‘가늘다’ và ‘얇다’, ‘굵다’ và ‘두껍다’ được hiểu là có nghĩa giống nhau nhưng thực ra hơi khác nhau. Vậy bạn có biết vì sao các mô tả bên dưới là không chính xác không?
‘얇은 팔뚝 만드는 운동’ (X)
‘얇은 허리를 위한 3분 스트레칭’ (X)
‘얇고 탄탄한 종아리 만들기’ (X)
‘옷이 가늘다’ (X)
‘가는 책’ (X)
가늘다: mỏng, mảnh dẻ (Bề ngang của vật thể hẹp hoặc bề dày vừa mỏng vừa dài.)
얇다: mỏng, dẹp (Kích cỡ của nhóm hoặc độ cao của sự vật tạo thành tầng lớp không đạt đến mức độ thông thường.)
굵다: dày, đầy (Vật thể dài có chu vi lớn hay chiều rộng lớn.)
두껍다: dày, nặng (Chiều dài độ cao từ một mặt đến mặt còn lại của một vật có dạng rộng.)
Tóc mỏng 머리카락이 가늘다 (Đúng), 머리카락이 얇다 (Sai)
Vỏ táo mỏng 사과 껍질이 얇다 (Đúng), 사과 껍질이 가늘다 (Sai)
Cổ tay dày đầy đặn 팔목이 굵다 (Đúng), 팔목이 두껍다 (Sai)
Tạp chí dày 잡지가 두껍다 (Đúng), 잡지가 굵다 (Sai)
Như thấy ở các ví dụ trên, ‘가늘다’ sử dụng khi độ dày hoặc độ rộng của một vật thể dài mỏng hoặc hẹp, ‘얇다’ sử dụng khi quy mô như chiều cao của sự vật có từng tầng không được ở mức bình thường.
‘굵다’ sử dụng khi độ dày hoặc độ rộng của vật thể dài dày hoặc rộng, ‘두껍다’ sử dụng khi quy mô như độ cao của sự vật có từng tầng vượt quá mức bình thường.
Bạn có thể nghĩ về ‘가늘다’ khi nó liên quan đến chiều dài hoặc chu vi và ‘얇다’ khi nó liên quan đến độ dày. Hãy nhìn lại 3 ví dụ ở trên cùng, vì cẳng tay (팔뚝), eo (허리) và bắp chân (종아리) tròn và dài thay vì bằng phẳng và rộng, nên cần sử dụng ‘가늘다’ chứ không phải ‘얇다’.
Nếu nghĩ và nhớ theo cặp từ đối lập của ‘가늘다’ và ‘얇다’ chúng ta có thể phân biệt chúng dễ dàng hơn. Đối lập với ‘가늘다’ là ‘굵다’, và ngược lại với ‘얇다’ là ‘두껍다’. Do đó, ta có thể nghĩ rằng ‘가늘다/굵다’ được sử dụng với chu vi hoặc bề rộng, kích thước của một vật thể dài, chẳng hạn như một sợi chỉ (실), nhánh cây(나뭇가지) hoặc sợi mì(국수) hay nét chữ (글씨의 획); còn ‘얇다/두껍다’ được sử dụng với các vật thể rộng như tờ giấy, miếng ván, tấm gỗ (널빤지·책·판자)...
Vậy thì sau khi đọc bài viết này bạn đã có thể phân biệt và dùng đúng được các cặp từ gần nghĩa này chứ?
‘얇은 팔뚝 만드는 운동’ (X)
‘얇은 허리를 위한 3분 스트레칭’ (X)
‘얇고 탄탄한 종아리 만들기’ (X)
‘옷이 가늘다’ (X)
‘가는 책’ (X)
가늘다: mỏng, mảnh dẻ (Bề ngang của vật thể hẹp hoặc bề dày vừa mỏng vừa dài.)
얇다: mỏng, dẹp (Kích cỡ của nhóm hoặc độ cao của sự vật tạo thành tầng lớp không đạt đến mức độ thông thường.)
굵다: dày, đầy (Vật thể dài có chu vi lớn hay chiều rộng lớn.)
두껍다: dày, nặng (Chiều dài độ cao từ một mặt đến mặt còn lại của một vật có dạng rộng.)
Tóc mỏng 머리카락이 가늘다 (Đúng), 머리카락이 얇다 (Sai)
Vỏ táo mỏng 사과 껍질이 얇다 (Đúng), 사과 껍질이 가늘다 (Sai)
Cổ tay dày đầy đặn 팔목이 굵다 (Đúng), 팔목이 두껍다 (Sai)
Tạp chí dày 잡지가 두껍다 (Đúng), 잡지가 굵다 (Sai)
Như thấy ở các ví dụ trên, ‘가늘다’ sử dụng khi độ dày hoặc độ rộng của một vật thể dài mỏng hoặc hẹp, ‘얇다’ sử dụng khi quy mô như chiều cao của sự vật có từng tầng không được ở mức bình thường.
‘굵다’ sử dụng khi độ dày hoặc độ rộng của vật thể dài dày hoặc rộng, ‘두껍다’ sử dụng khi quy mô như độ cao của sự vật có từng tầng vượt quá mức bình thường.
Bạn có thể nghĩ về ‘가늘다’ khi nó liên quan đến chiều dài hoặc chu vi và ‘얇다’ khi nó liên quan đến độ dày. Hãy nhìn lại 3 ví dụ ở trên cùng, vì cẳng tay (팔뚝), eo (허리) và bắp chân (종아리) tròn và dài thay vì bằng phẳng và rộng, nên cần sử dụng ‘가늘다’ chứ không phải ‘얇다’.
Nếu nghĩ và nhớ theo cặp từ đối lập của ‘가늘다’ và ‘얇다’ chúng ta có thể phân biệt chúng dễ dàng hơn. Đối lập với ‘가늘다’ là ‘굵다’, và ngược lại với ‘얇다’ là ‘두껍다’. Do đó, ta có thể nghĩ rằng ‘가늘다/굵다’ được sử dụng với chu vi hoặc bề rộng, kích thước của một vật thể dài, chẳng hạn như một sợi chỉ (실), nhánh cây(나뭇가지) hoặc sợi mì(국수) hay nét chữ (글씨의 획); còn ‘얇다/두껍다’ được sử dụng với các vật thể rộng như tờ giấy, miếng ván, tấm gỗ (널빤지·책·판자)...
Vậy thì sau khi đọc bài viết này bạn đã có thể phân biệt và dùng đúng được các cặp từ gần nghĩa này chứ?
0 Comment: