-gut của đảo Jindo đặc biệt là nhờ những yếu tố nghệ thuật xuất sắc như “điệu nhảy dành cho các vị thần” vừa đơn giản lại vừa lôi cuốn, câu chuyện được truyền tải qua ca từ bài hát hay dụng cụ đa dạng của pháp sư (thầy tế). Chính vì vậy ssitgim-gut của Jindo không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn được coi là một tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng của quốc gia.

산 자와 죽은 자의 화해를 바라는 마음의 밑자리에는 언제나 아픈 옛날의 기억이 웅크리고 있다. 1894년의 동학농민운동과 1950년의 한국전쟁 같은 역사의 질곡을 거치며 번번이 정의롭지 못한 떼죽음을 경험한 진도 사람들에게 2014년 진도 앞바다에서 침몰한 세월호를 바라보는 마음은 더 짠하고 애달프다. 모든 죽음은 사적이면서 동시에 공적이다.

Sâu thẳm tận đáy lòng việc mong muốn hòa giải giữa người sống và người chết vẫn lẩn khuất một ký ức se sắt không nguôi về nỗi đau trong quá khứ. Trải qua lịch sử từ Phong trào Nông dân Donghak năm 1894–1895 đến cuộc chiến tranh liên Triều năm 1950–1953, hết lần này đến lần khác chứng kiến hàng loạt cái chết phi nghĩa, ắt hẳn người dân Jindo càng thấy mặn đắng và tan nát cõi lòng trước cảnh tượng tàu Sewol gặp nạn chìm ở vùng biển ngoài khơi Jindo vào năm 2014. Sự chết chóc vừa mang tính chất riêng tư vừa mang tính chất công.

레비스트로스가 『슬픈 열대』에서 간파한 메시지를 옮겨 보자. Ở đây xin mượn thông điệp mà Claude Lévi-Strauss đã nhìn thấu suốt trong tác phẩm “Vùng nhiệt đới buồn” (“The Sad Tropics”) như sau:
“한 사회가 살아 있는 자와 죽은 자와의 관계를 다루는 관점은 결국 한마디로 말하자면 종교적 사고법을 통해서 살아 있는 자들 상호간에 실존하는 관계를 숨기거나 미화하거나 정당화하려는 노력을 반영하고 있다는 진리는 은폐할 수가 없는 것이다.” - 박옥줄(朴玉茁) 역, 삼성출판사, 1997년, 238쪽
어쩌면 이것이 진도가 독특한 치유의 문화를 간직할 수밖에 없었던 이유는 아닐까.

“Thật ra, quan niệm về mối tương quan giữa người sống và người chết trong một xã hội nói cho cùng đó chỉ là sự phản ánh nỗ lực nhằm che giấu, hoặc tô điểm hay biện minh cho mối quan hệ hiện hữu giữa những người đang sống thông qua tư tưởng tôn giáo.” (Park Ok-Jul dịch, Nxb. Samsung, năm 1997, trang 238) Có lẽ đây chính là lý do vì sao Jindo bảo tồn văn hóa hàn gắn vết thương độc đáo của mình.

이창기 (Lee Chang-guy 李昌起) 시인, 문학평론가
Lee Chang-guy Nhà thơ, nhà phê bình văn học
Ảnh: Ahn Hong-beom
Mai Kim Chi Dịch.


Chia sẻ bài viết

Tác giả:

안녕하세요? Hy vọng mỗi bài viết trên blog sẽ hữu ích đối với bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn có những phút giây lý thú! 즐거운 하루를 보내세요!ㅎㅎ Nhấn và xem QC thu hút bạn để hỗ trợ HQLT nhé!!!

0 Comment: