01. 한국 경제는 어떻게 성장해 왔을까? Kinh tế Hàn quốc đã phát triển như thế nào?
한강의 기적을 이루다 Tạo nên kỳ tích sông Hán
한국은 1950 년대에 6 · 25 전쟁을 겪으면서 산업 시설이 대부분 파괴되었고, 국토 전체가 폐허가 되었다. 이후 한국은 전쟁으로 인한 피해를 복구하고 잘 사는 나라를 만들기 위해 힘썼다. 한국은 경제 성장을 위해 특히 수출에 많은 노력을 기울였다. 1950-60년대에는 옷, 신발, 가방, 가발 등을 주로 수출하였고, 1970 년대 기계, 배, 철강 등에 이어 1980 년대부터는 자동차, 전기, 전자 제품 등의 수출이 크게 늘었다. 1990 ~ 2010 년대를 지나면서 반도체, 휴대폰, 신소재 등으로 수출 품목을 늘렸고, 더 나아가 드라마나 노래와 같은 문화 콘텐츠, 의료 서비스 등의 분야에서도 수출을 많이 하고 있다.
- 기적: kỳ tích, phép màu
- 6 · 25 전쟁: cuộc chiến tranh Triều Tiên - Hàn Quốc (nổ ra vào ngày 25.6.1950)
- 폐허: bãi hoang tàn, bãi tan hoang
- 파괴되다: bị phá huỷ
- 복구하다: phục hồi, khôi phục
- 힘쓰다: gắng sức, nỗ lực
- 기울이다: nghiêng, thiên, hướng (Tập trung sự tận tâm hay nỗ lực vào một chỗ)
- 가발: tóc giả
- 철강: thép
- 신소재: vật liệu mới
- 콘텐츠: (content) nội dung
Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950, hầu hết toàn bộ cơ sở công nghiệp đều bị phá hủy, cả nước rơi vào cảnh hoang tàn. Sau đó Hàn Quốc đã nỗ lực để khôi phục lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra và làm nên một đất nước đáng sống. Hàn Quốc đã hướng rất nhiều nỗ lực đặc biệt vào việc xuất khẩu để phát triển kinh tế.
Vào những năm 1950 đến 1960, Hàn Quốc chủ yếu xuất khẩu áo, giày dép, túi giỏ xách, tóc giả và những năm 1970 là máy móc, tàu thuyền, thép và từ những năm 1980 xuất khẩu đã gia tăng đáng kể với xe hơi, các sản phẩm điện, điện tử. Trải qua những thập niên từ 1990 đến 2010, đã gia tăng các mặt hàng xuất khẩu như chất bán dẫn, điện thoại di động và vật liệu mới, hơn nữa, các dịch vụ y tế, nội dung văn hóa như phim truyền hình hay âm nhạc cũng đang được xuất khẩu.
1997 년 한국의 외환 위기, 2008 년 세계적인 금융 위기로 한때 어려움을 겪기도 했지만 결국 이를 극복하였다. 과거에 매우 가난했던 한국이 지금처럼 눈부신 성장을 한 것을 가리켜 사람들은 ‘한강의 기적'이라고 부른다. 1953 년 67 달러였던 한국의 1 인당 국민 소득은 2019 년 31,400 달러를 넘어섰다.
- 외환 위기: khủng hoảng ngoại hối
- 금융 위기: khủng hoảng tài chính
- 겪다: trải qua, trải nghiệm
- 극복하다: khắc phục
- 가난하다: nghèo, nghèo khó
- 눈부시다: rạng ngời, rực rỡ, rạng rỡ (Công danh, sự nghiệp, thành quả đạt được thật lớn lao)
- 가리키다: chỉ, chỉ ra
Hàn Quốc đã trải quả những khó khăn bởi cuộc khủng hoảng ngoại hối tại Hàn Quốc năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 trên toàn cầu nhưng rốt cuộc đã khắc phục được những khó khăn đó.
Mọi người gọi là “ Kì tích sông Hán” để chỉ ra việc một Hàn quốc đã từng rất nghèo khó trong quá khứ đã phát triển rạng rỡ như bây giờ. Thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc từ 67 USD năm 1953 đã vượt 31.400 USD vào năm 2019.
경제 성장에서 사람이 중요한 역할을 하다
Con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
한국이 빠르게 경제 성장을 할 수 있었던 요인은 무엇일까? 그중 몇 가지를 제시하면 다음과 같다. 첫째, 풍부한 노동력이다. 한국은 영토가 좁고 자원이나 기술, 돈이 많지 않았지만 인구는 많은 편이었다. 이를 경제 성장에 적극 활용하였다. 둘째, 뜨거운 교육열이다. 단지 일할 사람이 많았다는 사실보다는 그들이 적절하고 필요한 교육을 받아 우수한 노동력이 되었다는 점이 중요하다. 셋째, 경제적 위기를 극복하겠다는 의지이다. 한국은 지속적인 경제 성장을 위해 우수한 인재를 확보하고 첨단 기술을 개발하기 위한 노력을 계속하고 있다.
- 요인: nguyên nhân cơ bản, lý do chủ yếu
- 제시하다: đưa ra, cho thấy
- 활용하다: vận dụng, ứng dụng
- 단지: nhưng, chỉ có điều/ chỉ, duy chỉ
- 적절하다: thích hợp, thích đáng, đúng chỗ
- 우수하다: ưu tú, vượt trội
- 첨단: hiện đại, mới
- 확보하다: đảm bảo, bảo đảm
- 지속적: mang tính liên tục
Nguyên nhân chủ yếu nào đã giúp cho Hàn Quốc có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng như vậy? Nếu đưa ra một vài thứ trong số đó thì sẽ là như sau:
Thứ nhất, là do sức lao động phong phú. Tuy Hàn Quốc là một quốc gia với lãnh thổ nhỏ, tài nguyên hay kỹ thuật cũng như tiền không nhiều nhưng thuộc diện đông dân số. Nhờ vậy mà đã góp phần tích cực trong việc tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, là nhiệt huyết giáo dục nóng bỏng. So với thực tế rằng chỉ có nhiều người làm việc thì điểm quan trọng hơn là những người đó nhận được sự giáo dục thích hợp và cần thiết và trở thành lực lượng lao động ưu tú.
Thứ ba, là ý chí khắc phục những khủng hoảng về mặt kinh tế. Hàn quốc đang không ngừng nỗ lực để phát triển nền kĩ thuật hiện đại, bảo đảm nhân tài xuất sắc nhằm phát triển kinh tế mang tính liên tục.
알아두면 좋아요:
독일로 간 광부와 간호사 Thợ mỏ và ý tá đến Đức
1963년 한국인 광부 247명이 처음 독일에 도착한 것을 시작으로 1977 년까지 8,395 명의 광부가 독일의 광산 (석탄을 캐는 곳)에서 했다. 1965 년부터는 한국인 간호사의 독일 취업이 허용되어 1976 년까지 모두 10,371 명이 독일로 떠났다. 광부들은 지하 1,000m의 탄광 (석탄이 묻혀 있는 광산)에서 힘든 노동을 견뎌야 했으며, 간호사들도 처음에는 병원의 어려운 일을 도맡았다. 이들의 월급은 한국으로 보내져 가족의 생계비와 학비로 쓰였고 국가의 경제 성장에도 큰 도움이 되었다.
- 광부: thợ mỏ
- 광산: núi khoáng sản, vùng khoáng sản
- 석탄: than đá
- 탄광: mỏ than đá
- 묻히다: bị chôn giấu
- 견디다: chịu đựng, cầm cự
247 thợ mỏ của Hàn Quốc đã bắt đầu đặt chân lần đầu đến nước Đức năm 1963 và đến năm 1977 đã có 8,395 thợ mỏ làm việc tại các mỏ khoáng sản của Đức(nơi khai thác than đá). Từ năm 1965, y tá Hàn Quốc được phép làm việc tại Đức, đến năm 1976, tổng cộng 10,371 người đã đến Đức và làm việc. Những thợ mỏ đã phải chịu đựng những công việc lao động vất vả ở mỏ than đá sâu 1,000m(vùng khoáng sản mà có than đá bị chôn giấu) đồng thời các y tá cũng lần đầu tiên đảm trách những công việc khó khăn ở bệnh viện. Lương của họ được gửi về Hàn Quốc dùng cho tiền học phí và sinh hoạt phí của gia đình và cũng trở thành sự giúp đỡ không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.
02. 한국은 세계 여러 나라와 어떻게 교류하고 있을까?
Hàn Quốc đang giao lưu với các quốc gia trên thế giới như thế nào?
무역 강국이 된 한국 Hàn Quốc trở thành cường quốc về thương mại
한국의 수출과 수입을 합친 무역 규모는 지난 2011 년 세계 9 번째로 1 조 달러를 넘어선 이후로 꾸준히 상위권을 유지하고 있다. 2019 년에도 수출액 5,424 억 달러, 수입액 5,302 억 달러를 기록하였다.
- 합치다: hợp lại, gộp lại
- 기록하다: ghi kỷ lục, đạt kỷ lục, ghi
Quy mô thương mại xuất – nhập khẩu của Hàn Quốc sau khi đứng thứ 9 thế giới với hơn 1 nghìn tỉ đô la trong năm 2011 vẫn đang đều đặn duy trì vị trí cao sau đó. Vào năm 2019 cũng đạt kỉ lục với kim ngạch xuất khẩu 542,4 triệu đô la, kim ngạch nhập khẩu 530,2 triệu đô la.
한국은 무역 강국의 지위를 유지하기 위해 첨단 제품의 수출을 계속 확대하고 있다. 또한, 한국 제품을 수출할 해외 시장을 확보하고 경제의 경쟁력을 강화하기 위해 여러 나라와의 자유무역협정 (FTA)을 추진해 왔다. 2004 년 칠레와의 자유무역협정을 시작으로 2020년 현재 중국, 베트남, 미국, 유럽연합 등 50 개 이상의 국가와 자유무역협정을 맺고 있다. 자유무역협정은 수출이나 수입을 할 때 내는 관세를 줄이거나 없앨 수 있어서 무역을 활발하게 하는 데 크게 기여할 수 있다.
- 추진하다: xúc tiến
- 자유무역협정 (FTA): Hiệp định thương mại tự do (là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do)
- 확보하다: đảm bảo, bảo đảm
- 강화하다: tăng cường, đẩy mạnh
- 관세: thuế quan (Tiền thuế được đánh vào sản phẩm ngoại nhập vào thông qua hải quan)
Hàn Quốc vẫn đang liên tục mở rộng xuất khẩu các mặt hàng hiện đại nhằm giữ vững vị trí cường quốc thương mại. Hơn nữa, Hàn Quốc đã không ngừng xúc tiến Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm Hàn Quốc tại hải ngoại và tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế. Khởi đầu với Chile vào năm 2004, đến năm 2020 Hàn Quốc đang tiếp tục ký kết Hiệp định thương mại tự do với trên 50 quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, Liên minh châu Âu,… Hiệp định thương mại tự do có thể làm giảm hay miễn thuế quan khi xuất - nhập khẩu nên có thể góp phần lớn trong việc thúc đẩy thương mại phát triển.
한강의 기적, 이제는 나눔으로
Kì tích sông Hàn, giờ đây hướng đến việc chia sẻ
6-25 전쟁이 끝날 무렵 세계에서 가장 가난한 나라 중 하나였던 한국은 국제 사회의 지원과 스스로의 노력을 통해 경제 성장의 기틀을 마련하였다. 그러한 기반 위에서 꾸준히 성장을 거듭해 온 결과, 이제 경제 강국이 된 한국은 다른 나라의 경제 성장을 도와주는 역할에 참여하고 있다.
- 무렵: khoảng thời kì, vào lúc
- 기틀: nền tảng, yếu tố then chốt, điểm cốt yếu, cơ bản, căn cứ
- 기반: điều cơ bản
- 거듭하다: liên tục, thường xuyên, lặp đi lặp lại
Vào lúc chiến tranh 25/6 sắp kết thúc, Hàn Quốc - một trong những nước nghèo nhất thế giới – thông qua sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế và nỗ lực của chính bản thân đã chuẩn bị nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế. Kết quả là liên tục tăng trưởng đều đặn trên điều cơ bản như vậy. Giờ đây với cương vị là cường quốc kinh tế, Hàn Quốc đang tham gia vào vai trò giúp đỡ các nước khác phát triển kinh tế.
한국은 2019 년에 경제협력개발기구(OECD)의 개발원조회의(DAC)에 가입 한 후 저개발국가의 경제 성장을 지원하고 있다. 또한, 한국국제협력단(KOICA)과 대외경제협력기금(EDCF)을 중심으로 경제 상황이 어려운 나라의 보건, 교육, 위생, 교통 환경을 개선하고, 물이나 에너지 부족 등과 관련된 문제가 해소될 수 있도록 돕고 있다. 이러한 노력에 대해 해외에서는 한국이 과거에 원조를 받다가 이제는 원조를 하게 된 최초의 나라라고 평가한다.
- 경제협력개발기구(OECD): Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Đây là 1 diễn đàn dành cho các thành viên, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 nước không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác. Hiện OECD có 34 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao.)
- 개발원조회의(DAC - Development Assistance Committee): Ủy ban hỗ trợ phát triển
- 저개발국가: nước kém phát triển, quốc gia kém phát triển
- 한국국제협력단(KOICA - Korea International Cooperation Agency): Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc
- 대외경제협력기금(EDCF - Economic Development Cooperation Fund): Quỹ hợp tác phát triển kinh tế
- 개선하다: cải tiến, cải thiện
- 해소되다: được giải tỏa, bị hủy bỏ (Việc khó hoặc tình trạng không tốt được giải quyết và mất đi)
- 최초: sớm nhất, đầu tiên
- 원조: sự viện trợ, sự tài trợ
Vào năm 2019, sau khi gia nhập Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc vẫn đang hỗ trợ các nước kém phát triển trong việc phát triển kinh tế. Hơn nữa, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) tập trung cải thiện y tế, giáo dục, vệ sinh, hạ tầng giao thông của các nước có tình hình kinh tế khó khăn và giúp họ giải quyết vấn đề liên quan đến những thứ như thiếu hụt nước hay năng lượng. Về những nỗ lực trên, các nước trên Thế giới đánh giá Hàn Quốc là nước đầu tiên trong quá khứ nhận viện trợ nhưng giờ đây trở thành đi viện trợ.
알아두면 좋아요:
전세계 코로나 19 극복을 위한 한국의 지원
Sự hỗ trợ của Hàn Quốc nhằm khắc phục Covid-19 trên toàn thế giới
코로나 19가 전세계로 확산되고 있을 때, 한국은 신속한 진단검사부터 치료까지의 과정이 큰 주목을 받았다. 특히 이를 K-방역이란 이름으로 시스템을 구축하고 경험을 공유하여 다른 나라에서도 코로나19 위기를 극복하는데 큰 도움을 주었다. 또한 약 110 개국 (2020.6.3 기준 / 외교부)에서 코로나 19 관련 인도적 지원을 요청해 왔다. 이에 한국은 피해 상황이 심각하고, 보건 체계가 어려운 나라 중심으로 생산된 진단키트와 마스크 등 방역 물품을 지원하기도 하였다.
- 주목: sự chăm chú quan sát, sự quan tâm theo dõi, ánh mắt dõi theo
- 신속하다: thần tốc, chóng vánh, nhanh chóng
- 구축하다: xây dựng, tạo dựng
- 인도적: tính nhân đạo
- 체계: hệ thống
"이 포스팅은 쿠팡 파트너스 활동의 일환으로, 이에 따른 일정액의 수수료를 제공받습니다."
Khi Covid-19 lan rộng ra trên toàn thế giới, quá trình từ xét nghiệm – chẩn đoán đến chữa trị nhanh chóng của Hàn Quốc nhận được sự chú ý lớn. Đặc biệt, với việc xây dựng hệ thống tên gọi là K-Phòng dịch và chia sẻ kinh nghiệm cũng giúp ích rất nhiều cho các nước khác trong việc khắc phục cơn khủng hoảng Covid-19. Hơn nữa, khoảng 110 nước (số liệu ngày 3/6/2020, Bộ ngoại giao) đã đề nghị hỗ trợ nhân đạo liên quan đến Covid-19. Đối với việc này, Hàn Quốc cũng đã hỗ trợ các vật phẩm phòng dịch như bộ kit chẩn đoán và khẩu trang chủ yếu đến cho các nước bị thiệt hại nặng và có hệ thống y tế kém phát triển.
0 Comment: