“1964년 겨울 서울에서 지냈던 사람이라면 누구나 알 수 있겠지만 밤이 되면 거리에 나타나는 선술집 - 오뎅과 군참새와 세 가지 종류의 술을 팔고 있고, 얼어붙은 거리를 휩쓸며 부는 차가운 바람이 펄럭거리게 하는 포장을 들치고 안으로 들어서게 되어 있고, 그 안에 들어서면 카바이트 불의 길쭉한 불꽃이 바람에 흔들리고 있고 염색한 군용 잠바를 입고 있는 중년 사내가 술을 따르고 안주를 구워 주고 있는 그러한 선술집에서, 그날 밤, 우리 세 사람은 우연히 만났다.”
“Ai từng trải qua mùa đông Seoul năm 1964 có thể đều biết đến những quán rượu được dựng lên tạm thời vào ban đêm trên hè phố. Nơi giống như một quán rượu chuyên bán các món như ba loại rượu, chim cút quay, chả cá với nước súp. Và là nơi mà mỗi khi bạn vén lều bước vào trong góc, tấm vạt lều bay phất phới trong cơn gió lạnh, kéo quét lên mặt đường đóng băng; là nơi mà một lần nào đó ghé thăm, bạn cũng sẽ nhìn thấy những ngọn lửa dài của đèn carbide nhấp nháy trong gió cùng với hình ảnh một người đàn ông trung niên mặc chiếc áo khoác quân dụng nhuộm màu đang phục vụ rượu, nướng thức ăn cho khách. Trong một buổi tối nọ, tại quán rượu kiểu như vậy, ba chúng tôi tình cờ gặp lại nhau.”
이것은 김승옥(Kim Seung-ok 金承鈺)의 유명한 단편 소설 「서울 1964년 겨울」의 시작 부분이다.
Đây là đoạn mở đầu truyện ngắn “Seoul mùa Đông năm 1964” nổi tiếng của tác giả Kim Seung-ok.
한국의 ‘포장마차’는 서부 개척 시대 미국의 그것과 달리 말도 없고 달리지도 않는다. 이동 수단이 아니라 길 가다가 들어가, 마시고 먹고 떠나는 노변 선술집인 것이다. 이동 수단과 공통점이 있다면 포장이 씌워져 있다는 점, 접근하기 쉬운 길가에 서 있다는 점뿐이다.
‘포장마차’ - quán ăn lưu động ở Hàn Quốc không giống với các quán ăn di động thời khai khẩn đất hoang miền Tây nước Mỹ vì nó không có ngựa kéo và cũng không chuyển động. Nó không phải là phương tiện di chuyển mà là một quán rượu nhỏ, quán rượu tạm thời, tự chế. Tại đó bạn có thể ghé vào, ăn chút gì đó, uống tí rượu và đứng dậy, rời đi. Nó chỉ có điểm chung với loại phương tiện di chuyển đó là nó được bao phủ bởi tấm vải bạt và nằm trên vỉa hè, nơi mà khách qua đường dễ dàng tiếp cận nhất.
밤에만 나타나는 이 길가 음식점들은 이 나라 도시 풍경의 빼놓을 수 없는 일부분이다. 이제는 소설 속에 등장하는 가난했던 1964년의 모습과 달리 메뉴가 다양해졌다. 어묵은 물론 꼼장어, 닭발, 돼지갈비, 순대, 튀김, 떡볶이, 우동 등 화려하다. 1960년대의 명물 군참새는 이제 없다. 카바이트 불 대신 전등불이다. 한국 전쟁의 유물이었던 염색한 군용 잠바 대신 블루진에 캐주얼 재킷 차림의 젊은이들을 쉽게 만난다. TV 드라마에서는 실연이나 사업 실패로 상심한 남자 주인공이 혼자 소주를 마시고, 우연히 그 옆을 지나가던 여성이 보고 다가와서는 벌써 취하여 인사불성인 그를 위로한다. 그러다가 반전이 일어나려는지 곧 ‘다음 회에 계속’이라는 자막이 나오곤 한다.
Những quán ăn, quán rượu vỉa hè kiểu này chỉ xuất hiện vào ban đêm và là một phần không thể thiếu của cảnh quan đô thị Hàn Quốc. Khác với cảnh đói nghèo năm 1964 xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết, thực đơn các món ăn ngày nay đã đa dạng hơn. Không chỉ có chả cá mà còn có nhiều món khác như cá mút đá, chân gà, sườn heo, xúc xích nhồi thịt, các món chiên xào, bánh gạo tteokbokki với nước sốt nóng, mì udong. Món chim cút quay nổi tiếng của những năm 1960 bây giờ không còn nữa. Bóng đèn điện đã thay thế cho bóng đèn lồng của cây đèn carbide. Thay thế cho chiếc áo khoác quân dụng, một di tích của chiến tranh liên Triều là quần jean, áo khoác thông thường của giới trẻ ngày nay. Trong một bộ phim truyền hình nhiều tập trên tivi, quán ăn lưu động là nơi nhân vật nam chính đau khổ vì thất tình hay thất bại trong công việc nên uống rượu soju một mình, tình cờ, một cô gái đi ngang qua thấy chàng trai đã say mèm, gần như bất tỉnh nhân sự, cô đến bên an ủi. Sau đó thường thì dòng phụ đề “Mời các bạn xem tiếp tập sau” sẽ xuất hiện trên màn hình, và như thể sẽ có đột biến trong những tập tiếp theo.
그만큼 손님이 즉흥적으로 쉽게 찾아드는 이 길가 비스트로는 이 나라 사람들의 가슴속에 짙은 향수를 자아낸다. 그러나 이 뜨내기 영업소들은 대부분 불법이다. 그래서 가끔 이 포장마차가 건물 내부로 들어가는 기이한 합법적 현상도 생겨난다. 포장마차에는 한국 현대사의 애환이 서렸다.
Bao nhiêu đó đã làm cho quán ăn nhanh vỉa hè, nơi mà ai cũng có thể dễ dàng tìm đến trong lúc ngẫu hứng, khơi dậy một hương vị sâu đậm trong lòng người Hàn. Tuy nhiên những địa điểm kinh doanh tạm thời này đa số đều là bất hợp pháp. Vì vậy mà đôi khi chúng được đưa vào trong các tòa nhà, trở nên hợp pháp nhưng lạ lẫm. Những quán ăn lưu động này cũng đã thể hiện niềm vui, nỗi buồn trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc theo một cách rất riêng.
김화영(Kim Hwa-young 金華榮) 문학평론가, 대한민국예술원 회원
Dịch: Huỳnh Thị Minh Tú
0 Comment: